1. Benh Hoc.pptx

  • Uploaded by: Mua Ha
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 1. Benh Hoc.pptx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,676
  • Pages: 31
BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN ĐẠI CƯƠNG - BỆNH HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÂM SÀNG KHOA DƯỢC – ĐH Y DƯỢC TP.HCM

NHÓM THỰC HIỆN -

Nguyễn Trần An Đỗ Thị Trâm Anh Nguyễn Quốc Khánh Lê Thị Trà My Trần Ngọc Quỳnh Mai Vũ Thị Lan Nhi Lê Thị Thu Thảo Lương Thị Hạ Vi Lâm Tín An Nguyễn Thị Ngọc Anh Trịnh Thị Hồng Anh Nguyễn La Ngọc Bảo

-

Trần Thị Xuân Bình Lê Công Nguyễn Hoàng Nguyên Đan Mai Anh Đào Chu Văn Đạt Hoàng Phương Kiều Diễm Huỳnh Thanh Thái Phạm Hồng Điệp Nguyễn Hà Thùy Dung Trần Đình Dương Phạm Nguyễn Ngân Hà

NỘI DUNG CHÍNH 1. Định nghĩa 2. Dịch tễ 3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh 4. Yếu tố nguy cơ 5. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 6. Biến chứng 7. Chẩn đoán

1. ĐỊNH NGHĨA Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) được định nghĩa là triệu chứng khó chịu và/ hoặc biến chứng gây ra do trào ngược những chất trong dạ dày vào thực quản. Những triệu chứng được coi là liên quan đến trào ngược dạ dày – thực quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Pharmacotherapy principles and practice

6.ĐỊNH NGHĨA ĐỊNH NGHĨA (Theo WGO 2015)

➢LES (Lower esophageal Sphincter): cơ vòng dưới

thực quản. ➢NERD (NonErosive Reflux Disease): bệnh trào ngược không có sự ăn mòn khi kiểm tra nội soi, là hình thức phổ biến nhất của GERD trên toàn cầu. ➢EE (Erosive Esophagitis): viêm thực quản ăn mòn. ➢BE (Barrett’s Esophagus): thực quản Barrett là dạng biến chứng ác tính của GERD.

2.DỊCH TỄ

[El-Serag HB, et al. Gut 2013;0:1–10]

2.DỊCH TỄ - Tỷ lệ: 18,1%–27,8% ở Bắc Mỹ; 8,8%–25,9% ở châu Âu; 2,5%–7,8% ở Đông Á; 11,6% ở Úc và 23,0% ở Nam Mỹ. - Có sự gia tăng tỷ lệ GERD từ năm 1995, đặc biệt ở Bắc Mỹ và Đông Á. - Tỷ lệ GERD ở châu Á thấp hơn 5%, ở Đông Nam Á và Tây Á là 6,3–18,3% từ sau năm 2005. - Nghiên cứu của Quách Trọng Đức tại BV ĐH Y Dược TPHCM từ 2005–2012: tỉ lệ GERD chiếm khá cao trong số các BN mắc các bệnh về tiêu hóa (45,3% trong số BN mắc bệnh tiêu hóa-năm 2012).

2.DỊCH TỄ

Biểu đồ thể hiện xu hướng dịch Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thực quản ở nam tễ học các rối loạn liên quan đến giới và phụ nữ trong giai đoạn 1998-2002 ở một số GERD. Boeckxstaens G, et al.vùng. Gut 2014;63:1185–1193

2.DỊCH TỄ Tỷ lệ mắc bệnh dường như không tăng theo tuổi.

A. Becher and J. Dent, Aliment Pharmacol Ther 2011; 33: 442–454

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH GIẢM yếu tố bảo vệ

TĂNG Yếu tố tấn công

-Nhu động đào thải acid thực quản -Toàn vẹn niêm mạc --Cơ LES -Dịch nhầy thực quản và bicarbonate nước bọt

-Trào ngược acid và pepsin từ dạ dày -Ứ đọng thức ăn quá lâu -Thực quản quá nhạy cảm -Hoạt động cơ LES bị rối loạn

MẤT CÂN BẰNG YẾU TỐ TẤN CÔNG VÀ YẾU TỐ BẢO VỆ Uptodate

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

Nguyên nhân

➢Bất thường cơ học - chức năng vùng tiếp nối dạ dày- thực quản:

o Sự giãn thoáng qua của cơ thắt thực quản dưới (TLESR) mà không có nhu động thực quản và thời gian kéo dài >10 giây. o Giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) (<10mmHg): dạ dày phình, hút thuốc, thức ăn và thuốc.

Uptodate

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

Nguyên nhân

➢Tăng áp lực ổ bụng do

o Chậm làm rỗng dạ dày làm tăng áp lực ổ bụng o Do hắt hơi, gắng sức o Béo phì o Mang thai

uptodate

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

Một số nguyên nhân khác:

➢Bất thường đào thải acid thực quản o Giảm sự làm rỗng thực quản do giảm nhu động thực quản và cử động nuốt nước bọt o Giảm chức năng tiết nước bọt. Giảm tiết nước bọt trong lúc ngủ, ở người hút thuốc, bệnh khô miệng mãn tính.

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH ➢Thoát vị hoành

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH ➢Khiếm khuyết hàng rào bảo vệ tổn thương biểu mô: Cấu trúc sinh lý để chống lại tác hại của trào ngược: o Liên kết chặt chẽ giữa các tế bào biểu mô → chậm quá trình thâm nhập của H+ o Sự bơm ngược ion H+ o Lưu lượng máu đem chất dinh dưỡng để giữ sự toàn vẹn bề mặt của tế bào biểu mô và cung cấp HCO3-

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

➢Tăng nhạy cảm thực quản: gây ợ nóng

➢ H.pylori : mối liên hệ giữa H.p và GERD rất phức tạp ➢ Ăn uống và sử dụng thuốc

Uptodate

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH Bảng 17.1: Thực phẩm và thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng [Pharmacotherapy] Giảm áp lực LES Thực phẩm -Bữa ăn nhiều chất béo/ Đồ rán chiên -Thuốc đánh rắm ( ví dụ: Bạc hà cay) -Socola -Cà phê, thức uống chứa caffeine -Tỏi -Hành -Ớt cay

Thuốc -Kháng Cholinergic -Nicotin -Nhóm Benzodiazepin -Opioids (Morphine) -Phentolamine -Progesteron -Theophyllin -Ethanol

Chất kích thích trực tiếp vào niêm mạc thực quản Thực phẩm Thuốc -Thức uống có ga -Aspirin, nhóm NSAID -Trái cây họ Cam (bưởi, cam, -Nhóm Biphosphonat chanh,..) -Khoáng chất -Cà phê -Quinidin -Nước cam -Kali clorid -Thức ăn cay -Cà chua Pharmacotherapty 10th

-Isoproterenol -Nhóm Barbiturat -Nhóm Nitrat -Caffein -Chẹn kênh Ca -Dopamin -Estrogen

3. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

4. YẾU TỐ NGUY CƠ

Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease-WGO 2015

5. TRIỆU CHỨNG LS-CLS (Theo WGO 2015)

➢Điển hình: o Ợ nóng (ban ngày hoặc ban đêm) o Trào ngược ( ban ngày hoặc đêm) o Tăng tiết nước bọt

Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease-WGO 2015

5. TRIỆU CHỨNG LS-CLS (Theo WGO 2015) ➢Không điển hình: o Buồn nôn, nôn, ợ hơi o Tiêu hóa chậm, cảm giác no sớm o Đau vùng thượng vị o Đau ngực o Các triệu chứng hô hấp (ho, thở khò khè, viêm mũi xoang mãn tính) o Các triệu chứng khàn giọng, đau họng, globus o Thức dậy sớm o Thức dậy về đêm, những cơn ác mộng Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease-WGO 2015

5. TRIỆU CHỨNG LS-CLS

➢Triệu chứng cảnh báo (warning signs): liên quan đến ung thư dạ dày, biến chứng loét phức tạp hay những bệnh nghiêm trọng khác - Khó tiêu

- Xuất huyết tiêu hóa

- Đau khi nuốt

- Thiếu máu thiếu sắt

- Đau dai dẳng

- Giảm cân không tự chủ

- Triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi tái phát

- Bệnh hạch bạch huyết

- Ho liên tục/dai dẳng

- Tiền sử gia định ung thư thực quản/dạ dày

- Nôn thường xuyên

- U vùng thượng vị

Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease-WGO 2015

6.BIẾN CHỨNG CÁC BIẾN CHỨNG (Theo UpToDate) ➢Viêm thực quản ăn mòn: tình trạng viêm, kích ứng và hình thành những vết xước trên lớp niêm mạc thực quản.

➢Loét: có thể hình thành trong thực quản do acid dạ dày, một số TH có chảy máu.

➢Tắc nghẽn: Loét liên tục → lành → mô sẹo → hẹp thực quản (mô sẹo mất khả năng co bóp của mô bình thường)

➢Phổi và cổ họng: trào ngược acid vào cổ họng → viêm dây thanh quản, đau họng hoặc triệu chứng khàn. Trào ngược acid mạn tính vào phổi có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn, được gọi là xơ hóa phổi

6.BIẾN CHỨNG CÁC BIẾN CHỨNG (Theo UpToDate) ➢Thực quản Barrett: xảy ra khi các tế bào bình thường ở thực quản dưới (tế bào vảy) được thay thế bằng một loại tế bào khác (tế bào hình trụ). Quá trình này thường do tổn thương lặp đi lặp lại đối với lớp lót thực quản, và nguyên nhân phổ biến nhất là GERD lâu dài. Các tế bào đường ruột có nguy cơ biến đổi thành tế bào ung thư.

➢Ung thư thực quản: gồm ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Một yếu tố nguy cơ chính đối với ung thư biểu mô tuyến là thực quản Barrett, còn ung thư biểu mô tế bào vảy có vẻ không liên quan đến GERD.

7. CHẨN ĐOÁN Dựa vào tiền sử trên lâm sàng: Triệu chứng và yếu tố nguy cơ.

➢B1: Sự hiện diện của ợ nóng và / hoặc các triệu

chứng trào ngược hai hay nhiều lần một tuần là gợi ý của GERD. Đánh giá ban đầu nên ghi lại sự hiện diện, mức độ nghiêm trọng và tần suất ợ nóng, trào ngược (acid hoặc bằng cách khác), triệu chứng không điển hình cũng nên được tìm kiếm. Điều quan trọng là loại trừ các chẩn đoán đường tiêu hóa khác, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa trên và bệnh loét

7. CHẨN ĐOÁN Dựa vào tiền sử trên lâm sàng và yếu tố nguy cơ:

➢B2: Ưu tiên thay đổi lối sống và điều trị kinh nghiệm với

các thuốc giảm tiết acid (PPI) trong 1-2 tuần=> Chẩn đoán mắc GERD nếu có đáp ứng. ➢B3: Tiếp tục thêm các xét nghiệm khác để: tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán, xác định các trường hợp phức tạp và hạn chế sai sót do điều trị theo kinh nghiệm.

7. CHẨN ĐOÁN ➢ Các test chẩn đoán: o o o o

Nội soi Đo acid liên tục trong thực quản Đo áp lực thực quản Phương pháp khác

7. CHẨN ĐOÁN

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Related Documents

Benh
May 2020 34
Benh Dao On[1]
June 2020 9
1. Benh Hoc.pptx
May 2020 1
Benh Goutte
November 2019 17
Benh Marek
June 2020 14
Benh Tri
April 2020 30

More Documents from ""

1. Benh Hoc.pptx
May 2020 1
May 2020 4
May 2020 4
April 2020 7