Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính

  • Uploaded by: Minh Hoang Nguyen
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính as PDF for free.

More details

  • Words: 1,795
  • Pages: 3
Bài thơ về tiểu đội xe không kính I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Phạm Tiến Duật (1941-2007) quê ở Phú Thọ - Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội (1964) ông vào bộ đội hoạt động ở binh chủng lái xe trên truyến đường Trường Sơn khói lửa - Ông là gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ trẻ , trưởng thành trong việc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ Trường Sơn thời chống Mĩ - Các tác phẩm chính : Vầng trăng cuồng lửa, Thơ một chặng đường, Ở hai đầu núi, Tiếng bom và tiếng chuông chùa 2. Bài thơ: đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ (1969) được đưa vào tập thơ Vầng trăng cuồng lửa - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: sáng tác năm 1969, trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Nhan đề bài thơ: bài thơ có nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa những đã thu hút người đọc bởi cái khác lạ, độc đáo của nó + Làm nổi bật hình ảnh toàn bài : những chiếc xe không kính + Hai chữ “Bài thơ” được tác giả thêm vào cho thấy rõ hơn, cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả, muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt trong chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của thời chiến tranh II. Tìm hiểu văn bản 1. Hình ảnh các chiếc xe không kính - Xưa nay hình ảnh tàu xe vào thơ thường được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại đưa hình ảnh thật trần trụi bào thơ của mình, đó là những chiếc xe không kính - Câu thơ được viết như một câu văn xuôi, giản dị như lời nói hàng ngày Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi - Càng gây sự chú ý về vẻ đẹp khác là của nó - Điệp từ “bom”, những động từ “giật”, “rung”, “kính vỡ đi rồi” càng tăng lên gấp bội sự dữ dội của chiến tranh - Hai câu ở khổi cuối: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước - Tác giả liệt kê những cái không, hậu quả của chiến tranh khốc liệt càng làm cho chiếc xe biến dạng, trần trụi hơn → - Tác giả không tô vẽ, không cường điệu, chỉ tả thực. Chính cái thực ấy đã làm người đọc suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, của bom đạn Mĩ - Hình ảnh những chiếc xe đã thu hút sự chú ý của người đọc, là hình ảnh không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm và nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra và được đưa vào bài thơ 2. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe a)....................................................................................................................................................... Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng - Nghệ thuật đảo ngữ, từ “ung dung” lên đầu, điệp từ “nhìn”

→ Tư thế ung dung, thanh thản, thoải mái, tự tin, bình tĩnh của người chiến sĩ làm chủ hoàn cảnh - Nhịp thơ 2/2/2 kết hợp các dấu “,” khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi như diễn tả thái độ thản nhiên, đàng hoàng - Với tư thế hiên ngang, người chiến sĩ đã biến những hiểm nguy, trở ngại trên đường thành niềm vui thích, một sự hưởng thụ, một cách tiếp xúc trực tiếp, mạnh mẽ với không gian bên ngoài - Không có kính càng dễ nhìn mọi vật trên tư thế nhìn thẳng hiên ngang - Từ “nhìn thẳng” được tác giả dùng rất hay: nhìn thẳng và gian khổ, hi sinh, không run sợ, không né tránh - Từ nhìn thẳng thấy gió, con đường, sao trời, cánh chim... những cảm giác miêu tả chân thực - Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa ( gió vào xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim), hoán dụ (Tim), điệp ngữ → Đó là những ấn tượng thực qua các cảm nhận của tác giả trở thành hình ảnh lãng mạn, lời thơ nhẹ nhõm, trôi trảy như những chiếc xe vun vút trên đường. b) Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan của người lính trẻ ( khổ 3-4) Không có kính ừ thí có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi. - Lời thơ giản dị như câu nói hàng ngày, cấu trúc câu “ không có”, “ừ”, “thì”... → tạo nên giọng điệu ngang tàng, bấp chấp gian khổ - Ở khổ 1,2 khó khăng thử thách mới chỉ là cảm giác, mơ hồ; nhưng khổ 3,4 thử thách ấy là thử, nó ập tới hàng ngày → các chiến sĩ không hề nao núng, các anh càng dũng cảm, bình tĩnh, chấp nhận thử thách như một điều tất yếu - Các hình ảnh: đầu tóc, mặt mũi, bụi bám trắng không cần rửa, áo ướt chưa cần thay, mà vẫn châm thuốc hút, cười ha ha. - Nghệ thuật cấu trúc thơ cân đối, nhịp nhàng như nhịp bánh xe lăn, đặc biệt câu thơ mưa ngừng, gió ngừng mau khô thôi có 6 thanh bằng, 1 thanh trắc gợi cảm giác nhẹ nhõm phơi phới, thênh thênh, đầy nghị lực, là khúc ca vui, sôi nổi của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ - Niềm vui là tiếng cười của người chiến sĩ tinh nghịch vút lên giữa gian khổ khốc liệt và những nguy hiểm → Đó là sự bình thản, đạt đến mức vô tư, thái độ “phớt tỉnh” rất trẻ trung c) Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết – một nét đẹp trong phẩm chất người lính Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua của kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chống chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Những chiếc xe từ trong bom rơi → trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh giữa sự sống là cái chết, những người lính trẻ vượt qua hiểm nguy, vẫn sôi nổi yêu đời. Họ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nguyện vọng, cùng một lý tưởng, đã gắn bó với nhau như ruột thịt - Họ gặp nhau vui vầy trong không khí đoàn kết, trong tình đồng chí thật cảm động - Hình ảnh Bắt ta qua của kính vỡ rồi là một hình ảnh độc đáo, là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí - Tình cảm gia đình ấm áp thân thương, tạo nên sức mạnh nâng bức chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân - Hai câu thơ : Võng mắc chống chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm - Cảm giác chông chênh là cảm giác thực của người lính lái xe, lúc nghỉ lúc ngủ vẫn còn lắc theo nhịp xe, nghĩa là trái tim luôn hướng về phía trước - Lại đi lại đi, cũng là nhịp xe, nó thôi thúc người lính tiến lên phía trước, nhưng đây là tình cảm, là máu thịt của người chiến sĩ hướng về miền Nam ruột thịt chứ không phải là mệnh lệnh khô khan, là nghĩa vụ đơn thuần - Hai câu thơ được tác giả dùng từ láu, điệp từ, nhịp thơ 2/2/3 làm cho câu thơ hay, phơi phới, thật lãng mãn, mộng mơ → Câu thơ là niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của người lính trên đường ra trận, không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cảnh nổi. → Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng d) Tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim - Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn - Những chiếc xe mang tên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền la thân yêu, sức mạnh để chiếc xe băm mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng - Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái → Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích - Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời tâm huyết → Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được -

Related Documents

Bi Partisans V Freetrade
October 2019 25
Gia Xe
June 2020 10
Xe Dap
November 2019 21
Hd Xe
June 2020 6

More Documents from ""

May 2020 2
May 2020 1
May 2020 2
May 2020 2
May 2020 2
May 2020 2