Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGÀNH ĐÀO TẠO: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG; KẾ TOÁN; QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Lý thuyết tài chính 2. Số đơn vị học trình: 3 3. Trình độ cho sinh viên năm thứ hai 4. Phân bổ thời gian: - Lên lớp: 45 tiết Chương I II III IV
Số tiết 12 18 8 7
Lý thuyết 9 14 6 5
Thảo luận 3 3 2 1
Kiểm tra 1 1
- Thực tập, thực hành: Không 5. Điều kiện tiên quyết: Để học môn Lý thuyết tài chính, trước hết phải học các môn Kinh tế chính trị học, Triết học, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Luật đại cương. 6. Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, có hệ thống về tài chính, từ đó làm cơ sở luận cho việc nghiên cứu các môn học tiếp theo. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Môn Lý thuyết tài chính nghiên cứu về hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội. Biểu hiện ra bên ngoài
1
của hệ thống các quan hệ phân phối tài chính đó là sự vận động của tiền tệ (luồng tiền). Sự vận động của tiền tệ không chỉ dừng lại riêng ở một chủ thể mà gắn liền với tất cả các chủ thể trong xã hội đó là Nhà nước, Doanh nghiệp, Trung gian tài chính, Hộ gia đình và các tổ chức xã hội. Môn Lý thuyết tài chính ngoài việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tài chính, sẽ tập trung nghiên cứu về Tài chính Nhà nước (Ngân sách nhà nước), Tài chính doanh nghiệp, Bảo hiểm. Ở mỗi chương sẽ nghiên cứu những nguyên lý cơ bản về việc hình thành và sử dụng các công cụ phân phối tương ứng với mỗi chủ thể. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Học trên lớp, hoàn thành các câu hỏi thảo luận do giáo viên yêu cầu. 9. Tài liệu học tập: - Giáo trình chính: Lý thuyết tài chính Hệ Trung học, 2005. - Website và các tạp chí, các thông tin khoa học của các cơ quan có liên quan đến từng học trình: Bộ Tài chính; Tổng cụ Thuế; Các Công ty Bảo hiểm, Các doanh nghiệp... 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Dự lớp tối thiểu theo quy định. - Hoàn thành cơ bản các câu hỏi thảo luận do giáo viên yêu cầu . - Kiểm tra học trình theo quy định - Thi hết học phần 11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần: Với chương trình 45 tiết, môn học gồm 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính I. Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính: 1. Điều kiện kinh tế 2
2. Điều kiện xã hội II. Bản chất tài chính: 1. Hình thức biểu hiện bên ngoài 2. Bản chất III. Chức năng của tài chính: 1. Chức năng phân phối: 2. Chức năng giám đốc: IV. Hệ thống tài chính: 1. Khái quát về hệ thống tài chính: 2. Nhiệm vụ của các khâu trong hệ thống tài chính 2.1. NSNN 2.2. TCDN 2.3. BH 2.4. TD 2.5. Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội 3. Mối quan hệ giữa các khâu Chương II: Ngân sách nhà nước I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của NSNN: 1. Khái niệm, đặc điểm: 2. Vai trò của NSNN: 2.1. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế 2.2. Củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước 2.3. Kiểm tra, kiểm soát đối với các khâu tài chính khác II. Thu NSNN: 1. Khái niệm, đặc điểm của thu NSNN 2. Nội dung kinh tế thu NSNN 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN 4. Thuế 4.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế 4.2. Một số luật thuế chủ yếu hiện hành ở Việt Nam III. Chi NSNN: 1. Khái niệm, đặc điểm của chi NSNN 2. Nội dung chi NSNN và phân loại chi NSNN 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi NSNN 4. Bội chi Ngân sách Nhà nước và các giải pháp xử lý V. Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN: 3
1. Tổ chức hệ thống NSNN 2. Phân cấp NSNN Chương III: Tài chính doanh nghiệp I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài chính doanh nghiệp: 1. KN 2. Đặc điểm 3. Vai trò II. Tổ chức tài chính doanh nghiệp: 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức TCDN 2. Nguyên tắc tổ chức TCDN III. Quản lý tài sản và nguồn vốn : 1. Vốn kinh doanh và đặc trưng của VKD 2. Nguồn vốn kinh doanh và các giải pháp huy động 3. Quản lý tài sản 3.1. Tài sản ngắn hạn 3.2. Tài sản dài hạn Chương IV: Bảo hiểm I. Những vấn đề chung về bảo hiểm 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 2. Khái niệm bảo hiểm 3. Đặc điểm của bảo hiểm 4. Vai trò của bảo hiểm II. Bảo hiểm kinh doanh: 1. Một số vấn đề chung về bảo hiểm kinh doanh 2. Các hình thức bảo hiểm kinh doanh II. Bảo hiểm xã hội: 1. Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội 2. Các chế độ của bảo hiểm xã hội
4