PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 1. Khái niệm về phương pháp quan sát:
- Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. - Ý nghĩa của phương pháp là: Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật. Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu: đặt giả thuyết kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự. Ví dụ: + Pavlôv: Nêu rõ khẩu hiệu hành động trong nghiên cứu khoa học “Quan sát,quan sát và quan sát…” nhờ có quan sát mà Pavlôv đã xây dựng được học thuyết “Phản xạ có điều kiện”. + Niutơn: Quan sát hiện tượng quả táo rơi, khái quát và xây dựng nên: “Định luật vạn vật hấp dẫn”. + Galilê: Quan sát dao động của chiếc đèn lồng trong nhà thờ từ lúc bắt đầu đến lúc tắt, đã khái quát và nêu ra định luật chuyển động của con lắc đơn với chu kỳ: T = 2Π + Nhờ quan sát chuyển động Braonơ đã xây dựng nên thuyết phân tử – nguyên tử (phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách) (“Phương pháp quan sát,” 2015) 2. Các phương pháp quan sát thông dụng được áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học có thể hình dung theo phân loại như sau: a) Theo mức độ chuẩn bị, quan sát được phân chia thành quan sát có chuẩn bị trước và quan sát không chuẩn bị:
- Quan sát có chuẩn bị trước: là quan sát theo một kế hoạch đã được sắp đặt từ trước. Ví dụ: Các Giảng viên cùng đến dự giờ giảng để tìm hiểu giảng viên đã giảng như thế nào và sinh viên học ra sao? Giảng viên sư dụng các đồ dùng giảng dạy như thế nào? Giảng viên có sử dụng thêm các phương tiện kỹ thuật gì không?
- Quan sát không chuẩn bị trước là quan sát ngẫu nhiên, khi người nghiên cứu bất chợt bắt gặp một sự kiện. Ví dụ: Nhà địa chất bất ngờ thấy mảng núi bị sạt lở; một người nghiên cứu xã hội ngẫu nhiên gặp một cuộc đình công của công nhân đưa yêu sách về lương bổng với ông chủ. (Hồng, 2015) b) Theo quan hệ giữa người quan sát và người bị quan sát, quan sát được phân chia thành quan sát không tham dự và quan sát có tham dự:
- Quan sát không tham dự là quan sát trong đó người quan sát chỉ đóng vai trò người ghi chép thuần túy. - Quan sát có tham dự là quan sát trong đó người quan sát hòa nhập vào đối tượng khảo sát như một thành viên. (Hồng, 2015) c) Theo mục đích nắm bắt bản chất đối tượng quan sát, quan sát được phân chia thành:
- Quan sát hình thái: hình dạng bên ngoài và các yếu tố cấu thành tổ chức; quan sát cấu trúc là các mối liên hệ bên trong giữa các yếu tố cấu thành tổ chức; quan sát trạng thái của hệ thống. - Quan sát chức năng: bản chất các nhiệm vụ của hệ thống; mục tiêu của hệ thống và cá tác động làm biến đổi xã hội do quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống đề ra. - Quan sát mối liên hệ giữa hình thái với chức năng và tác động xã hội do việc thực hiện chức năng gây ra. (Hồng, 2015) d) Theo mục đích xử lý thông tin, quan sát được phân chia thành:
- Quan sát mô tả: nhận dạng biểu hiện bên ngoài của hệ thống; cấu trúc cả hệ thống; trạng thái của hệ thống và trạng thái của từng phân tử trong hệ thống; mối quan hệ giữa hệ thống và môi trường. - Quan sát phân tích: phục vụ các mục tiêu phân tích hệ thống. (Hồng, 2015) e) Theo tính liên tục của quan sát, quan sát đươc phân chia thành:
- Quan sát liên tục: quan sát toàn bộ diễn biến của quá trình, theo dõi sự kiện 24/24 giờ, không có thời gian gián cách. - Quan sát định kỳ: quan sát không liên tục với một khoảng thời ấn định.
- Quan sát chu kỳ: quan sát diễn tiến theo chu kỳ của đối tượng các quan sát trong những khoảng thời gian nhất định lặp đi lặp lại. - Quan sát tự động theo chương trình. (Hồng, 2015) f) Theo các phương tiện được sử dụng trong quan sát, quan sát được chia thành:
- Trực tiếp khảo sát ngay tại địa bàn mà người nghiên cứu quan tâm, không sử dụng bất kỳ phương tiện gì. Đây là dạng quan sát thông dụng nhất của người nghiên cứu. - Sử dụng các phương tiện ghi âm, ghi hình để lấy tự liệu xác thực hoạt động nào đó. - Sử dụng các phương tiện đo lường. (Hồng, 2015) 3. Các bước thực hiện quan sát:
- Xác định sơ bộ khách thể quan sát, chỉ ra những đặc trưng, các tình huống và các điều kiện hoạt động của đối tượng quan sát và những dạng biến đổi của chúng. - Xác định thời gian quan sát, địa điểm để thực hiện quan sát và cách thức tiếp cận đối tượng. - Lựa chọn cách thức quan sát. - Tiến hành quan sát thu thập thông tin - Thực hiện ghi chép những ấn tượng từ quan sát - Tiến hành kiểm tra việc quan sát (“Phương pháp quan sát,” 2015)
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồng, N. Á. (2015). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Hồ Chí Minh: Bộ giáo dục và đào tạo Đại học Công nghệ TP. HCM. 2. Phương pháp quan sát. (2015). Truy xuất từ http://phuongphapnghiencuukhoahoc.com/phuong-phap-quan-sat/