Vu Khi Dautranh Batbaodong7

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vu Khi Dautranh Batbaodong7 as PDF for free.

More details

  • Words: 5,395
  • Pages: 5
e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7)

Page 1 sur 5

Tìm

Đăng ký thân hữu Trị Sự

· Trang nhất · Bài Đã Đăng (xếp theo thời gian)

· Cổ động Thông Luận · Gửi bài · Tìm kiếm · Tủ Sách ThôngLuận · Thư Góp Ý · Trang Nối kết · Đề tài Đề mục

· Tất cả các đề mục · Ý Kiến · Chính Trị · Giáo Dục - Xã Hội · Kinh Tế · Những Vấn Đề Dân Chủ · Những Vấn Đề Lịch Sử · Phiếm Luận · Quan Điểm · Thế Giới Quanh Ta · Thời sự · Việt Nam-Đất & Người · Văn Hoá-Nghệ Thuật · Văn hoá-Tư Tưởng · Xã Hội Dân Sự TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN

trong

Trang nhất | PDF | Lưu Trữ | Thăm dò | Đề Mục | Liên Lạc

Những Vấn Đề Dân Chủ: Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7) Đăng ngày 18/05/2006 lúc 12:19:57 CDT Đề tài: Hoạt Động Dân Chủ

Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ Gene Sharp Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ 1 2 3 4 5 6 7 "...Không có một thế lực bên ngoài nào đến để ban phát tự do cho người dân bị đàn áp, tự do mà người dân hằng mong muốn. Nhân dân phải tự mình học phương cách dành lại tự do...."

Tất cả đề tài

2 Tháng Mười Một, 2006 Trang liên hệ

· Đọc thêm về Hoạt Động Dân Chủ Bài được đọc nhiều nhất trong Hoạt Động Dân Chủ: Về các nhà dân chủ và tình hình dân chủ trong nước

Lựa chọn Trang in Gởi đến cho bạn bè

Chương Mười Cơ sở cho một thể chế dân chủ bền vững Sự tan vỡ của chế độ độc tài lẽ cố nhiên là một dịp ăn mừng lớn. Những người đã đau khổ quá lâu và đã đấu tranh với giá đắt đáng được hưởng những giây phút vui mừng, thư giãn và biết ơn. Họ cảm thấy hãnh diện với bản thân họ và với tất cả những ai đã đấu tranh với họ để đoạt lại quyền tự do chính trị. Không phải tất cả mọi người sẽ sống để nhìn thấy ngày này. Người sống và người chết sẽ được ghi nhớ như những anh hùng đã giúp hình thành lịch sử tự do trên đất nước của mình. Dù vậy, đây không phải là lúc giảm thiểu cảnh giác. Ngay trong lúc chống đối chính trị thắng lợi trong việc đánh đổ chế độ độc tài, chúng ta phải rất cẩn thận để ngăn ngừa sự trổi dậy của một chế độ đàn áp mới phát xuất từ sự hỗn loạn tiếp theo sự sụp đổ của chế độ cũ. Các cấp lãnh đạo của các lực lượng phò dân chủ phải chuẩn bị trước một cuộc chuyển tiếp trong trật tự sang thể chế dân chủ. Cần phải xóa bỏ các cơ cấu của chế độ độc tài. Cơ sở hiến pháp và luật pháp cùng với các chuẩn mực về cách ứng xử của một thể chế dân chủ bền vững cần được thiết lập. Không ai có thể tin rằng ngay sau sự sụp đổ của chế độ độc tài, một xã hội lý tưởng sẽ lập tức xuất hiện. Sự tan vỡ của chế độ độc tài chỉ là điểm khởi đầu, để, trong điều kiện quyền tự do được thăng tiến và với những cố gắng dài hạn, cải tiến xã hội và đáp ứng những nhu cầu của con người một cách đầy đủ hơn nữa. Những khó khăn chính trị, kinh tế và xã hội nghiêm trọng sẽ vẫn tiếp tục tiếp diễn trong nhiều năm, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người và nhiều nhóm trong việc tìm kiếm giải pháp. Hệ thống chính trị mới, với những viễn kiến đa dạng và những biện pháp thích ứng, sẽ tạo cơ hội cho nhân dân tiếp tục công trình xây dựng và chính sách phát triển, để đối phó với những khó khăn trong tương lai. Những mối đe dọa của chế độ độc tài mới

Đặt mua báo THÔNG LUẬN

Aristotle đã cảnh cáo từ lâu rằng: « …chế độ chuyên chế có thể chuyển đổi thành một chế độ chuyên chế khác… »(14). Có rất nhiều ví dụ lịch sử điển hình tại nước Pháp (Nhóm Jacobins và Napoléon), nước Nga (nhóm Bolshevik), nước Iran (nhóm Ayatollah), Miến-điện (SLORC - State Law and Order Restoration Council - Hội Đồng Tái Lập Luật Pháp và Trật Tự Quốc Gia), và ở một số nơi khác, cho thấy có một số người và nhóm xem sự sụp đổ của chế độ đàn áp chỉ là một cơ hội cho họ nhảy vào để lên làm những ông chủ mới. Những động cơ thúc đẩy họ có thể đa dạng nhưng những kết quả thường giống nhau. Chế độ độc tài mới có thể tàn bạo và triệt để hơn chế độ cũ trong việc kiểm soát. Ngay trước khi chế độ độc tài sụp đổ, các thành viên của chế độ cũ có thể mưu đồ chận đứng cuộc đấu tranh chống đối đòi dân chủ bằng cách dàn dựng một cuộc đảo chánh để phỗng tay trên chiến thắng của đối kháng nhân dân. Họ nhận công đánh đuổi chế độ độc tài, nhưng trên thực tế chỉ tìm cách áp đặt một khuôn mẫu được tân trang của chế độ cũ. Ngăn Chặn Đảo Chánh

THƯ ĐI TIN LẠI ■ 14/10/2006: Nhóm Sinh viên Dân chủ Nguyễn Quang Đức: Mọi người dân hãy noi gương sự Đoàn Kết của bà con Khuất Duy Tiến để đòi lại sự công bằng và dân chủ tiễn đưa cái chế độ độc tài này... ■7/9/2006: (TL 206) Đặng Hữu Cầu: Không nên để quá trễ... ■ 7/9/2006: (TL 206) Trần Hữu Tâm: Cáo buộc ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Nguyễn Ngọc Tuý: Vậy thì có hy vọng gì không ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Hà Ngọc Minh: Khúc ruột ngàn

Có những phương cách để ngăn chặn những cuộc đảo chánh nhằm vào các xã hội vừa mới được giải phóng. Biết sớm về khả năng ngăn chặn đảo chánh có thể đôi lúc đủ làm thối lui mưu đồ này. Trù bị dẫn đến phòng bị. (15) Tức khắc ngay sau khi cuộc đảo chánh khởi sự, nhóm đảo chánh cần có chính danh, có nghĩa là, quần chúng chấp quyền cai trị tinh thần và chính trị của họ. Nguyên tắc căn bản đầu tiên chống đảo chánh do đó là từ chối tính chính danh của nhóm đảo chánh. Nhóm đảo chánh cũng mong muốn các cấp lãnh đạo dân sự và quần chúng ủng hộ họ, nếu không thì cũng lưỡng lự hoặc chỉ cần thụ động. Nhóm đảo chánh cần sự hợp tác của các chuyên viên và cố vấn, các viên chức và công chức, các quản trị viên và các thẩm phán để củng cố quyền kiểm soát của họ trên xã hội lúc đó. Nhóm đảo chánh cũng cần vô số những người điều hành hệ thống chính trị, các định chế xã hội, kinh tế, cảnh sát và lực lượng quân đội, tuân phục một cách thụ động và thi hành những phần vụ thông thường, đã được thay đổi theo lệnh và chính sách của nhóm đảo chánh. Nguyên tắc căn bản thứ hai chống đảo chánh là kháng cự lại nhóm đảo chánh bằng phương pháp bất hợp tác và chống đối. Phải từ chối việc hợp tác và hỗ trợ mà nhóm đảo chánh cần có. Đặc biệt là có thể cũng đem áp dụng những phương tiện đấu tranh dùng để đánh chế độ độc tài, chống lại mối đe dọa mới này, nhưng phải áp dụng tức khắc. Nếu tính chính đáng và sự hợp tác không có, cuộc đảo chánh sẽ bị thất bại vì không được ủng hộ chính trị và cơ may xây dựng một xã hội dân chủ được phục hồi.

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=798 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7) dặm

Soạn thảo Hiến Pháp

■ 11/8/2006: Núi Đôi: Tôi rất hân hạnh và sung sướng... ■ 29/7/2006: Eagle81: Ông cứ tràng giang đại hải... ■ 25/7/2006: Phạm Quế Dương: "Mình đúng là một phần tử lãng mạn" ■ Thư đầu năm 2006 (TL 199) ■ 13/1/2005: (TL 188) Lưu Văn Hội: Chống Cộng! ■ Thư toà soạn (Tháng 1/2005) (TL 188)

Bài đăng gần đây 16/10/2006

· Hãy cứu Trần Khải Thanh Thuỷ (Lê Lâm)

15/10/2006

· Nhân quyền, Dân chủ kiểu... bia mời! (Nguyễn Phương Anh)

· Chặng Đường Dân Chủ (Trần Khải)

14/10/2006

· Văn hoá hạnh phúc (Hàn Lệ Nhân)

13/10/2006

· Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác văn học VN "đương đại" (Hoàng Quốc Hải)

12/10/2006

· Việc xưa như trái đất mà cố làm sống lại cho to chuyện (Phạm Trần)

11/10/2006

· Cuộc Chiến Tiền Giả (Trần Khải) · Nói lại với ông Nguyễn Trọng Tín (Nguyên Ngọc)

10/10/2006

· Nhà văn dụng võ (Trường Nhân) · Từ lãng mạn đến tham tiền và thực sinh nói thẳng (Võ Thanh Liêm) (TL 207)

09/10/2006

· Văn hoá dân chủ (Hàn Lệ Nhân) · Thời sự quốc tế và Việt Nam dưới mắt Thông Luận (TL 207)

· Việt Nam văn hiến ngàn năm (kì 7) (Lê Văn Hảo) - (TL 207)

· Nghĩa trang văn học (TL 207) · Thập Diện Mai Phục (Trần Khải) 08/10/2006

· Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp (Bác sĩ Bùi Đắc Lộc) (TL 207)

·

Page 2 sur 5

Một tư duy mới về thất nghiệp (Nguyễn Huy Đức) (TL 207)

· Hòa giải, một nhu cầu cấp bách (Nguyễn Văn Huy) (TL 207)

· Vài nhận xét về «thay đổi xã

hội» (Tôn Thất Thiện) (TL 207)

07/10/2006

· Một tờ báo mới của những người dân chủ Việt Nam: Tập san TỔ QUỐC (TL 207)

Bài viết trước đó BÀI MỚI ! Bài được đọc nhiều nhất hôm nay: Đả đảo vô cảm! (Nguyễn Phương Anh)

Thể chế dân chủ mới cần có một hiến pháp mới, quy định khung mẫu cần thiết cho một chính quyền dân chủ. Hiến pháp ấn định : những mục tiêu của chính quyền, hạn chế những quyền hạn của chính quyền, những phương tiện và thời khóa biểu bầu cử nhờ đó các viên chức của chính quyền và các nhà lập pháp được tuyển chọn, quyền căn bản của nhân dân và mối tương quan giữa chính quyền trung ương và các cấp hạ tầng khác của chính quyền. Trong khuôn khổ của chính quyền trung ương, để tôn trọng tính cách dân chủ, cần thiết lập việc phân chia quyền hạn rõ rệt giữa các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp trong chính quyền. Cần phải quy định những giới hạn thật triệt để và rõ ràng trong các sinh hoạt của cảnh sát, tình báo và lực lượng quân sự để ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp chính trị hợp pháp nào. Để bảo tồn hệ thống dân chủ và ngăn chặn những khuynh hướng và biện pháp độc tài, hiến pháp nên thiết lập một hệ thống liên bang trong đó chính quyền của vùng, của tiểu bang và của cấp địa phương có những đặc quyền rộng rãi. Trong một vài trường hợp, hệ thống bang tổng Thụy Sĩ có thể áp dụng, trong đó những vùng tương đối nhỏ có những đặc quyền lớn, nhưng vẫn là thành phần của một quốc gia. Nếu trong lịch sử của quốc gia mới được giải phóng đã có hiến pháp có những đặc điểm này, chúng ta nên khôn ngoan tái lập và thi hành hiến pháp ấy, tu chính nó tùy theo nhu cầu và mong muốn. Nếu một hiến pháp cũ thích hợp không có, chúng ta cần áp dụng một hiến pháp lâm thời. Mặt khác chúng ta cần phải chuẩn bị một bản hiến pháp mới. Chuẩn bị một bản hiến pháp mới đòi hỏi thời gian và trí tuệ. Chúng ta cần sự tham gia của quần chúng trong tiến trình này để sau này có thể chuẩn phê những bản thảo hoặc những tu chính mới. Chúng ta phải rất cẩn thận khi ghi trong hiến pháp những hứa hẹn mà về sau này không thể thực hiện được hoặc những điều khoản đòi hỏi một chính quyền cực kỳ tập quyền, vì cả hai dễ đưa đến một chế độ độc tài mới. Từ ngữ trong hiến pháp phải dễ hiểu với đại bộ phận quần chúng. Một hiến pháp không nên quá cầu kỳ hoặc mơ hồ đến độ chỉ có luật gia và một thiểu số thành phần ưu việt mới hiểu rõ. Chính sách quốc phòng dân chủ Quốc gia vừa được giải phóng cũng có nguy cơ bị ngoại bang đe dọa vì vậy cũng cần phải có khả năng quốc phòng. Quốc gia cũng có thể bị các thế lực ngoại bang âm mưu áp đặt thống trị kinh tế, chính trị và quân sự. Để bảo toàn thể chế dân chủ nội tại, cần phải suy tính kỹ lưỡng việc áp dụng những nguyên lý căn bản của chống đối chính trị vào lãnh vực quốc phòng.(16) Khi đặt khả năng đối kháng trực tiếp vào tay của khối công dân, các nước mới được giải phóng có thể bãi bỏ nhu cầu lập một hàng ngũ quân đội hùng mạnh để sau này lại đe dọa thể chế dân chủ hoặc đòi hỏi những nguồn kinh tế to lớn, cần thiết hơn cho những mục tiêu khác. Chúng ta nên nhớ có một vài nhóm sẽ không để ý đến bất kỳ điều khoản nào trong hiến pháp với mục đích tự ý phong mình lên làm kẻ độc tài mới. Vì vậy quần chúng cần phải luôn sẵn sàng để thực thi chống đối chính trị và bất hợp tác chống lại những kẻ muốn trở thành độc tài và bảo vệ các cơ cấu, quyền lợi và tiến trình của thể chế dân chủ. Tình thần trách nhiệm đáng khen ngợi Hiệu quả của đấu tranh bất bạo động không những làm suy yếu và đánh đổ những kẻ độc tài nhưng đồng thời cũng cung cấp quyền lực cho người bị đàn áp. Kỹ thuật này giúp cho những người trước đây cảm thấy mình chỉ là con cờ hoặc là nạn nhân, biết sử dụng quyền lực một cách trực tiếp để chiến thắng và giành lấy quyền tự do và lẽ công bằng, bằng những cố gắng của bản thân. Kinh nghiệm đấu tranh này có những hệ quả quan trọng về mặt tâm lý, nó đóng góp vào việc gia tăng sự tự trọng và tự tin của những người trước đây không có quyền hành. Một hệ quả quan trọng, có lợi ích lâu dài trong việc áp dụng đấu tranh bất bạo động để thiết lập một chính quyền dân chủ là xã hội có nhiều khả năng hơn trong việc đương đầu với các khó khăn còn đang tiếp diễn và các khó khăn trong tương lai. Những khó khăn này gồm tệ nạn lạm dụng và tham nhũng trong chính quyền, bạc đãi các nhóm này nhóm khác, bất công kinh tế, và hạn chế các đặc tính dân chủ của hệ thống chính trị. Quần chúng đã từng thử nghiệm chống đối chính trị chắc chắn khó bị các chế độ độc tài tương lai đả thương. Sau khi giải phóng, việc đã quen với đấu tranh bất bạo động sẽ cung ứng phương cách để bảo vệ thể chế dân chủ, quyền tự do công dân, quyền của các nhóm thiểu số, và những đặc quyền của vùng, tiểu bang, và chính quyền địa phương và các định chế phi chính phủ. Những phương tiện như vậy cũng cung ứng phương cách cho quần chúng và các nhóm bày tỏ lòng bất bình cực độ của mình một cách ôn hòa trên những vấn đề thật quạn trọng mà đôi khi các nhóm đối lập đã phải dùng đến phương cách khủng bố hoặc chiến tranh du kích. Những suy tư trong bài tham luận này về chống đối chính trị hoặc tranh đấu bất bạo động nhằm mục đích trợ giúp tất cả những cá nhân và nhóm đang tìm cách tháo gỡ ách đàn áp của chế độ độc tài đè trên nhân dân của mình và thiết lập một nền dân chủ lâu bền, biết tôn trọng quyền tự do của con nguời và tôn trọng hành động của quần chúng trong việc cải thiện xã hội. Có ba kết luận chính trong những tư duy đã được phác họa ở đây. • Giải phóng khỏi ách chế độ độc tài là một việc khả thi; • Cần phải suy nghĩ thật thấu đáo và lập kế hoạch chiến lược để hoàn thành công cuộc giải phóng; và • Cần có tinh thần cảnh giác, cần cù làm việc và đấu tranh có kỷ luật, đôi khi phải trả giá đắt. Câu thường hay được trích dẫn “ Tự do không miễn phí” rất đúng. Không có một thế lực bên ngoài nào đến để ban phát tự do cho người dân bị đàn áp, tự do mà người dân hằng mong muốn. Nhân dân phải tự mình học phương cách dành lại tự do. Điều này không phải dễ dàng. Nếu nhân dân nắm bắt được những yếu tố cần thiết cho việc giải phóng của mình, họ có thể phác họa lộ trình hành động để, với bao nhiêu công sức, đem đến cho họ quyền tự do. Và sau đó, với tinh thần chuyên cần, họ có thể xây dựng một trật tự dân chủ mới và chuẩn bị để bảo vệ nó. Tự do giành được bằng phương thức đấu tranh này có thể lâu bền. Quyền tự do có thể được duy trì bởi một quần chúng có lòng kiên quyết bảo vệ và làm phong phú nó.

Phụ Lục Các Phương Pháp Hành Động Bất Bạo Động (17) Những phương pháp phản đối và thuyết phục bất

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=798 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7)

Page 3 sur 5

bạo động Những bản tuyên bố chính thức 1-Những diễn văn công cộng 2-Thơ phản kháng hoặc thơ hỗ trợ 3-Tuyên bố của các tổ chức và định chế 4-Những tuyên bố công cộng có ký tên 5-Tuyên bố lên án hay bày tỏ ý định 6-Kiến nghị nhóm hoặc khối đông Những phương tiện truyền thông với một cử tọa rộng lớn hơn 7- Khấu hiệu, hí họa và biểu tượng 8- Biểu ngữ, bích chương và phương tiện truyền thông hiển thị 9-Tờ rơi, tập mỏng và sách vở 10- Báo chí và nhật báo 11- Máy thâu băng, đài truyền thanh và đài truyền hình 12- Viết chữ trên không trung, viết chữ trên mặt đất Đại diện các nhóm 13- Các đại biểu 14- Giải thưởng châm biếm 15- Vận động nhóm 16- Đóng chốt 17- Tuyển cử châm biếm Hành động biểu trưng công cộng 18- Trưng bày cờ và các màu biểu tượng 18- Gắn huy hiệu biểu tượng 20- Đọc kinh và tôn thờ 21- Chuyển giao những món vật biểu tượng 22- Trần truồng để phản đối 23- Hủy hoại sở hữu của chính mình 24- Thắp đèn (thâu canh) biểu trưng 25- Trưng bày chân dung 26- Quét sơn để đối kháng 27- Những dấu hiệu và tên mới 28- Những âm thanh biểu trưng 29- Những đòi hỏi biểu trưng 30- Những cử chỉ thô kệch Áp lực trên cá nhân 31- « Ám ảnh » các viên chức 32- Chế nhạo các viên chức 33- Kết thân 34- Đêm canh thức Bi kịch và âm nhạc 35- Kịch ngắn và trò đùa hài hước 36- Diễn xuất kịch và nhạc 37- Ca hát Tuần hành 38- Tuần hành 39- Diễu hành 40- Rước kiệu tôn giáo 41- Hành hương 42- Diễu hành xe gắn máy Tôn vinh người quá cố 43- Để tang chính trị 44- Đám tang giả 45- Đám tang biểu tình tuần hành 46- Vinh danh người quá cố tại nơi chôn cất Hội họp công cộng 47- Hội họp chống đối hay hỗ trợ 48- Biểu tình chống đối 49- Biểu tình hoặc chống đối ngụy trang 50- Hội thảo Rút lui và từ chối 51- Bãi công bất ngờ 52- Giữ im lặng 53- Từ chối nhận vinh dự 54- Quay lưng (không thèm đối diện)

Những phương pháp bất hợp tác xã hội Tẩy chay cá nhân 55- Tẩy chay xã hội (không tiếp cận cá nhân) 56- Tẩy chay xã hội có tính cách chọn lọc 57- Tẩy chay không cho động phòng (tẩy chay tính dục) 58- Dứt phép thông công (tẩy chay tôn giáo) 59- Khai trừ Bất hợp tác trong các sự cố, phong tục và định chế xã hội 60- Ngưng các hoạt động xã hội và thể thao 61-Tẩy chay các công tác xã hội 62- Sinh viên bãi khoá 63- Bất tuân (kỷ luật) xã hội 64- Rút lui ra khỏi các định chế xã hội Rút lui khỏi hệ thống xã hội 65- Nằm nhà (không đi làm) 66- Bất hợp tác toàn thể nhân viên 67- Bỏ trốn của công nhân 68- Lập khu bất khả xâm phạm 69- Mất tích tập thể 70- Di cư tập thể để phản kháng (phong trào hijrat của dân Ả-rập)

Những phương pháp bất hợp tác kinh tế : (1) Tẩy chay kinh tế Hành động do người tiêu thụ 71- Tẩy chay hàng hóa của người tiêu thụ 72- Không tiêu thụ những hàng hóa tẩy chay 73- Chính sách thắt lưng buộc bụng (khắc khổ) 74- Đình chỉ trả tiền thuê nhà 75- Không cho thuê mướn 76- Tẩy chay của các người tiêu thụ cấp quốc gia 77- Tẩy chay của các người tiêu thụ cấp quốc tế Hành động do công nhân và nhà sản xuất 78- Tẩy chay của công nhân 79- Tẩy chay của nhà sản xuất Hành động do người trung gian 80- Tẩy chay của người cung cấp và phân phối

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=798 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7)

Page 4 sur 5

Hành động do chủ nhân và quản lý 81- Tẩy chay của các nhà thương buôn 82- Từ chối cho thuê hoặc bán tài sản 83- Đóng cửa nhà máy không cho công nhân vào 84- Từ chối trợ cấp kỹ nghệ 85- “Tổng đình công” của thương gia Hành động của các người giữ nguồn cung cấp tài chánh 86- Rút tiền ra khỏi chương mục ngân hàng 87- Từ chối trả lệ phí, hoàn phí và thuế khóa 88- Từ chối trả nợ hoặc tiền lời 90- Từ chối cung cấp lương bổng 91- Từ chối dùng tiền của chính phủ Hành động của các chính quyền 92- Cấm vận quốc nội 93- Lập sổ đen các thương gia 94- Cấm vận khách bán quốc tế 95- Cấm vận khách mua quốc tế 96- Cấm vận thương mại quốc tế

Những phương pháp bất hợp tác kinh tế : (2) Đình Công Đình công biểu trưng 97- Đình công phản đối 98- Bãi công đột xuất (đình công chớp nhoáng) Đình công nông nghiệp 99- Đình công của nông dân 100- Đình công của tá nông Đình công do các nhóm đặc biệt 101- Từ chối không dùng nhân công trưng dụng 102- Đình công của tù nhân 103- Đình công của ngành thủ công 104- Đình công của giới chuyên gia Đình công kỹ nghệ bình thường 105- Đình công của cơ xưởng 106- Đình công của kỹ nghệ 107- Đình công biểu lộ sự ủng hộ Đình công giới hạn 108- Đình công riêng lẻ 109- Đình công trái độn 110- Đình công bằng cách làm chậm 111- Đình công làm việc rặp theo chỉ thị 112- Báo cáo ốm nằm nhà 114- Đình công giới hạn 115- Đình công chọn lọc Đình công đa kỹ nghệ 116- Đình công lan rộng 117- Tổng đình công Đình công phối hợp và ngưng sinh hoạt kinh tế 118- Hartal (Đóng cửa tiệm và nhà kho - phương pháp của Ghandi) 119- Ngưng sinh hoạt kinh tế

Những phương pháp chống đối chính trị Từ chối uy quyền 120- Ngưng hoặc từ chối tùng phục 121- Từ chối hỗ trợ công khai 122- Bài viết và diễn văn kêu gọi đối kháng Bất hợp tác của công dân với chính quyền 123- Tẩy chay các cơ cấu lập pháp 124- Tẩy chay bầu cử 125- Tẩy chay công việc và chức vụ của chính quyền 126- Tẩy chay các nha, các cơ quan và những cơ cấu khác của CQ 127- Rút lui khỏi các định chế giáo dục của chính quyền 128- Tẩy chay các tổ chức ủng hộ chính quyền 129- Từ chối tiếp tay cho các nhân viên công an 130- Tháo gỡ bảng hiệu và bảng chỉ dẫn của cửa quán mình 131- Từ chối không chấp nhận viên chức được đề cử 132- Từ chối giải tán các định chế đã có sẵn Cách hành xử khác của công dân trước lệnh tuân phục 133- Tuân hành một các miễn cưỡng và chậm chạp 134- Không tuân lệnh khi thiếu vắng người giám sát trực tiếp 135- Bất tuân của quần chúng 136- Bất tuân giả vờ 137- Từ chối giải tán một cuộc tụ tập hoặc một cuộc biểu tình 138- Ngồi lì 139- Bất hợp tác trong việc cưỡng bách tòng quân và đầy ải 140- Nấp trốn, đào thoát và căn cước giả 141- Bất tuân dân sự trước những đạo luật « không chính đáng » Hành động do nhân viên của chính quyền 142- Các trợ tá của chính quyền từ chối sự hỗ trợ một cách chọn lọc 143- Ngăn chặn đường dây truyền lệnh và thông tin 144- Chặn nghẽn và cản trở 145- Bất hợp tác hành chánh toàn diện 146- Bất hợp tác tư pháp 147- Nhân viên thừa hành lãng phí cố ý và bất hợp tác chọn lọc 148- Nổi loạn Hành động trên bình diện quốc nội của cấp chính quyền 149- Tránh né bán hợp pháp và làm trì trệ công việc 150- Bất hợp tác do các đơn vị ủy nhiệm của chính quyền Hành động trên bình diện quốc tế của cấp chính quyền 151- Thay đổi trong cơ cấu ngoại giao và phái đoàn 152- Dời và hủy bỏ những diễn xuất ngoại giao 153- Đình chỉ công nhận ngoại giao 154- Cắt đứt quan hệ ngoại giao 155- Rút lui ra khỏi các tổ chức quốc tế 156- Từ chối tư cách thành viên trong các cơ quan quốc tế 157- Tống xuất ra khỏi các tổ chức quốc tế

Những phương pháp can thiệp bất bạo động Can thiệp tâm lý 158- Tự hành xác dưới phong ba 159. Tuyệt thực

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=798 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7)

Page 5 sur 5

(a) Tuyệt thực để gây áp lực tinh thần (b) Tranh đấu bằng tuyệt thực (c) Tuyệt thực đối kháng bất bạo động (satyagrahic fast) 160- Xét xử trái ngược lại với phán quyết của tòa án 161- Quấy rối bất bạo động Can thiệp thể chất 162- Biểu tình ngồi lì 163- Biểu tình đứng lì 164- Lái xe đậu cản đường 165- Lội nước phản đối 166- Đi vòng vòng phản đối 167- Biểu tình bằng cách tụ tập đọc kinh 168- Đột kích bất bạo động 169- Không kích bất bạo động 170- Xâm nhập bất bạo động 171- Thình lình can thiệp bất bạo động 172- Ngăn chận bất bạo động 173- Chiếm ngự bất bao động Can thiệp xã hội 174- Thiết lập những khuôn mẫu xã hội mới 175- Gây quá tải cho các phương tiện công cộng 176- An bính bất động 177- Chiếm diễn đàn, nói không ngừng nghỉ 178- Dựng lều đóng kịch di động 179- Lập các định chế xã hội song song 180- Lập hệ thống liên lạc song song Can thiệp kinh tế 181- Đình công đảo ngược 182- Đình công chiếm giữ công xưởng 183- Chiếm giữ đất đai bất bạo động 184- Bất chấp những nút ngăn chặn 185- Giả mạo chứng từ với lý do chính trị 186- Mua trước đề ngăn ngừa 187- Chiếm đoạt tài sản (của một công ty) 188- Bán phá giá hàng hóa 189- Lui tới cửa hàng có chọn lọc 190- Thị trường xen lẫn (song song với thị trường của chính phủ) 191- Hệ thống chuyển vận song song 192- Các định chế kinh tế song song Can thiệp chính trị 193- Gây quá tải cho các cơ quan hành chánh 194- Tiết lộ danh tánh các nhân viên điệp báo 195- Tìm cách để bị đưa vào tù 196- Bất tuân dân sự các luật “trung lập” 197- Tiếp tục làm việc mà không cộng tác 198- Hai thể chế và chính quyền song song (14) Xem Aristotle, The politics, Quyển V, Chương 12 trang 233. (15) Để tìm hiểu thêm về đối kháng chống đảo chánh, xem Gene Sharp, The Anti-Coup (Boston, MA :The Albert Einstein Institution, 2003). (16) Xem Gene Sharp, Civilian-Based Defense : A Post-Military Weapons System (Princeton, New Jersey: Princeton University Press, 1990). (17) Danh sách này, với các định nghĩa và dẫn chứng lịch sử, được lấy từ sách của Gene Sharp The Politics ò Nonviolent Action, Part Two, The Methods of Nonviolent Action(Boston, MA: Porter Sargent, 1973). "Vào" | Log vào/Đăng ký độc giả | 2 Ý kiến | Search Discussion Là một diễn đàn tự do, Thông Luận không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ độc giả. Bạn đọc ẩn danh không thể đăng ý kiến của mình, xin đăng ký ở đây trước Re: Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7) (Điểm: 0) by (Doc gia) ngày 21/05/2006 lúc 18:09:53 CDT Việc xây dựng lý thuyết thế là đủ lắm rồi, nếu chưa đủ thì mượn tạm của các nước đi trước cũng được, không ai chê trách chúng ta cả. Theo ý kiến tôi nên chuyển nó sang lĩnh vực thực tiễn thì hơn chứ để chúng tôi chờ lâu thế này thì đến bao giờ?

Re: Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 7) (Điểm: 0) by (Doc gia) ngày 19/05/2006 lúc 10:19:16 CDT Tôi thấy những điều Gene Sharp viết cũng giống như những điều mà Dự Án Chính trị Thành công Thế Kỷ 21 (đăng trong web Thông luận) đề ra trong việc tranh đấu chống chế độ độc tài và xây dựng thể chế dân chủ. Một là: tranh đấu bất bạo động. Hai là: xây dựng một xã hội dân sự vững mạnh để có thể đóng góp cho xã hội và ngăn cản những nhóm muốn tái lập độc tài. Ba là: tản quyền, lập liên bang để bảo vệ dân chủ. Đúng là những tư tưởng lớn gặp nhau. Một độc giả

Copyright © 1988-2006 Thông Luận Thongluan Address: 7 Allée Bouleau Carreau, 77600 Bussy-Saint Georges, France ISSN 1145-9557, năm thứ 19. Email address: [email protected] PHP-Nuke Copyright © 2004 by Francisco Burzi

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=798 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Related Documents

Vu Khi Dautranh Batbaodong7
November 2019 26
Vu Khi Dautranh Batbaodong1
November 2019 16
Vu Khi Dautranh Batbaodong
November 2019 13
Vu Khi Dautranh Batbaodong4
November 2019 21
Vu Khi Dautranh Batbaodong5
November 2019 14
Vu Khi Dautranh Batbaodong6
November 2019 11