Vu Khi Dautranh Batbaodong

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vu Khi Dautranh Batbaodong as PDF for free.

More details

  • Words: 5,604
  • Pages: 4
Page 1 sur 4

Tìm

Đăng ký thân hữu Trị Sự

· Trang nhất · Bài Đã Đăng

trong

Trang nhất | PDF | Lưu Trữ | Thăm dò | Đề Mục | Liên Lạc

Những Vấn Đề Dân Chủ: Vũ Khí Đấu Tranh Bất Bạo Động Đăng ngày 16/03/2006 lúc 12:35:06 CST Đề tài: Hoạt Động Dân Chủ

(xếp theo thời gian)

· Cổ động Thông Luận · Gửi bài · Tìm kiếm · Tủ Sách ThôngLuận · Thư Góp Ý · Trang Nối kết · Đề tài Đề mục

Vũ Khí Đấu Tranh Bất Bạo Động Nguyễn Gia Thưởng Một trong những nguyên do khiến quần chúng không tin vào phương thức tranh đấu bất bạo động là vì họ nghĩ rằng bất bạo động thiếu những phương tiện hữu hiệu để lật đổ những chế độ chuyên chính, độc tài quân phiệt hoặc độc tài đảng trị. Triết lý thắng thua đã khiến cho con người chỉ biết có bạo động và vẫn luôn coi bào động là phương cách duy nhất để giải quyết xung đột.

· Tất cả các đề mục · Ý Kiến · Chính Trị · Giáo Dục - Xã Hội · Kinh Tế · Những Vấn Đề Dân Chủ · Những Vấn Đề Lịch Sử · Phiếm Luận · Quan Điểm · Thế Giới Quanh Ta · Thời sự · Việt Nam-Đất & Người · Văn Hoá-Nghệ Thuật · Văn hoá-Tư Tưởng · Xã Hội Dân Sự

Đôi khi cũng có nhiều người lầm tưởng bất bạo động đồng nghĩa với bất động, khoanh tay ngồi chờ. Quần chúng không thấy vũ khí mà họ có trong tay. Quần chúng không tin vì họ không cảm nhận sức mạnh của chính họ. Tuy nhiên trong một thập niên qua, không ít chế độ độc tài đã bị đánh đổ bằng phương tiện bất bạo động. Hiện nay con số các chế độ độc tài đang giảm xuống và chế độ dân chủ đang thay thế dần những mô hình quản trị quốc gia toàn trị. Đấu tranh bất bạo động là một phương thức đấu tranh đem lại kết quả bền bì và lâu dài vì sau cuộc cách mạng này chế độ độc tài khó lòng mà trở lại. Bất bạo động không đòi xương máu nên không có nợ máu, không có oán thù chồng chất. Cuộc đánh đổ các chế độc tài đều có quy trình và có phương pháp. Cung cấp phương tiện và phương pháp bất bạo động cho những cá nhân và những tổ chức tranh đấu cho dân chủ tại các nước chuyên chính là mối ưu tư hàng đầu của các tổ chức và quốc gia có mục tiêu chia sẻ phúc lợi chung của thế giới, đem lại ổn định đích thực cho các quốc gia yếu kém và nhờ đó đem lại ổn định cho toàn thế giới. Ý niệm « chủ quyền quốc gia » (state sovereignty) đang bị phá vỡ vì tiến bộ kỹ thuật và tiến bộ thông tin. Ông Kofi Annan, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã tuyên bố : « Chủ quyền quốc gia không thể nào còn được dùng như khiên chắn cho những vi phạm lớn về nhân quyền » Các quốc gia ngày nay không còn ở vị thế độc lập nhưng ở vị thế liên lập (interdependent). Chính nhờ vào thế này, tiến trình dân chủ hoá các nước trên thế giới được hỗ trợ một cách mạnh mẽ.

TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN

Các chế độ toàn trị thường được coi như một thành trì kiên cố không thể đánh đổ. Các cơ quan tình báo, công an, quân đội, nhà tù, trại cải tạo và các đội binh hành quyết do một thiếu số có quyền lực sai khiến luôn hiện diện ở khắp mọi nơi. Tài chánh, tài nguyên thiên nhiên và khả năng sản xuất của một nước thường bị kẻ độc tài bòn tỉa và đem dùng để thực hiện ý đồ của họ. Trái lại, các lực lượng dân chủ đối lập đôi khi xuất hiện vô cùng yếu ớt, thiếu kinh nghiệm và bất lực. So với hình ảnh thành trì bất bại vô địch của chế độ độc tài, phong trào dân chủ đối lập có vẻ như vô hiệu, rất mờ nhạt. Tuy nhiên, đây chỉ là bề ngoài thôi.

Tất cả đề tài

2 Tháng Mười Một, 2006 Trang liên hệ

· Đọc thêm về Hoạt Động Dân Chủ Bài được đọc nhiều nhất trong Hoạt Động Dân Chủ: Về các nhà dân chủ và tình hình dân chủ trong nước

Lựa chọn Trang in Gởi đến cho bạn bè

Những nhược điểm của chê độ toàn trị

Để đánh đổ các chế độ độc tài toàn trị, chúng ta không đánh vào những điểm mạnh của nó mà chỉ nhằm vào những điểm yếu của nó: - Sự cộng tác giữa những người, những nhóm và những tổ chức để điều hành hệ thống toàn trị không chặt chẽ, có nhiều sơ hở. - Những đòi hỏi và những hệ lụy của chính sách trong quá khứ của chế độ giới hạn khả năng giải quyết những xung đột trước mắt của họ. Đặt mua báo THÔNG LUẬN

- Chế độ đã chết cứng trong guồng máy điều hành cũ vì vậy không có khả năng thích ứng mau chóng với tịnh huống mới. - Nhân sự và tài nguyên trong những phần vụ hiện hành khó có thể đáp ứng cho những nhu cầu tình thế mới. - Cấp dưới vì e sợ mất lòng cấp trên báo cáo không chính xác và sai sót những thông tin cần thiết để kẻ độc tài quyết định. - Chủ thuyết không còn chỗ ứng dụng, những huyền thoại va biểu tượng của chế độ từ từ sụp đổ. - Vì chủ thuyết ảnh hưởng mạnh đến cách nhìn về thực tế, các cán bộ trung thành với chủ thuyết bị khiến dẫn nên không nhận định rõ tình hình và nhu cầu trước mắt.

THƯ ĐI TIN LẠI ■ 14/10/2006: Nhóm Sinh viên Dân chủ Nguyễn Quang Đức: Mọi người dân hãy noi gương sự Đoàn Kết của bà con Khuất Duy Tiến để đòi lại sự công bằng và dân chủ tiễn đưa cái chế độ độc tài này... ■7/9/2006: (TL 206) Đặng Hữu Cầu: Không nên để quá trễ... ■ 7/9/2006: (TL 206) Trần Hữu Tâm: Cáo buộc ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Nguyễn Ngọc Tuý: Vậy thì có hy vọng gì không ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Hà Ngọc Minh: Khúc ruột ngàn

- Hệ thống hành chánh thư lại không có hiệu quả và mất khả năng điều hành, hoặc hệ thống kiểm soát và điều hành quá gắt gao khiến cho việc thi hành chính sách không đạt kết quả. - Xung đột nội bộ giữa các định chế, xung đột cá nhân và thù ghét cá nhân phương hại và có thể phá vỡ bộ máy điều hành của chế độ. - Trí thức và sinh viên không ngồi yên bất động, sẽ phản ứng đối phó với những tệ trạng, những nghiêm cấm, chủ nghĩa giáo điều và đàn áp. - Quần chúng lâu ngày trở nên thờ ơ, lãnh đạm và đôi khi thù địch với chế độ. - Khác biệt về địa phương, về giai cấp, về văn hóa cỏ thể trở nên sâu sắc. - Thứ bậc quyền lực của chế độ độc tài luôn luôn bất ổn. Vị trí cá nhân không bao giờ ổn định ở một chỗ, có thể được cất nhắc hoặc bị hạ bệ hoặc bị hoàn toàn khai trừ và thay thế bởi những phần tử mới. - Các phần tử trong lực lượng công an hoặc lực lượng quân sự có thể hành động vì mục đích riêng của họ, chống lại ý hướng của kẻ độc tài, tham dự vào một cuộc đảo chính. - Những kẻ chiếm ngôi vị trong chế độ toàn trị cần có thời gian để lo củng cố vị

file://C:\DOCUME~1\FRANCO~1\LOCALS~1\Temp\FRC9ETL0.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Page 2 sur 4 dặm

thế của mình.

■ 11/8/2006: Núi Đôi: Tôi rất hân hạnh và sung sướng... ■ 29/7/2006: Eagle81: Ông cứ tràng giang đại hải... ■ 25/7/2006: Phạm Quế Dương: "Mình đúng là một phần tử lãng mạn" ■ Thư đầu năm 2006 (TL 199) ■ 13/1/2005: (TL 188) Lưu Văn Hội: Chống Cộng! ■ Thư toà soạn (Tháng 1/2005) (TL 188)

Bài đăng gần đây 16/10/2006

· Hãy cứu Trần Khải Thanh Thuỷ (Lê Lâm)

15/10/2006

· Nhân quyền, Dân chủ kiểu... bia mời! (Nguyễn Phương Anh)

·

Chặng Đường Dân Chủ (Trần Khải)

14/10/2006

· Văn hoá hạnh phúc (Hàn Lệ Nhân)

13/10/2006

· Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác văn học VN "đương đại" (Hoàng Quốc Hải)

12/10/2006

· Việc xưa như trái đất mà cố làm sống lại cho to chuyện (Phạm Trần)

11/10/2006

· Cuộc Chiến Tiền Giả (Trần Khải) · Nói lại với ông Nguyễn Trọng Tín (Nguyên Ngọc)

10/10/2006

· Nhà văn dụng võ (Trường Nhân) · Từ lãng mạn đến tham tiền và thực sinh nói thẳng (Võ Thanh Liêm) (TL 207)

09/10/2006

· Văn hoá dân chủ (Hàn Lệ Nhân) · Thời sự quốc tế và Việt Nam dưới mắt Thông Luận (TL 207)

· Việt Nam văn hiến ngàn năm (kì 7) (Lê Văn Hảo) - (TL 207)

· Nghĩa trang văn học (TL 207) · Thập Diện Mai Phục (Trần Khải) 08/10/2006

· Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp (Bác sĩ Bùi Đắc Lộc) (TL 207)

·

Một tư duy mới về thất nghiệp (Nguyễn Huy Đức) (TL 207)

· Hòa giải, một nhu cầu cấp bách (Nguyễn Văn Huy) (TL 207)

· Vài nhận xét về «thay đổi xã

hội» (Tôn Thất Thiện) (TL 207)

07/10/2006

· Một tờ báo mới của những người dân chủ Việt Nam: Tập san TỔ QUỐC (TL 207)

Bài viết trước đó BÀI MỚI ! Bài được đọc nhiều nhất hôm nay: Đả đảo vô cảm! (Nguyễn Phương Anh)

- Kẻ cầm quyền chỉ là thiểu số và thiểu số không có khả năng kiểm soát tất cả mọi việc nên không thể tránh khỏi phán đoán sai lầm trong chính sách và hành động. - Nếu chế độ toàn trị kiếm cách loại trừ những hiểm nguy này và phân tán quyền kiểm soát và quyền quyết định, trung ương sẽ mất dần quyền kiểm soát. (1) Đối lập dân chủ phải khai thác và tìm những yếu điểm nội tại của các chế độ toàn trị để từ đó có sách lược từng bước đánh đổ chế độ này. Mặc dù bề ngoài quyền uy, tất cả các chế độ toàn trị đều có nhược điểm : thất trách nội bộ, xung đột cá nhân, thất trách về cơ quan định chế và xung đột giữa các cơ quan và ngành vụ. Những nhược điểm này với thời gian khiến cho chế độ không còn hiệu năng và khả năng thay đổi cũng không còn, bất mãn càng chồng chất. Và đến lúc, lệnh của kẻ độc tài không được thi hành vì cấp dưới từ chối không làm. Chế độ độc tài sụp đổ một cách mau chóng. Điều này không có nghĩa là các chế độ độc tài có thể bị đánh đổ không nguy hiểm và không tổn thất sinh mạng. Tất cả các diễn tiến đi đến dân chủ chắc chắn sẽ có hiểm nguy và thiệt hại và cần có thời gian để tiến hành. Lẽ cố nhiên không phải bất cứ phương thức hành động nào cũng đem lại thắng lợi trong mọi tình thế. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh nhằm vào các yếu điểm của chế độ độc tài có cơ thành công hơn những phương thức đương đầu với chế độ đánh vào những điểm nó mạnh nhất. Lộ Trình Hai Giai Đoạn Lật Đổ Độc Tài. Ông Mark Palmer, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hungary, đã làm việc với các tổ chức đấu tranh bất bạo động và thiết lập một lộ trình hai giai đoạn để chấm dứt các chế độ độc tài trên thế giới (2). Ông đề nghị : Giai đoạn 1 : Liên lạc và tổ chức Trong giai đoạn này, quyền tự do dân sự rất là giới hạn. Công an ráo riết triệt tiêu mọi dấu hiệu sinh hoạt độc lập. Các trường Đại Học, các cơ quan truyền thông, và các công đoàn đều bị chính quyền kiểm soát. Vào thời điểm này mục đích của phong trào đấu tranh bất bạo động là đơn thuần xuất hiện. Ban đầu phong trào chỉ là đối thoại giũa các cá nhân, khởi sự viết những bài tham luận và phân phát tài liệu. Những công dân khôn ngoan ngần ngại tham gia những hoạt động chống chính quyền, vì vậy giáo dục và thông tin là những hoạt động cấp thiết. Những hoạt động và tổ chức lúc khởi sự rõ ràng không mang màu sắc chính trị và không đe dọa chính quyền (chảng hạn như sinh hoạt chăm lo sức khỏe – y tế và môi sinh) Một khi hoạt động này được sự hỗ trợ của đông đảo quần chúng, mục tiêu kế tiếp là tiến tới việc thành lập một nhóm, một tố chức làm việc chung với nhau trong bóng tối để trở thành đối trọng của nhà nước. Báo chí chui, các bộ phận đầu não trí tuệ và các đảng phái chính trị tất cả đều có mục đích làm suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của chế độ độc tài và tạo dựng một xã hội dân sự đúng nghĩa. Một người hoạt động đấu tranh bất bạo động có kinh nghiệm cho biết một phong trào « có thể tạo nên hoàn cảnh trong đó chúng ta có hai thế giới song song ». Năm 1982, một tập sách mang tựa Người mưu đồ nhỏ (The Little Conspirator) do Czelaw Bielecki, Urszula Sikorska và Jan K.Kelus viết và xuất bản. Họ là đâu não của Công đoàn Solidarnosc tại Ba-lan thời kỳ đấu tranh chống chính quyền Jaruzelski. Đây là cẩm nang thịnh hành trong giới đấu tranh bí mật tại Ba-lan thời đó và đã đánh đổ chế độ Cộng Sản Ba-lan. Xin được trích một đoạn của Czelaw Bielecki trong chương một của tập này: «Mưu đồ (đánh đổ) khới xuất từ định đề chính quyền và những hành động của họ đều bất hợp pháp. Họ không những vi phạm những hiệp uớc về nhân quyền, mà họ đã ký kết và vi phạm Hiến Pháp mà họ đặt để lên trên đầu chúng ta, mà còn vi phạm cả những quy chế điều hành trong ngành cảnh sát, ví dụ việc cấm sử dụng dùi cui trong những nơi chật hẹp. Khi quý vị khởi sự xây dựng một tổ chức bí mật, điều quan trọng trước tiên là tìm kiếm những anh em đồng mưu trong đám bạn bè thân tín. Những người quý vị có thể trông cậy, quen biết từ lâu và lý lịch đã được quý vị kiểm chứng. Sau này, một khi căn bản cơ cấu tổ chức đã được hình thành và tổ chức vẫn chuyển tốt, sau đó và chỉ sau đó quý vị mới khởi sự tìm cách liên lạc với các tổ chức bí mật khác. Đừng dại dột chơi trò « ngọn cờ đầu » khi chưa có một tổ chức thực sự. Quy luật của tổ chức ngầm là một nhóm nhỏ có thể điều hành một cơ sở lớn. Một nhóm càng tự lập bao nhiều, càng ít rủi ro bị đánh tan và nó càng ít vấn đề tổ chức phải giải quyết. Một tổ chức cần phải được sắp xếp để tránh không liên lạc nhiều ngay trong nội bộ cũng như ngoài nội bộ. Mỗi một tổ chuyên biệt, giống như mộ cơ sở kinh doanh tốt, chuyển giao hàng hóa hoàn thiện đến các cơ sở khác trong chừng mực tiếp xúc tối thiểu. Thiết lập một cơ quan báo chí chui chính là mục tiêu phải đạt. Báo chí được dùng để làm phương tiện liên lạc giữa các tổ, không có phương tiện này các tổ sẽ bị cô lập vì lý do an ninh. Hơn nữa, đó là diễn đàn cho phép các cấp lãnh đạo tự bày tỏ và trình bày những suy nghĩ đặc trưng và đường hướng chính trị của họ. Báo giấy không những tán phát tư tưởng, nhưng đối với tổ chức bí mật, đó là nguồn thông tin đang tin cậy nhất, nó biểu hiện tiền tài và vật liệu. Cơ quan ngôn luận chui dùng để làm môi trường huấn luyện, nó dạy cho các tân sinh kỹ thuật âm mưu. Nó đào luyện cách thích nghi và vượt lên trên nỗi sợ. Mực thước để đo lường tiến bộ của tân sinh trong việc giải quyết vấn đề đó là số lượng bó báo chuyển tải. Tiến trình sản xuất và tán phát một tờ báo chui cung cấp tất cả những kỹ thuật cơ bản về mưu đồ. Nó chứng minh sự cần thiết của ngăn cách giữa các bộ phận (ví dụ như những người phụ trách in ấn và những người phân phối. Việc này đòi hỏi việc sử dụng những hộp thơ chết, chảng hạn như giữa ngành biên tập và người in ấn. Nguyên tắc ngăn cách giữa những người có trách nhiệm toàn bộ về chuyên chở và phân phối phải được tuân phục. Ban đầu mọi người đều gặp khó khăn. Mọi người đều sợ khi lần đầu tiên chuyên chở báo chui và trao cho một người lạ tại một nơi lạ. Người này cũng sợ hãi, nhưng khi cả hai khắc phục được nỗi sợ, sự việc giống như mở cánh cửa giữa hai nhà giam. Sau này, cả hai họ cố gắng mở cánh cửa kế tiếp, rồi kế tiếp nữa. Sau cùng họ sẽ mỉm cười với nhau, họ ý thức tự do không phải là một điều để tin mà thôi mà còn phải là hành động nữa.

file://C:\DOCUME~1\FRANCO~1\LOCALS~1\Temp\FRC9ETL0.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Page 3 sur 4

Các tổ chức quốc tế cũng giúp quần chúng khắc phục nỗi sợ ban đầu và lòng khiên cưỡng không muốn tham gia. Họ có thể áp lực lên kẻ độc tài và hỗ trợ những nỗ lực thành lập tổ chức. Những phương cách hành động gồm có : • Nêu tội danh (Naming) Các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, các quốc gia đơn lẻ, các tổ chức quốc tế có thể đóng vai trò quyết định trong việc nêu rõ nhưng vi phạm nhân quyền và việc không thực thi dân chủ của những tên độc tài. Họ có thể thu thập tin tức, trình bày từng trường hợp cá biệt và gây chú ý cho quần chúng. Amnesty International (Ân xá Quốc tế), Human Rights Watch và các tổ chức nhân quyền khác đóng một vai trò đặc biệt can đảm và quan trong lãnh vực này. • Lên án (Shaming) Vào thời buổi văn hóa trở thành toàn cầu, các tên độc tài ít nhất cũng mong muốn bày tỏ tính cách chính thống của họ. Các thế lực quốc tế có thể phơi bày những hành động sấu xa của các bạo chúa và phủ nhận công khai những hành vi của họ. • Cố vấn chiến lược (Strategic advice) Không phải tất cả mọi phương thức nào cũng áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Phần tìm hiểu học tập về những phương thức sẵn có giúp khai mở những đường hướng mới cho một phong trào. Những tổ chức bất bạo động đề nghị một số những phương thức phân phối thông tin, trong đó kể đến việc tán phát một tập san về chiến lược đấu tranh bất bạo động và chương trình phát thanh hướng dẫn đối kháng dân sự. Việc huấn luyện có tính cách quyết định. • Vật liệu hỗ trợ cho những dự án đặc biệt (Material assistance for specific projects). Trong giai đoạn khởi sự, hỗ trợ là cần thiết, ví dụ để trang bị vật liệu in ấn và phân phối tin tức. Hỗ trợ tài chánh và các hỗ trợ vật chất khác để giúp các tổ chức xã hội dân sự làm việc và vận hành tốt là một việc làm cần thiết. Có lẽ đóng góp quan trọng nhất của người ngoài cuộc có thể làm được trong giai đoạn này là giúp nuôi dưỡng hy vọng bằng cách cho thấy các nước khác cũng trong tình trạng như họ đã đánh đổ được các chế độ độc tài và họ cũng có thể thành công, vì người dân không hy vọng gì nhiều trong việc này, ngay cả những người đối lập trong nước và cả những chiến sĩ dân chủ ngoài nước cũng thiếu tinh thần lạc quan. Vấn đề trọng yếu là làm thay đổi những thành kiến, cho quần chúng thấy được hình ảnh của một xã hội tự do, tạo sức bật cho mãnh lực của quần chúng bằng cách trình bày cho họ thấy các phương tiện bất bạo động sẽ có kết quả nhanh chóng và quyết liệt một khi được tiến hành trên bình diện to lớn. Có người cho rằng tạo hy vọng cho quần chúng là một hành động “vô trách nhiệm”. Đối với họ khuyến khích quần chúng lập nên tổ chức và kêu gọi họ xuống đường chỉ khiến chính quyền đàn áp mạnh hơn, và các thế lực ngoại quốc kêu gọi như vậy sẵn sàng đem lực lượng quân đội để can thiệp. Lập luận này không vững vì việc đàn áp và nhẫn nhục chịu đựng là một thực tại hàng ngày xảy ra dưới các chế độ toàn trị, cho dù quần chúng không thành lập tổ chức và không xuống đường biểu tình một cách ôn hòa. Trong cuộc tranh đấu đòi dân chủ, chắc chắn có hiểm nguy và hy sinh, những bước đầu cố gắng có thể sẽ thất bại nhưng quần chúng không còn phương thức nào khác. Cho dù nhân dân Việt Nam, nhân dân Bắc Triều tiên, nhân dân Miến điện có phải đau khổ thêm một chục năm nữa vì đàn áp, tham nhũng và tụt hậu, không ai lên án họ. Không lẽ phần còn lại của thế giới phải nhẫn nhục chịu đựng những mối đe dọa của những tên độc tài đối với hòa bình thế giới và khoanh tay nhìn chúng hỗ trợ khủng bố, buôn lậu ma túy và huy hoại môi sinh. Đương đầu với độc tài toàn trị vẫn là quyết định tối hậu của mỗi một cá nhân. Họ biết những hiểm nguy. Nhưng nhiều người không tin là họ sẽ thành công, vì vậy phải cho họ thấy ngày hôm nay các chế độ dân chủ và các người dân chủ sẵn sàng hỗ trợ chính trị cho họ trong tinh thần ôn hòa. Giúp các dân tộc bị đàn áp để đạt đến dân chủ không thể được coi là thiếu trách nhiệm. Giai Đoạn 2 : Trực diện và đánh đổ Vào giai đoạn này, cánh đối lập đã có khá nhiều sức để đương đầu với chính quyền. Như một vị lãnh đạo đấu tranh đã từng nói, chính quyền có lẽ là “chủ nhân của các dinh thự và các lễ nghi quốc gia. Nhưng chúng ta là chủ nhân của xã hội dân sự”. Cuộc xung đột được công khai hóa, đấu tranh bằng những cuộc đình công, phản đối, bất tuân lệnh. Một bên kêu gọi không tham gia, đình công bãi thị một bên hăm dọa giam bắt, đánh đập hoặc đày biệt xứ. Mặc dù đối lập chưa có đủ sức mạnh để thực hiện những mục tiêu lớn, nhưng cũng đủ lớn mạnh để bảo đảm tiếp tục hiện diện cho dù các cấp lãnh đạo bị bắt. Nỗi lo sợ ban đầu đã tan biến và sức mạnh của tổ chức mỗi ngày một mạnh hơn. Mục đích của phong trào ở thời điểm này là : • Tạo nên cảm giác hiện diện mọi nơi. Ví dụ như phong trào Otpor tại Serbia dán trên đường phố 1,5 triệu tem khẩu hiệu và tờ truyền tay. • Nuôi dưỡng mối liên lạc hỗ trợ với bên ngoài. • Gây áp lực với tên độc tài dưới nhiều chiến thuật đấu tranh bất bạo động, không chỉ giới hạn trong việc đình công, tuyên bố, báo chui hoặc đài phát thanh chui, diễn hành, tụ họp công cộng, tẩy chay và bất hợp tác trong những lãnh vực xã hội, kinh tế, chính trị. • Tìm những phương thức hợp pháp để thách thức chính quyền qua những cuộc bầu cử, hoặc qua những quy định và hiệp ước quốc tế. Tại Chile, lời kêu gọi trưng cầu ý quốc dân của Pinochet đã cung cấp cơ hội lý tưởng cho phong trào đối lập. • Tìm cách hợp tác với các trụ cột của chế độ, đặc biệt với guồng máy đàn áp, trong đó có quân đội, công an, cảnh sát và cơ quan hành chánh. Tại Serbia, một kế hoạch bàn định kêu gọi các lực lượng cảnh sát hợp tác trong phần cuối cùng của chiến dịch bất bạo động giúp bảo vệ những người xuống đường phản đối để tránh xô sát và hạ bệ tên độc tài. Trong giai đoạn này các diễn viên ngoại quốc cũng đóng một vai trò quan trong cho sự thành công của phong trào. Tiến trình đối kháng tiếp tục diễn tiến, các thế lực quốc tế có thể giúp tiến trình này đi nhanh hơn bằng cách : • Cung cấp vật liệu hỗ trợ. Vào thời điểm này, phong trào đã thể hiện rõ chiến thuật và chiến lược kiên kết, nhưng họ thiếu phương tiện tài chánh để có thể thực hiện toàn bộ kế sách. Trợ giúp từ bên ngoài để đáp ứng những nhu cầu tại chỗ, có thể trở thành một yếu tố thiết yếu trong sự thành bại của phong trào. • Huấn luyện các cấp lãnh đạo trong nghệ thuật đấu tranh bất bạo động. Tại Serbia, các huấn luyện viên do International Republican Institute (Viện Cộng Hòa

file://C:\DOCUME~1\FRANCO~1\LOCALS~1\Temp\FRC9ETL0.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Page 4 sur 4 Quốc Tế), Freedom House và các cơ quan khác đã minh chứng hiệu quả chính xác và hoàn hảo trong việc chuẩn bị những nhóm như Otpor trong chiến dịch đấu tranh bất bạo động. • Gia tăng áp lức bên ngoài lên chế độ độc tài. Một khi đối lập chiếm một số điểm quan trọng, các diễn viên quốc tế có thể giúp áp lực kẻ độc tài phải nhượng bộ trên những điểm chính yếu (chẳng hạn như bầu cử tự do) bằng những chế tài chuẩn đích và tố cáo công khai. Các chuyên gia nghiên cứu đấu tranh bất bao động đề cập đến việc thành lập “một mưu đồ thế giới” chống kẻ độc tài. • Bày bàn cờ mới (establishing rules of the game). Các diễn viên quốc tế có thể đưa ra một số quy luật để ổn định tình thế và quy trách kẻ độc tài bằng các hiệp ước, luật lệ và tòa án quốc tế. • Hỗ trợ các công tác dân chủ. Các thành phần ngoại cuộc có thể đứng ra giám sát các cuộc bầu cử, đỡ đầu giáo dục công cộng về cách bầu cử , hoặc cung cấp tài chánh để hợ trợ các chiến dịch “bày tỏ ý nguyện qua bầu cử”. • Làm suy yếu các trụ cột của chế độ. Các tổ chức đấu tranh dân chủ phải và có thể tìm cách liên lạc với quân đội, công an, tình báo và các tổ chức an ninh khác của chế độ độc tài. Họ có thể dùng ảnh hưởng của họ để thuyết phục các cơ cấu tổ chức này không thi hành lệnh của kẻ độc tài hạ lệnh bắn các chiến sĩ dân chủ. Đây là điểm then chốt của cuộc đấu tranh bất bạo động. Điểm cơ bản trong cuộc đấu tranh bất bạo động là tìm được tụ điểm của kết quả và sự kiện. Đấu tranh bất bạo động có thể nổ bùng vì nhiều lý do. Lòng bất mãn rộng khắp luôn hiện diện trong các chế độ toàn trị và có thể nhân một biến cố nhỏ bùng nổ. Biến cố nhỏ có thể là việc bắt giam hoặc ám sát một nhân sĩ nhân dân mến mộ và việc quốc tế giám sát điều tra để làm sáng tỏ vấn đề tạo nên cơ hội phản ứng. Đôi khi bùng nổ cũng phát xuất từ vấn đề kinh tế. Tụt hậu về kinh tế của chế độ độc tài có thể là nguyên do thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ. Những cơ hội chứng minh sự yếu kém của chính quyền toàn trị là những đòn bảy để tạo thêm sức mạnh cho phong trào dân chủ đối lập. Mặt khác những cuộc biểu tình trên khắp thế giới cũng được tổ chức để ủng hộ những người đấu tranh trong nước. Và tiếp sau đó, tổ chức những ngày “Dân Chủ cho Việt Nam”, “Nhân quyền cho Việt Nam” để cho dư luận quốc tế biết đến phong trào và ủng hộ. Tương lai của phong trào đấu tranh bất bạo động Trong quá khứ người Việt không chú trọng đến giải pháp đấu tranh bất bao động. Thậm chí còn cho nó là hoang tưởng. Bối cảnh thế giới ngày nay đã thay đổi nhiều. Các tổ chức thiện nguyện hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh bất bạo động rất đông đảo. Các tài liệu và phim ảnh để loan truyền phương pháp đấu tranh bất bạo động có thể tham khảo dễ dàng trên Internet (http://www.nonviolent-conflict.org). Nhìn lại trình tự đánh đổ các chế độ độc tài, nước Việt Nam đã hội tụ hầu hết những điều kiện để đánh đổ chính quyền độc tài đảng trị. Chỉ còn mỗi một điểm, một điểm quan trong đó là việc hình thành một tổ chức mạnh, một phong trào rộng khắp thế giới để kết hợp và phối hợp hành động. Từ hơn 30 năm nay, chúng ta vẫn còn dọ dẫm để làm việc này. Ông Mark Palmer đã liệt kê 45 kẻ độc tài còn lại trên thế giới cần phải đánh đổ từ năm 2000 cho đến năm 2025. Trong danh sách này có liệt kê tên ông Nông Đức Mạnh, người đại diện cho chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chính quyền Việt Nam hiện nay bề ngoài tỏ ra kiên cố nhưng thực lực trên trường quốc tế và ngay trong nước rất yếu. Những mâu thuẫn nội tại của đảng CSVN đang làm họ tê liệt. Họ đang mất khả năng tự vệ. Người anh em phương Bắc cũng đang lo sợ những cuộc cách mạng bất bạo động gần đây tại các nước Đông Âu sẽ lây lan sang xứ họ. Tổng giam đốc thông tin báo chí của Trung Hoa, ông Thạch Tông Nguyên, trong một cuộc phỏng vấn của nhật báo Financial Times đã phải thú nhận : “Mỗi lần nghĩ đến các cuộc cách mạng màu, tôi cảm thấy sợ.” (When I think of the color revolutions, I feel afraid.). Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều có, đã đến lúc đối lập dân chủ Việt Nam chứng tỏ khả năng thay thế chế độ này qua những phương tiện ôn hòa để bắt kịp đà phát triển của thế giới. Thế giới đang ủng hộ các cuộc cách mạng bất bạo động của dân chủ Việt Nam. Qua Nghị quyết 1481, Hội Đồng Châu Âu không còn ngấm ngầm mà đã công khai lên án chế độ Cộng Sản, coi chế độ này như một mối họa của nhân loại, cần phải dứt khoát khử trừ . Nguyễn Gia Thưởng (1)http://www.aeinstein.org/organizations98ce.html (Bài của Ông Gene Sharp sẽ được chuyển ngữ trong những ngày tới) (2) Mark Palmer, Breaking the real axis of evil-How to oust the world’s last dictators by 2025,Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2003 ISBN 0-74253255-0 "Vào" | Log vào/Đăng ký độc giả | 0 Ý kiến Là một diễn đàn tự do, Thông Luận không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ độc giả. Bạn đọc ẩn danh không thể đăng ý kiến của mình, xin đăng ký ở đây trước

Copyright © 1988-2006 Thông Luận Thongluan Address: 7 Allée Bouleau Carreau, 77600 Bussy-Saint Georges, France ISSN 1145-9557, năm thứ 19. Email address: [email protected] PHP-Nuke Copyright © 2004 by Francisco Burzi

file://C:\DOCUME~1\FRANCO~1\LOCALS~1\Temp\FRC9ETL0.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Related Documents

Vu Khi Dautranh Batbaodong
November 2019 13
Vu Khi Dautranh Batbaodong7
November 2019 26
Vu Khi Dautranh Batbaodong1
November 2019 16
Vu Khi Dautranh Batbaodong4
November 2019 21
Vu Khi Dautranh Batbaodong5
November 2019 14
Vu Khi Dautranh Batbaodong6
November 2019 11