THAM KHẢO THÊM TÀI LIỆU Học thuyết trí tuệ tổng quát – General Intelligence (Charles Spearman) Nhà tâm lý học người Anh, Charles Spearman (1863 – 1945) đã mô tả khái niệm “trí tuệ tổng quát” hay còn gọi là “trí thông minh g”. Học thuyết năng lực trí tuệ nguyên thủy (Mô hình trí tuệ đa nhân tố). Primary Mental Abilities (Louis L. Thurstone) Nhà tâm lý học Louis L. Thurstone (1887 – 1955) đã đưa ra một học thuyết khác về trí thông minh. Đa thông minh. Multiple Intelligences –Howard Gardner Một học thuyết mới xuất hiện gần đây do Howard Gardner khởi xướng là học thuyết Đa thông minh. Trí tuệ ba hợp phần. Triarchic Theory of Intelligence – Robert Sternberg Nhà tâm lý học Robert Sternberg định nghĩa trí thông minh là “khả năng trí tuệ hướng đến việc thích nghi, chọn lọc, và hình thành có mục đích các môi trường thực tế liên quan đến cuộc sống của một người.”
2.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TRÍ TUỆ HAI THÀNH PHẦN Những năm đầu thế kỉ XX, trong nhiều công trình của các nhà nghiên cứu lớn như A.Binet, Th.Simon, trí tuệ được nghiên cứu như là một khối chung và được hiểu là "phán đoán tốt, hiểu biết tốt, lập luận tốt". Từ các quan điểm nghiên cứu này làm nảy sinh vấn đề, liệu có đúng trí tuệ là một khối thống nhất, hay nó bao gồm một loạt yếu tố nhất định? Quá trình giải quyết vấn đề theo hướng tiếp cận phân tích yếu tố đã dẫn đến các mô hình trí tuệ hai thành phần. 2.2.1. Mô hình trí tuệ của C.Spearman C.Spearman là nhà tâm lí học người Anh (1863 – 1904, C.Spearman đã tin tưởng rằng trí tuệ con người không phải là một khối duy nhất, mà là một cấu trúc có các thành phần khác nhau, theo thứ bậc. Phân tích kết quả các trắc nghiệm, ông nhận thấy có một yếu tố chung nào đó của cá nhân, như tính linh hoạt, sự mềm dẻo thần kinh,v.v.. Những yếu tố này có khả năng tạo ra các năng lực tâm lí đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiều trắc nghiệm. Ông gọi đó là nhân tố G (General). Tuy nhiên để tiến hành thành công các hoạt động chuyên biệt như làm toán, chơi nhạc.v.v, ngoài yếu tố chung G, cá nhân phải có hiểu biết và năng khiếu riêng. C.Spearman gọi những yếu tố đó là nhân tố S (Special). Như vậy, theo C.Spearman, mỗi cá nhân có một khả năng trí tuệ tổng quát, định hướng chung cho các hoạt động của họ và các khả năng riêng, đảm bảo cho sự thành công của các hoạt động riêng. Đối với sự phát triển sau này của tâm lí học trí tuệ, giá trị thực tiễn của mô hình cấu trúc hai nhân tố do Spearman đề xuất không cao, vì nó quá chung và trừu tượng. Tuy nhiên, đóng góp to lớn của ông chính là ở chỗ, đã mở ra hướng mới trong nghiên cứu trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnh vực soạn thảo các trắc nghiệm đo lường nó: Phương pháp phân tích nhân tố. 2.2.2. Mô hình trí tuệ của N.A.Menchinxcaia Có thể gọi cấu trúc trí tuệ theo N.A.Menchinxcaia và E.N. CanbanovaMenle là cấu trúc hai thành phần. Theo các nhà tâm lí học này, trí tuệ gồm hai thành phần: tri thức về đối tượng (cái được phản ánh) và các thủ thuật trí tuệ (phương thức phản ánh).Tri thức về đối tượng phản ánh được coi là nguyên liệu, là phương tiện của hoạt động trí tuệ. Sự thật là "một cái đầu trống rỗng không thể suy nghĩ được. Cái đầu càng có nhiều kinh nghiệm và tri thức thì càng có nhiều khả năng suy luận hơn". Tri thức ở đây được thể hiện ở số lượng khái niệm khoa học, cách kết hợp và độ bền vững kết cấu của nó. Thủ thuật trí tuệ thực chất là một hệ thống các thao tác, được hình thành một cách đặc biệt để giải quyết nhiệm vụ theo một kiểu nhất định. Cách đặt vấn đề của N.A.Menchinxcaia và cộng sự có giá trị thực tiễn nhất định. Đã chỉ ra nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho trẻ em không chỉ tăng số lượng tri thức (dẫn đến quan điểm nhồi nhét trong dạy học) hoặc chỉ nhằm vào các thủ thuật trí tuệ, mà phải quan tâm phát triển cả hai thành phần đó. Tuy nhiên, cũng giống Spearman, cấu trúc hai thành phần
này còn quá trừu tượng và mới chủ yếu quan tâm tới các thao tác trí óc, còn hàng loạt thao tác khác (kể cả thao tác vật chất) chưa được đề cập. Cũng theo xu hướng trên, Nguyễn Khắc Viện (1991) đề nghị hai mức trí tuệ: trí làm, giúp cho việc thích nghi với một tình huống cụ thể, tìm ra các giải pháp phù hợp với những thuộc tính cụ thể của sự vật. Trí nghĩ, tức là trí tuệ trừu tượng, có sự tham gia của ngôn ngữ, dùng kí hiệu, tượng trưng để biểu hiện các vật và mối quan hệ giữa chúng. Các mô hình theo kiểu phân mức như trên, chúng ta sẽ còn gặp lại khi phân tích sự phát triển của trí tuệ cá nhân. 2.3. CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC TRÍ TUỆ ĐA NHÂN TỐ Phương pháp phân tích nhân tố đã thực sự kích thích các nhà nghiên cứu đi sâu vào các tầng vi mô của trí tuệ. Nhờ đó, ngày nay có thể kể ra vô số cấu trúc đa thành phần, từ mô hình của L.L.Thurstone (1959), L.A.Venghe (1978) J.P.Guilford (1938), đến mô hình của R.Sternberg (1986), D.N. Perkins (1981)... Dưới đây sẽ điểm qua một số mô hình cấu trúc trên. 2.3.1. Mô hình cấu trúc đa nhân tố của L.L.Thurstone L.L Thurstone (1887-1955) là nhà tâm lí học Mỹ. Ông rất ủng hộ việc sử dụng các trắc nghiệm (Test) để đo đạc trí tuệ. Tuy nhiên, ông không tán thành quy kết trí tuệ thành một khối. Theo ông, có nhiều yếu tố trong trí tuệ cá nhân tham gia vào sự thành công của mọi trắc nghiệm, như tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ,v.v.. Nếu tách ra được các yếu tố đó sẽ dễ dàng soạn thảo được các trắc nghiệm khách quan. Thurstone đã sử dụng phương pháp thống kê để làm rõ các yếu tố đặc trưng trong trí tuệ cá nhân và gọi đó là các yếu tố trí tuệ nguyên thuỷ. Theo ông, có 7 yếu tố. + Khả năng hiểu và vận dụng số, bao gồm các thao tác với những con số yếu tố N (Number) + Hiểu (lĩnh hội) được ngôn ngữ (nói và viết)yếu tố V (Verbal comprehension) + Sự hoạt bát ngôn ngữ, biểu hiện qua khả năng dùng từ ngữ chính xác và linh hoạt yếu tố W (Word fluency) + Khả năng về không gian, bao hàm khả năng biểu tượng về vật thể trong không gian yếu tố S (Space) + Trí nhớ yếu tố M (Memory) + Khả năng tri giác yếu tố P (Perceptual) + Khả năng suy luận yếu tố R (Reasoning) Mô hình trí tuệ đa nhân tố của L.L.Thurstone là một đóng góp lớn cho hướng phân tích nhân tố trong nghiên cứu trí tuệ. Tuy nhiên, ngày nay, dễ dàng nhận ra mô hình trên chỉ là trường hợp cụ thể trong nhiều mô hình loại này.
2.3.2. Mô hình cấu trúc 3 chiều của J.P.Guilford Có lẽ cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu trí tuệ theo hướng phân tích nhân tố vượt được mô hình của Guilford về số lượng và mức độ chi tiết của các phần tử. Trong lĩnh vực này, ông đã có hai đóng góp lớn: cấu trúc nội dung của trí tuệ và quan điểm về trí tuệ sáng tạo (1959). Về cấu trúc trí tuệ, J.C.Guilford quan niệm bất kì hoạt động trí tuệ nào cũng là vận động của các thao tác nhằm phản ánh nội dung sự vật và đem lại một sản phẩm nhất định. Vì vậy, vận động của các thao tác, nội dung sự vật và sản phẩm là ba mặt của một hoạt động trí tuệ. Mỗi mặt lại bao gồm nhiều yếu tố. Mặt thao tác gồm các yếu tố, khả năng nhận thức: nhận dạng các sự kiện; trí nhớ; tư duy hội tụ (tư duy tái tạo); tư duy phân kì (tư duy sáng tạo); khả năng đánh giá. Mặt nội dung phản ánh: hình ảnh (tượng hình); tượng trưng (biểu tượng); ngữ nghĩa (khái niệm); hành vi (ứng xử). Mặt sản phẩm: đơn vị (cá thể): các yếu tố giản đơn; lớp (loại): toàn bộ các yếu tố có đặc tính giống nhau; quan hệ: tất cả những gì liên kết các yếu tố hay các lớp (nguyên nhân, hệ quả mâu thuẫn...); hệ thống: toàn bộ các yếu tố được tổ chức lại với nhau; chuyển hoá: chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác; tổ hợp (bao hàm): quan hệ nhân quả, suy luận, quy nạp. Mô hình cấu trúc 3 mặt của trí tuệ gồm 120 yếu tố và được gọi theo nhiều tên: Khối vuông trí tuệ; Mô hình ba chiều; Mô hình cấu trúc trí tuệ. * MẶT THAO TÁC Nhận dạng sự kiện, Trí nhớ, Tư duy hội tụ, Tư duy phân kỳ, Đánh giá. * MẶT SẢN PHẨM Đơn vị, Lớp (loại), Quan hệ, Hệ thống, Chuyển hoá, Tổ hợp MẶT NỘI DUNG Hình ảnh, Biểu tượng, Khái niệm, Hành vi Với mô hình chi tiết trên, Guilford hy vọng sẽ chỉ ra một cách sáng tạo các bài tập cần thiết để phát triển các kĩ năng trí tuệ cá nhân. Về trí tuệ sáng tạo, J.C.Guilford cho rằng,trong trí tuệ có hai thành phần: thứ nhất: tư duy hội tụ (covergence thinging), là thành phần lôgic của trí tuệ, làm cơ sở cho việc phát hiện, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ, các quy luật vốn tồn tại trong tự nhiên, xã hội và con người, mà trước đó ta chưa biết, tức là các phát minh. Thứ hai: tư duy phân kỳ (Divergence thinging), là loại tư duy sáng tạo, làm cơ sở để cá nhân tạo ra cái mới, độc đáo và có ích cho xã hội, như các sáng chế kỹ thuật, sáng tạo văn học nghệ thuật, quân sự,v.v.. tức là sáng tạo ra cái mới có ích mà trước đó chưa có. Theo J.C.Guiliord và các cộng sự, tư duy sáng tạo có 4 đặc trưng: tính linh hoạt (Flexibility). tính mềm dẻo (Fluency), tính độc đáo (Otyginali) và tính nhạy cảm vấn đề (Problemsensibility). Tư tưởng phân định trí tuệ lôgic và trí tuệ sáng tạo cũng như các phương pháp đo đạc trí tuệ sáng tạo của J.C.Guilford có sức thuyết phục lớn đối với các nhà tâm lý học ở Mỹ và thế giới. Một mặt, nó mở ra triển vọng nghiên cứu khả năng sáng tạo của con người trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật cũng như các lĩnh vực khác của đời sống; mặt khác, đặt các nhà nghiên cứu trí tuệ theo xu hướng trắc nghiệm truyền thống trước vấn đề có tính phương pháp luận: trí tuệ con người không chỉ bao
gồm các thành phần lôgic được biểu hiện qua các bài trắc nghiệm có tính khuôn mẫu tương ứng, mà còn có cả các thành phần sáng tạo. 2.3.3. Mô hình cấu trúc trí tuệ của R.J.Sternberg Robert J.Sternberg là giáo sư trường đại học Yale (Mỹ). Ông là nhà tâm lí học nhận thức đương đại và là chuyên gia hàng đầu của Mỹ về nghiên cứu tư duy, trí tuệ. Ông cho rằng bất cứ sự giải thích nào về trí tuệ cũng phải giải quyết được 3 vấn đề: Thứ nhất, phải có khả năng liên kết trí tuệ với thế giới bên trong của con người và giải thích được cái gì xảy ra khi con người suy nghĩ một cách thông minh. Thứ hai, có khả năng giải thích mối quan hệ giữa thế giới bên ngoài với trí tuệ con người và giải thích được trí tuệ vận hành trong thế giới hiện thực như thế nào. Thứ ba, phải liên kết giữa thao tác trí tuệ với kinh nghiệm cá nhân. Theo R.Sternberg (1986), năng lực trí tuệ và năng lực tư duy không thể tách rời nhau, mặc dù năng lực trí tuệ rộng hơn năng lực tư duy. Trên cơ sở đó, ông xây dựng thuyết 3 thành phần của trí tuệ để giải thích các quan điểm của mình. Ông gọi tên 3 thành phần đó là: Cấu trúc, kinh nghiệm và điều kiện. Thành phần cấu trúc. Đây là thành phần mở đầu của cấu trúc trí tuệ và nó chính là cấu trúc của kĩ năng tư duy. Trong cấu trúc này có 3 thành phần: siêu cấu trúc, thực hiện và tiếp nhận. + Thành phần siêu cấu trúc là thành phần điều khiển, có chức năng lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các chiến lược giải quyết vấn đề của cá nhân. + Thành phần thực hiện, giúp cá nhân triển khai các chỉ dẫn của thành phần siêu cấu trúc. Chúng là bộ phận ứng dụng của trí tuệ. Trong thành phần thực hiện, quan trọng nhất là việc suy luận ra các mối quan hệ, áp dụng các quan hệ đó đối với các kích thích mới và so sánh chất lượng của các kích thích. + Thành phần tiếp thu tri thức, liên quan chủ yếu đến khả năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, cho phép chúng ta nắm được ý của ngữ cảnh trong quá trình giải quyết vấn đề. Điều then chốt trong khi tiếp thu tri thức là xác định yếu tố phù hợp. Khía cạnh thứ ba trong mô hình trí tuệ của Sternberg là mối quan hệ giữa các hành vi trí tuệ của cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài. Nói cách khác. lực đẩy chính của trí tuệ là sự thích ứng. Sự thích ứng ở đây được hiểu theo 3 nghĩa: 1) Thích ứng với môi trường thực tại, vì thế mà ta phù hợp với môi trường. 2) Sắp xếp, phát triển môi trường thực tại, làm thay đổi môi trường hiện tại cho phù hợp với nhu cầu của mình. 3) Lựa chọn các môi trường mới (bao gồm việc đánh giá môi trường hiện tại và lựa chọn môi trường mới thuận lợi hơn).
2.3.4. Mô hình trí tuệ 3 tầng bậc của EYSENCK H.J.Eysenck (1988) sau khi thừa kế, tổng hợp nối tiếp các quan điểm về trí tuệ truyền thống và hiện đại đã đề xuất ra mô hình trí tuệ 3 tầng bậc: trí tuệ sinh học, trí tuệ tâm trắc ( trí tuệ hàn lâm ) và trí tuệ xã hội. 1. Trí tuệ sinh học (BI): biểu hiện mặt sinh học của năng lực trí tuệ, là nguồn gốc của những khác biệtveef trí tuệ cá nhân.
2. Trí tuệ tâm trắc (PI): là mặt trí tuệ được đo bằng trắc nghiệm IQ,CQ được xây dựng trong tình huống giả định, bao gồm trí thông minh và trí sáng tạo. 3. Trí tuệ xã hội (SI): là sự thể hiện ra bên ngoài của trí tuệ tâm trắc khi cần giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống, khả năng tự nhận thức về bản thân, nhân thức về mặt xã hội và nhận thức về các mối quan hệ của bản thân với xã hội, được đo bằng trắc nghiệm EQ. => Vì vậy: khi xét trí tuệ của một cá nhân không chỉ dựa vào yêu tố riêng lẻ ma cần dựa vào ba yếu tố sinh học, tâm trắc va xã hội. Với quan điểm trí tuệ cũ yếu tố sinh học chiếm 70% về trí thông minh nhưng theo quan điểm mới yếu tố sinh học chỉ chiếm 20% cho sự thành bại của hoạt động, phần quan trọng còn lại là do các dạng khác nhau của trí tuệ xã hội. II. Mô hình trí tuệ theo Phạm Minh Hạc theo Phạm Minh Hạc khi là chủ thể hoạt động thì con người là nhân cách, là con người cụ thể tham gia vào hoạt động xã hội và có quá trình phát triển mang tính lịch sử. Về mặt tâm lý: nhân cách có thể được xác định như một hệ thống động của những tiền đề chung, của hành vi và trong và công việc trong một cấu trúc độc nhất vô nhị không lặp lại. Theo đó, ông cho rằng khi đề cập đến trí tuệ con người theo qun điểm mới phải xét đến tất cả các bình diện cá thể, cá nhân và nhan cách của nó. MÔ HÌNH TRÍ TUỆ THEO PHẠM MINH HẠC Theo 3 tầng bậc khi con người đại diện chon một loài “cá thể” khi con người là thanh viên xã hội sẽ là “cá nhân” khi là chủ thể hoạt động thì con người là “nhân cách”