Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4.docx

  • Uploaded by: kien
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,726
  • Pages: 3
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 Thế giới đã và đang trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn và bước đầu chứng kiến cuộc CMCN lần 4 đang diễn ra. CMCN lần 1: Bắt đầu từ Thế kỷ 18, tại Anh, sau đó chuyển sang Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới vào thế kỷ 19. Anh trở thành công xưởng của thế giới. Xuất hiện với việc sử dụng nước và hơi nước để chạy các cỗ máy còn hết sức thô sơ. Đặc trưng của cuộc CMCN lần thứ 1 thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách mạng này là máy móc thay thế công cụ thủ công. Cuộc CMCN lần 1 đã mở ra một xa lộ cho mọi sự phát triển của chủ nghĩa Tư Bản, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Bên cạnh mặt tích cực của cuộc CMCN lần 1, mặt tiêu cực là sự bất công đối với người lao động. CMCN lần 1 đã tạo ra những công cụ mạnh mẽ để chủ nghĩa tư bản bóc lột người lao động tàn tệ nhất. Nó đã gắn chặt con người vào máy móc và con người trở thành nô lệ của máy móc, nô lệ của các nhà tư bản. Cuộc CMCN lần 1 còn được gọi là cuộc cách mạng cơ cấu ngành nghề vì nhờ sự phát triển của máy móc đã đưa các lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng lên một tầm cao mới. CMCN lần 2: Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Mỹ đã vượt Anh để lên ngôi đầu. Năng lượng điện được đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Phát minh ra động cơ đốt trong. Đặc trưng của cuộc CMCN lần 2 là xuất hiện động cơ điện và quy trình sản xuất hàng loạt, tạo ra các nhà máy khổng lổ... Cuộc CMCN lần 2 được ghi nhận bằng sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dựa trên nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học gắn liền với kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc CMCN này là chuyển nền sản xuất trên cơ sở cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và từng bước chuyển sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Tác động rõ nét nhất của cuộc CMCN lần 2 đến chủ nghĩa tư bản chính là việc làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn, đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền. CMCN lần 3: Xuất hiện rõ nét vào giữa thế kỷ 20, sau chiến tranh thế giới thứ 2. Chứng kiến bước nhảy vọt của Nhật Bản do đã tận dụng tốt lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Cuộc CMCN lần 3 đã thể hiện rõ ràng sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sử dụng rộng rãi nhiều phát minh có những tác động mạnh đến sản xuất như máy tính, máy bay siêu âm, khám phá vũ trụ, công nghệ hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin ... Cuộc CMCN 3 đã đưa thế giới bước vào cuộc cách mạng tự động hóa nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Cuộc CMCN lần 3 diễn ra do nhiều nguyên nhân: (1). Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật trong quân sự được ứng dụng trong dân dụng, giúp cho nền sản xuất của các nước tư bản phát triển, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. (2). Sự phát triển cao độ của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khoa học, công nghệ. (3). Sự cạnh tranh độc quyền ác liệt giữa các quốc gia, giữa các tập đoàn kinh tế đã góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật.

(4). Do KHCN ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tạo ra lực lượng cần thiết cho tiến bộ KHCN. CMCN lần 4: Một số nước phát triển đang cố gắng vươn lên chiếm vị trí ngôi đầu. Sau năm 2015, nước Đức đã đề ra chiến lược đưa nước Đức bước vào cuộc CMCN lần thứ 4, trở thành nước tiên phong trong cuộc cách mạng này, coi đây là nguồn lực tăng trưởng kinh tế mới. Mỹ: 3/2014, liên minh internet công nghiệp (IIC) được thành lập ở Mỹ, với trọng tâm là nghiên cứu ứng dụng internet kết nối vạn vật (IoT). Đến năm 2018, Mỹ đã đầu tư 1,1 tỷ USD vào các dự án liên quan. Hàn Quốc và Trung Quốc: Đưa ra sáng kiến tích hợp CNTT vào những lĩnh vực chủ chốt như ngành ô tô, đóng tàu... Trung Quốc: mục tiêu trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất hiện đại bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Nhật Bản: Nhận thức được cuộc CMCN lần thứ 4 là cơ hội lớn để NB có thêm sức cạnh tranh mới, thoát khỏi 2 thập kỷ kinh tế phát triển chậm chạp. Năm 2013, NB đã công bố “Chiến lược toàn diện cho KHCN và đổi mới sáng tạo”. 1/2016, Chính phủ NB đã công bố “Kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ lần thứ 5” giai đoạn 20162020, xây dựng NB thành một xã hội siêu thông minh, giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian ảo. Cuộc CMCN lần 4 đc biết đến như một quá trình thông minh hóa toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ từ đối tượng cá nhân, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, bộ máy quản lý các cấp theo hướng xây dựng chính quyền điện tử thông minh. Trọng tâm cả cuộc CMCN lần 4 là việc xây dựng một thế giới siêu kết nối giữa thực và ảo dựa trên công nghệ số, tạo thuận lợi và thúc đẩy những giá trị, những giải pháp phát triển mới, thông minh. Bản chất của cuộc CMCN lần 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất để tạo ra các sản phẩm thông minh. Khi CMCN lần 4 phát triển mạnh thì phần lớn những công việc đòi hỏi kỹ năng trung bình sẽ dần được thay thế bởi tự động hóa; robot sẽ dần thay thế vị trí làm việc của con người. Cuộc CMCN lần 4 đang thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực kỹ thuật số bao gồm: dữ liệu lớn (Big data), internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); Lĩnh vực công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; Lĩnh vực vật lý: robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano. Nếu các quốc gia chuẩn bị chu đáo cho nguồn nhân lực chất lượng cao thì sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ sẽ không thể thay thế được con người mà nó hỗ trợ con người làm việc hiệu quả hơn, đưa ra những quyết định chính xác hơn. Như vậy, cuộc CMCN lần thứ 4 phát triển sẽ không trở thành mối lo ngại, mà nó là cơ hội phát triển cho tất cả các nước. Cuộc CMCN lần 4 được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Quy mô, phạm vi và tính phức tạp của mọi sự thay đổi trong xã hội sẽ không giống bất cứ thứ gì mà thế giới đã từng trải qua trước đây, kỹ năng và tri thức của con người sẽ trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu để tăng năng suất lao động. Đến nay,

chưa ai có thể lường trước được thế giới sẽ chuyển biến như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn rằng các quốc gia cần phải chủ động để ứng phó với tác dộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự tham gia của tất cả các chủ thể thuộc bất kỳ thể chế chính trị nào, từ các vị chính khách cho tới học giả, đến những người dân bình thường; từ các cơ quan hoạch định chính sách, các khu vực công đến cơ quan thừa hành và khu vực tư với sự tham gia của các tổ chức xã hội. Tất cả đều phải chuẩn bị chu đáo những điều kiện để theo kịp với sự biến đổi xã hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến. Trước bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghệ thông minh và công nghệ hiện đại thì yêu cầu đổi mới căn bản ........ để thích ứng với những đòi hỏi trong thời đại mới càng trở nên cấp thiết. Cuộc CMCN lần 4 chỉ mới bắt đầu song đã và đang để lại cho nhân loại những dấu ấn vô cùng sâu sắc. Rất nhiều quốc gia đã và đang quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc CMCN lần 4; về tác động của nó đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, từng quốc gia, khu vực... Sự phát triển và cải tiến không ngừng của nhiều công nghệ hiện đại có thể khiến các quốc gia đang phát triển nếu không kịp thời nắm bắt cơ hội và nỗ lực vươn lên trong cuộc CMCN lần 4 sẽ nhanh chóng tụt hậu về mọi mặt trên mọi phương diện.

Related Documents

Mng
October 2019 19
Mng-acc
October 2019 16
Mng-eco
October 2019 23
Cng Training
June 2020 15
Al Ln
November 2019 17
Cng Bike.pdf
December 2019 30

More Documents from "Krishna"

November 2019 16
May 2020 6
History Of Cambodia
December 2019 24