Quan Hệ Việt Nam Nhật Bản Từ 1973 đến Nay.docx

  • Uploaded by: mynsu
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Quan Hệ Việt Nam Nhật Bản Từ 1973 đến Nay.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 2,561
  • Pages: 10
Trường Đại học Việt Nhật Khoa Khu vực học – Định hướng Nhật Bản học Môn học: Việt Nam và Nhật Bản trong Châu Á Giảng viên: GS.TS Nguyễn Văn Kim Học viên: Trần Minh Anh (17110002)

BÁO CÁO CUỐI KỲ Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trước và sau năm 1973

8/2018

Tóm tắt

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hiện tại đang ngày càng trở nên khăng khít và sâu rộng. Về mặt kinh tế, Nhật Bản là nước cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Không chỉ về mặt kinh tế, Nhật Bản đang hỗ trợ Việt Nam rất nhiều mảng về khoa học, giáo dục, kỹ thuật,… và luôn ủng hộ Việt Nam trên những diễn đàn quốc tế. Đó là hiện tại, tuy nhiên trước năm 1973, thì quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản vốn dĩ không thể gọi là quan hệ tốt. Vậy thì điều gì đã tác động đến mối quan hệ hai nước, và mối quan hệ hai nước từ giờ về sau sẽ như thế nào? – Đó là câu hỏi tôi muốn làm sáng tỏ trong bài luận này.

Bài luận có những mục sau đây: I.

Sơ lược mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến năm 1973

II.

Sơ lược mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

III.

Nguyên nhân sự thay đổi của mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trước

và sau 1973

2

I.

Sơ lược Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ thế kỷ XIX đến 1973

Thế kỷ 20, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản mang đậm màu sắc chính trị. Những năm 60 của thế kỷ XIX, Cải cách Minh Trị (1868-1912) đã diễn ra, chế độ phong kiến Nhật Bản bị sụp đổ, đã tạo nên một môi trường hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế cho quốc gia Nhật Bản và thêm vào đó là có thể tránh được nguy cơ bị các nước Phương Tây xâm lược. Thành công của cuộc cải cách Minh Trị như là một tấm gương sáng đối với Việt Nam. Vào thời điểm đó những nhà tư tưởng canh tân tiêu biểu của Việt Nam tin rằng việc hiện đại hóa đất nước có thể tránh cho Việt Nam nguy cơ bị xâm lược – giống như những gì cải cách Minh Trị đã làm được cho Nhật Bản. Tuy nhiên, những đề nghị cải cách của những nhà tư tưởng như Nguyễn Trường Tộ đã không được thực hiện và Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp không lâu sau đó. Đâu thế ký XX, niềm tin của những nhà cách mạng Việt Nam vào con đường chính trị của Nhật Bản lại một lần nữa được khẳng định khi Nhật thắng trong cuộc chiến tranh Nga –Nhật, đặc biệt đó là Phan Bội Châu. Phan Bội Châu đã lấy công cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản làm hình mẫu cho sự phát triển của Việt Nam và đã dấy lên phong trào Đông Du – với một mong muốn dựa vào Nhật Bản để đánh đổ Pháp, khôi phục Việt Nam. Năm 1907 Đông Kinh nghĩa thục được thành lập. Tuy nhiên, cũng cùng năm này, Nhật và Pháp đã thỏa thuận với nhau về lợi ích kinh tế của Nhật Bản ở Đông Dương, và đổi lại Nhật Bản cam kết không cho các nhà yêu nước Việt Nam hoạt động trên đất Nhật Bản. Hành động này của phía Nhật Bản cũng

3

không khác gì là đòn chí mạng đối với phong trào Đông Du của Việt Nam lúc bấy giờ. Về mặt kinh tế, do chịu tác động mạnh mẽ của tình hình chính trị khu vực và quốc tế, quan hệ kinh tế hai nước bị trì trệ và phu thuộc vào Pháp. Trong những năm1930 – 1940 quan hệ kinh tế của Nhật Bản với Đông Dương bị dừng ở mức độ hạn chế, cầm chừng. Năm 1945, Nhật đảo chính và lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp và độc chiếm toàn bộ Đông Dương. Tuy nhiên sau đó do thất bại trên tất cả mặt trận nên đã đầu hang quân đội Đồng Minh. Nhưng ngay sau đó, Pháp đã trở lại xâm lược Việt Nam. Và vào thời điểm lịch sử này Nhật Bản đã làm ngơ sự tồn tại của chính phủ Hồ Chí Minh – điều này chính là khởi phát cho chính sách của Nhật Bản vởi Việt Nam cho đến năm 1973. Vào những năm 1950 -1960, Nhật Bản đã là một cường quốc kinh tế tuy nhiên do những những vấn đề về mặt chính sách kinh tế đối ngoại, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam rất khiên tốn và thận trọng.

4

II.

Sơ lược quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1973 đến nay

Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, sau gần 30 năm mặc dù mối quan hệ giữa hai nước trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau nhưng cũng đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Về đối ngoại, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các mối quan hệ với các nước trong khu vực. Đối với Nhật Bản, việc ảnh hưởng của Mỹ bị suy giảm ở Đông Nam Á, tổ chức Hiệp ước SEATO và Hội nghị Hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương giải thể đã tạo nên những thách thức và cơ hội mới cho Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng sang các nước trong khu vực. Vì vậy, Nhật Bản vừa tăng cường viện trợ cho các nước ASEAN để giúp các nước này phát triển ổn định vừa mở rộng hơn nữa quan hệ với Việt Nam. Những chuyến viếng thăm của các lãnh đạo hai nước ngày càng tăng và đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác đa dạng và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Từ việc mở rộng quan hệ song phương trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa….hai nước đã từng bước tiến tới phối hợp chính sách và tăng cường đối thoại các vấn đề chính trị, an ninh mà cả hai bên cùng quan tâm. Những bước phát triển mới đó chứng tỏ mối quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã ngày càng phát triển đa dạng, toàn diện hơn. Về kinh tế, thương mại Về viện trợ phát triển chính thức (ODA), Nhật Bản là nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với tổng luỹ kế giai đoạn 1992-2005 đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt 5

Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường. Về hợp tác giao lưu văn hóa Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hoá thông tin là rất lớn. Bên cạnh đó, Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá giữa hai nước Việt-Nhật như là trao đổi các đoàn nghệ thuật, chiếu phim, dịch và xuất bản truyện tranh và các tác phẩm văn hóa, v.v...

Về giáo dục Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Có thể thấy số lượng người học tiếng Nhật ở Việt Nam ngày càng gia tăng và hiện nay dự án ngoại ngữ quốc gia của Việt Nam cũng đã bắt đầu thử nghiệm dạy tiếng Nhật ở những bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Theo đó, những giáo viên người Nhật sang làm tình nguyện cũng đã tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, chính sách đối ngoại rộng mở và những thành tựu của công cuộc đổi mới không chỉ thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn tư bản, doanh nghiệp Nhật Bản mà còn có sức hấp dẫn thực sự đối với đội ngũ những người nghiên cứu khoa học cũng như những người có cảm tình muốn tìm hiểu về Việt Nam.

6

III.

Nguyên nhân sự thay đổi trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trước

và sau năm 1973 Nhìn lại quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trước năm 1973, tuy có quan hệ nhưng lại chậm chạp. Và nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị khi đó thế giới vẫn còn chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN, Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc Mỹ để chống lại hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, trong đó có Bắc Việt Nam (Việt Nam dân chủ cộng hoà), còn Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hoà) khi đó là liên minh của Mỹ-Nhật. Có thể nói những chuyển biến trong mối quan hệ hai nước này bắt đầu từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973. Đây là một sự kiện quan trọng mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Sự kiện hai nước Việt Nam – Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 vào thời điểm đó không được coi là một sự kiện quá đặc biệt. Lý do là vì tháng 1 năm 1973, khi hiệp định Paris về hòa bình cho Việt Nam được thông qua, và Nhật là một trong 63 nước thừa nhận miền bắc Việt Nam. Thế nên rất dễ hiểu rằng sự kiện này chưa có gì đáng chú ý ở thời điểm bấy giờ. Vậy những yếu tố nào để thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lúc bấy giờ? Đó chính là Học thuyết Fukuda từ phía Nhật Bản và chính sách đổi mới của Việt Nam.

Học thuyết Fukuda Tháng 8 năm1977 trong chuyến đi thăm các nước ASEAN, tại Manila, Thủ tướng Fukuda đã trình bày quan điểm của Nhật Bản đối với Đông Nam Á. Học

7

thuyết Fukuda này đã xác định chính sách ngoại giao Đông Nam Á mới của Nhật. Ba “trụ cột” của học thuyết như sau: 1. Nhật Bản cam kết không trở thành một cường quốc quân sự và sẽ đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình ở khu vực châu Á. 2. Nhật Bản sẽ thiết lập mối quan hệ chân thành và tin cậy lẫn nhau với các nước Đông Nam Á trên cả tất cả các lĩnh vực: kinh tế và văn hóa, xã hội. 3. Nhật Bản sẽ phối hợp tích cực với các quốc gia thành viên khối ASEAN nhằm tăng cường sự đoàn kết và tự cường trong các nước này đồng thời phát triển quan hệ với các nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau để đóng phần vào việc xây dựng một nền hòa bình và thịnh vượng ở khu vực. Sau học thuyết Fukuda, hình ảnh của Nhật Bản trong mắt Việt Nam cũng đã thay đổi hẳn. Từ một hình ảnh Nhật Bản chỉ tập trung phát triển kinh tế mà đã từng dựa vào Pháp và Mỹ để có được lợi về kinh tế trên khu vực Đông Dương sang hình ảnh một đất nước Nhật Bản mạnh về kinh tế và có thể ngoại giao độc lập, và đưa ra quan điểm rõ ràng về hòa bình trong khu vực. Chính sách đổi mới của Việt Nam “Đổi mới” là một chương trình cải cách toàn diện bao gồm kinh tế và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Đổi mới về kinh tế được thực hiện song song với Đổi mới trên các mặt khác như hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục... Các quan điểm về Đổi mới kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu và Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam Đổi mới xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, chứ không đi kèm 8

với những biến động lớn về mặt chính trị. Những đổi mới về mặt kinh tế đã giúp Việt Nam từng bước thoát ra khỏi tình trạng bị phong tỏa về kinh tế, ngoại giao, hơn nữa Việt Nam đã có thể thiết lập ngoại giao với rất nhiều quốc gia. Trước “đổi mới”, mặc dù nhận diện Nhật Bản là một đất nước mạnh về kinh tế, tuy nhiên Việt Nam chỉ duy trì mức quan hệ thông thường và chú trọng giao lưu, quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Từ khi “đổi mới”, Việt Nam nhận định Nhật Bản là một nước không chỉ mạnh về kinh tế mà còn cần sự đồng thuận tiếng nói trong khu vực. Trong lĩnh vực an ninh, giữa Việt Nam và Nhật Bản đã xuất hiện những điểm chung về lợi ích chính trị là duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Á và coi an ninh quốc gia là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời khỏi an ninh khu vực và thế giới. Việt Nam và Nhật Bản đều có nhu cầu hợp tác về an ninh và đều thấy sự cần thiết phải đổi mới tư duy trong việc nhìn nhận và đánh giá các quan hệ quốc tế, phải tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa hai nước và cố gắng tìm ra những điểm tương đồng nhằm đáp ứng được nhu cầu của mỗi nước.

Có thể nói rằng chính nhờ có học thuyết Fukuda và chính sách đổi mới kinh tế của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy cho mối quan hệ hai nước ngày càng trở nên sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

9

Tài liệu tham khảo 1.

Nguyễn Quốc Hùng (2007) “Lịch sử Nhật Bản”, Nxb Thế Giới.

2.

“Lịch sử và triển vọng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản – Nhìn từ

miền Trung Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông. 3.

Nguyễn Văn Kim (2003) “Nhật Bản với châu Á- Những mối liên hệ lịch

sử và chuyển biến kinh tế-xã hội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4.

木村汎、グエン・ズイ・ズン、古田元夫(2000)『日本・ベトナム関係を学

ぶ人のために』

Website http://www.inas.gov.vn/346-quan-he-viet-nam-nhat-ban-thanh-tuu-va-trienvong.html http://vominhtap.blogspot.com/2011/04/quan-he-viet-nam-nhat-ban-tu-nam1973.html

10

Related Documents

T N H L
June 2020 12
S T H N
November 2019 29
Han Nam Quan
November 2019 3
H T
May 2020 10
Vit
June 2020 15
Vit
October 2019 30

More Documents from ""

Ch01.ppt
June 2020 1
June 2020 1
June 2020 1