Tiếp-cận-nhận-thức.docx

  • Uploaded by: Anh Quoc
  • 0
  • 0
  • April 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tiếp-cận-nhận-thức.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 979
  • Pages: 2
Tiếp cận nhận thức Liệu Pháp

Các kỹ thuâ ̣t hành vi. 🌿 Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. ✔ Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu lên hành vi và cảm xúc. CBT thường được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn và tập trung giúp bệnh nhân đương đầu với một vấn đề cụ thể. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu lên hành vi và cảm xúc. ✔ Dưới đây minh hoạ các cách thức CBT có thể hoạt động: 🌿 Học kỹ năng đối phó: CBT cố gắng dạy thân chủ kỹ năng để giải quyết các vấn đề của họ. Một số người có rối loạn lo âu có thể học cách tránh những tình huống làm khơi gợi lên nỗi sợ hãi của họ. Việc đương đầu với những nỗi sợ một cách từ từ và có thể kiểm soát giúp họ tự tin vào khả năng đối phó của mình. Một người bị phiền muộn có thể học để ghi lại những suy nghĩ của họ và nhìn chúng một cách thực tế hơn, điều này giúp họ phá vỡ vòng xoắn ốc đi xuống của tâm trạng. Một số người có vấn đề lâu dài liên quan đến người khác có thể học cách kiểm tra các giả định về động cơ của người khác, thay vì luôn giả định điều tồi tệ nhất. 🌿 Thay đổi hành vi và niềm tin: Một chiến lược đối phó mới có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài hơn đối với thái độ cơ bản và cách hành xử. Một người bị trầm cảm có thể thấy mình như một thành viên bình thường của nhân loại, chứ không phải là một người thấp kém và bị hỏng về tinh thần. Thậm chí về cơ bản, họ có thể có một thái độ khác với suy nghĩ của mình – rằng suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, không có gì hơn. 🌿 Một dạng mối quan hệ mới: Quan hệ một-một nhà trị liệu và thân chủ, CBT đưa thân chủ vào một dạng mối quan hệ mà họ có thể chưa từng có trước đó. Phong cách “cộng tác” có nghĩa là họ tham gia một cách tích cực vào việc thay đổi. Các nhà trị liệu cố gắng tìm kiếm quan điểm và phản ứng của họ và dựa vào đó để hình thành cách tiến hành liệu pháp. Thân chủ có thể có khả năng tiết lộ những vấn đề rất cá nhân, và cảm thấy bớt căng thẳng, bởi vì không ai phán xét họ. Họ đi đến những quyết định một cách trưởng thành, khi vấn đề mở ra và giải thích. Mỗi cá nhân đều được tự do thực hiện theo cách riêng của mình, mà không bị dẫn dắt. Một số người sẽ đánh giá kinh nghiệm này là khía cạnh quan trọng nhất của liệu pháp.

🌿 Giải quyết các vấn đề cuộc sống: Các phương pháp của CBT có thể hữu ích vì thân chủ giải quyết các vấn đề có thể đã lâu dài và bị mắc kẹt/sa lầy trong đó. Một người lo âu có thể đã làm một công việc nhàm chán và lặp đi lặp lại, thiếu tự tin để thay đổi. Một người trầm cảm có thể cảm thấy không thể thích nghi để gặp gỡ những người mới và cải thiện đời sống xã hội của mình. Một người bị mắc kẹt trong một mối quan hệ không hài lòng có thể tìm ra những cách giải quyết tranh chấp mới. CBT có thể dạy ai đó một cách tiếp cận mới để đối phó với các vấn đề có cơ sở là sự xáo trộn về cảm xúc.

Các kỹ thuâ ̣t cảm xúc Một phần lớn công việc của nhà trị liệu là làm việc với các rối loạn cảm xúc của thân chủ: Trầm cảm, lo âu, cảm giác tội lỗi, giận dữ, đau buồ n. Tuy vậy, theo Lazarus, nhà trị liệu không thể tác động trực tiếp đến cảm xúc mà phải điều chỉnh cảm xúc thông qua sáu phương tiện khác. Do vậy các kỹ thuật dưới đây có thể không tác động trực tiếp đến cảm xúc mà tác động thông qua việc điều chỉnh cảm giác, hành vi, phản hồi sinh học, điều chỉnh hình ảnh.

Các kỹ thuật cảm giác Có 2 kỹ thuâ ̣t phổ biến là: thư giãn và thôi miên, tạo ra cảm giác dễ chịu, điều chỉnh hơi thở, nhip̣ tim và có tác động tố t lên huyế t áp. ✔ Phản hồi sinh ho ̣c: Sử dụng các thiết bị đo phản xạ của 5 giác quan với mục đích tạo ra sự thay đổi về cảm giác cơ thể. Một số thiết bị phổ biến như: đo cảm giác da, phản xạ thính giác,... thông qua đo lường này, nhà trị liệu có thể biết làm thế nào để tạo ra cảm giác dễ chiụ cho thân chủ. ✔ Huấn luyện cảm giác: Thường áp dụng với các cặp đôi có vấn đề về tình dục nhằm loại bỏ những áp lực, căng thẳng và tạo ra cảm giác dễ chiụ khi gần gũi nhau thông qua kích thích cảm giác vật lý như vuốt ve, message.

More Documents from "Anh Quoc"

Tlh Lam Sang.docx
April 2020 9
April 2020 13
April 2020 7
April 2020 9
April 2020 6
April 2020 10