Tom Tat Luan Van Tot Nghiep _ New

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tom Tat Luan Van Tot Nghiep _ New as PDF for free.

More details

  • Words: 1,893
  • Pages: 5
1

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại luôn gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các loài sinh vật … Ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho những nguồn tài nguyên này lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn không ngừng thải vào môi trường đất, nước, không khí những lượng chất thải vô cùng lớn cùng với lượng bụi và độ ồn quá tiêu chuẩn cho phép. Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật BVMT năm 1993, theo đó “tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do họat động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải khi Luật BVMT 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Luật BVMT 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “thực hiện hoá” nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền – một nguyên tắc được xem là đặc trưng của lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được trách nhiệm này một cách đầy đủ trên thực tế, pháp luật môi trường cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Trên thực tế, ở Việt Nam các vụ việc gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, việc xác định trách nhiệm bồi thường còn gặp nhiều khó khăn.

2

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, em đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường” cho khoá luận tốt nghiệp đại học của mình. Và mục đích nghiên cứu của khoá luận là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong pháp luật dân sự Việt Nam. Từ đó em đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Về Kết cấu khoá luận thì ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương với nội dung cơ bản như sau : Chương I. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Nội dung chương này em tập trung phân tích khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật VN về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT. Chương II. Xác định thiệt hại và chủ thể bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Trong chương này em tập trung phân tích 2 nội dung chính là Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và xác dịnh chủ thể bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Chương III. Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại. Nội dung chương này chia thành 2 mảng chính. Đầu tiên là về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại nước ta trong thời gian qua. Sau đó em đề xuất phương hướng đề hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ÔNMT. Và e xin trình bày phương hướng chính để hoàn thiện pháp luật về BTTH do làm ÔNMT đó là : Để có thể giải quyết được các vụ việc BTTH do làm ÔNMT, pháp luật dân sự nên đưa ra những quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH của từng chủ thể trong 1 hành vi gây ÔNMT. Cụ thể có thể có 4 chủ thể trong 1 vụ gây

3

ÔNMT, đó là cơ quan quản lý nhà nước ( cơ quan giải quyết vụ kiện và đại diện cho quyền lợi bị xâm hại ), chủ thể gây thiệt hại, người bị thiệt hại và chủ thể cuối cùng là nhân dân. Theo phương hướng này thì cần bổ sung một số quy định pháp luật trong bộ luật dân sự về trách nhiệm cụ thể của các chủ thể có liên quan tới BTTH do làm ÔNMT, cùng với đó là 1 văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc thi hành các quy định pháp luật đó. ( Cơ quan nhà nước là : các cơ quan quản lý nhà nc về mtrg như Bộ TNMT, Sở TNMT; chỉnh quyền địa phương ( UBND ); lực lượng thanh tra; Các lực lượng phối hợp ) Kiến nghị : Từ phương hướng trên, e xin đưa ra 1 số kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả BTTH do ÔNMT như sau : Về các khái niệm thì Pháp luật Dân sự cần bổ sung 1 khái niệm về TNBTTH do ô nhiễm môi trg 1 cách thống nhất và mang tính chất bao quát hết các trường hợp gây ÔNMT. Về các quy định pháp luật hình thức : cần có quy định rõ ràng về quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện và nghĩa vụ chứng minh. Kiến nghị về các quy định pháp luật nội dung : - Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường chưa được quy định đầy đủ và rõ rang trong luật, do vậy công tác xác định thiệt hại còn gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy cần ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn một cách chi tiết về phương pháp tính thiệt hại, cách tính tổng thiệt hại do ÔNMT. - Buộc doanh nghiệp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động là một trong các hình thức xử lý đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm. Tuy hình thức xử lý này cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội, công ăn việc làm của người dân , song đây lại là một biện pháp mạnh mà các doanh nghiệp rất sợ bởi vậy theo em hình thức xử lý này cần được đẩy mạnh bởi nếu các nhà làm luật không mạnh tay thì sẽ không răn đe được các doanh nghiệp vi phạm. Và việc xử phạt theo hướng đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vi phạm môi trường cần có lộ trình. Nếu chưa có sự vận động, tuyên

4

truyền thay thống nhất về biện pháp mà làm mạnh ngay sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, công ăn việc làm của người dân. - Về trách nhiệm hành chính trong trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT chúng ta có 2 văn bản quy định về vấn đề này là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 và Nghị định 81/NĐ- CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong nội dung sửa đổi của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nhà nước đã nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT lên mức 500 triệu đồng thay cho mức trần xử phạt cũ là 100 triệu đồng, tuy nhiên trong nghị định 81 thì mức trần xử phạt vẫn chỉ tối đa là 70 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm và hiện nay chúng ta vẫn đang áp dụng Nghị định 81 để xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Như vậy là chưa có sự tương thích giữa Pháp lệnh và Nghị định. Do vậy cần phải sửa đổi Nghị định 81 để có được sự thống nhất trong mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. - Trong việc xử lý những doanh nghiệp vi phạm môi trường, chúng ta chủ yếu là xử lý hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm, ít xử lý hành chính đối với cá nhân trong đơn vị vi phạm (ví dụ như vụ Công ty Vedan)…. Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nêu: “Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật”. Việc “xác định trách nhiệm pháp lý” của cá nhân trong trường hợp này chưa được quy định rõ nên thực tế trước nay trong các trường hợp tổ chức vi phạm, hầu như không có cá nhân nào bị xử phạt. Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của cá nhân trong trường hợp tổ chức vi phạm. Và kiến nghị cuối cùng của em đó là về nâng cao ý thức pháp luật : Nguyên nhân sâu xa để hạn chế được việc phải xử lý các vụ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thì chúng ta nên có biện pháp để hạn chế tối đa các vụ ô nhiễm môi trường xảy ra. Một trong những biện pháp đó là giáo dục nâng cao ý thức môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

5

nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, tăng cường ý thức tự bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp khi môi trường bị xâm hại. Tóm lại việc xác định trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT trên thực tế còn rất nhiều khó khăn. Để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này không thể một sớm một chiều mà cần phải có lộ trình. Vừa rồi là những nội dung chính trong khóa luận của em. Trong khuôn khổ bài khoá luận, không thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như những hạn chế, em mong được sự đóng góp và chỉ bảo chân thành của các thầy giáo, cô giáo, giúp em hoàn thiện hơn quan điểm và nhận thức, cũng như những nghiên cứu về vấn đề của khoá luận.

Related Documents

Luan Van Tot Nghiep
November 2019 19
Luan Van
April 2020 10
Luan Van
April 2020 9