1/ Liệu Pháp Thân Chủ Trọng Tâm Kỳ Cuối: Liệu pháp thân chủ trọng tâm (Client/Person-Centered Therapy), được phát triển bởi Carl Rogers vào những năm 1940, loại trị liệu này đã tách rời khỏi mô hình trị liệu truyền thống và thay vào đó hướng tới phương pháp tiếp cận thấu cảm, không định hướng, điều này cho phép và thúc đẩy thân chủ trong quá trình điều trị. Liệu pháp này dựa trên niềm tin của Rogers rằng mọi người đều nỗ lực và có khả năng hiện thực hóa tiềm năng của mình. Một nhà trị liệu thuộc trường phái thân chủ trọng tâm học cách để nhận biết và tin tưởng vào tiềm năng của con người, cung cấp một sự thấu cảm và quan tâm tích cực vô điều kiện để giúp tạo thay đổi ở thân chủ diễn ra thuận lợi, họ tránh chỉ đạo quá trình trị liệu bằng cách làm theo sự dẫn dắt của thân chủ bất cứ khi nào có thể. Thay vào đó, nhà trị liệu cung cấp sự hỗ trợ, hướng dẫn, và cấu trúc để thân chủ có thể tự bản thân khám phá các giải pháp. 2/ Liệu Pháp Thân Chủ Trọng Tâm Kỳ 2: Phương pháp không định hướng (non-dicrective) Vào năm 1942, C. Rogers đã xuất bản cuốn sách tiếp theo, “Tham vấn và liệu pháp tâm lý (Counselling and Psychotherapy)”, nó mô tả mối quan hệ tâm lý ấm áp và chu đáo hơn, với sự chú tâm vào hiện tại hơn là quá khứ. Những nhà tâm lý học, theo cách tiếp cận này sẽ quan tâm, lắng nghe và thấu cảm những trải nghiệm của thân chủ (ví dụ như: nhận thức, xúc cảm, cảm giác thân thể,…) tại bất kì thời điểm nào, và không đưa ra những ý kiên riêng hoặc là cho lời khuyên. Định hướng này có nhiều điểm chung ở khái niệm về hiện tượng học (c.f. Husserl, 1977) và phong trào triết học nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cái tôi, những trải nghiệm cá nhân của con người “ở đây và ngay bây giờ (here and now)”. Với mong muốn giải thích nền tảng những nguyên lí của phương pháp tiếp cận “không định hướng”, Rogers đã đề nghị một số biện pháp có thể chuyển thành phương thức làm việc. Nổi bật nhất là hệ thống “phản hồi trở lại” (reflecting back) ở điểm nhìn của những trải nghiệm của thân chủ (Rogers 1942). Đặc biệt là ông khuyến khích sự chú tâm của nhà tham vấn đối với cảm xúc của thân chủ. Sau đó nhà trị liệu được khuyến khích phản hồi cảm xúc hay phản hồi nội dung với những điều mà thân chủ vừa bộc bạch. Chú tâm đến những chiều hướng cảm xúc của thân chủ nhiều hơn. Liệu pháp không định hướng được phác thảo bởi Rogers đã cung
cấp một cái nhìn tổng quát hơn về thực nghiệm tâm lý ở thời điểm đó. Nó cũng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Vào năm 1945, Rogers di chuyển đến một trường đại học ở Chicago để phát triển thêm ý tưởng của mình. Sự di chuyển này cho phép ông thu hút đáng kể những giảng viên cùng chí hướng và những sinh viên tốt nghiệp vào một nhóm: “ Nhóm tham vấn trung tâm”, nhiều người trong số họ làm việc dựa trên phương pháp không định hướng trong một phạm vi rộng lớn hơn trong xã hội. 3/ Ứng Dụng Thuyết Phân Tâm Vào Trị Liệu Có rất nhiều phương pháp cụ thể để áp dụng liệu pháp trị liệu có nguồn gốc từ lý thuyết phân tâm của Freud, nó được phác họa trực tiếp trong tác lý thuyết gốc và những phát triển của những tác giả khác (Brenner, 1973; Fenichel, 1945; Freud, 1996). Như đã đề cập về sự cải biến trong lý thuyết của S. Freud, đã có những sự thay đổi trong cách thức so với ý tưởng ban đầu mà Freud đưa ra (tâm động). Nhưng nhìn chung, các phương pháp và kỹ thuật của phân tâm có những mục tiêu cụ thể như sau:
Làm cho những ý nghĩ vô thức trở nên rõ ràng hơn hoặc nâng cao ý thức của thân chủ. Giúp thân chủ cải hiện khả năng kiểm soát cái tôi (ego-control) hay kiểm soát bản thân(self-control) trước những những xung năng không lành mạnh hoặc không thể thích nghi được. Giúp thân chủ giải thoát khỏi những hành vi kém thích nghi hoặc những đối tượng bị chủ quan hóa không lành mạnh và thay thế chúng bằng những đối tượng chủ quan hóa tốt hơn. Cải thiện những khếm khuyết cá nhân thông qua phản chiếu trình bày những ý tưởng tiềm năng và giải tỏa cảm xúc và sự thấu cảm trong suốt quá trình mất mát của thân chủ.
Các nhà phân tâm cố điển thường bắt đầu mỗi phiên trị liệu của họ theo thông lệ. Học nói với thân chủ: “ hãy nói về tất cả những thứ xuất hiệu trong đầu của bạn”. Đó là quy tắc nền tảng trong phân tâm, tuy nhiên thì có một số cải biến được sử dụng thường xuyên trong những tiếp cận sau này. Quy tắc nền tảng được thiết kế để làm nổi bật những xung năng vô thức và những xung đột. Để sử dụng quy tắc cơ bản này, người khảo sát phải bám chặt vào những nguyên tắc định sẵn. Trong nhiều trường hợp, điều kiện tối ưu cho một cuộc phân tích đó là sự suy nghĩ, hồi tưởng:
Hạn chế tất cả những kích thích bên ngoài: để cho thân chủ có thể nhận thức được xung năng vô thức và những xung đột, những sự kích thích bên ngoài phải được hạn chế đến mức tối thiểu. Điều đó giải thích vì sao mà Freud sử dụng ghế bành
cho phiên trị liệu của mình. Nếu nhà trị liệu để thân chủ của mình nằm dài trên chiếc ghế bành đó và ngồi phía sau nó, thân chủ không thể nhìn thấy nhà trị liệu và những sự kích thích từ khuôn mặt của nhà trị liệu làm phân tâm được loại bỏ. Với sự loại bỏ này, có thể chuyển sự chú ý nhiều hơn đến những biểu hiện trên gương mặt của thân chủ (hoặc suy nghĩ hay cảm giác) thân chủ tưởng tượng nhà tham vấn đang trải nghiệm cùng mình. Hạn chế những tác động bên trong thân chủ: Trong quá trình tạo tương quan, rất tốt nếu như thân chủ không quá no hoặc quá đói hoặc có trạng thái không thoải mái về thể chất. Ví dụ, nếu như thân chủ đến với trạng thái đói, suy nghĩ của họ sẽ chuyển hướng sang thực phẩm trong quá trình trị liệu. Tương tự như vậy nếu như thân chủ có những khó chịu về thể chất, điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tạo mối liên kết. Còn một điều quan trọng nữa là về mức độ cảm giác an toàn và bảo mật cũng có tác động đến suy nghĩ của thân chủ rất nhiều. Lựa chọn có chủ ý hoặc ý thức lập kế hoạch phải được giảm đi: khi thiết lập mối tương quan, một khía cạnh nào đó để quản lý sự chú ý và lên kế hoạch. Ví dụ như khi thân chủ đến buổi tham vấn với một tập giấy và trong đó có một danh sách những điều sẽ nói, điều đó như là một trở lực đối với những nhà thực nghiệm theo khuynh hướng phân tâm. Có thể bạn sẽ rất kinh ngạc: “kế hoạch mà thân chủ chuẩn bị cho phiên tham vấn làm sao có thể trở thành một trở lực?”. Và câu trả lời đó là: Việc lập kế hoạch một cách có ý thức thể hiện sự lãng tránh hay là cố gắng kiểm soát tính dục nguyên thủy, các mâu thuẫn và những xung động bản năng. Những lý thuyết phân tâm học cổ điển cho rằng việc ngăn chặn xung năng đó có ảnh hưởng tiêu cực đến thân chủ và cần phải được ý thức chú ý đến.
4/ Tiếp cận phân tâm và tâm động (Psychoanalysis and psychodynamic approach) Là tập trung vào việc hiểu được nơi các vấn đề hoặc triệu chứng của bệnh nhân xuất hiện. Bằng tiếp cận này, nhà trị liệu giúp thân chủ nhận ra cách mà quá khứ được lặp lại trong hiện tại. Cách tiếp cận này tập trung vào việc thay đổi hành vi, cảm xúc và suy nghĩ có vấn đề bằng cách khám phá ra ý nghĩa và động lực vô thức của họ. Các liệu pháp định hướng phân tâm học được đặc trưng bởi mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà trị liệu và thân chủ. Họ hiểu được về bản thân bằng cách khám phá các tương tác của họ trong mối quan hệ trị liêu. Trong khi phân tâm học được xác định có liên hệ chặt chẽ với Sigmund Freud, nó đã được mở rộng và sửa đổi kể từ những hệ thống lý thuyết ban đầu được đưa ra bởi Freud. Các kỹ thuật chính của trị liệu phân tâm là diễn dịch, phân tích giấc mơ, liên tưởng tự do, phân tích sự chống đối, phân tích sự chuyển di và chuyển di ngược. Các kỹ thuật được thiết kế để giúp thân chủ tiếp cận được với những xung đột vô thức của họ, điều này dẫn đến cái nhìn/hiểu biết sâu sắc về bản thân (nội thị) và cuối cùng là sự đồng hóa của vật liệu mới với cái Tôi. 5/ Thuyết gắn bó (Attachment theories)
Gần đây đã trở nên phổ biến hơn khi nghiên cứu mới xuất hiện. Những phương pháp tiếp cận này sử dụng nghiên cứu về sinh học thần kinh và nghiên cứu dựa trên thực nghiệm để tìm hiểu các kiểu mối quan hệ có vấn đề. Các nghiên cứu khoa học về sự gắn bó đã cho thấy rằng các vấn đề trong mối quan hệ của người trưởng thành có thể được dự đoán một cách đáng tin cậy từ các mô hình gắn bó sớm và có thể nhận dạng một cách khách quan giữa cha mẹ và trẻ. Những nhà trị liệu sử dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên sự gắn bó nhằm mục đích chữa lành các quá trình tâm lý và sinh lý vô thức trong não và thúc đẩy sự phát triển của các năng lực cấp cao hơn. Các năng lực đó bao gồm khả năng nhận diện và phản ánh những gì đang xảy ra trong tâm trí của bản thân và của người khác, phân loại cái này ra khỏi cái kia (sort out one from the other). Cách tiếp cận trị liệu này đặc biệt hữu ích cho việc hướng dẫn các bậc cha mẹ phản ứng nhằm tối ưu hóa việc phát triển não bộ và tâm lý của trẻ, cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 6/ Tiếp cận hệ thống (Systemic approaches) Hiểu các vấn đề trong một khuôn khổ ngữ cảnh, và tập trung vào việc hiểu biết và chuyển đổi các động lực hiện tại của các mối quan hệ, gia đình, và thậm chí cả các thiết lập làm việc. Các hành vi và vai trò mà mọi người đảm nhận trong một gia đình hoặc bối cảnh cụ thể được hiểu là được xác định bởi các quy tắc ngầm của hệ thống đó và sự tương tác giữa các thành viên. Thay đổi bất kỳ phần nào của nhóm hoặc hệ thống gia đình là con đường để thay đổi các triệu chứng và động lực, cho dù “thân chủ đã được xác định (identified patient)” có liên quan đặc biệt đến những thay đổi đó hay không. Trong loại liệu pháp này, “thân chủ đã được xác định” trong một gia đình – một người được các thành viên trong gia đình nhận thấy có vấn đề – được nhà trị liệu xem là một phần của một hệ thống lớn hơn- hệ thống đang tạo ra hoặc duy trì vấn đề này. Cách tiếp cận này có thể đặc biệt có ích khi một thành viên trong gia đình có vẻ chịu được liệu pháp hoặc chịu được thay đổi; Nó mở ra những con đường khác để can thiệp. Một loạt các kỹ thuật có thể được sử dụng trong liệu pháp này, tùy thuộc vào định hướng lý thuyết cụ thể của nhà trị liệu. Các kỹ thuật bao gồm vẽ sơ đồ phả hệ, giáo dục, đặt câu hỏi, gia nhập vào gia đình, theo dõi liên tục, ban hành các chỉ dẫn, sử dụng chuyển di ngược, lập bản đồ gia đình, tái định khung, tái cơ cấu, thi hành các quy tắc và thiết lập các ranh giới. Kỹ thuật có thể mang tính kinh nghiệm, nhận thức hoặc hành vi trong tự nhiên. Hầu hết được thiết kế để mang lại thay đổi trong một thời gian ngắn.
7/ Liệu Pháp Đọc Sách (Bibliotherapy) Liệu pháp đọc sách là một phần bổ trợ cho việc điều trị tâm lý kết hợp những quyển sách thích hợp hoặc các tài liệu khác bằng văn bản, thường được dùng để đọc bên ngoài các phiên trị liệu tâm lý, trong phác đồ điều trị (treatment regimen). 8/ Xu hướng tiếp cận trị liệu nghệ thuật
Hiệu quả của nó mang lại rất bất ngờ. Theo những ghi chép, thì sự đóng góp của nghệ thuật cho sự chữa lành đã được chú ý từ rất nhiều nền văn hóa. Người ta sử dụng hình ảnh, câu chuyện, múa và tụng kinh như những nghi lễ chữa lành.
Music engagement (Với âm nhạc): Âm nhạc đã được cho thấy là giảm lo âu, phục hồi trạng thái cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, âm nhạc cũng có những kích thích giảm đâu và được áp dụng với một chiến lược để vượt qua cơn đau. Làm dịu những hoạt động trung tính trong não bộ. Phục hồi hiệu quả chức năng của hệ thống miễn dịch, phần nào đấy vì hoạt động của amygdala và hypothalamus. Visual arts: (Nghệ thuật hình ảnh trực quan): Tranh vẽ giúp người ta diễn giải những kinh nghiệm mà quá khó để chuyển tải thành lời. Nghiên cứu của Mc Murray, Schwartz –Mirmor, Reynolds và Prior chỉ ra tại sao người ta tạo ra các tác phẩm nghệ thuật sau khi bị chẩn đoán ung thư và làm thế nào “nghệ thuật tự trình bày bản thân” có thể giúp ta bảo vệ hoặc tái cấu trúc của một nhân cách tích cực.