Su Ra Doi Nha Nguyen

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Su Ra Doi Nha Nguyen as PDF for free.

More details

  • Words: 4,052
  • Pages: 6
Thành lập một đế chế Thiết Mộc Chân, sau này được biết đến với cái tên nổi tiếng hơn là Thành Cát Tư Hãn, là vị hoàng đế chính thức đầu tiên của Nhà Nguyên. Ông là con trai Dã Tốc Cai, vị thủ lĩnh của bộ lạc Ki Dát — một trong số những bộ lạc phân bố rải rác trên lãnh thổ Mông Cổ, trên danh nghĩa dưới quyền kiểm soát của nhà Kim lúc ấy. Cha ông bị một bộ tộc đối nghịch giết khi còn trẻ. Việc này khiến cho Tang Côn định giết Thiết Mộc Chân để giành quyền lực. Tuy nhiên Thiết Mộc Chân đã biết trước âm mưu này khiến nổ ra một trận nội chiến lớn bên trong những người Mông Cổ. Cuối cùng, Thiết Mộc Chân đánh bại Tang Côn lên nắm tước vị Vương Hãn. Thiết Mộc Chân đã lập ra một bộ văn bản luật cho người Mông Cổ được gọi là Yassa, và ông buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm túc. Tiếp đó, Thiết Mộc Chân tấn công các bộ tộc xung quanh, nắm thêm quyền lực. Bằng cách phối hợp cả ngoại giao, tổ chức, khả năng quân sự và sự tàn bạo, Thiết Mộc Chân cuối cùng đã thống nhất được tất cả các bộ lạc thành một quốc gia duy nhất, một chiến công mang tính biểu tượng của người Mông Cổ, vốn đã có một lịch sử huynh đệ tương tàn lâu dài. Năm 1206, Thiết Mộc Chân đã thống nhất toàn bộ các bộ lạc phân tán trước đó để tạo thành nước Mông Cổ. Tại một Khurultai (một hội đồng thủ lĩnh Mông Cổ), ông được trao tên hiệu "Thành Cát Tư Hãn", hay "Vua cai trị tối cao". Sự khai sinh nước Mông Cổ đánh dấu bước khởi đầu của một đế chế không ngừng mở rộng trong lịch sử, chiếm những vùng đất lớn ở châu Á, Trung Đông và nhiều phần châu Âu, trong hai thế kỷ sau đó. Trong khi đế chế của mình mở rộng về mọi hướng, mục tiêu chính của Thành Cát Tư Hãn luôn là Trung Quốc, đặc biệt Tây Hạ, nhà Kim và triều Nam Tống.

[sửa] Chinh phục phía bắc Ở thời còn Khuriltai, Thiết Mộc Chân tham dự vào một cuộc tranh chấp với Tây Hạ - cuối cùng trở thành cuộc chiến tranh chinh phục đầu tiên của ông. Dù vấp phải sự kháng cự từ những thành phố Tây Hạ được tổ chức phòng ngự tốt, cuối cùng ông đã thành công trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Tây Hạ khi ký hiệp ước hòa bình năm 1209. Ông được các vị hoàng đế Tây Hạ công nhận là chúa tể. Sự kiện này đánh dấu sự thành công đầu tiên trong quá trình chinh phục mọi vương quốc và triều đại ở Trung Quốc chưa từng được hoàn thành trước thời ông. Một mục tiêu chính của Thiết Mộc Chân là chinh phục nhà Kim, cho phép người Mông Cổ trả thù những lần thua trận trước đó, chiếm lấy miền Bắc Trung Quốc giàu có và biến Mông Cổ trở thành một cường quốc lớn đối với người Trung Quốc. Ông tuyên chiến năm 1211, và dùng các phương pháp chiến đấu với Tây Hạ trước đó để tấn công nhà Kim. Người Mông Cổ giành chiến thắng trên chiến trường, nhưng họ lại thất bại trong nỗ lực chiếm các thành phố lớn. Sử dụng cách tấn công thông thường của mình, Thiết Mộc Chân và quân đội gặp nhiều vấn đề khi tấn công các thành trì phòng ngự kiểu pháo đài. Với sự trợ giúp của các kỹ sư Trung Quốc, họ dần phát triển các kỹ thuật sau này biến họ trở thành một trong những lực lượng công thành hoàn thiện và thành công nhất trong lịch sử chiến tranh. Sau khi giành được một số thắng lợi to lớn trên chiến trường và chiếm được một số thành trì sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, Thiết Mộc Chân đã chinh phục và củng cố các lãnh thổ nhà Kim xa về phía nam tới tận Vạn lý trường thành năm 1213. Sau đó ông tấn công ba mũi vào trong lãnh thổ Kim, trong khoảng giữa Trường thành và Hoàng Hà. Ông đánh bại quân đội Kim, tàn phá miền Bắc Trung Quốc, chiếm nhiều thành phố, và năm 1215 bao vây, chiếm và phá hủy kinh đô Kim tại Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh). Tuy nhiên, hoàng đế Kim, Tuyên Tông không đầu hàng mà dời đô tới Khai Phong, con cháu ông còn giữ được ngôi cho tới tận năm 1234.

Vị hoàng đế Tây Hạ chư hầu từ chối tham gia vào cuộc chiến chống lại các dân tộc Khwarizm, vì thế Thiết Mộc Chân thề sẽ trừng phạt họ. Trong khi ông còn đang ở Trung Á, Tây Hạ và Kim thành lập một liên minh chống lại người Mông Cổ. Sau khi nghỉ ngơi và bố trí lại quân đội, Thiết Mộc Chân lại một lần nữa chuẩn bị chiến tranh chống lại những kẻ địch lớn nhất của mình. Khi ấy, sau nhiều năm chinh chiến Thiết Mộc Chân đã chuẩn bị trước cho tương lai và lập ra thứ bậc truyền ngôi cho các con. Ông lựa chọn con trai thứ ba là Oa Khoát Đài (Ogedei) làm thế tử và lập ra một phương pháp lựa chọn các hãn sau này, quy định rằng họ phải là con cháu trực hệ của ông. Tuy nhiên, ông nhận được tin tình báo rằng Tây Hạ và Kim đã tập trung được một lực lượng 180.000 cho một chiến dịch mới.

[sửa] Tham vọng đoạt Thiên Mệnh Năm 1226, Thiết Mộc Chân tấn công người Tanguts (Tây Hạ) lấy lý do rằng người Tanguts đã chứa chấp các kẻ thù của Mông Cổ. Năm sau đó ông chiếm các thành phố Heisui, Cám Châu (赣州), Tô Châu, và phủ Xiliang — cuối cùng Tây Hạ bị đánh bại gần dãy Hà Liên Sơn. Ngay sau đó ông chiếm thành phố Ling-zhou của Tây Hạ — đánh bại quân tiếp viện của họ. Năm 1227, Thiết Mộc Chân tấn công thủ đô Tanguts và vào tháng 2 chiếm phủ Lintiao. Tháng ba ông chiếm quận Tây Ninh và phủ Tín Đô (信都府), tháng 4, chiếm quận Deshun. Tại Deshun, tướng Tây Hạ là Mã Diên Long () chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày và tự mình chỉ huy cuộc chiến với quân Mông Cổ bên ngoài thành. Sau này Mã Diên Long chết vì bị trúng tên. Khi sắp qua đời năm 1227, Thiết Mộc Chân đã phác họa cho con trai út là Tha Lôi, các kế hoạch sau này sẽ được những kẻ kế tục ông sử dụng để tiêu diệt Tây Hạ, nhà Kim và triều Nam Tống. Vị hoàng đế mới nhà Tây Hạ, lên ngôi khi diễn ra các cuộc tấn công của Mông Cổ, đầu hàng. Người Tanguts chính thức đầu hàng năm 1227, sau khi tồn tại 190, từ 1038 đến 1227. Người Mông Cổ giết hoàng đế Tanguts và các thành viên trong gia đình hoàng tộc. Trong thời cai trị của Oa Khoát Đài, người Mông Cổ hoàn thành việc chinh phục nhà Kim (1115–1234) năm 1234, tới gần và bắt đầu tấn công Nam Tống. Năm 1235, dưới sự chỉ huy trực tiếp của khan, người Mông Cổ bắt đầu một cuộc chiến chinh phục kéo dài bốn mươi nhăm năm. Sau một loạt các chiến dịch từ 1231 đến 1259, quân đội Mông Cổ buộc Triều Tiên phải lệ thuộc họ. Người Mông Cổ cũng thành lập quyền kiểm soát lâu dài đối với Ba Tư bản thổ (do Chormagan chỉ huy) và nổi tiếng hơn là hãn vương Bạt Đô dẫn đầu tiến về phía tây để chinh phục thảo nguyên Nga. Những vùng đã bị họ chinh phục gồm hầu như toàn bộ Nga (trừ Novgorod, trở thành một chư hầu), Hungary, và Ba Lan. Oa Khoát Đài chết năm 1241, vì rượu, khiến chiến dịch chinh phục phía tây chết yểu. Các vị tướng nghe tin đó khi họ đang tiến về Viên, và đã rút quân về Mông Cổ, không còn ý định tiến về phía tây nữa. Không cần tới thời hãn vương Mông Ca, người Mông Cổ đã có ý chiếm Nam Tống, đế chế văn minh nhất thế giới thời đó. Mông Ca rất chú ý tới cuộc chiến chinh phục Trung Quốc, ông đã chuẩn bị tấn công vào sườn nhà Tống thông qua cuộc chinh phục Vân Nam năm 1253 và một cuộc xâm lược Đông Dương, sẽ cho phép người Mông Cổ đánh Tống từ phía bắc, tây và nam. Đích thân chỉ huy quân đội hàng chục năm, ông chiếm nhiều thành phố dọc theo mặt trận phía bắc. Những hành động chuẩn bị này cho thấy cuộc chiến tranh chinh phục chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông ra lệnh cho em trai là Hạt Lỗ (Hülegü) tiến về phía tây, một hành động nhằm mở rộng Đế chế Mông Cổ tới tận cổng thành Ai Cập. Các cuộc chinh phục châu Âu bị quên lãng nhường chỗ cho hai mặt trận đó, nhưng sự thân thiện của Mông Ca với Bạt Đô (hãn vương Quý Do (Güyük Khan) suýt đã có chiến tranh với ông ta — nhưng cuộc chiến không diễn ra vì cái chết của ông) đã đảm bảo sự thống nhất của đế chế. Trong khi đang tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, Mông Ca ốm vì bệnh lỵ và chết (năm 1259), khiến chiến dịch của Húc Liệt Ngột bị hủy bỏ, nhờ đó nhà Tống chưa bị đánh bại, và gây ra một cuộc nội chiến giành ngôi phá vỡ sự thống nhất và vô địch của đế chế. Cái chết của ông khiến Hốt Tất Liệt hoàng đế đầu tiên nhà Nguyên có cơ hội nổi lên.

[sửa] Thời huy hoàng của nhà Nguyên [sửa] Thành lập nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, một người cháu của Thiết Mộc Chân, lên ngôi Đại Hãn, trở thành lãnh tụ tối cao của các bộ tộc Mông Cổ năm 1260. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu chống lại nhà Nam Tống, từ năm 1271 — tám năm trước cuộc chinh phục phía nam — đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Trong thời cai trị của mình, Hốt Tất Liệt chịu sức ép của nhiều cố vấn muốn ông mở rộng Đế chế Mông Cổ thêm nữa ra toàn bộ các nước chư hầu trước kia của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đã bị cự tuyệt và tất cả các cuộc tấn công vào Nhật Bản, Myanmar, Việt Nam, và Indonesia đều thất bại. Vì thực tế rằng người Mông Cổ ban đầu gặp phải thái độ chống đối của người Trung Quốc, nên giai đoạn cai trị đầu tiên của Hốt Tất Liệt mang tính chất ngoại bang. Luôn lo ngại về nguy cơ mất quyền kiểm soát Trung Quốc, người Mông Cổ cố sức mang về nước mình càng nhiều càng tốt của cải và các nguồn tài nguyên. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ không gây ảnh hưởng tới thương mại từ Trung Quốc tới các nước khác. Trên thực tế, Nhà Nguyên rất chú trọng tới mạng lưới thương mại thông qua Con đường tơ lụa, cho phép chuyển giao công nghệ Trung Quốc về hướng tây. Thông qua nhiều cải cách thời Hốt Tất Liệt, và dù tình cảm của dân chúng đối với ông có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt, nhà Nguyên vẫn là một triều đại ngắn ngủi. Hốt Tất Liệt bắt đầu trở thành một Hoàng đế thực sự, cải cách toàn bộ Trung Quốc và các thể chế cũ của nó, một quá trình đòi hỏi thời gian hàng thập kỷ để hoàn thành. Ví dụ, ông đã cách ly sự cai trị Mông Cổ bằng cách tập trung chính phủ — biến mình (không giống như những vị tiền nhiệm) thành một nhà vua quân chủ chuyên chế. Ông cải cách nhiều thể chế triều đình và kinh tế khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thuế. Dù người Mông Cổ tìm cách cai trị Trung Quốc thông qua các thể chế cũ, sử dụng các quan lại người Hán, nhưng họ không có quền quyết định. Người Hán bị phân biệt về mặt chính trị. Mọi vị trí quan lại cao cấp đều duy nhất nằm trong tay người Mông Cổ, hoặc người Mông Cổ sử dụng các tộc người khác (không Hán) để giữ vị trí đó nếu không thể tìm được một người Mông Cổ thích hợp. Người Hán thường chỉ được giữ chức ở những vùng không Hán trong đế chế. Về bản chất, xã hội được chia thành bốn hạng theo các ưu tiên khác nhau: người Mông Cổ, "Sắc mục" (Trung Á đa số là người Uyghurs và Tây Tạng), Hán (Hán Trung Quốc ở phía Bắc, Mãn Châu và Nữ Chân), và Người phương Nam (Hán Trung Quốc thuộc nhà Tống và các nhóm dân tộc khác). Trong thời cầm quyền của mình, Hốt Tất Liệt đã xây dựng một thủ đô mới cho Mông Cổ, Khanbaliq, xây dựng Tử Cấm thành. Ông cũng cải tiến nông nghiệp Trung Quốc, mở rộng Đại vận hà, các đường giao thông và kho thóc. Marco Polo đã miêu tả sự cai trị của Hốt Tất Liệt là nhân từ: giảm thuế cho dân ở thời khó khăn; xây dựng các nhà thương và nhà nuôi trẻ mồ côi; phân phát lương thực cho những kẻ nghèo đói. Ông cũng phát triển khoa học và tôn giáo. Giống như những Hoàng đế khác ở các triều đình phi Hán, Hốt Tất Liệt coi mình là một Hoàng đế Trung Hoa đích thực. Trong khi trên danh nghĩa vẫn cai trị cả những vùng khác của Đế chế Mông Cổ, mọi quan tâm của ông chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Sau khi Hốt Tất Liệt chết năm 1294, Đế chế Mông Cổ trên thực tế đã bị phân chia thành nhiều vương quốc độc lập.

[sửa] Buổi đầu cai trị Kế vị luôn là một vấn đề đối với Nhà Nguyên, gây ra các vụ xung đột và tranh giành nội bộ. Nó xuất

hiện ngay từ khi kết thúc triều đại của Hốt Tất Liệt. Ban đầu ông lựa chọn con trai là Zhenjin — nhưng vị hoàng tử này chết trước Hốt Tất Liệt vào năm 1285. Vì thế, con trai của Zhenjin được đưa nên ngôi trở thành Nguyên Thành Tông và cai trị trong giai đoạn gần mười năm sau khi Hốt Tất Liệt qua đời (từ 1294 đến 1307). Thành Tông quyết định duy trì và tiếp tục thực hiện nhiều dự án mà ông nội đã tiến hành. Tuy nhiên, nạn tham nhũng của Nhà Nguyên đã bắt đầu phát sinh từ thời Thành Tông. Nguyên Vũ Tông lên ngôi Hoàng đế Trung Quốc sau khi Thành Tông qua đời. Không giống như người tiền nhiệm, ông từ bỏ các kế hoạch của Hốt Tất Liệt. Trong giai đoạn cầm quyền ngắn ngủi của ông (từ 1307 đến 1311), Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, một phần vì những quyết định yếu kém của Vũ Tông. Tới khi ông mất, Trung Quốc ở tình trạng nợ nần rất nhiều và dân chúng trở nên bất mãn với Nhà Nguyên. Vị hoàng đế thứ tư Nhà Nguyên, Nguyên Nhân Tông được coi là một vị vua có tài. Ông là một trong những vị vua cai trị Trung Quốc người Mông Cổ chấp nhận văn hóa Trung Quốc, khiến cho tầng lớp quý tộc Mông Cổ không hài lòng với ông. Ông được Li Meng, một người theo Khổng giáo, cố vấn. Ông đã đưa ra nhiều cải cách, gồm cả việc giải tán Bộ Nội Vụ (dẫn tới việc hành hình 5 vị quan lại cao cấp). Bắt đầu từ năm 1313 những người muốn tham gia vào tầng lớp quan lại phải tham dự các kỳ thi để chứng tỏ trình độ. Ông cũng đã chuẩn hóa đa số luật lệ.

[sửa] Ảnh hưởng Ở thời Nhà Nguyên, một nền văn hóa đa dạng đã phát triển. Những thành tựu văn hóa chính là sự phát triển của kịch và tiểu thuyết cùng sự gia tăng sử dụng tiếng địa phương. Vì sự cai trị trên toàn vùng Trung Á đã được thống nhất, thương mại giữa Đông và Tây gia tăng mạnh mẽ. Các mối liên hệ rộng lớn của Mông Cổ với Tây Á và Châu Âu khiến việc trao đổi văn hóa diễn ra ở mức độ rất cao. Các nhạc cụ phương Tây xuất hiện và làm phong phú thêm cho các môn nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc. Từ giai đoạn này số người theo Hồi giáo ở tây bắc và tây nam Trung Quốc ngày càng gia tăng. Nestorianism và Cơ đốc giáo La Mã cũng trải qua một giai đoạn thanh bình. Phật giáo Tây Tạng phát triển, dù Đạo giáo trong nước bị người Mông Cổ ngược đãi. Các hoạt động triều đình và các kỳ thi dựa trên các tác phẩm kinh điển Khổng giáo, vốn đã bị bãi bỏ ở miền bắc Trung Quốc trong giai đoạn chia rẽ, được người Mông Cổ tái lập với hy vọng giữ được trật tự xã hội như ở thời Hán. Lĩnh vực du ký, bản đồ, và địa lý, cũng như giáo dục khoa học có bước phát triển so với trước đó. Một số phát minh quan trọng của Trung Quốc như thuốc súng, kỹ thuật in, sản xuất đồ sứ, bài lá và sách thuốc lan truyền sang Châu Âu, trong khi kỹ thuật chế tạo đồ thủy tinh mỏng và cloisonné cũng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Những bản du ký đầu tiên của người phương Tây cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này. Nhà du lịch nổi tiếng nhất là Marco Polo người thành Viên, ông đã tới "Cambaluc," thủ đô của Khan vĩ đại (Bắc Kinh hiện nay), và cuộc sống ở đó theo miêu tả của ông khiến Châu Âu kinh ngạc. Cuốn sách về các cuộc du lịch của ông, Il milione (hay Những cuộc phiêu lưu của Marco Polo), xuất hiện vào khoảng năm 1299. Những tác phẩm của John of Plano Carpini và William of Rubruck cũng cung cấp một số chi tiết đầu tiên về người Mông Cổ sang phương Tây.

Người Mông Cổ tiến hành nhiều dự án công cộng lớn. Đường xá và giao thông thủy được tổ chức lại và cải tiến thêm. Để ngăn nguy cơ phát sinh nạn đói, các kho lương thực được xây dựng trên khắp đế chế. Thành phố Bắc Kinh được xây dựng lại với các cung điện mới gồm cả các hồ, đồi núi và công viên nhân tạo. Ở thời Nhà Nguyên, Bắc Kinh trở thành điểm kết thúc của Đại Vận Hà, khi ấy đã được cải tạo toàn bộ. Những cải tiến cho mục đích thương mại đó thúc đẩy thương mại trong lục địa cũng như thương mại trên biển ra toàn Châu Á tạo điều kiện thuận lợi cho những tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa Trung Quốc và Châu Âu. Những nhà du lịch Trung Quốc tới phương Tây có thể giúp đỡ các kỹ thuật mới như cơ khí thủy lợi. Những tiếp xúc với phương Tây cũng khiến các loại lương thực chính khác du nhập vào Trung Quốc, như kê cùng các sản phẩm lương thực từ bên ngoài khác và cách chế biến chúng.

[sửa] Sụp đổ của nhà Nguyên [sửa] Bất ổn xã hội Sự kết thúc của Nhà Nguyên được đánh dấu bởi những cuộc tranh giành ngôi báu, nạn đói, và sự cay đắng của nhân dân. Đây là một trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong Lịch sử Trung Quốc, chỉ kéo dài một thế kỷ từ 1271 đến 1368. Khi ấy, các con cháu của Hốt Tất Liệt đã trở nên Hán hoá, và thoát khỏi mọi ảnh hưởng từ các vùng đất Mông Cổ khác ở Châu Á tới mức người Mông Cổ cũng coi họ là người Trung Quốc. Dần dần, họ mất cả ảnh hưởng bên trong Trung Quốc. Các triều đại sau này của các hoàng đế nhà Nguyên rất ngắn ngủi, xảy ra liên tiếp các vụ âm mưu và tranh giành. Không còn quan tâm tới cai trị, họ bị cách ly khỏi cả quân đội và dân chúng. Trung Quốc bị chia rẽ bởi những phe phái bất đồng và tình trạng bất ổn; các băng đảng nổi lên khắp nước mà quân đội Nhà Nguyên không thể làm gì để dẹp yên. Nguyên Anh Tông cai trị chỉ trong hai năm (1321 tới 1323); thời đại của ông kết thúc cùng với một vụ đảo chính do năm hoàng tử tiến hành. Họ đưa Tấn Tông lên ngôi, và sau một nỗ lực không thành nhằm dẹp yên các hoàng tử ông cũng bị giết. Hoàng đế cuối cùng trong số chín người kế vị Hốt Tất Liệt là Nguyên Thuận Đế (1333-1370) bị Chu Nguyên Chương, người sáng lập Nhà Minh (1368-1644), đánh đuổi đến Dadu năm 1368. Từ đây vai trò thống trị của người Mông tại "Trung nguyên" kết thúc.

[sửa] Bắc Nguyên Người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Theo quan điểm chính trị chính thống của Trung Quốc, chỉ có thể có một đế chế chính thống duy nhất trên lãnh thổ, do đó nhà Minh và nhà Nguyên ngăn cản sự hiện diện hợp pháp lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà sử học thường có khuynh hướng coi Nhà Minh là triều đại đại diện hợp pháp vì triều đại này do người Hán lập ra. Sau khi chiếm được Bắc Kinh, nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng. Khoảng 7 vạn người Mông Cổ bị cầm tù và Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá. Tám năm sau cuộc xâm lược này, ngôi vua Mông Cổ được chuyển sang cho Yesüder, một hậu duệ của Arigh Bugha. Sau khi giúp Mông Cổ vượt qua giai đoạn hỗn loạn, ông trao lại ngai vàng cho con cháu của Hốt Tất Liệt. Trong khi các cuộc xung đột diễn ra ở Trung Quốc, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh. Thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1634, Ligdan Khan, vị Khan Vĩ đại cuối cùng của người Mông Cổ chết trên đường tới Tây Tạng. Con trai ông, Ejei Khan, đầu hàng người Mãn Châu và trao ấn báu của Hoàng đế Nguyên cho vị vua Mãn Thanh là Hong Taiji (Hoàng Thái Cực). Từ đó, Hong Taiji lập ra Nhà Thanh với tư cách là triều tiếp nối Nhà Nguyên

năm 1636. (Tuy nhiên, một số nguồn tham khảo như Từ điển bách khoa Anh cho rằng đó là năm 1637)

Related Documents

Su Ra Doi Nha Nguyen
November 2019 9
Su Ra Doi Nha Minh
November 2019 2
Nrupatunga Ta Ra Su
November 2019 4
Akasmika Ta Ra Su
November 2019 1
Doi Moi Ra De Thi
June 2020 2
Mot Baby Sap Ra Doi
June 2020 3