Khởi thủy
Chu Nguyên Chương(1368 - 1398) Hốt Tất Liệt thành lập ra đế quốc Đại Nguyên để cai trị các vùng đất nằm dưới sự thống trị của người Mông Cổ. Đế quốc được chia thành nhiều Hãn quốc khác nhau, do những hoàng thân trong gia tộc của Thành Cát Tư Hãn cai trị. Riêng vùng đất phát tích của người Mông Cổ và vùng lãnh thổ Trung Quốc thuộc quyền quản lý trực tiếp của Đại Hãn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, do sự kỳ thị của người Mông Cổ với người Hán ở Trung Quốc là nguyên nhân số một dẫn tới sự chấm dứt của triều đại này. Sự kỳ thị này dẫn tới những cuộc nổi dậy của nông dân buộc nhà Nguyên phải rút lui về các thảo nguyên Mông Cổ. Tuy nhiên, những nhà sử học như JAG Roberts chưa chấp nhận giả thuyết đó. Những nguyên nhân khác gồm việc phát hành quá nhiều tiền giấy khiến gia tăng lạm phát lên gấp mười lần ở thời Thuận Đế, cùng với tình trạng lũ lụt của sông Hoàng Hà, hậu quả của tình trạng bỏ bê các dự án tưới tiêu. Cuối thời nhà Nguyên, nông nghiệp trở nên trì trệ. Khi hàng trăm nghìn người dân bị bắt đi làm phu tại sông Hoàng Hà, chiến tranh bùng nổ. Một số nhóm người Hán Trung Quốc nổi loạn, cuối cùng nhóm do Chu Nguyên Chương lãnh đạo được giới trí thức ủng hộ trở nên lớn mạnh nhất. Cuộc nổi dậy thành công và nhà Minh được thành lập ở Nam Kinh năm 1368. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu là Hồng Vũ, đặt quốc hiệu là Minh, xác lập quyền thống trị quốc gia cho gia tộc Chu. Khi Minh triều thành lập, Chu Nguyên Chương đã xây dựng quân đội theo một hệ thống tổ chức quân sự được gọi là "Vệ Sở" (衛所, Wei-so) (tương tự như hệ thống "Phủ Binh" (Fu-ping) của nhà Đường). Theo đó, Cơ sở của quân đội được tổ chức thành các vệ, mỗi vệ có 5.600 người. Dưới vệ tổ chức thành các sở nhỏ hơn (Thiên hộ sở, Bách hộ sở). Các vệ thuộc quyền thống suất của Đô đốc phủ, nhưng quyền điều động lại thuộc Binh bộ. Theo Ming Shih Gao, ý đồ của người sáng lập nhà Minh là nhằm có được một quân đội mạnh mẽ trong khi vẫn tránh được những liên kết giữa các chỉ huy và quân lính. Với một ác cảm đối với thương mại tương tự các nhà nho Khổng giáo, Chu Nguyên Chương cũng ủng hộ việc thành lập các cộng đồng nông nghiệp tự túc. Những địa chủ phong kiến mới nổi cuối thời nhà
Tống và nhà Nguyên bị tịch thu tài sản ở thời nhà Minh. Một lượng lớn đất đai bị chính phủ sung công, chia lẻ và cho thuê; nô lệ tư nhân bị cấm. Vì vậy sau khi Hoàng đế Vĩnh Lạc chết, các nông dân có sở hữu đất chiếm số đông trong nông nghiệp Trung Quốc. Ở triều Hồng Vũ, tầng lớp nho sĩ Khổng giáo, bị kìm hãm trong gần một thế kỷ dưới triều Nguyên, một lần nữa lại chiếm được vai trò chủ chốt trong việc điều hành đế chế.
Khám phá và cô lập
Đây là mảnh duy nhất còn lại trên thế giới của một đồ vật sơn mài lớn được chế tạo tại "Xưởng sơn mài Hoàng gia" tại Bắc Kinh ở đầu thời nhà Minh. Với trang trí rồng và phượng, nó được chế tạo để sử dụng trong hoàng cung. Có lẽ ở khoảng thời Minh Tuyên Tông (1426-1435). Hiện được trưng bày tại Bảo tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn. Người Trung Quốc đã có được ảnh hưởng trên toàn vùng Turkestan. Các quốc gia châu Á ven biển đã gửi các phái bộ mang theo đồ nộp cống tới Hoàng đế Trung Quốc. Bên trong nước, Đại Vận Hà được mở rộng ra đến giới hạn xa nhất chứng minh tác dụng kích thích của nó đối với thương mại. Tuy nhiên, cuộc thám hiểm đáng ngạc nhiên nhất thời kỳ này là chuyến ra khơi trên bảy chiếc tàu thủy của Trịnh Hoà, đi ngang qua Ấn Độ Dương và các quần đảo tại Đông Nam Á. Là một hoạn quan Hồi giáo đầy tham vọng, một nhân vật tài trí không xuất thân từ tầng lớp trí thức Khổng giáo, Trịnh Hòa đã chỉ huy bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 tới 1433, sáu chuyến trong số đó diễn ra ở thời Vĩnh Lạc. Có lẽ ông đã đi tới tận Mũi Hảo Vọng và có thể cả châu Mỹ theo giả thuyết 1421. Chuyến đi năm 1403 của Trịnh Hòa với một đội ngũ tàu biển là một thắng lợi trong việc tìm kiếm những con đường trên biển cho mục đích thúc đẩy thương mại, chứ không phải để kiếm lợi nhuận. Những lợi ích của các con đường thương mại và lợi ích của những con đường tôn giáo cũng gắn kết với nhau. Cả hai đều mang lại cảm giác bất an cho tầng lớp trí thức Khổng giáo mới: Các con đường tôn giáo thúc đẩy thương mại và khám phá và những lợi ích do chúng mang lại sẽ khiến nguồn vốn của nhà nước được đầu tư vào đó chứ không phải vào những nỗ lực chống lại giới tăng lữ của giới trí thức nho giáo. Chuyến thám hiểm đầu tiên năm 1405 gồm 317 chiếc thuyền và 28,000 người --thời ấy là hạm đội thám hiểm lớn nhất trên thế giới. Những chiếc tàu nhiều lớp boong của Trịnh Hòa chở tới 500 quân và cả hàng hóa xuất khẩu, đa số là hàng tơ và đồ sứ, và chở về nước những đồ xa xỉ nước ngoài như gia vị và các loại gỗ nhiệt đới. Động cơ kinh tế của những chuyến thám hiểm vĩ đại này có thể chiếm phần quan trọng, và nhiều chiếc tàu có những cabin riêng lớn dành cho các thương gia. Nhưng mục đích tối cao có lẽ vẫn là chính trị;
nhằm khám phá thêm các quốc gia khác và đưa họ vào danh sách chư hầu nộp cống cho Trung Quốc cũng như đánh dấu sự thống trị của Đế quốc Trung Hoa. Tính chất chính trị của những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa cho thấy ảnh hưởng to lớn của tầng lớp quan lại cấp cao. Dù có sức mạnh to lớn và chưa từng có, nhưng những chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa không giống với những thám hiểm của Châu Âu diễn ra sau đó trong thế kỷ 15, chúng không được thực hiện với ý định mở rộng chủ quyền của Trung Quốc ra bên ngoài. Biểu thị sự cạnh tranh bên trong tầng lớp quan lại cao cấp, những cuộc thám hiểm đó cũng đã ngày càng trở thành những vấn đề tranh chấp chính trị. Trịnh Hòa được các hoạn quan cấp thấp trong triều ủng hộ nhưng lại bị phản đối mạnh mẽ từ phía các quan lại theo Khổng giáo. Sự phản kháng lớn tới mức trên thực tế họ đã tìm cách tịch thu bất kỳ một văn bản sử nào của triều đình có ghi chép về các chuyến viễn du đó. Và cũng phải công nhận rằng, những cuộc tấn công của người Mông Cổ diễn ra đã khiến cán cân nghiêng về phía các quan lại Khổng giáo.
Chậu hoa thời nhà Minh này là một ví dụ về [đồ gốm] men ngọc Long Tuyền (龙泉青瓷). Nó được trưng bày tại Viện Smithsonian ở Washington, D.C. Tới cuối thế kỷ 15, các thần dân của đế quốc bị cấm chế tạo các con thuyền có thể đi biển hay rời khỏi đất nước. Một số nhà sử học cho rằng biện pháp này được đưa ra để chống lại cướp biển. Nhưng ở giai đoạn giữa thế kỷ 16, thương mại đã được tái khởi động lại khi bạc thay thế vị trí tiền giấy. Giá trị của bạc tăng lên nhanh chóng so với các loại hàng hóa khác trên toàn thế giới, và cả thương mại và lạm phát đều tăng lên khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu bạc. Các nhà sử học ở thế kỷ 17 như John Fairbank III và Joseph Levinson đã cho rằng sự phát triển thương mại này một lần nữa lại rơi vào tình trạng đình trệ, và rằng khoa học và triết học bị hạn chế trong những khuôn khổ truyền thống chặt chẽ ngăn chặn mọi nỗ lực phát kiến cái mời. Các nhà sử học tán thành giả thuyết này cho rằng trong thế kỷ 15, theo nghị định của triều đình các tàu đi biển loại lớn đã bị giải giới; việc chế tạo các tàu đi biển cũng bị ngăn cấm; công nghiệp sắt dần tàn lụi.
[sửa] Chinh phục quân sự
Quan hệ nước ngoài của nhà Minh năm 1580 Sự khởi đầu của nhà Minh được đánh dấu bởi những chiến dịch quân sự khi họ tìm cách củng cố và mở rộng quyền lực. Trong những năm cầm quyền đầu tiên của mình, vị vua đầu tiên nhà Minh, Chu Nguyên Chương, đã đưa ra những chỉ dẫn như những huấn thị cho các thế hệ sau này. Chúng gồm những lời khuyên cho rằng các nước ở phương bắc là rất nguy hiểm và là một mối đe dọa đối với chính thể nhà Minh. Trái lại, ông cho rằng các nước phương nam không phải là một mối đe doạ, vì thế cũng không phải là một mục tiêu cần tấn công. Đúng vậy, dù tuân theo hay không tuân theo những chỉ dẫn này, chính các nước phương nam là mục tiêu xâm lấn và mở rộng của nhà Minh trong những thế kỷ tiếp sau. Sự dính líu tới phương nam mà không mang lại lợi ích cụ thể nào rõ ràng đã làm nhà Minh suy yếu. Vào năm 1406 vua nhà Minh đưa quân xâm lược nước Đại Việt, chiếm đất và độ hộ đến năm 1418. Trong hơn hai mươi năm đô hộ nhà Minh đã bóc lột tàn bạo và tiến hành đồng hóa hết sức cực đoan nhằm xóa bỏ văn hiến nước Việt như tàn phá, đập bỏ văn bia, cướp sách có chữ Việt, thiến hoạn con trai người Việt. Kết quả chính sách ác độc của nhà Minh là dân Việt uất ức nổi dậy đánh lại đuổi quân Minh về nước, việc tốn hao binh mã chiến phí do xâm lược và chiếm giữ đất đã góp phần làm nhà Minh suy yếu.
[sửa] Cách mạng nông nghiệp Các nhà sử học coi Chu Nguyên Chương là một vị vua tàn nhẫn nhưng đầy tài năng. Từ khi bắt đầu lên ngôi, ông dành rất nhiều sự quan tâm tới việc phân phối đất đai tới những người nông dân độc lập. Các chính sách của ông có vẻ khá chú ý tới những người nghèo khổ, và ông muốn giúp những người nghèo đó cũng như gia đình họ. Ví dụ, năm 1370 một chiếu chỉ quy định rằng một số vùng đất ở tỉnh Hồ Nam và tỉnh An Huy sẽ được phân chia cho những nông dân trẻ bắt đầu tới tuổi thành niên. Để ngăn ngừa ý định tước đoạt hay mua lại những mảnh đất đó của các địa chủ, triều đình đồng thời thông báo việc sang nhượng chúng là không được chấp nhận. Tới khoảng giữa thời Hồng Vũ, một chỉ dụ được đưa ra tuyên bố rằng những người đang canh tác tại các khu đất hoang được quyền sở hữu chúng và sẽ được
miễn thuế hoàn toàn. Chỉ dụ này rất được lòng dân. Năm 1393, số lượng đất canh tác tăng lên tới 8,804,623 ching (?) và 68 mẫu (?), một kỷ lục chưa từng đạt tới ở các triều đại trước đó. Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển nông nghiệp là tích trữ nước. Chu Nguyên Chương rất chú trọng tới tưới tiêu nông nghiệp trên khắp đất nước, và vào năm 1394 một số cống sĩ (sinh viên) từ Quốc tử giám đã được cử tới tất cả các tỉnh nhằm phát triển các hệ thống tưới tiêu. 40,987 hồ nước và mương dẫn đã được thi công. Vì chính mình cũng xuất thân từ một gia đình nông dân, Chu Nguyên Chương biết rất rõ người nông dân phải chịu khổ cực như thế nào dưới ách của tầng lớp quý tộc và những kẻ giàu có. Nhiều người trong số họ, sử dụng ảnh hưởng đối với quan lại địa phương, không chỉ để xâm lấn đất đai của nông dân, mà còn đút lót cho các quan lại cấp dưới để trốn thuế và dồn gánh nặng đó lên vai nông dân. Nhằm ngăn chặn những hành vi đó, Chu Nguyên Chương đưa ra hai kế hoạch rất quan trọng là "Hoàng sách" và "Ngư Lân đồ sách", nhằm đảm bảo cả nguồn thu của chính phủ từ thuế đất và người dân đều giữ được quyền lợi của mình. Chu Nguyên Chương tổ chức quân đội theo Vệ Sở và duy trì nó nhờ vào hệ thống quân điền. Theo đó, quân đội tự túc khả năng cung ứng cho mình bằng cách tham gia sản xuất tự túc trong các quân điền để giảm bớt chi phí cho nhà nước. Trước đó, với quân đội lên tới hơn một triệu người, Chu Nguyên Chương hiểu rất rõ những khó khăn để cung ứng đủ cho một số lượng quân sự đông đảo như vậy, và ông đã chấp nhận phương pháp kiểu định cư quân sự này. Ở thời bình, mỗi người lính được cấp 40 tới 50 mẫu đất. Những người có khả năng sẽ tự bảo đảm được nhu cầu của mình, nếu không sẽ được chính phủ cung cấp thêm. Vì thế đế chế đảm bảo có được những lực lượng mạnh mà không chất thêm gánh nặng lên người dân. Míng Shih cho rằng 70% binh sỹ đóng dọc theo biên giới lo việc trồng cấy trong khi số còn lại đảm nhiệm việc phòng thủ. Trong lãnh thổ quốc gia, chỉ 20% là cần thiết để bảo vệ các thành phố và số còn lại tự lo nuôi sống mình. Vì thế một triệu binh lính nhà Minh có khả năng sản xuất ra năm triệu tạ (picul) lương thực, không chỉ đủ cung cấp cho số lượng binh sĩ đông đảo đó mà còn đủ trả lương cho các sĩ quan.
[sửa] Cách mạng thương mại Thành kiến của Chu Nguyên Chương đối với tầng lớp thương nhân không hạn chế được số lượng các thương gia. Trái lại, thương mại đạt tới tỷ lệ lớn hơn so với các thế kỷ trước đó và tiếp tục phát triển, bởi vì các nền công nghiệp đang trên đà lớn mạnh cần tới sự hợp tác của các thương gia. Tại một số tỉnh, đất đai bạc màu và dân cư quá đông đúc là những lực đẩy lớn buộc dân chúng phải tham gia vào thị trường trao đổi hàng hoá. Một cuốn sách, "Từ điển tân thư" (?)("Tu pien hsin shu"), đã miêu tả chi tiết về những hoạt động của các thương gia thời kỳ đó. Cuối cùng, chính sách của Chu Nguyên Chương nhằm ngăn cấm thương mại chỉ còn tác dụng gây trở ngại tới việc đánh thuế các thương gia của chính phủ. Chu Nguyên Chương thực tế đã tiến hành hạn chế thương mại và các thương gia đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm như muối. Ví dụ, chính phủ giao kèo với các nhà buôn về việc vận chuyển lương thực tới biên giới. Đổi lại, chính phủ cấp các phiếu muối cho các nhà buôn, và họ có thể bán lại số muối đó cho nhân dân. Những giao kèo như vậy mang lại các khoản lợi lớn cho giới thương gia. Thương mại tư nhân tiếp tục hoạt động bí mật bởi vì cảnh sát và chính phủ không thể kiểm soát toàn bộ bờ biển, và bởi vì các quan chức và các gia đình học giả địa phương tại các tỉnh ven biển trên thực tế hợp tác với các nhà buôn để chế tạo tàu thuyền phục vụ thương mại. Buôn lậu diễn ra chủ yếu với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, và nó càng tăng lên khi các mỏ bạc được tìm thấy ở Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ 16. Bởi vì bạc là hình thức tiền tệ chính ở Trung Quốc, đa số dân đều sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đi thuyền đến Nhật hay Đông Nam Á nhằm bán hàng hóa để đổi lấy bạc hay mời các nhà buôn Nhật Bản tới bờ biển Trung Quốc để buôn bán tại các cảng bí mật. Những nỗ lực của nhà Minh nhằm chấm dứt tình trạng 'cướp biển' đó là nguyên nhân dẫn tới những cuộc chiến tranh Nụy
khấu (倭寇, wokou, giặc Nhật) trong những năm 1550 và 1560. Sau khi thương mại tư nhân với Đông Nam Á được tái cho phép năm 1567, thị trường đen không còn tồn tại nữa. Thương mại với Nhật Bản vẫn bị ngăn cấm, nhưng các nhà buôn có thể đơn giản vượt qua nó bằng cách buôn bán thông qua Đông Nam Á. Tương tự, bạc từ những nhà buôn Tây Ban Nha, Pêru cũng tham gia vào thị trường với số lượng rất lớn, và không hề có một sự hạn chế nào với việc đó ở Manila. Số lượng bạc to lớn chảy vào Trung Quốc giúp tiền tệ hóa nền kinh tế (thay thế sự trao đổi bằng tiền mặt), và càng thúc đẩy thêm sự phát triển thương mại.
[sửa] Luật pháp Luật pháp ra đời ở thời Hồng Vũ được coi là một trong những thành tựu lớn nhất thời đại. Míng shih cho rằng ngay từ đầu năm 1364, triều đình đã bắt đầu soạn thảo các văn bản luật được gọi là Đại Minh Luật. Chu Nguyên Chương rất quan tâm tới dự án này và ông đã yêu cầu các vị quan phụ trách làm luật phải đưa ra được một bộ luật dễ hiểu và bao hàm toàn diện cuộc sống, không để lại những kẽ hở khiến các vị quan lại cấp dưới lợi dụng nhằm diễn giải sai ý nghĩa ngôn từ. Luật pháp triều Minh đã có bước tiến lớn so với nhà Đường trong cách đối xử với nô lệ. Theo luật nhà Đường, nô lệ hầu như bị coi ngang hàng với súc vật. Nếu họ bị một công dân tự do giết, luật pháp không hề trừng phạt kẻ giết người. Luật mới bảo vệ những người nô lệ cũng như các công dân tự do, một ý tưởng muốn quay lại với thời cai trị của vua Quang Vũ nhà Hán đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Luật pháp nhà Minh cũng nhấn mạnh trên các mối quan hệ gia đình. Đại Minh Luật dựa trên các ý tưởng Khổng giáo và các ý tưởng này luôn là một trong những nhân tố chính trong luật pháp Trung Quốc cho tới cuối thế kỷ XIX.
[sửa] Loại bỏ chức vụ Tể tướng Nhiều người cho rằng Chu Nguyên Chương muốn tập trung quyền lực tuyệt đối trong tay mình, bãi bỏ chức vụ Tể tướng và vì thế cũng triệt tiêu sự chống đối có thể đối với các vị hoàng đế bất tài. Tuy nhiên, vị trí Tể tướng bị bãi bỏ này lại được thay thế bởi một chức vụ mới, gọi là "Đại học sĩ". Ray Huang, Giáo sư Sate University cho rằng các Đại học sĩ, bên ngoài có vẻ không quyền hành gì, nhưng thực tế nắm nhiều ảnh hưởng phía sau ngai vàng. Vì uy tín và sự tin cậy của dân chúng giành cho họ, các Đại học sĩ có thể đóng vai trò trung gian giữa hoàng đế và các quan lại, nhờ vậy làm cân bằng và ổn định các lực lượng trong triều đình.
[sửa] Suy tàn Thành Tổ Chu Đệ là một người mạnh mẽ nên ông có khả năng tiếp nối chính sách ngoại giao của vua cha. Tuy nhiên, những người kế tục Chu Đệ không có nhiều ảnh hưởng trên những công việc đối ngoại, điều này khiến quân đội đế chế giảm sút nhiều sức mạnh. Nếu như ở phía nam người Việt giành lại độc lập năm 1427, thì ở phía bắc người Mông Cổ nhanh chóng tìm lại sức mạnh của mình. Bắt đầu từ khoảng năm 1445, người Ngõa Thích (Oirat Horde) với vị vua mới của họ là Khiết Tiên (Esen Taiji), đã trở thành một mối đe dọa quân sự đối với Trung Quốc. Anh Tông Chu Kỳ Trấn, do sự chi phối của thái giám Vương Chấn, đã đích thân chỉ huy một chiến dịch tấn công người Horde vào năm Chính Thống thứ 14 (1449), nhưng chiến dịch này lại trở thành một thảm họa cho Trung Quốc khi quân đội của họ bị tiêu diệt còn nhà vua bị bắt sống. Sau này ở thời Gia Tĩnh, đến lượt thủ đô của đế chế rơi vào tay người Mông Cổ. Cùng lúc ấy, những tên cướp biển Nhật Bản tiến hành những cuộc cướp bóc dọc bờ biển - những vùng bờ biển này rộng lớn tới mức nó hầu như không thể được bảo vệ bởi quân đội triều đình. Sau đó, người Nhật dưới sự lãnh đạo của Hideyoshi bắt đầu lập kế hoạch chinh phục Triều Tiên và Trung Quốc. Tuy đánh bại được quân Nhật nhưng nhà Minh phải chịu những tổn thất lớn về tài
chính. Tới những năm 1610, nhà Minh trên thực tế đã mất quyền kiểm soát vùng đông bắc Trung Quốc. Một bộ lạc hậu duệ của nhà Kim trước kia nhanh chóng mở rộng lãnh thổ về phía nam tới tận Sơn Hải Quan, tức là ngay đối diện Vạn lý trường thành. Sự suy tàn của nhà Minh trở nên rõ rệt hơn ở nửa sau giai đoạn cai trị của họ. Đa phần các hoàng đế Minh không quan tâm tới triều chính và quyền lực tối cao có lúc rơi vào tay của những quan lại trong triều, có lúc lại rơi vào tay các hoạn quan. Thêm vào đó, những cuộc xung đột nội bộ giữa các quan lại trong triều càng khiến cho giới hoạn quan có cơ hội lũng đoạn triều đình. Những vụ việc như vậy xảy ra thường xuyên cho tới tận khi nhà Minh chấm dứt. Các nhà sử học còn tranh cãi về sự "tiến bộ" khá chậm chạp của chủ nghĩa trọng thương và công nghiệp hoá theo kiểu Châu Âu từ thời nhà Minh. Vấn đề này đặc biệt đáng quan tâm, nếu ta thấy sự tương đương giữa mức độ thương mại hóa của kinh tế nhà Minh, ở thời được gọi là "tư bản phôi thai" ở Trung Quốc, với chủ nghĩa tư bản thương nghiệp ở phương Tây. Vì thế, các nhà sử học đã tìm cách giải thích tại sao Trung Quốc không "tiến bộ" ở mức tương đương trong thế kỷ cuối cùng của nhà Minh. Tuy nhiên, ở thời điểm đầu thế kỷ 21, một số giả thuyết dẫn tới cuộc tranh luận đã bị phản bác. Các nhà sử học kinh tế như Kenneth Pomeranz đã bắt đầu đưa ra lý lẽ cho rằng về mặt kỹ thuật và kinh tế Trung Quốc tương đương với Châu Âu cho tới tận năm 1750 và rằng sự khác biệt xảy ra là vì những nguyên nhân toàn cầu như khả năng tiếp cận tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ thế giới mới. Dù sao, đa số tranh luận tập trung vào sự đối nghịch về chính trị và các hệ thống kinh tế giữa Đông và Tây. Cho rằng giả thuyết gây ra điều đó là những sự chuyển đổi kinh tế, gồm cả những thay đổi xã hội, và chúng lại dẫn tới những hậu quả về chính trị, thì ta có thể hiểu tại sao sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản, một hệ thống kinh tế trong đó vốn được đưa vào sản xuất để tạo ra nhiều vốn hơn, là một cái gì đó tương tự lực đẩy tạo nên sự trỗi dậy của Châu Âu hiện đại. Dù thế nào chăng nữa, ta có thể tìm thấy những dấu vết Chủ nghĩa tư bản ở nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử phương Tây. Chủ nghĩa tư bản thương mại là giai đoạn đầu tiên và rõ ràng liên kết với các khuynh hướng lịch sử ở Trung Quốc thời nhà Minh, như các khám phá địa lý, thuộc địa hoá, phát minh khoa học, và sự tăng trưởng trong thương mại giữa các nước. Nhưng ở châu Âu, các chính phủ thường bảo vệ và khuyến khích tầng lớp giàu có tư bản, đa phần là thương nhân, thông qua các chính sách nhà nước, các khoản trợ cấp, và những điều khoản độc quyền như Công ty Đông Ấn Anh. Các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế ở thời kỳ này thường coi những khoản lợi nhuận tiềm năng mà các nhà buôn thu được là nhân tố hỗ trợ cho sự mở rộng và tập trung hóa quốc gia của họ. Vấn đề này thậm chí còn bất thường hơn nếu ta cho rằng trong thế kỷ cuối cùng của nhà Minh, một nền kinh tế tiền tệ đích thực đã xuất hiện cùng với những thương vụ ở mức độ lớn cũng như những cơ sở công nghiệp tư nhân và nhà nước, ví dụ như những trung tâm dệt may lớn ở phía đông nam. Ở một số khía cạnh, vấn đề này là trung tâm trong những cuộc tranh luận về sự suy tàn của Trung Quốc so với phương Tây hiện đại ít nhất cho đến thời Cách mạng vô sản. Các nhà sử học Mác xít Trung Quốc, đặc biệt ở thập niên 1970 coi thời nhà Minh là một trong những giai đoạn "tư bản sơ khai", một sự miêu tả có vẻ khá chính xác, nhưng không giải thích được sự suy tàn của thương mại và sự tăng cường các biện pháp quản lý thắt chặt thương mại ở thời nhà Minh. Vì vậy, các nhà sử học Mác xít mặc nhiên cho rằng chủ nghĩa trọng thương kiểu Châu Âu và công nghiệp hóa có thể đã phát triển và nó không liên quan gì tới cuộc chinh phục của người Mãn Châu, sự mở rộng chủ nghĩa thực dân Châu Âu, đặc biệt sau thời của các cuộc Chiến tranh nha phiến. Tuy nhiên các học giả hậu hiện đại ở Trung Quốc đã cho rằng quan điểm này là quá đơn giản hóa và ít nhất cũng không chính xác. Việc ngăn cấm các tàu đi biển, như được chỉ ra, là với ý định kìm chế cướp biển và đã được dỡ bỏ ở giữa thời Minh dưới sức ép mạnh mẽ của tầng lớp quan lại, những người đã chỉ ra những ảnh hưởng xấu của nó tới các vùng kinh tế ven biển. Các nhà sử học đó, gồm Jonathan Spence, Kenneth Pomeranz, và Joanna Waley-Cohen phủ nhận việc Trung Quốc đã hoàn toàn "đóng cửa với bên ngoài" và cho rằng quan điểm đó về nhà Minh là mâu thuẫn với khối lượng tăng trưởng
của thương mại và mậu dịch giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Khi người Bồ Đào Nha tới Ấn Độ, họ chứng kiến một mạng lưới thương mại đang phát triển mạnh mẽ và sau đó họ đã theo nó để tới Trung Quốc. Trong thế kỷ 16 những người Châu Âu bắt đầu xuất hiện trên những bờ biển phía đông và tìm ra Macao, vùng định cư đầu tiên của Châu Âu ở Trung Quốc. Như đã được ghi chép, từ thời Hồng Vũ, vai trò của hoàng đế đã trở nên độc đoán hơn, dù Chu Nguyên Chương cần tiếp tục sử dụng cái gọi là Đại học sĩ để hỗ trợ ông trong hàng núi giấy tờ công việc hành chính, gồm cả các bản ghi nhớ (đơn thỉnh nguyện và thư tiến cử tới triều đình), các chỉ dụ trả lời, các báo cáo đủ thể loại, và các bản ghi chép về thuế. Không như các hoàng đế sau này, Chu Nguyên Chương hiểu rõ vai trò tiêu cực của các hoạn quan triều đình như thời nhà Tống, đã giảm bớt nhiều số lượng của họ, cấm họ tiếp cận với các giấy tờ, nhấn mạnh rằng cần phải để họ mù chữ và hành quyết những kẻ dám bàn tới công việc quốc gia. Dù Chu Nguyên Chuơng có ác cảm lớn với hoạn quan, thậm chí một văn bản tóm lược trong cung của ông đã quy định rằng: "Các hoạn quan không được tham gia chính sự", các hoàng đế về sau này lại khôi phục vai trò của họ trong công việc triều đình. Chu Đệ cũng là người ham hoạt động và rất có khả năng trong vai trò nhà cai trị, nhưng một sự sắp đặt những kẻ thừa kế kém cỏi đã được đặt ra. Đầu tiên, dù thời Hồng Vũ vẫn giữ một số thói quen Mông Cổ, như trừng phạt thể xác, điều này đã là một sự quá đáng đối với tầng lớp nho sĩ vốn quen với khái niệm cai trị bằng đạo đức ("đức trị"), thời Vĩnh Lạc còn vượt quá các giới hạn đó, hành quyết các gia đình đối thủ chính trị của mình, giết hại tùy tiện hàng nghìn người. Thứ ba, triều đình Vĩnh Lạc hay chế độ Đại học sĩ, là một bộ máy không linh hoạt trong việc củng cố và trở thành một bộ máy không có khả năng hoạt động tốt. Tuy nhiên, trước đó, các hoàng đế có tài hơn đã thông qua hay giám sát tất cả các quyết định do hội đồng này đưa ra. Chính Chu Nguyên Chương nói chung cũng được coi là một hoàng đế mạnh mẽ, người mang lại sự khởi đầu cho một triều đình mạnh và hiệu quả còn kéo dài tới sau thời đại của ông, nhưng việc tập trung hóa quyền lực đã chứng minh là bất lợi đối với những vị hoàng đế tầm thường.
[sửa] Xây dựng Vạn lý trường thành Sau khi quân đội nhà Minh bị đánh bại tại trận Thổ Mộc và phải chịu đựng những cuộc cướp phá do người Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của vị hãn mới, Altan Khan (Yêm Đáp Hãn), tiến hành nhà Minh đã phải chấp nhận một chiến lược mới để đối phó với những kị sĩ phương bắc đó: một bức tường thành vĩ đại và không thể xâm nhập. Hầu như khoảng 100 năm trước (1368) nhà Minh đã bắt đầu xây dựng một pháo đài mới với kỹ thuật tiên tiến mà ngày nay chúng ta gọi là Vạn lý trường thành. Được xây dựng với một chi phí khổng lồ, bức tường chạy dọc theo các biên giới của đế chế Minh. Phải chấp nhận lùi bước tránh vùng đất thuộc quyền kiểm soát của người Ordos Mông Cổ, phía nam Hoàng Hà, bức thành chạy dọc theo biên giới phía bắc hiện nay của các tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây hiện nay. Chi phí cho việc xây dựng vượt quá rất nhiều so với các chiến dịch quân sự chống lại người Mông Cổ trong vòng 80 năm trước đó của nhà Mình và tiếp tục tăng lên tới tận khi hoàn thành (năm 1644).
[sửa] Mạng lưới chỉ điểm Ở thời Minh, các mạng lưới cảnh sát chìm phát triển rộng rãi trong quân đội. Vì quá khứ hèn mọn của Chu Nguyên Chương trước khi trở thành hoàng đế, ông rất căm ghét các quan lại tham nhũng và hiểu rõ các nguy cơ có thể dẫn tới các cuộc nổi loạn. Ông đã tạo ra Cẩm y vệ, để bảo vệ cẩn mật riêng cho mình và hoạt động như một đội cảnh sát chìm trong khắp đế chế. Dù có được rất ít thành công trong thời gian tồn tại, đội ngũ này nổi tiếng vì sự tàn bạo trong việc xử lý các vụ phạm tội hơn là một lực
lượng cảnh sát thật sự. Trên thực tế, nhiều người dân bị họ bắt giữ là người lương thiện. Cẩm y vệ đã reo rắc nỗi sợ hãi trên khắp đất nước, nhưng quyền lực của họ đã bị giảm sút khi ảnh hưởng của các hoạn quan trong triều ngày càng tăng lên. Các hoạn quan đã tạo ra ba nhóm mật vụ phục vụ cho lợi ích của họ: Đông xưởng, Tây xưởng và Nội xưởng. Cả ba nhóm đều không kém Cẩm y vệ về mặt tàn bạo và có lẽ còn ở mức cao hơn, bởi vì họ chính thức là một công cụ của hoạn quan nhằm loại trừ các đối thủ chính trị chứ không còn mang một chức năng nào khác.
[sửa] Sụp đổ Sự sụp đổ của nhà Minh xảy ra trong một thời gian dài và nó khởi nguồn ngay từ năm 1600 với sự xuất hiện của Mãn Châu dưới sự lãnh đạo của Nurhaci (Nỗ Nhĩ Cáp Xích). Với ưu thế pháo binh của mình, nhà Minh liên tục đẩy lùi người Mãn Châu, đặc biệt trong các năm 1623 và 1628. Tuy nhiên, họ không thể chiếm lại được quyền kiểm soát của mình đối với người Mãn Châu và cả vùng đất đó. Từ năm 1629 về sau này, nhà Minh kiệt sức với những vụ tranh giành quyền lực bên trong và những vụ tấn công ở miền bắc từ phía người Mãn Châu; họ đã chuyển sang chiến thuật đột kích nhằm tránh đối mặt với quân đội Minh trong những trận chiến lớn. Không thể tấn công trực tiếp vào đầu não nhà Minh, người Mãn Châu chờ đợi cơ hội của mình, phát triển pháo binh của riêng họ và thành lập các liên minh. Họ có được các quan chức trong triều nhà Minh làm quân sư cho mình. Năm 1633 họ hoàn thành việc chinh phục Nội Mông, dẫn tới việc tuyển được một số lượng lớn lính Mông Cổ dưới cờ Mãn Châu và chiếm được một con đường nữa dẫn tới trung tâm đế chế Minh. Tới năm 1636 vua Mãn Châu là Hoàng Thái Cực đã đủ tự tin để tuyên bố thành lập đế quốc nhà Thanh tại Thẩm Dương, vốn đã phản bội để theo người Mãn Châu từ năm 1621, và lấy đế hiệu là Sùng Đức. Cuối năm 1637 đồng minh truyền thống của nhà Minh là Triều Tiên bị đánh bại và chinh phục bởi đội quân mạnh mẽ với 10 vạn người của Mãn Châu, và Triều Tiên chấm dứt công nhận nhà Minh. Ngày 26 tháng 5, 1644, Bắc Kinh rơi vào tay quân khởi nghĩa do Lý Tự Thành lãnh đạo. Nắm lấy cơ hội này, người Mãn Châu vượt qua Vạn lý trường thành sau khi viên tướng giữ biên giới của nhà Minh là Ngô Tam Quế mở cổng thành tại Sơn Hải quan, và nhanh chóng đánh bại, lật đổ triều đình Đại Thuận với thời gian tồn tại ngắn ngủi của Lý Tự Thành. Dù đã mất Bắc Kinh (nơi Chu Nguyên Chương từng cho là không nên lựa chọn làm thủ đô đế chế) và hoàng đế qua đời, quyền lực của nhà Minh vẫn chưa bị tiêu diệt hẳn. Nam Kinh, Phúc Kiến, Quảng Đông, Sơn Tây và Vân Nam trên thực tế đều là những pháo đài mạnh cho sự chống cự của nhà Minh. Tuy nhiên, việc mất chính quyền trung ương khiến nhiều kẻ ngấp nghé ngôi báu và vì vậy họ không thể liên kết với nhau. Tới năm 1662, từng pháo đài một bị người Thanh đánh bại, và những hy vọng cuối cùng cho sự hồi phục của nhà Minh mất đi cùng với hoàng đế Vĩnh Lịch Chu Do Lang