NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CỘNG HOÀ XÃ HÔỊ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc **********
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: Ngân hàng- Tài chính
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Phân tích và đầu tư chứng khoán 2. Số đơn vị học trình: 8 3. Trình độ: Đại học (năm thứ 4- chuyên ngành thị trường chứng khoán) 4. Phân bổ thời gian: -
Lên lớp: 80%
-
Thảo luận, chữa bài tập: 20%
5. Điều kiện tiên quyết: Hoàn thành học phần Thị trường chứng khoán 6. Mục tiêu của học phần: Kết thúc học phần này, sinh viên cần thu được những kết quả như sau:
• Hiểu rõ vai trò của việc phân tích và lựa chọn chứng khoán trong quá trình đầu tư chứng khoán.
• Nắm bắt được các phương pháp phân tích chứng khoán, bao gồm: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
• Hiểu và có khả năng ứng dụng các phương pháp xác định giá trái phiếu. • Hiểu và có khả năng ứng dụng các phương pháp xác định giá cổ phiếu: mô hình chiết khấu luồng cổ tức (DDM), mô hình chiết khấu luồng tiền tự do (FCFE) và phương pháp định giá so sánh.
• Hiểu và có khả năng ứng dụng các phương pháp xác định giá các công cụ phái sinh: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.
• Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của mối tương quan rủi ro- thu nhập đối với các quyết định phân bổ tài sản.
• Hiểu rõ nguyên tắc cơ bản đề xây dựng được một danh mục đầu tư tối ưu. • Nắm bắt được các mô hình đinh giá tài sản được sử dụng trong việc lựa chọn chứng khoán như mô hình đình giá tài sản vốn (CAPM), mô hình định giá arbitrage, mô hình đa chỉ số…
7. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần: Học phần này giới thiệu cho sinh viên về lý thuyết và thực hành về phân tích và đầu tư chứng khoán. Các phương pháp phân tích chứng khoán, bao gồm phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật sẽ được giới thiệu trong học phần. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về các phương pháp định giá trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ phái sinh. Học phần còn tập trung vào các khái niệm và lý thuyết cơ sở của việc lựa chọn chứng khoán và xây dựng danh mục đầu tư như khái niệm về rủi ro và thu nhập, lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz, các mô hình định giá tài sản như mô hình đình giá tài sản vốn (CAPM), mô hình định giá arbitrage, mô hình đa chỉ số…
8. Nhiệm vụ của sinh viên: -
Dự lớp: theo quy chế
-
Làm 03 bài kiểm tra
9. Tài liệu học tập: -
Giáo trình chính: Phân tích đầu tư chứng khoán- Học viện Ngân hàng xuất bản
-
Sách tham khảo: Giáo trình phân tích đầu tư chứng khoán- Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán- UBCK nhà nước xuất bản
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: -
Bài kiểm tra, thuyết trình, báo cáo trong kỳ: 30%
-
Thi hết môn: 70%
-
Dự lớp: Kết quả học phần được công nhận nếu sinh viên dự lớp theo theo đúng quy chế.
11. Thang điểm: 10 12. Nội dung chi tiết học phần
Phần I: Phân tích chứng khoán Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích chứng khoán 1.
Khái niệm, mục đích của phân tích chứng khoán
2.
Vai trò của phân tích và lựa chọn chứng khoán trong quá trình đầu tư chứng khoán
Chương 2: Các phương pháp phân tích chứng khoán 1. Phân tích cơ bản 1.1. Khái niệm phân tích cơ bản 2.1. Nội dung phân tích cơ bản 2.1.1. Phân tích kinh tế vĩ mô 2.1.2. Phân tích ngành 2.1.3. Phân tích công ty (Phân tích vi mô) 2. Phân tích kỹ thuật 2.1. Khái niệm phân tích kỹ thuật 2.2. Lý thuyết DOW 2.3. Các định dạng của đồ thị 2.4. Một số lý thuyết khác được sử dụng trong phân tích kỹ thuật Chương 3: Định giá trái phiếu 1. Phương pháp định giá trái phiếu 2. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất 4. Tác động của các điều khoản đặc biệt của trái phiếu tới giá trái phiếu Chương 4: Định giá cổ phiếu 1. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM): 1.1. Nội dung phương pháp chiết khấu luồng cổ tức 1.2. Các mô hình được sử dụng trong phương pháp chiết khấu luồng cổ tức 1.2.1. Mô hình tăng trưởng Gordon 1.2.2. Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn 1.2.3. Mô hình H 1.2.4. Mô hình tăng trưởng ba giai đoạn 2. Phương pháp chiết khấu luồng tiền tự do (FCFE)
2.1. Nội dung phương pháp chiết khấu luồng tiền tự do 2.2. Các mô hình được sử dụng trong phương pháp chiết khấu luồng tiền tự do 2.2.1. Mô hình tăng trưởng đều 2.2.2. Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn 2.2.3. Mô hình tăng trưởng ba giai đoạn 3. Phương pháp so sánh (Relative Valuation): 3.1. Nội dung phương pháp so sánh 3.2. Phương thức kiểm soát sự khác biệt giữa các công ty Chương 5: Định giá công cụ phái sinh 1. Định giá hợp đồng quyền chọn 1.1. Một số khái niệm chung về hợp đồng quyền chọn 1.2. Phương pháp định giá hợp đồng quyền chọn: 1.2.1. Mô hình định giá nhị thức 1.2.2. Mô hình định giá Black-Scholes 2. Định giá hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai 2.1. Một số khái niệm chung về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai 2.2. Phương pháp định giá hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Phần II: Lý thuyết đầu tư chứng khoán Chương 6: Khái quát về môi trường đầu tư chứng khoán 3.
Khái niệm và đặc điểm của đầu tư chứng khoán
4.
Khái quát về thị trường và giao dịch chứng khoán
5.
Đo lường thu nhập và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
5.1. Khái niệm và đo lường thu nhập và rủi ro của hoạt động đầu tư 5.2. Thu nhập và rủi ro của một chứng khoán: 5.3. Thu nhập và rủi ro của danh mục đầu tư 5.4. Mức ngại rủi ro của nhà đầu tư 6.
Quy trình đầu tư chứng khoán:
6.1. Xác định chính sách đầu tư 6.2. Phân tích và lựa chọn chứng khoán 6.3. Xây dựng danh mục đầu tư 6.4. Quản trị danh mục đầu tư
6.5. Đánh giá và điều chỉnh danh mục đầu tư Chương 7: Lý thuyết danh mục đầu tư 3. Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz 4. Đường cong hiệu quả 5. Lựa chọn một danh mục đầu tư tối ưu 6. Lý thuyết thị trường vốn: 6.1. Tài sản phi rủi ro 6.2. Danh mục thị trường 6.3. Đường thị trường vốn Chương 8: Mô hình cân bằng trên thị trường vốn 1. Mô hình đình giá tài sản vốn (CAPM): 1.1. Nội dung mô hình CAPM 1.2. Đường thị trường chứng khoán (SML) 1.3. Ý nghĩa của mô hình CAPM 2. Mô hình định giá arbitrage 2.1. Nội dung mô hình định giá arbitrage 2.2. Ý nghĩa của mô hình định giá arbitrage 3. Mô hình đa chỉ số 3.1. Nội dung mô hình đa chỉ số 3.2. Ý nghĩa của mô hình đa chỉ số
13. Phân bổ thời gian a. Lên lớp: 102 tiết T T
Tên chương
Số tiết
Phần I: Phân tích chứng khoán
58
1
Những vấn đề cơ bản về phân tích chứng khoán
6
2
Các phương pháp phân tích chứng khoán
17
3
Định giá trái phiếu
10
4
Định giá cổ phiếu
15
5
Định giá công cụ phái sinh
10
Ghi chú
Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2
Phần II: Lý thuyết đầu tư chứng khoán
39
6
Khái quát về môi trường đầu tư chứng khoán
10
7
Lý thuyết danh mục đầu tư
15
8
Mô hình cân bằng trên thị trường vốn
14
Tổng cộng
97
b. Kiểm tra giữa kỳ: 3 tiết (sau chương 3, chương 5 và chương 8) c. Thảo luận: 20 tiết
Kiểm tra lần 3