Vu Khi Dautranh Batbaodong5

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vu Khi Dautranh Batbaodong5 as PDF for free.

More details

  • Words: 3,976
  • Pages: 3
e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 5)

Page 1 sur 3

Tìm

Đăng ký thân hữu Trị Sự

· Trang nhất · Bài Đã Đăng (xếp theo thời gian)

· Cổ động Thông Luận · Gửi bài · Tìm kiếm · Tủ Sách ThôngLuận · Thư Góp Ý · Trang Nối kết · Đề tài Đề mục

· Tất cả các đề mục · Ý Kiến · Chính Trị · Giáo Dục - Xã Hội · Kinh Tế · Những Vấn Đề Dân Chủ · Những Vấn Đề Lịch Sử · Phiếm Luận · Quan Điểm · Thế Giới Quanh Ta · Thời sự · Việt Nam-Đất & Người · Văn Hoá-Nghệ Thuật · Văn hoá-Tư Tưởng · Xã Hội Dân Sự TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN

trong

Tất cả đề tài

Trang nhất | PDF | Lưu Trữ | Thăm dò | Đề Mục | Liên Lạc

Những Vấn Đề Dân Chủ: Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 5) Đăng ngày 04/05/2006 lúc 14:06:05 CDT Đề tài: Những Vấn đề Dân Chủ

Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ Gene Sharp Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ 1 2 3 4 5 "...Các chiến lược gia đối kháng luôn phải nhớ việc đánh đổ chế độ độc tài rất là khó khăn nếu không muốn nói là không thể thực hiện được nếu công an, công chức thư lại và lực lượng quân đội vẫn kiên định hỗ trợ cho chế độ độc tài và tuân phục thi hành lệnh của chế độ..."

2 Tháng Mười Một, 2006 Trang liên hệ

· Đọc thêm về Những Vấn đề Dân Chủ

Bài được đọc nhiều nhất trong Những Vấn đề Dân Chủ: Gà Ất Dậu gáy vang Bình Minh Thế kỷ (TL 189)

Lựa chọn Trang in Gởi đến cho bạn bè

Chương Tám Áp dụng chống đối chính trị Trong những trường hợp quần chúng cảm thấy bất lực và sợ hãi thì điều quan trọng là những công tác khởi đầu của quần chúng phải ít hiểm nguy và là những hành động xây dựng niềm tin. Những loại hành động này - chẳng hạn như mặc quần áo không như bình thường - có thể xem là một biểu lộ công khai sự bất đồng chính kiến và tạo cơ hội cho quần chúng tham gia một cách tích cực vào các hành động đối kháng. Trong những trường hợp khác, một vấn đề phi chính trị tương đối tiểu tiết (ở bề ngoài), chẳng hạn như bảo trì một nguồn cung cấp nước, có thể trở thành tâm điểm cho hành động nhóm. Các chiến lược gia phải chọn một vấn đề được công nhận là có giá trị một cách rộng rãi và không dễ bài bác. Thành công trong những chiến dịch cục bộ như vậy không những điều chỉnh những bất mãn đích thực mà còn thuyết phục quần chúng để quần chúng thấy tiềm năng của họ. Phần nhiều các chiến lược của những chiến dịch đấu tranh dài hạn không nên nhằm vào mục đích đánh đổ tức khắc chế độ độc tài, mà thay vào đó là việc chiếm được những mục tiêu giới hạn. Không phải tất cả các chiến dịch đều đòi hỏi sự tham gia của tất cả thành phần xã hội. Trong khi xét định một loạt những chiến dịch đặc thù để thực hiện chiến lược toàn bộ, các chiến lược gia đối kháng cần xem xét những chiến dịch khác nhau như thế nào từ lúc khởi đầu, đến giai đoạn giữa và lúc kết thúc của cuộc đấu tranh dài hạn. Đối kháng có lựa chọn Vào giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh, những chiến dịch riêng biệt nhằm những mục tiêu cụ thể khác nhau rất cần thiết. Những chiến dịch chọn lọc như vậy được nối tiếp với những chiến dịch khác. Đôi khi, hai hoặc ba chiến dịch có thể trùng lập với nhau ở một thời điểm.

Đặt mua báo THÔNG LUẬN

Khi lập kế hoạch chiến lược nhằm thực hiện «đối kháng chọn lọc», chúng ta cần nhận diện những vấn đề nhỏ cụ thể hoặc những bất mãn biểu trưng tính đàn áp toàn bộ của chế độ độc tài. Những vấn đề như vậy có thể là những tiêu điểm thích hợp để phát động chiến dịch nhằm chiếm những mục tiêu chiến lược trung gian trong khuôn khổ của chiến lược toàn bộ. Cần phải đạt được những mục tiêu chiến lược trung gian bằng năng lực sẵn có hoặc dự đoán của lực lượng dân chủ. Điều này giúp bảo toàn một loạt những thắng lợi, làm vững tinh thần và cũng đóng góp vào việc chuyển hóa càng ngày càng thuận lợi về tương quan quyền lực cho cuộc đấu tranh dài hạn.

THƯ ĐI TIN LẠI ■ 14/10/2006: Nhóm Sinh viên Dân chủ Nguyễn Quang Đức: Mọi người dân hãy noi gương sự Đoàn Kết của bà con Khuất Duy Tiến để đòi lại sự công bằng và dân chủ tiễn đưa cái chế độ độc tài này... ■7/9/2006: (TL 206) Đặng Hữu Cầu: Không nên để quá trễ... ■ 7/9/2006: (TL 206) Trần Hữu Tâm: Cáo buộc ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Nguyễn Ngọc Tuý: Vậy thì có hy vọng gì không ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Hà Ngọc Minh: Khúc ruột ngàn

Chiến lược đối kháng chọn lọc phải tập trung trước tiên vào những vấn đề xã hội, kinh tế hoặc chính trị. Chúng có thể được lựa chọn với mục đích tách rời một phần hệ thống xã hội và chính trị ra khỏi tầm kiểm soát của kẻ độc tài, chiếm lại một phần đương bị kẻ độc tài chiếm giữ hoặc ngăn chặn không cho kẻ độc tài thực hiện một mục tiêu cá biệt nào đó. Nếu có thể, chiến dịch đối kháng chọn lọc cũng nên đánh vào một hoặc nhiều nhược điểm của chế độ độc tài, như đã thảo luận trước đây. Do đó, chiến sĩ dân chủ có thể với năng lực sẵn có của mình tạo được một tác động lớn mạnh nhất. Ngay từ ban đầu, các chiến lược gia phải hoạch định ít nhất một chiến lược cho chiến dịch đầu tiên. Những mục tiêu của chiến lược giới hạn ấy là gì ? Chúng có giúp thực hiện chiến lược toàn bộ đã chọn lựa không ? Nếu có thể, chúng ta nên khôn ngoan hoạch định ít nhất những nét đại cương của chiến lược cho các chiến dịch thứ hai và có thể thứ ba. Tất cả những chiến lược như vậy cần phải phù hợp vói chiến lược toàn bộ và thực hiện trong khuôn khổ những định hướng chính. Thách thức có tính biểu trưng Lúc khởi sự một chiến dịch mới để xoi mòn chế độ độc tài, những hành động đầu tiên mang nhiều tính chính trị có thể bị giới hạn trong phạm vi này. Chúng được phát động một phần để thăm dò và gây ảnh hưởng đến tâm trạng của quần chúng và chuẩn bị họ trong cuộc đấu tranh bất hợp tác và chống đối chính trị. Hành động khởi đầu bắt buộc phải có hình thức đối kháng biểu trưng hoặc là một hành động bất hợp tác giới hạn hoặc nhất thời có tính biểu trưng. Nếu số người tham dự ít, hành động khởi đầu có thể, ví dụ như, đặt hoa tại một nơi quan trọng có tính cách biểu trưng. Mặt khác, nếu số người tham dự rất đông đảo, thì có thể là năm phút ngừng nghỉ mọi hoạt động hoặc giữ im lặng trong vòng nhiều

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=737 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 5) dặm ■ 11/8/2006: Núi Đôi: Tôi rất hân hạnh và sung sướng... ■ 29/7/2006: Eagle81: Ông cứ tràng giang đại hải... ■ 25/7/2006: Phạm Quế Dương: "Mình đúng là một phần tử lãng mạn" ■ Thư đầu năm 2006 (TL 199) ■ 13/1/2005: (TL 188) Lưu Văn Hội: Chống Cộng! ■ Thư toà soạn (Tháng 1/2005) (TL 188)

phút. Trong những trường hợp khác, một vài cá nhân có thể đứng ra tuyệt thực, làm một đêm không ngủ tại một nơi quan trọng có tính biểu trưng, học sinh bãi khoá ngắn hạn trong lớp học hoặc chiếm đóng tạm thời một trụ sở quan trọng. Dưới chế độ độc tài, những hành động công phá mạnh mẽ hơn này chắc chắn sẽ bị đàn áp mãnh liệt. Một vài hành động biểu trưng, chẳng hạn như chiếm đóng trước cửa dinh thự của kẻ độc tài hoặc trước tổng hành dinh của công an cảnh sát có thể gây nhiều nguy hại và vì vậy không nên dùng để khởi đầu một chiến dịch. Các hành động phản kháng biểu trưng ban đầu đôi lúc gây chú ý trong nước và trên trường quốc tế - chẳng hạn như đám đông xuống đường tại Miến-điện năm 1998 hoặc sinh viên chiếm đóng và tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc-kinh năm 1989. Số lượng tử vong cao của người tham dự biểu tình trong cả hai trường hợp này lưu ý các chiến lược gia phải cẩn thận hoạch định chiến dịch. Mặc dù những hành động này có tác động to lớn về mặt tinh thần và tâm lý, nhưng tự nó không đủ sức đánh đổ chế độ độc tài, vì chúng có tính cách biểu tượng lớn và không làm chuyển hướng vị thế quyền lực của chế độ độc tài.

· Hãy cứu Trần Khải Thanh Thuỷ

Thường khó cắt đứt nguồn cung cấp quyền lực của kẻ độc tài một cách toàn diện và nhanh chóng vào lúc khởi đầu của cuộc đấu tranh. Điều này gần như đòi hỏi toàn bộ quần chúng và tất cả những định chế của xã hội - đa số trước đây vẫn tùng phục - hoàn toàn phủ nhận chế độ và thình lình thách thức nó bằng hình thức bất hợp tác ào ạt và mãnh liệt. Điều này chưa từng xảy ra và rất khó thục hiện. Vì vậy trong đa số các trường hợp, một chiến dịch cấp thời bất hợp tác toàn diện và chống đối là một chiến lược không thực tiễn để khởi động một chiến dịch chống lại chế độ độc tài.

15/10/2006

Phân phối trách nhiệm

Bài đăng gần đây 16/10/2006 (Lê Lâm)

·

Nhân quyền, Dân chủ kiểu... bia mời! (Nguyễn Phương Anh)

· Chặng Đường Dân Chủ (Trần Khải)

14/10/2006

· Văn hoá hạnh phúc (Hàn Lệ Nhân)

13/10/2006

· Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác văn học VN "đương đại" (Hoàng Quốc Hải)

12/10/2006

· Việc xưa như trái đất mà cố làm

Trong một chiến dịch đối kháng chọn lọc, sức mạnh chủ yếu của cuộc đấu tranh ở một thời điểm, thường phát xuất từ một hay nhiều chi nhánh của quần chúng. Trong chiến dịch sau này với mục tiêu khác, gánh nặng của cuộc đấu tranh có thể được chuyển sang những nhóm khác của quần chúng. Ví dụ, sinh viên có thể bãi học vì vấn đề giáo dục, các cấp lãnh đạo tôn giáo và tín đồ có thể tập trung vào các vấn đề tự do tôn giáo, các công nhân hỏa xa có thể tuân thủ tỉ mỉ những quy tắc an ninh để gây chậm trễ trong hệ thống chuyên chở, ký giả có thể thách thức chế độ kiểm duyệt bằng cách phát hành báo chí với những đoạn bỏ trắng, nơi lý ra các bài bị cấm đoán phải được đăng, hoặc cảnh sát liên tục thất bại trong việc xác định vị trí và chận bắt các thành viên của phong trào đối kháng dân chủ. Phân định các chiến dịch đối kháng theo từng chuyên mục và từng nhóm quần chúng sẽ cho phép một số thành phần của quần chúng có thể nghỉ ngơi trong khi đó cuộc đối kháng vẫn tiếp tục.

· Cuộc Chiến Tiền Giả (Trần Khải) · Nói lại với ông Nguyễn Trọng Tín

Đối kháng chọn lọc đặc biệt quan trọng vì nó bảo vệ sự hiện hữu và tính cách độc lập của những nhóm xã hội, kinh tế và chính trị và các định chế nằm ngoài tầm kiểm soát của chế độ độc tài, như đã được thảo luận trước đây. Các trung tâm quyền lực này là nền tảng cho những cơ sở có tính cơ cấu, từ đó quần chúng có thể tạo áp lực hoặc kháng cự lại quyền kiểm soát của chính quyền độc tài. Trong cuộc đấu tranh, chắc chắn những cơ sở có tính cơ cấu này là những mục tiêu đầu tiên của chế độ độc tài.

10/10/2006

Nhắm vào quyền lực của kẻ độc tài

sống lại cho to chuyện (Phạm Trần)

11/10/2006

(Nguyên Ngọc)

· Nhà văn dụng võ (Trường Nhân) · Từ lãng mạn đến tham tiền và thực sinh nói thẳng (Võ Thanh Liêm) (TL 207)

09/10/2006

· Văn hoá dân chủ (Hàn Lệ Nhân) · Thời sự quốc tế và Việt Nam dưới mắt Thông Luận (TL 207)

· Việt Nam văn hiến ngàn năm (kì 7) (Lê Văn Hảo) - (TL 207)

· Nghĩa trang văn học (TL 207) · Thập Diện Mai Phục (Trần Khải) 08/10/2006

· Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp (Bác sĩ Bùi Đắc Lộc) (TL 207)

·

Một tư duy mới về thất nghiệp (Nguyễn Huy Đức) (TL 207)

·

Hòa giải, một nhu cầu cấp bách (Nguyễn Văn Huy) (TL 207)

· Vài nhận xét về «thay đổi xã

hội» (Tôn Thất Thiện) (TL 207)

07/10/2006

· Một tờ báo mới của những người dân chủ Việt Nam: Tập san TỔ QUỐC (TL 207)

Bài viết trước đó BÀI MỚI ! Bài được đọc nhiều nhất hôm nay: Đả đảo vô cảm! (Nguyễn Phương Anh)

Page 2 sur 3

Khi cuộc đấu tranh dài hạn vượt qua chiến lược khởi đầu và đi vào giai đoạn có nhiều triển vọng khả quan và tiên tiến, các chiến lược gia cần phải suy tính để làm thế nào hạn chế nguồn cung cấp quyền lực của kẻ độc tài mỗi lúc một nhiều hơn. Mục đích là dùng sự bất hợp tác của quần chúng để tạo nên một tình thế chiến lược thuận lợi hơn cho lực lượng dân chủ. Khi lực lượng đối kháng dân chủ được thêm sức mạnh, các chiến lược gia phải trù tính thực hiện việc bất hợp tác và đối kháng táo bạo hơn để cắt đứt nguồn cung cấp quyền lực của chế độ độc tài, với mục tiêu tạo nên sự tê liệt chính trị mỗi lúc gia tăng và cuối cùng sự tan vỡ của chính chế độ độc tài. Chúng ta cần hoạch định cẩn thận phương cách lực lượng dân chủ làm suy yếu sự hỗ trợ của những nguời và những nhóm trước đây vẫn ủng hộ chế độ độc tài. Sự hỗ trợ của họ có suy giảm do những tiết lộ về những bạo tàn của chế độ, do phơi bày những kết quả tồi tệ của nền kinh tế mà nguyên nhân của sự tồi tệ này là do chính sách của kẻ độc tài hoặc do mới hiểu biết là chế độ độc tài có thể bị chấm dứt ? Các người ủng hộ kẻ độc tài ít ra cũng trở nên «trung lập» trong sinh hoạt của họ («những người chờ đợi bên bờ rào») hoặc tích cực hơn trở nên những người ủng hộ phong trào dân chủ. Trong lúc lập kế hoạch và thực thi chống đối chính trị và bất hợp tác, điều tối quan trọng là theo dõi sát tất cả những người ủng hộ và phụ tá thân cận của kẻ độc tài, như nhóm cốt lõi nội bộ, nhóm chính trị, công an và thư lại, đặc biệt là quân đội. Mức độ trung thành của các lực lượng quân đội, cả binh lính lẫn sĩ quan, đối với chế độ độc tài cần phải được ước định cẩn thận và xác định xem quân đội có bị ảnh hưởng của các lực lượng dân chủ không. Có nhiều binh sĩ bình thường là những người phải thi hành nghĩa vụ quân sự không hạnh phúc và sợ hãi ? Có nhiều binh sĩ và sĩ quan xa lánh chính quyền vì cá nhân, gia đình hoặc những lý do chính trị ? Những yếu tố nào có thể làm cho các binh lính và sĩ quan chấp nhận sự khuynh loát của lực lượng dân chủ ? Ngay từ lúc khởi sự cuộc đấu tranh giải phóng cần khai triển một chiến lược đặc biệt để liên lạc với quân đội và công chức của kẻ độc tài. Qua ngôn từ, biểu tượng và hành động, các lực lượng dân chủ có thể thông báo cho đoàn quân này cuộc đấu tranh giải phóng sẽ mãnh liệt, kiên quyết và liên lỉ. Quân đội cần phải biết cuộc đấu tranh mang một tính chất đặc biệt, nhằm tiêu diệt chế độ độc tài nhưng không đe dọa tính mạng của họ. Những nỗ lực này xoi mòn trên cơ bản tinh thần của quân đội của kẻ độc tài và cuối cùng làm xiêu lòng trung thành và tình thần phục tùng ngả về hướng phong trào dân chủ. Những chiến lược tương tự cũng có thể nhằm vào cảnh sát và công chức. Những cố gắng nhằm tích lũy cảm thông và, cuối cùng khiến các lực lượng của kẻ độc tài bất tuân, tuy nhiên, không được xem như là khuyến khích lực lượng quân sự châm dứt lập tức chế độ độc tài hiện tại bằng hành động quân sự. Một kịch bản như vậy không thể nào thiết lập một thể chế dân chủ khả thi, vì (như chúng ta đã thảo luận) một cuộc đảo chánh không giúp phục hồi thế quân bình quyền lực giữa quần chúng và người cai trị. Vì vậy cần phải hoạch định làm sao cho các sĩ quan quân đội có cảm tình với phong trào dân chủ hiểu rằng một cuộc đảo chánh hoặc một cuộc nội chiến chống lại chế độ độc tài không cần thiết và không ai mong muốn. Các sĩ quan có cảm tình có thể đóng vai trò sinh tử trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ, như kêu gọi sự bãi nhiệm và bất hợp tác của các lực lượng quân đội, khuyến

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=737 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (kỳ 5)

Page 3 sur 3

khích việc vô hiệu năng hóa có chủ đích và lặng lẽ bất tuân lệnh và hỗ trợ việc từ chối đàn áp. Nhân sự trong quân đội cũng có thể cung cấp nhiều phương cách hỗ trợ bất bạo động tích cực cho phong trào dân chủ, trong đó gồm có việc đi lại an toàn, thông tin, thực phẩm, dược phẩm và những vật liệu tương tự. Quân đội là một trong những nguồn cung cấp quyền lực quan trọng nhất của kẻ độc tài vì quân đội có thể dùng các đơn vị kỷ luật và vũ khí trực tiếp tấn công và trừng trị quần chúng bất phục tùng.Các chiến lược gia đối kháng luôn phải nhớ việc đánh đổ chế độ độc tài rất là khó khăn nếu không muốn nói là không thể thực hiện được nếu công an, công chức thư lại và lực lượng quân đội vẫn kiên định hỗ trợ cho chế độ độc tài và tuân phục thi hành lệnh của chế độ. Các chiến lược gia dân chủ vì vậy cần phải ưu tiên chú trọng đến chiến lược nhằm khuynh đảo lòng trung thành của các lực lượng theo kẻ độc tài. Các lực lượng dân chủ nên nhớ tinh thần bất mãn và bất tuân trong lực lượng quân đội và cảnh sát rất nguy hiểm cho các thành viên của những nhóm đó. Binh sĩ và cảnh sát có thể bị chế tài nặng nề vì những hành vi bất tuân và hành động nội loạn. Các lực lượng dân chủ không nên yêu cầu binh sĩ và sĩ quan tức khắc tạo phản. Thay vào đó, khi mối liên lạc đã được nối, cần phải minh định rằng có nhiều hình thức tương đối an toàn của «bất tuân trá hình» mà họ có thể làm lúc ban đầu. Ví dụ, cảnh sát và quân đội có thể thi hành không hiệu năng mệnh lệnh đàn áp, thất bại trong việc tìm tung tích các cá nhân bị truy lùng, thông báo cho đối kháng cuộc đàn áp, bắt bớ hoặc lưu đầy sắp đến và không báo cáo những tin tức quan trọng cho cấp trên. Các sĩ quan bất mãn đến lượt họ cũng có thể chểnh mảng trong việc chuyển lệnh đàn áp xuống hạ tầng. Các binh sĩ có thể bắn quá đầu các người biểu tính. Tương tự như vậy, về phần họ, các công chức có thể đánh lạc hồ sơ và chỉ thị, làm việc thất trách và « bị ốm » phải nằm nhà cho đến khi « phục hồi ». Thay đổi chiến lược Các nhà chiến lược của phong trào chống đối chính trị luôn luôn cần phải ước định xem chiến lược toàn bộ và những chiến lược trong những chiến dịch cục bộ có được thi hành đúng đắn không. Có thể, ví dụ như, cuộc tranh đấu không thuận lợi như đã dự tính. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải suy tính những thay đổi cần thiết trong chiến lược. Chúng ta có thể làm được những gì để gia tăng sức mạnh của phong trào và lấy lại thế chủ động ? Trong những tình huống như vậy, chúng ta cần phải nhận dạng vấn đề, ước định lại chiến lược, có thể chuyển đổi trách nhiệm đấu tranh sang một nhóm khác trong quần chúng, huy động những nguồn năng lực mới để cung cấp thêm sức mạnh và khai triển những đường hướng hành động khác. Khi điều này đã hoàn thành, chiến lược mới phải được thực hiện tức khắc. Cùng lúc, nếu cuộc đấu tranh tiến triển khả quan hơn mong muốn và chế độ độc tài sụp đổ nhanh hơn dự tính, các lực lượng dân chủ làm thế nào để tích lũy các thắng lợi bất ngờ và xúc tiến việc tê liệt hóa chế độ độc tài ? Chúng ta sẽ đào sâu vấn đề này trong chương tới. (Còn tiếp) Những bài liên hệ

"Vào" | Log vào/Đăng ký độc giả | 0 Ý kiến Là một diễn đàn tự do, Thông Luận không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ độc giả. Bạn đọc ẩn danh không thể đăng ý kiến của mình, xin đăng ký ở đây trước

Copyright © 1988-2006 Thông Luận Thongluan Address: 7 Allée Bouleau Carreau, 77600 Bussy-Saint Georges, France ISSN 1145-9557, năm thứ 19. Email address: [email protected] PHP-Nuke Copyright © 2004 by Francisco Burzi

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=737 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Related Documents

Vu Khi Dautranh Batbaodong5
November 2019 14
Vu Khi Dautranh Batbaodong7
November 2019 26
Vu Khi Dautranh Batbaodong1
November 2019 16
Vu Khi Dautranh Batbaodong
November 2019 13
Vu Khi Dautranh Batbaodong4
November 2019 21
Vu Khi Dautranh Batbaodong6
November 2019 11