Ban Tom Tat Y Thuc Van Hoa Co Truyen.docx

  • Uploaded by: mynsu
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ban Tom Tat Y Thuc Van Hoa Co Truyen.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,168
  • Pages: 3
1.1.1 Lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ 1.1.1.1 Lối sống cộng đồng -Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống nên nét đặc trưng số một của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng, lối sống cộng đồng. +Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc +Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng +Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp: Phường và Hội +Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp +Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã -Lối sống cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. -Do đồng nhất nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống chung. 1.1.1.2 Nghệ thuật giao tiếp -Người việt đặc biệt coi trọng việc giao tiếp và do đó, rất thích giao tiếp: + Từ góc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. +Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có tính hiếu khách. -Xét về quan hệ giao tiếp, người Việt Nam lấy tình làm nguyên tắc ứng xử: Yêu nhau chín bỏ làm mười, Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng,… 1.1.1.3 Nghệ thuật ẩm thực - Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực trước hết thể hiện trong cách chế biến đồ ăn: +Món ăn được tạo nên từ nhiều nguyên liệu +Món ăn có đủ ngũ chất: bột – nước – khoáng – đạm – béo +Món ăn có đủ ngũ vị: chua – cay – ngọt – mặn – đắng +Món ăn có đủ ngũ sắc: trắng – xanh – vàng – đỏ - đen -Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho,… -Cách ăn tổng hợp của người Việt Nam tác động vào đủ mọi giác quan. -Cái ngon của bữa ăn người Việt Nam là tổng hợp cái ngon của mọi yếu tố. 1.1.1.4 Nghệ thuật sân khấu và hội họa -Sân khấu truyền thống Việt Nam không có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc – tất cả đều đồng thời có mặt trong một vở diễn. - Sân khấu truyền thống Việt Nam là sự tổng hợp của mọi thể thơ, mọi loại văn, mọi điệu hát, mọi phong cách ngôn ngữ.

- Sân khấu truyền thống Việt Nam còn không phân biệt các thể loại. -Ở nghệ thuật hội họa Việt Nam, về phong cách thể hiện, có sự tổng hợp của biểu trưng và tả thực. 1.1.1.5 Cách thức tiến hành chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc -Tính tổng hợp trong cách thức tiến hành chiến tranh trước hết thể hiện ở việc toàn dân đều tham gia đánh giặc. - Tính tổng hợp còn thể hiện ở việc phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh khác nhau: +Đấu tranh quân sự +Đấu tranh chính trị +Đấu tranh ngoại giao 1.1.2 Cách tư duy linh hoạt, dễ thay đổi 1.1.2.1 Nghệ thuật giao tiếp và ngôn từ -Do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có cách xưng hô riêng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp. Ví dụ: Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng,.. -Tính linh hoạt trong ngôn từ Tiếng Việt trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp: dùng các hư từ để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. -Tùy theo ý đồ của người nói mà có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Ví dụ: Tôi đi Hà Nội, Tôi sẽ đi Hà Nội, Ngày mai tôi đi Hà Nội, Ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội. -Tính linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ. 1.1.2.2 Nghệ thuật thanh sắc và hình khối -Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công chơi giống hệt nhau. -Sân khấu truyền thống không đòi hỏi diễn viên tuân thủ một cách chặt chẽ, bài bản của tích diễn. -Tính linh hoạt còn thể hiện ở chỗ sân khấu truyền thống có sự giao lưu rất mật thiết với người xem. 1.2.3 Cách ăn, cách mặc  Cách ăn -Ăn theo lối Việt Nam là quá trình tổng hợp các món ăn. Có bao nhiêu người ăn có bấy nhiêu cách tổng hợp khác nhau. - Người Việt Nam truyền thống chỉ dùng một thứ dụng cụ là đôi đũa. Đôi đũa giúp người Việt Nam có thể thực hiện một cách linh hoạt hàng loạt các chức năng khác nhau: gắp, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa.

 Cách mặc -Đồ mặc phía dưới tiêu biểu và ổn định hơn cả của phụ nữ qua các thời đại là cái váy. -Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố. -Khi chiếc quần thâm nhập ngày càng mạnh vào Việt Nam, người ta đã cải biế nó một cách linh hoạt thành quần lá tọa. 1.1.2.4 Cách tiếp nhận các giá trị văn hóa có nguồn gốc ngoại sinh -Trong lĩnh vực Kito giáo, ở Việt Nam, một trong những nhà thơ đầu tiên là nhà thờ Phát Diệm lại xuất hiện dưới dạng kiến trúc dân tộc thấp trải rộng có mái cong. -Do truyền thống trọng nữ người Việt Nam thường đưa đức Mẹ Maria lên một vị trí sùng kính đặc biệt mà ở phương Tây không gặp. -Do tinh thần dân tộc truyền thống của mình, người Ki-tô hữu Việt Nam ngày nay đã và đang thực sự hòa mình với dân tộc, ở trong dân tộc, vì dân tộc. 1.1.2.5 Cách thức tiến hành chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc -Lối tư duy biện chứng và cách ứng xử linh hoạt là cơ sở cho việc hình thành chiến thuật chiến tranh du kích: + Lúc địch mạnh thì ta làm “vườn không nhà trống” mà rút về nông thôn, miền núi + Có lúc lại chủ động tấn công trước để tự vệ + Địch từ xa đến muốn đánh nhanh thắng nhanh thì ta tiến hành “kháng chiến trường kỳ” + Nhiều khi ta lợi dụng địa hình rừng núi và sông nước mà tổ chức mai phục đánh ngay khi chúng vừa đặt chân đến. => Chiến tranh du kích cho phép ta ta luôn nắm quyền chủ động, linh hoạt bất ngờ, khiến kẻ thù luôn bị động.

Related Documents


More Documents from ""

Ch01.ppt
June 2020 1
June 2020 1
June 2020 1