Doi Moi Ra De Thi

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Doi Moi Ra De Thi as PDF for free.

More details

  • Words: 1,623
  • Pages: 4
ĐỔI MỚI TRONG VIỆC RA ĐỀ THI VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ INNOVATION IN SETTING EXAMINATION PAPERS AND ASSESSMENT GV. VŨ THỊ HOÀN Trường CĐSP Lạng Sơn TÓM TẮT Để đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên khoa Tự nhiên trường CĐSP Lạng Sơn đã thực hiện đồng bộ đổi mới trong việc soạn bài, lên lớp, đổi mới thi kiểm tra đánh giá. Theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, việc biên soạn đề thi của khoa Tự nhiên đã có nhiều thay đổi. Một trong những đổi mới đó là sự kết hợp giữa vận dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong một đề thi. Bên cạnh đó việc đánh giá được kết hợp thông qua tổ chức các buổi xemina. Qua đó sinh viên được bồi dưỡng tư duy nghiên cứu khoa học, phát huy khả năng tự học tự nghiên cứu, góp phần đáp ứng đúng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

ABSTRACT In order to innovate teaching methods the teaching staff of Natural Sciences Faculty of Lang Son Teacher Training College has integrally innovated lesson planning, teaching, examination and assessment. In the orientation of innovating examination and assessment, setting examination papers in the faculty has changed a great deal. One of the cases of innovation was the combination of inference questions and multiple-choice ones within an examination paper. In addition, assessment was made through seminars where students were assisted in improving upon scientific research thinking and capability of self-study, contributing to meeting the requirements of education in the current period.

Để đổi mới phương pháp dạy học, giảng dạy khoa tự nhiên trường CĐSP Lạng Sơn đã thực hiện đồng bộ đổi mới trong việc soạn bài, lên lớp, đổi mới thi kiểm tra, đánh giá... Theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, đề thi của đơn vị khao Tự nhiên đã có nhiều đổi mới. Một trong những sự đổi mới đó là có sự kết hợp giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong một đề thi và tổ chức các buổi Xêmina. 1. Kết hợp câu hỏi và trắc nghiệm khách quan trong một đề thi.

148

- Câu hỏi tự luận: đã có các dạng câu hỏi dạng hiểu, biết, giải thích vận dụng, so sánh, đánh giá, phân tích tổng hợp miễn là học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học chứ không chỉ đơn thuần học thôi. - Câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã có các dạng: + Trắc nghiệm đúng sai + Trắc nghiệm lựa chọn + Trắc nghiệm ghép đôi + Trắc nghiệm qua hình vẽ Hiện nay thực tế các đề thi thường sử dụng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Qua thực tế chúng tôi nhận thấy nếu trong đề thi có các câu hỏi trắc nghiệm thì kiểm tra được bao quát kiến thức của sinh viên hơn. Ví dụ trong đề thi có từ 3 - 4 câu tự luận thì phổ biến kiến thức sẽ không thể rộng bằng trong một đề thi có 2 - 3 câu tự luận và 4 -5 câu trắc nghiệm khách quan. Mặt khác đề thi có sự kết hợp giữa 2 loại hình câu hỏi như vậy sẽ phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm của hai hình thức đó. Chúng tôi xin đơn cử một số ví dụ sau: - Đề thi học phần Giải phẫu sinh lý người có 2 câu hỏi tự luận và 4 câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì phổ kiến thức bao gồm các chương sau: - Chương hệ vận động - Chương hệ nội tiết - Chương máu - Chương hệ tuần hoàn Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát trên đối tượng 37 sinh viên lớp K9B. Kết quả thu được như sau: Nội dung nhận định 1. Yêu cầu đề thi rõ ràng dễ hiểu 2. đề thi kiểm tra đúng kiến thức của học phần đã học 3. Số câu hỏi phổ quát phần lớn kiến thức của học phần 4. Đề thi đòi hỏi sự suy luận liên hệ 5. Đề thi đòi hỏi kỹ năng vận dụng 6. Đề thi có tác dụng định huớng phương pháp tự học 7. Sau khi thi anh chị nắm chắc kiến thức hơn 8. Nên tiếp tục thi theo hình thức này 149

Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 0 0 1 = 3% 10 = 33% 26 = 64% 0 0

0

0 0 1 = 3%

2 = 6%

35 = 94%

9 30%

27 = 67%

0 0 3 = 9% 13 = 37% 21 = 54% 0 0 2 = 6% 17 = 45% 18 = 49% 0 0 2 = 6% 20 = 60% 15 = 34% 0 0 1 = 3% 12 = 34% 24 = 63% 0 0 2 = 6% 13 = 37% 22 = 57%

Như vậy theo nhận định của sinh viên đề thi đã trải trên một diện rộng các kiến thức đã học, tránh được hiện tượng học tủ, học vẹt. Ví dụ 2: Học phần đại số sơ cấp, thực hành giải toán Gồm 2 câu hỏi tự luận và 4 câu trắc nghiệm khách quan - Bao gồm kiến thức trong các chương 2, 6, 7 Chúng tôi phát biểu thăm dò trên đối tượng 50 sinh viên 2 lớp K9A1 + K9A2. Kết quả thu được như sau: Nội dung nhận định 1. Yêu cầu đề thi rõ ràng dễ hiểu 2. Đề thi kiểm tra đúng kiến thức của học phần đã học 3. Số câu hỏi phổ quát phần lớn kiến thức của học phần 4. Đề thi đòi hỏi sự suy luận liên hệ 5. Đề thi đòi hỏi kỹ năng vận dụng 6. Đề thi có tác dụng định huớng phương pháp tự học 7. Sau khi thi anh chị nắm chắc kiến thức hơn

Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 0 0 1 = 2% 8 = 16% 41 = 82% 0 0

0

14 = 28% 36 = 72%

0 0 2 = 4% 18 = 36% 30 = 60% 0 0 1 = 2% 12 = 24% 37 = 74% 0 0 1 = 2% 16 = 32% 33 = 66% 0 0 1 = 2% 21 = 42% 28 = 56% 0 0

0

22 = 44% 28 = 56%

Như vậy ở cả hai học phần phát phiếu thăm dò, các em đều ủng hộ việc ra đề thi theo hình thức này, vừa đòi hỏi sự suy luận liên hệ, kỹ năng vận dụng, có tác dụng định hướng việc tự học và kiểm tra được trên một diện rộng các kiến thức đã học. 2. Đánh giá điểm học trình qua các Xemina. Hình thức tổ chức Xemina có tác dụng rất lớn trong việc kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Qua đó em được bồi dưỡng tư duy nghiên cứu khoa học, tự tìm hiẻu nghiên cứu giáo trình tài liệu tham khảo, viết bào cáo, tranh luận để đi đến kiến thức. Một số giảng viên đã tiến hành cho điểm học trình qua buổi tổ chức Xêmina. Điều này rất phù hợp với định hwnsg của việc đổi mới hình thức đánh giá mà nhiều hội thảo, hội nghị đã bàn tới. Để việc đánh giá được khách quan, chính xác khi tổ chức Xemina, chúng tôi chia các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu các vấn đề, sau đó báo cáo trước lớp. Giáo viên bộ môn sẽ thông báo việc cho điểm theo nhóm với các tiêu chí sau: - Chất lượng báo cáo - Trình bày báo cáo - Tranh luận - Nêu được các câu hỏi cần thảo luận 150

Chúng tôi đã phát 50 phiếu thăm dò trên đối tượng các lớp, các học phần đã tổ chức Xemina. Kết quả thu được như sau:

Nội dung nhận định 1. Nội dung Xemina có tác dụng củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức. 2. Tổ chức Xemina có tác dụng kích thích tính tích cực hoạt động của sinh viên. 3. Xemina có tác dụng khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu. 4. Rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng 5. Có thể đánh giá điểm học trình qua các buổi Xemina 6. Cần tiếp tục thực hiện và đánh giá cho điểm học trình qua các buổi Xemina

1 2

Mức độ đồng ý 3 4

0 0

0

0 0

1 = 2%

19 = 38% 30 = 60%

0 0

5 = 10%

10 = 25% 35 = 65%

0 0

7 = 14%

0 0

10 = 20%

10 = 20% 30 = 60%

0 0

7 = 14%

5 = 10%

5 = 10%

2 = 4%

5 49 = 95%

41 = 82%

38 76%

Như vậy chúng ta nhận thấy sinh viên cũng rất ủng hộ việc tổ chức các Xemina và đánh giá cho điểm học trình qua các buổi Xemina. Qua các buổi Xemina đã rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng, năng lực tự học, tự nghiên cứu. Trên đây là một vài ý kiến tham luận của đơn vị khoa Tự nhiên về việc đổimới thi, kiểm tra. Rất mong các đồng chí cùng trao đổi ý kiến để công tác thi, kiểm tra đáh giá càng được đổi mới nhằm nâng cao chất luợng dạy và học của nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn.

151

Related Documents

Doi Moi Ra De Thi
June 2020 2
4a Tiep Thi Moi
November 2019 6
Cv Doi Moi Qltai Chinh
April 2020 1
Su Ra Doi Nha Minh
November 2019 2
Mot Baby Sap Ra Doi
June 2020 3
Su Ra Doi Nha Nguyen
November 2019 9