Chị em Thúy Kiều I. Tìm hiểu chung 1. Vị trí: nằm ở phần đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc Thúy Vân và Thúy Kiều 2. Bố cục: 4 phần - 4 câu đầu: giới thiệu chung vẻ đẹp hai chị em - 4 câu tiếp: vẻ đẹp Thúy Vân - 12 câu tiếp : tài sắc Kiều - 4 câu cuối: vẻ đẹp chung hai chị em II. Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về hai chị em (4 câu đầu) - Tố nga: + tố: tranh tố nữ - những người con gái đẹp + nga: hằng nga, mặt trăng + Ẩn dụ Thúy Vân, Thúy Kiều đẹp như tranh tố nữ, như vầng trăng sáng - Mai cốt cách: Vẻ đẹp thanh tú mảnh mai duyên dáng như cây mai - Tuyết tinh thần: Tâm hồn phẩm hạnh trắng trong như tuyết - Nghệ thuật ước lệ của văn chương cổ: dùng thiên nhiên để ta con người → Nguyễn Du theo phép tắc cổ nhưng không sao chép hững hờ mà gửi vào câu chữ bao tình cảm mến thương, lời khen chia đều cho hai người nhưng nét bút lại đậm nhạt mỗi người một vẻ. 2. Bức chân dung Thúy Vân - Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời: + Khuôn trăng đầy đặn: khuôn mặt tròn sáng đẹp tựa vầng trăng + Nét ngài nở nang: long mày dày, đen, đẹp → Cách tả như người xưa tả vẻ đẹp của người con gái là mắt phượng mày ngài + Hoa cười: miệng cười tươi như hoa + Ngọc thốt: lời nói trong như ngọc, nhỏ nhẹ dịu dàng phát ra từ đôi hàm răng ngà ngọc + Đoan trang: tính tình thùy mị, nết na, đoan chính + Mây thua nước tóc: tóc mượt óng đẹp hơn mây + Tuyết nhường màu da: da trắng hồng hào hơn tuyết → Nhận xét: nhân hóa, ẩn dụ, ước lệ tượng trưng. Nhừng từ “mây thua”, “tuyết nhường” được tác giả sử dụng có cân nhắc, có tính toán chính xác, tất cả nhằm thể hiện nhan sắc khác vời của Thúy Vân. Mây, tuyết đã sẵn lòng thua nhường, có lẽ dự báo cuộc đời Thúy Vân mai sau sẽ suôn sẻ, dễ dàng, thuận lợi 3. Chân dung Thúy Kiều - Nghệ thuật: tác giả tiếp tục dùng nghệ thuật ước lệ, nhân hóa, ẩn dụ - Tác giả tả Vân trước làm đòn bẩy để tả Kiều, Vân đã đẹp nhưng so với Vân, Kiều càng đẹp hơn → Vân là điểm tựa để Kiều bật lên nổi trội hẳn - Sắc sảo mặn mà: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn - So với Vân, Kiều nổi bật cả sắc lẫn tài • Sắc: - Làn thu thủy: mắt trong như làn nước mùa thu, trong sáng, long lanh, linh hoạt → ẩn dụ - Nét xuân sơn: lông mày như nét núi mùa xuân, đôi lông mày thanh tú → rất đẹp → ẩn dụ - Hoa ghen thua thắm: đôi môi Kiều tươi thắm hơn hoa, dung nham Kiều đằm thắm hơn hoa → nhân hóa - Liễu hờn kém xanh: mái tóc mượt mà, xanh mướt, đẹp hơn liễu, dáng người của Kiều uyển chuyển thiết tha hơn liễu → nhân hóa
→ Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và rất sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kị, ghen ghét như một báo hiệu lành ít dữ nhiều. Ca dao có câu Một vừa hai phải ai ơi, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. • Tài: - Kiều không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa - Tài của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa (đàn, cờ, thơ, vẽ) đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, nó là sở trường, là năng khiếu (nghề riêng) vượt lên trên mọi người (ăn đứt) - Tác giả đã tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng, đó là cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật buồn thương, da diết ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm → Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình với bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa, cách sử dụng thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành”, những lời thơ không chỉ đơn giản là những lời giải thích mà là những lời ngợi ca nhân vật. → Chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét nên số phận Kiều sẽ éo le, đau khổ • Như vậy chỉ bằng 12 câu thơ, Nguyễn Du không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được số phận tương lại của nhân vật, truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật và cả nỗi lo âu phập phồng về cuộc đời nhân vật 4. Phẩm hạnh của hai chị em (4 câu cuối) - Hai chị em không chỉ có sắc và tài mà đức hạnh cũng rất cao đẹp, tuy đã đến tuổi lấy chồng vẫn không săn đón vồ vập ai, vẫn đoạn trang