Vu Khi Dautranh Batbaodong1

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vu Khi Dautranh Batbaodong1 as PDF for free.

More details

  • Words: 10,026
  • Pages: 7
e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 1 sur 7

Tìm

Đăng ký thân hữu Trị Sự

· Trang nhất · Bài Đã Đăng

trong

Tất cả đề tài

Trang nhất | PDF | Lưu Trữ | Thăm dò | Đề Mục | Liên Lạc

Những Vấn Đề Dân Chủ: Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1) Đăng ngày 01/04/2006 lúc 10:27:51 CST Đề tài: Chính Trị Thế Giới

(xếp theo thời gian)

· Cổ động Thông Luận · Gửi bài · Tìm kiếm · Tủ Sách ThôngLuận · Thư Góp Ý · Trang Nối kết · Đề tài

Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ Gene Sharp 1

2 Th Trang li

· Đọc thêm v Bài được Chính Tr Từ Chế độ D

Sách in lần đầu năm 1993, dành cho các nhà bất đồng chính kiến tại Miến Điện. Sau đó sách được chuyển dịch sang 13 thứ tiếng, lưu hành khắp thế giới. Trang in

Lời Giới Thiệu

Gởi đến cho b

Đề mục

· Tất cả các đề mục · Ý Kiến · Chính Trị · Giáo Dục - Xã Hội · Kinh Tế · Những Vấn Đề Dân Chủ · Những Vấn Đề Lịch Sử · Phiếm Luận · Quan Điểm · Thế Giới Quanh Ta · Thời sự · Việt Nam-Đất & Người · Văn Hoá-Nghệ Thuật · Văn hoá-Tư Tưởng · Xã Hội Dân Sự TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN

Những biên khảo của ông Gene Sharp đã ảnh hưởng sâu đậm lên chiến lược đấu tranh bất bạo động của các tổ chức đấu tranh trên thế giới và đặc biệc đáng chú ý nhất là các phong trào trẻ tại Đông Âu, trong đó có tổ chức Otpor tại Serbia, Kmara tại Cộng Hòa Georgia, Pora tại Ukraine, Kelkel tại Kyrgystan và Zbur tại Belarus. Tất cả năm tổ chức này đã dùng tài liệu From Dictatorship to Democracy để làm căn bản cho những chiến dịch của họ. Quyển « Civilian-based Defense » của ông đã được các chính quyến Lithuania, Latvia và Estonia sử dụng vào lúc họ tách rời khỏi khối Liên Bang Xô-viết năm 1991. Xin gởi đến quý độc giả nguyên văn bản chuyển ngữ tiếng Việt của tập tài liệu From Dictatorship to Democracy. Dịch giả hy vọng tài liệu quý giá này, trong phạm vi nhỏ bé, có thể giúp cho các phong trào đấu tranh trong cũng như ngoài nước vạch được định hướng cho con đường đấu tranh đi đến dân chủ. Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ

Mục Lục Lời tựa Chương Một Đương Đầu Với Chế Độ Toàn Trị Một Cách Thực Tiễn *Một vấn đề liên lỉ *Tự do bằng bạo lực? *Đảo chánh, bầu cử, vị cứu tinh ngoại quốc? *Đối diện với sự thật phũ phàng Chương Hai Những Hiểm Nguy Trong Vấn Đề Thương Thuyết *Giá trị và Giới hạn của Thương Thuyết *Thương thuyết để đầu hàng *Quyền lực và công lý trong những cuộc thương thuyết *Kẻ độc tài “dễ chịu” *Hòa bình kiểu nào ? *Những lý do để hy vọng Chương Ba Quyền lực từ đâu đến ? *Ngụ ngôn “Thư Công” *Nguyên liệu cần thiết cho quyền lực chính trị *Trung tâm quyền lực dân chủ

Đặt mua báo THÔNG LUẬN

Chương Bốn Chế độ toàn trị có những nhược điểm *Nhận chân nhược điểm (gót chân Achille) *Những nhược điểm của chế độ toàn trị *Đánh vào nhược điểm của chế độ toàn trị Chương Năm Thực Thi Quyền Lực *Tiến hành cuộc đấu tranh bất bạo động *Vũ khí bất bạo động và kỷ luật *Tính chất công khai, tính chất bí mật và phẩm chất cao *Những mối tương quan thay đổi quyền lực *Bốn cơ chế thay đổi *Tác động dân chủ hóa của đối kháng chính trị *Tính cách phức tạp của đấu tranh bất bạo động

THƯ ĐI TIN LẠI ■ 14/10/2006: Nhóm Sinh viên Dân chủ Nguyễn Quang Đức: Mọi người dân hãy noi gương sự Đoàn Kết của bà con Khuất Duy Tiến để đòi lại sự công bằng và dân chủ tiễn đưa cái chế độ độc tài này... ■7/9/2006: (TL 206) Đặng Hữu Cầu: Không nên để quá trễ... ■ 7/9/2006: (TL 206) Trần Hữu Tâm: Cáo buộc ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Nguyễn Ngọc Tuý: Vậy thì có hy vọng gì không ? ■ 7/9/2006: (TL 206) Hà Ngọc Minh: Khúc ruột ngàn

Chương Sáu Nhu Cầu Hoạch Định Sách Lược *Kế hoạch thực tiễn *Những trở ngại trong việc hoạch định *Bốn thuật ngữ quan trọng trong việc hoạch định sách lược Chương Bảy Hoạch Định Chiến lược *Lựa chọn phương tiện *Hoạch định cho nền dân chủ *Trợ giúp bên ngoài *Hoạch định một sách lược toàn bộ *Hoạch định chiến lược cục bộ *Đàn áp và những biện pháp đối phó *Gắn bó với nội dung chiến lược Chương Tám Thực Thi Đối Kháng Chính Trị *Đối kháng có lựa chọn *Thách thức có tính biểu trưng *Phân phối trách nhiệm *Nhắm vào quyền lực của kẻ độc tài *Thay đổi chiến lược

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 2 sur 7

dặm ■ 11/8/2006: Núi Đôi: Tôi rất hân hạnh và sung sướng... ■ 29/7/2006: Eagle81: Ông cứ tràng giang đại hải... ■ 25/7/2006: Phạm Quế Dương: "Mình đúng là một phần tử lãng mạn" ■ Thư đầu năm 2006 (TL 199) ■ 13/1/2005: (TL 188) Lưu Văn Hội: Chống Cộng! ■ Thư toà soạn (Tháng 1/2005) (TL 188)

Bài đăng gần đây 16/10/2006

·

Hãy cứu Trần Khải Thanh Thuỷ (Lê Lâm)

15/10/2006

· Nhân quyền, Dân chủ kiểu... bia mời! (Nguyễn Phương Anh)

· Chặng Đường Dân Chủ (Trần

Chương Chín Đánh tan chế độ toàn trị *Leo thang quyền tự do *Đánh tan chế độ toàn trị *Quản lý thắng lợi một cách hợp lý Chương Mười Cơ sở cho một thể chế dân chủ bền vững *Những mối đe dọa của chế độ toàn trị mới *Ngăn chặn đảo chánh *Soạn thảo Hiến Pháp *Tình thần trách nhiệm đáng khen ngợi Phụ Lục Các Phương Pháp Hành Xử Bất Bạo Động *Những phương pháp phản đối và thuyết phục bất bạo động *Những phương pháp bất hợp tác xã hội *Những phương pháp bất hợp tác kinh tế:Tẩy chay kinh tế *Những phương pháp bất hợp tác kinh tế: Đình Công *Những phương pháp đối kháng chính trị *Những phương pháp can thiệp bất bạo động

Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ Cơ sở lý luận để giải phóng Gene Sharp (The Albert Einstein Institution)

Khải)

Lời tựa

14/10/2006

· Văn hoá hạnh phúc (Hàn Lệ Nhân)

13/10/2006

· Những vướng mắc thường gặp trong sáng tác văn học VN "đương đại" (Hoàng Quốc Hải)

12/10/2006

· Việc xưa như trái đất mà cố làm sống lại cho to chuyện (Phạm Trần)

11/10/2006

Một trong những ưu tư lớn của tôi từ nhiều năm nay là làm cách nào người dân có thể ngăn ngừa và phá vỡ chế độ toàn trị. Điều này đã được nghiền ngẫm một phần vì tin tưởng rằng con người không thể bị khống chế và tàn sát bởi các chế độ như vậy. Sự tin tưởng này đã được nung đúc qua các sách vở nói về tầm quan trọng của tự do con người, về bản chất của các chế độ độc tài (từ Aristotle cho đến những phân tích về chuyến chính toàn trị) và lịch sử của các chế độ độc tài (đặc biệt là các hệ thống Quốc Xã và Cộng Sản Stalinít). Trong nhiều năm qua, tôi có dịp quen biết những người đã sống và chịu khổ dưới chế độ Quốc Xã, kể cả những người đã thoát chết trong các trại tập trung. Tại Na-uy, tôi đã gặp những người đã kháng cự ách thống trị phát-xít sống sót và nghe kể chuyện về những người đã mất mạng. Tôi có nói chuyện với những người Do-thái đã thoát khỏi nanh vuốt của Quốc Xã và với những người đã giúp cứu sống họ.

· Cuộc Chiến Tiền Giả (Trần Khải) · Nói lại với ông Nguyễn Trọng Tín

Những hiểu biết về ách khủng bố của chế độ Cộng Sản tại các nước khác nhau, tôi đã thu thập qua sách báo hơn là tiếp xúc cá nhân. Ách khủng bố của các hệ thống này đối với tôi đặc biệt thảm khốc, vì các chế độ toàn trị này được áp đặt nhân danh giải phóng con người khỏi bị đàn áp và bị bóc lột.

10/10/2006

Trong những thập niên gần đây, qua những tiếp xúc với các nạn nhân sống trong những quốc gia có chế độ toàn trị, như Panama, Ba-lan, Chile, Tây-tạng và Miến-điện, bản chất đích thực của các chế độ toàn trị hiện đại đã hiện rõ nét. Từ việc người Tây-tạng chiến đấu chống lại sự xâm lấn của Cộng Sản Trung Hoa, việc người Nga đã dẹp tan đảo chính tháng Tám năm 1991 của nhóm bảo thủ, và người Thái đã ngăn chặn một cách bất bạo động sự trở lại của chế độ quân phiệt, tôi thấy được những viễn cảnh đáng sợ về bản chất xảo quyệt của các chế độ độc tài toàn trị.

(Nguyên Ngọc)

· Nhà văn dụng võ (Trường Nhân) · Từ lãng mạn đến tham tiền và thực sinh nói thẳng (Võ Thanh Liêm) (TL 207)

09/10/2006

· Văn hoá dân chủ (Hàn Lệ Nhân) · Thời sự quốc tế và Việt Nam dưới mắt Thông Luận (TL 207)

· Việt Nam văn hiến ngàn năm (kì 7) (Lê Văn Hảo) - (TL 207)

· Nghĩa trang văn học (TL 207) · Thập Diện Mai Phục (Trần Khải) 08/10/2006

· Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp (Bác sĩ Bùi Đắc Lộc) (TL 207)

·

Một tư duy mới về thất nghiệp (Nguyễn Huy Đức) (TL 207)

· Hòa giải, một nhu cầu cấp bách (Nguyễn Văn Huy) (TL 207)

· Vài nhận xét về «thay đổi xã

hội» (Tôn Thất Thiện) (TL 207)

07/10/2006

· Một tờ báo mới của những người dân chủ Việt Nam: Tập san TỔ QUỐC (TL 207)

Bài viết trước đó BÀI MỚI ! Bài được đọc nhiều nhất hôm nay: Đả đảo vô cảm! (Nguyễn Phương Anh)

Lòng bức thiết và nỗi phẫn uất trước những cảnh tàn bạo, đồng thời lòng cảm phục tác phong điềm đạm anh dũng của người dân, đôi khi gia tăng nhờ các cuộc thăm viếng những nơi vẫn còn nhiều hiểm nguy lớn, và dù vậy những con người can đảm này vẫn bất chấp những hiểm nguy này. Chắng hạn những nơi như Panama thời Noriega; Vilnius, Lithuania dưới sự đàn áp của Liên Bang Xô-viết; quảng trường Thiên An Môn, tại Bắc kinh trong những lúc hồ hởi biểu tình đòi tự do, và cả trong lúc những xe thiết giáp đầu tiên tràn đến vào đêm định mệnh hôm đó; và hình ảnh tổng tham mưu ở trong rừng của đối lập dân chủ tại Manerplaw trong vùng « Burma giải phóng ». Đôi khi tôi viếng thăm những nơi nạn nhân nằm xuống, ví dụ như tháp truyền hình và nghĩa trang tại Vilnius, công viên tại Riga, nơi dân chúng đã bị bắn giết, trung tâm Ferrara vùng phía Bắc nước Ý, nơi bọn phát-xít bắt xếp hàng và bắn các người kháng chiến, và một nghĩa địa đơn sơ tại Manerplaw đầy xác của những thanh niên chết quá sớm. Quả là đáng buồn khi chúng ta nhận thức rằng các chế độ toàn trị đã bỏ lại bao nhiêu sự chết chóc và tàn phá trong cơn thịnh nộ của chúng. Từ những ưu tư và kinh nghiệm đó đã lớn lên niềm hy vọng xác quyết rằng việc ngăn ngừa độc tài có thể thực hiện được, cuộc đấu tranh thắng lợi chống lại các chế độ toàn trị có thể phát động không cần chém giết nhau hàng loạt, và chúng ta có thể đánh đổ các chế độ toàn trị và ngăn ngừa những chế độ toàn trị mới bùng lên từ nhúm tro tàn. Tôi đã cố gắng suy nghĩ đắn đo về những phương tiện hữu hiệu nhất để có thể thành công đánh tan các chế độ toàn trị với giá phải trả tối thiểu về thống khổ và thiệt hại nhân mạng. Trong vấn đề này, tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu nhiều năm về các chế độ độc tài, các phong trào đối kháng, các cuộc cách mạng, tư tưởng chính trị, hệ thống quản trị chính phủ, và đặc biệt đấu tranh thực tiễn bất bạo động. Bản ấn hành này là kết quả tìm tòi của tôi. Tôi tin chắc nó không hoàn hảo. Tuy nhiên, có thể nó trình bày một vài đường hướng, hỗ trợ việc tư duy và bàn định kế hoạch, để hình thành những phong trào giải phóng mạnh mẽ và hữu hiệu hơn tình trạng đương thời. Vì nhu cầu và cũng vì một lựa chọn hữu ý, tâm điểm của tiểu luận này chú trọng đến vấn đề cơ bản làm thế nào để đánh tan chế độ toàn trị và ngăn ngừa sự trối dậy của một chế độ toàn trị khác. Tôi không đủ khả năng để trình bày một công trình nghiên cứu tỉ mỉ và phương thức chữa trị cho một quốc gia cá biệt. Tuy nhiên, tôi hy vọng tiểu luận căn bản này có thể giúp ích cho những người, sống trong các nước phải đương đầu với ách thống trị của độc tài mà khốn thay hiện nay lại còn quá nhiều nước như vậy. Họ cần xét nghiệm tính khả thi của những phân tích này để ứng dụng với tình thế của họ và trong chừng mực nào đó, những đề nghị có thể đem áp dụng hoặc tạo môi trường áp dụng cho cuộc đấu tranh giải phóng của họ. Tôi mang ơn rất nhiều trong lúc soạn thảo tiểu luận này. Bruce Jenkins, Phụ Tá Đặc biệt của tôi, đã có những đóng góp vô giá trong việc nhận diện các vấn đề về nội dung và cách trình bày và nhờ những ý kiến xác đáng của ông trong việc trình bày sao cho khúc chiết và sáng sủa hơn những tư duy gút mắc (đặc biệt phần liên quan đến chiến lược), tái phối trí sườn bài và cải tiến phần biên soạn. Tôi cũng cảm tạ sự giúp đỡ biên tập của Stephen Coady. Tiến sĩ Christopher Kruegler và Robert Helvey đã đóng góp những phê bình và chỉ dẫn rất quan trọng. Tiến Sĩ Hazel Mc Ferson và tiến sĩ Patricia Parkman đã cung cấp cho tôi những thông tin về những cuộc đấu tranh tại Phi Châu và Mỹ Châu La-tinh, mỗi người trong lãnh vực của mình. Mặc dù tiểu luận này ghi lại những đóng góp ưu ái và nồng hậu, nhưng phần phân tích và phần kết luận là trách nhiệm của tôi. Tôi không hề xác nhận trong tập tiểu luận này việc chống đối những kẻ độc tài sẽ dễ dàng và không cần cố gắng. Tất cả những hình thức đấu tranh đều có những gay go và giá phải trả. Đấu tranh chống kẻ độc tài, lẽ cố nhiện, sẽ có thiệt hại nhân mạng. Tuy nhiên tôi mong ước tiểu luận này sẽ khích lệ các cấp lãnh đạo kháng chiến phác họa chiến lược để gia tăng sức mạnh hiện hữu đồng thời hạ thấp mức độ tử vong nếu

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 3 sur 7

không may xảy đến. Tiểu luận này không kỳ vọng khi một chế độ toàn trị chấm dứt, tất cả mọi vấn đề cũng sẽ chấm dứt theo. Sự sụp đổ của một chế độ không thể đem đến một ảo tưởng. Trái lại, nó mở ra một con đường còn đòi nhiều vất vả và những cố gắng bền bỉ để xây dựng những mối liên hệ xã hội, kinh tế và chính trị công bằng hơn và trừ khử các hình thức bất công và đàn áp khác. Tôi hy vọng bài nghiên cứu ngắn ngủi của tôi về việc làm thế nào đánh đổ chế độ độc tài có thể giúp bất kỳ nơi nào nhân dân sống dưới sự áp bức và ao ước được tự do. Gene Sharp Ngày 6 tháng 10 năm 1993 Albert Einstein Institution 427 Newbury Street Boston, Massachussett 02511-1081

Chương Một Đương Đầu với Chế độ Toàn Trị Một Cách Thực Tiễn Trong những năm gần đây, nhiều chế độ toàn trị - phát xuất từ cả hai nguồn gốc nội tại và ngoại tại – đã sụp đổ hoặc tan rã khi đương đầu với nhân dân dám đứng lên chống đối và được động viên. Một vài chế độ độc tài, thường được coi là vững chắc và bất khả xâm phạm, đã tỏ ra bất lực không đối phó được với sự chống đối phối hợp chính trị, kinh tế và xã hội của quần chúng. Bắt đầu từ năm 1980, các chế độ toàn trị đã xụp đổ trước sự chống đối mà chủ yếu là bất bạo động của nhân dân Estonia, Latvia va Lithuania, Ba-lan, Đông Đức, Nam Tư, Tiệp Khắc (Czechoslovakia), Madagascar, Mali, Bolivia và Phi-luật-tân. Kháng chiến bất bạo động đã đẩy mạnh phong trào dân chủ hóa tại các nước Nepal, Zambia, Nam Hàn, Chile, Argentina, Haïti, Brazil, Uruguay, Malawi, Thái-lan, Bulgaria, Hungary, Zaire, Nigeria và các khu vực khác thuộc khối Liên Bang Xô-viết trước đây (họ đóng một vai trò đáng kể trong việc đánh bại âm mưu đảo chánh của nhóm cứng rắn vào tháng 8 năm 1991). Thêm vào đó, còn có việc chống đối chính trị của đại chúng (1) đã diễn ra tại Trung Hoa, Miến-điện (Burma) và Tây-tạng trong những năm vừa qua. Mặc dù những cuộc đấu tranh này không chấm dứt các chế độ độc tài đương trị hoặc các cuộc xâm chiếm, chúng đã phơi bày bản chất thô bạo của các chế độ đàn áp cho cộng đồng thế giới biết và đã cung cấp cho quần chúng kinh nghiệm quý giá về hình thức đấu tranh này. Sự sụp đổ của các chế độ toàn trị tại các quốc gia nêu trên chắc chắn không xóa bó hết tất cả những vấn đề trong các xã hội này: nghèo khó, tội phạm, sự bất cập của hành chánh thư lại và sự phá hủy môi sinh thường là di sản của các chế độ thô bạo. Tuy nhiên, sự sụp đổ của các chế độ toàn trị ít ra đã làm bớt đi phần lớn khổ đau của các nạn nhân bị đàn áp và mở đường để tái xây dựng các xã hội này trong chiều hướng nâng cao dân chủ chính trị, quyền tự do cá nhân và công bằng xã hội. Một vấn đề liên lỉ Trên thế giới trong những thập niên qua, quả thật có khuynh hướng gia tăng việc dân chủ hóa và tự do. Theo tổ chức Freedom House (Nhà Tự Do), một cơ quan tổng kết hàng năm tình trạng về quyền thực thi chính trị và quyền công dân, con số các nước trên thế giới được xếp loại «tự do» đã gia tăng một cách đáng kể trong mười năm qua. (2) Tự do

Bán Tự Do

Không Tự Do

1983

55

76

64

1993

75

73

38

Tuy nhiên, khuynh hướng tích cực này bị hạn chế ở một số lớn các dân tộc hiện vẫn sống dưới sự khống chế của độc tài. Tính đến tháng Giêng 1993, 31% của 5,45 tỷ dân đang sống tại các quốc gia và các lãnh thổ “không tự do” (3), đó là những vùng bị hạn chế tuyệt đối quyền chính trị và tự do dân sự. Có 38 nước và 12 lãnh thổ thuộc loại “không tự do” bị đặt dưới ách thống trị của các chế độ độc tài quân phiệt (như trường hợp của Miến-điện và Sudan), các thể chế truyền thống quân chủ đàn áp (như tại Ả-rập Saud và Bhutan), các đảng phái chinh trị toàn thống (như tại Trung Hoa, Iraq và Bắc-hàn), các kẻ ngoại xâm (như tại Tây-tạng và Đông Timor), hoặc tại các quốc gia trong tình trạng chuyển tiếp. Nhiều quốc gia hiện nay đang trên đà thay đổi nhanh chóng về kinh tế, chính trị và xã hội. Dù con số các quốc gia “tự do” đã gia tăng trong mười thập niên qua, vẫn còn nguy cơ lớn là nhiều quốc gia, đứng trước những thay đổi căn bản và nhanh chóng như vậy, sẽ đi theo chiều hướng đối nghịch và kinh qua những hình thức toàn trị mới. Các tập đoàn quân sự, các cá nhân tham vọng, các viên chức được bầu cử và các đảng chính trị giáo điều sẽ luôn tìm cách áp đặt quyền lực của họ. Đảo chánh là và sẽ là cơ hội thường xuyên. Số đông quần chúng sẽ tiếp tục không được hưởng quyền căn bản và quyền chính trị của con người. Bất hạnh thay, quá khứ vẫn còn đeo đuổi chúng ta. Vấn đề các chế độ toàn trị rất là sâu đậm. Nhân dân nhiều nước đã kinh qua hàng chục hoặc hàng trăm năm đàn áp, bất kể là nguồn gốc nội tại hay ngoại tại. Thông thường, sự tuân phục vô điều kiện các biểu tượng quyền lực và các kẻ cầm quyền đã trở thành quán tính từ lâu. Trong những trường hợp cùng cực, các định chế xã hội, chính trị, kinh tế và kể cả tôn giáo trong xã hội - nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền - đã bị cố tình làm suy yếu, bị khống chế hoặc còn có thể bị thay thế bằng các định chế theo khuôn mới do chính phủ hoặc đảng cầm quyền dùng để kiểm soát xã hội. Quần chúng thường bị phân hóa (biến thành một đám đông bao gồm những cá nhân lẻ loi) không có khả năng làm việc với nhau để giành lại tự do, để tạo tin tưởng lẫn nhau, hoặc kể cả làm nên việc gì do chính sáng kiến của họ. Kết quả dễ tiên đoán: quần chúng trở nên yếu đuối, thiếu tự tin và không có khả năng đề kháng. Quần chúng thường quá sợ hãi không dám chia sẻ nỗi hận chống chế độ toàn trị và khát vọng tự do ngay với chính gia đình và bạn bè. Quần chúng cũng thường quá khiếp sợ để suy nghĩ một cách chín chắn đến việc đối kháng công khai. Trong mọi trường hợp, điều này có ích lợi gì? Thay vào đó, họ phải đương đầu với nỗi dằn vặt đau khổ không căn cớ và một tương lai vô vọng. Những điều kiện hiện nay của những chế độ toàn trị có thể khắc nghiệt hơn trước đây. Trong quá khứ, có một vài người đã thử kháng cự. Những cuộc phản đối và biểu tình của quần chúng đã diễn ra non yểu. Có thể khí thế đã bùng lên nhất thời. Có những lúc khác, những cá nhân và nhóm nhỏ đã có những biểu lộ anh dũng nhưng bất lực, để tuyên xưng một vài nguyên lý hoặc đơn thuần để bày tỏ sự chống đối. Cho dù những động cơ đó có cao thượng đến đâu đi nữa, những hành động kháng cự này trong quá khứ thường không đủ khả năng để cho quần chúng thoát khỏi nỗi sợ và thói quen tuân phục, một điều kiện tiên quyết để đánh đổ chế độ độc tài. Buồn thay, những hành động này chỉ làm gia tăng nỗi thống khố và chết chóc, không đem lại thắng lợi cũng chẳng đem lại hy vọng. Tự do bằng bạo lực? Cần phải làm gì trong những trường hợp như vậy? Những khả năng hiện hữu tỏ ra vô hiệu. Hàng rào hiến chế và công pháp, quyết định pháp lý và dư luận quần chúng, kẻ độc tài thường không màng đến. Một điều dễ hiểu là để phản ứng chống lại các hành vi thô bạo, cảnh tra tấn, mất tích và thủ tiêu, quần chúng thường kết luận chỉ có bạo lực là phương cách duy nhất chấm dứt chế độ độc tài. Các nạn nhân phẫn nộ đôi khi lập tổ chức để đánh lại các kẻ độc tài với tất cả những phương tiện bạo động và quân sự mà họ có thể huy động, mặc dù có nhiều chướng ngại cản bước họ. Các vị này thường tranh đấu anh dũng, và họ đã trả giá đắt về gian nan và sinh mạng. Thành tích của họ đôi khi thật nổi bật, nhưng rất ít khi họ dành lại

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 4 sur 7

được tự do. Phản kháng bạo động có thể gây ra phản ứng đàn áp thô bạo và điều này thường khiến dân chúng trở nên vô vọng hơn trước. Dù việc lựa chọn bạo động có thể đưa đến những thắng lợi nào đó, nhưng có một điều thật rõ rệt. Khi đặt niềm tin vào các phương tiện bạo động, người ta đã lựa chọn đúng ngay phương cách đấu tranh mà kẻ đàn áp hầu như luôn luôn ở thế thượng phong. Những kẻ độc tài có đủ trang bị để sử dụng bạo lực một cách áp đảo. Dù đấu tranh ngắn hay dài hạn, rốt cuộc các nhà dân chủ vẫn không thể tránh né được các cuộc đụng độ quân sự khắc nghiệt. Kẻ độc tài hầu như luôn luôn chiếm thế thượng phong trong trang bị vũ khí, súng đạn, vận chuyển và tầm vóc lực lượng quân sự. Dù có can đảm, nhưng các chiến sĩ dân chủ (hầu như luôn luôn) không thể đọ sức lại với họ. Vì cuộc nổi dậy với phương tiện quân sự chính quy được xem là không thực tế, nên một vài tổ chức đối lập chọn chiến tranh du kích. Tuy nhiên chiến tranh du kích hiếm khi, nếu không muốn nói là chưa bao giờ, đem phúc lợi đến cho nhân dân bị đàn áp hoặc đưa đến dân chủ. Chiến tranh du kích không phải là một giải pháp thực tiễn, nhất là vì nó có khuynh hướng gây tổn thất lớn lao cho chính người dân của mình. Phương pháp không hẳn bảo đảm không thất bại, dù có chủ thuyết hỗ trợ và có nghiên cứu chiến lược và đôi khi được sự hỗ trợ của quốc tế. Cuộc đấu tranh du kích thường kéo dài rất lâu. Khối quần chúng bình dân thường bị chính phủ cầm quyền bắt di chuyển thường xuyên, với bao nhiêu thống khổ của người dân và phân tán xã hội. Dù cho thành công, đấu tranh du kích thường có những hậu quả tiêu cực trong dài hạn về cơ cấu. Ngay tức khắc, chế độ bị tấn công trở nên độc đoán hơn do phản ứng chống trả. Nếu du kích quân cuối cùng chiến thắng, chế độ mới thoát thai từ đó đôi khi còn độc tài hơn kẻ đi trước do tác động mạnh mẽ của việc tập trung các lực lượng quân sự trải rộng và do sự suy yếu hoặc sự tiêu hủy của các nhóm độc lập trong xã hội và các định chế trong lúc đấu tranh – các cơ quan này thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì một xã hội dân chủ. Các vị đối lập với chế độ toàn trị nên tìm kiếm một giải pháp khác. Đảo chánh, bầu cử, vị cứu tinh ngoại quốc? Một cuộc đảo chánh quân sự để lật đổ chế độ toàn trị có thể xuất hiện như một trong những phương cách dễ nhất và nhanh nhất để đánh đổ một chế độ đặc biệt bỉ ổi. Tuy nhiên, có những vấn đề hệ trọng đối với phương thức này. Quan trọng nhất, nó giữ nguyên vẹn sự phân phối quyền lực không cân xứng giữa quần chúng và các thành tố ưu việt nắm quyền kiểm soát chính quyền và lực lượng quân sự. Việc loại bỏ nhân sự cá biệt và tập đoàn cùng chung quyền lợi khỏi những vị thế then chốt thường chỉ là để các nhóm khác vào thay thế. Trên lý thuyết, nhóm này có thể ôn hòa hơn trong phong cách của họ và có phần cởi mở đôi chút trong việc cải cách dân chủ. Tuy nhiên, họ cũng có thể làm trái ngược lại như vẫn thường xảy ra. Sau khi củng cố được vị thế của họ, tập đoàn mới có thể trở nên thô bạo hơn và nhiều tham vọng hơn nhóm cũ. Do đó, tập đoàn mới – nơi mọi người đặt hy vọng – có khả năng làm tất cả những gì họ muốn mà không ưu tư gì đến dân chủ hoặc nhân quyền. Đây không phải là một giải pháp chấp nhận được để giải quyết vấn đề chuyên chế. Bầu cử không thể là dụng cụ để thay đổi chế độ chính trị một cách đáng kể dưới các chế độ toàn trị. Có một vài thể chế toàn trị, chẳng hạn như các thể chế của khối Đông Âu thuộc Liên Bang Xô-viết cũ, cũng tổ chức bầu cử để tỏ vẻ như có dân chủ. Tuy nhiên, những cuộc bầu cử này chỉ là trưng cầu dân ý được kiểm soát chặt chẽ để quần chúng xác nhận những ứng cử viên đã được kẻ độc tài lựa chọn sẵn. Vào một lúc nào đó, do áp lực, kẻ độc tài chấp nhận các cuộc bầu cử mới, nhưng sau đó dựng lên những công chức bù nhìn trong các cơ quan chính quyền. Nếu ứng cử viên đối lập được phép tranh cử và đắc cử, như đã xảy ra tại Miến-điện năm 1990 và tại Nigeria năm 1993, kết quả có thể hoàn toàn bị bác bỏ và các thành phần « thắng cử » bị đe dọa, bắt giữ hoặc ngay cả bị xử tử. Kẻ độc tài không có lề thói chấp nhận bầu cử khiến họ văng khỏi ngai vàng của họ. Có nhiều người nay đang gánh chịu khổ đau dưới chế độ độc tài hoặc đã đi lưu đày biệt xứ để thoát khỏi nanh vuốt gần kề của chúng, không tin kẻ bị đàn áp có thể tự giải phóng. Họ cho rằng nhân dân của họ chỉ có thể được giải thoát do hành động của người khác. Những người này đặt lòng tin vào các thế lực bên ngoài. Họ tin rằng chỉ có trợ giúp quốc tế mới đủ mạnh để lật đổ kẻ độc tài. Quan điểm cho rằng kẻ bị đàn áp không có khả năng để hành động hữu hiệu đôi lúc chính xác ở một thời điểm nhất định nào đó. Như đã trình bày, thường người bị đàn áp không muốn và không có khả năng để đấu tranh vì họ không tin vào khả năng của họ có thể chống lại chế độ toàn trị thô bạo, và họ không tìm thấy con đường nào khác để tự giải thoát chính họ. Vì vậy cũng dễ hiểu nhiều người đặt hy vọng giải thoát vào người khác. Lực lượng bên ngoài có thể là « dư luận quần chúng », Liên Hiệp Quốc, một quốc gia cá biệt hoặc những chế tài về kinh tế và chính trị của quốc tế. Kịch bản như trên có vẻ an toàn, nhưng lại có vấn đề nghiêm trọng trong việc lệ thuộc người cứu tinh ngoại quốc. Lòng tin này cỏ thể hoàn toàn đặt không đúng chỗ. Thường các vị cứu tinh ngoại quốc không đến can thiệp, nhưng nếu một nước ngoại quốc can thiệp, chắc hẳn không thể tin tưởng nước này. Một vài thực tế phũ phàng liên quan đến việc trông cậy sự can thiệp của nước ngoài cần phải được nhấn mạnh ở đây: • Thói thường các nước ngoài sẽ chấp nhận hoặc tích cực trợ giúp chế độ toàn trị để đạt được những lợi ích kinh tế hoặc chính trị của chính họ. • Các nước ngoài cũng có thể muốn bán đứng nhân dân bị đàn áp thay vì cam kết trợ giúp họ giải phóng để thực hiện một mục tiêu riêng. • Một vài nước ngoài sẽ hành động chống lại chế độ độc tài chỉ nhằm dành quyền kiểm soát kinh tế, chính trị hoặc quân sự tại quốc gia này. • Các nước ngoài có thể tích cực tham gia với mục đích tốt chỉ khi nào phong trào kháng chiến trong nước đã bắt đầu làm lung lay chế độ toàn trị và do đó gây chú tâm của quốc tế về bản chất thô bạo của chế độ. Các chế độ toàn trị thường hiện hữu trước nhất là do sự phân phối quyền lực trong quốc gia đó. Nhân dân và xã hội quá yếu kém không đủ sức gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho chế độ toàn trị, tài sản và quyền lực tập trung vào tay của một thiểu số. Mặc dù các chế độ độc tài có thể được hưởng lợi hoặc bị suy yếu vì các tác động của quốc tế, nhưng sự tồn tại của các chế độ này tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố nội tại. Tuy vậy, áp lực quốc tế có thể rất cần thiết khi áp lực này hỗ trợ cho một phong trào kháng chiến mạnh mẽ trong nước. Và sau đó, ví dụ, việc quốc tế tẩy chay kinh tế, cấm vận, cắt đứt liên lạc ngoại giao, khai trừ khỏi các tổ chức quốc tế, bản lên án của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, và những hành động tượng tự có thể trợ giúp mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng một phong trào kháng cự mạnh mẽ trong nước, tất cả những vận động trên khó mà thành công. Đối diện với sự thật phũ phàng Kết luận thật là phũ phàng. Khi chúng ta muốn đánh đổ một chế độ độc tài một cách hữu hiệu nhất, với tổn thất tối thiểu, chúng ta phải thực hiện bốn công tác trước mắt: • Chúng ta phải củng cố lòng quả quyết, lòng tự tin và khả năng đề kháng của chính người dân bị đàn áp. • Chúng ta phải củng cố các nhóm và định chế xã hội độc lập của nhân dân bị đàn áp. • Chúng ta phải tạo nên một lực lượng kháng cự trong nước hùng mạnh, và • Chúng ta phải phác họa một chiến lược giải phóng khôn ngoan và toàn diện và thực hiện nó một cách khôn khéo.

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 5 sur 7

Một cuộc đấu tranh giải phóng là thời gian để tự tạo niềm tin và củng cố sức mạnh nội bộ của tổ chức kháng chiến. Như Charles Stewart Parnell kêu gọi trong một chiến dịch cải cách thổ trạch Ái-nhĩ-lan năm 1879 và 1880: « Không thể nào trông cậy vào chính phủ … Quý vị chỉ nên trông cậy vào quyết tâm của quý vị … Quý vị hãy trợ giúp lẫn nhau bằng cách cộng tác với nhau … tạo sức mạnh cho kẻ yếu ớt trong số anh em chúng ta … kết hợp lại với nhau, hãy tự tố chức … và quý vị phải thắng … Khi quý vị thấy vấn đề đã đến lúc chín muồi để giải quyết, chừng đó và chỉ vào lúc đó, vấn đề mới được giải quyết. » (4) Đứng trước một lực lượng tự tin mãnh liệt, có chiến lược khôn ngoan, có kỷ luật và hành động can đảm và có thực lực, chế độ độc tài rồi cuối cùng sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, bốn điều kiên trên cần phải hội đủ, tối thiếu bốn điều kiện này. Như đã trình bày trên đây, giải phóng khỏi ách chuyến chế phần lớn tùy thuộc vào khả năng của nhân dân biết tự giải phóng. Trường hợp chống đối chính trị thành công - hoặc đấu tranh bất bạo động với mục đích chính trị - viện dẫn ở trên, cho thấy quần chúng sẵn có những phương tiện để tự giải phóng, nhưng lựa chọn này chưa được khai thác. Chúng ta sẽ khảo sát lựa chọn này trong những chương kế tiếp. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta nên xét đến khía cạnh thương thuyết như một phương tiện đánh đổ chế độ toàn trị. (1) Cụm từ dùng trong ngữ cảnh này đã được Robert Helvey sử dụng trước tiên: « Đối kháng chính trị » là đấu tranh bất bạo động (phản đối, bất hợp tác và can thiệp) áp dụng một cách ngang nhiên và năng động, với mục đích chính trị. Cụm từ được dùng để tránh nhầm lẫn và xuyên tạc do việc đồng hóa đấu tranh bất bạo động với « ý niệm chủ hòa » và « bất bạo động » mang tính chất đạo đức hoặc tôn giáo. « Đối kháng chính trị » biểu hiện sự thách đố có chủ ý chống lại chính quyền bằng cách bất tuân, không chấp nhận phục tùng. « Đối kháng chính trị » mô tả môi trường trong đó hành động (chính trị) được sử dụng cũng như mục tiêu (quyền lực chính trị). Cụm từ này được dùng chính là để mô tả hành động của quần chúng nhằm dành lại quyền kiểm soát, từ tay các chế độ toàn trị, các định chế chính quyền bằng cách tấn công không ngừng nghỉ vào nguồn gốc quyền lực và sử dụng một cách thận trọng các kế hoạch và chiến dịch để thực hiện việc này. Trong tiểu luận này, đối kháng chính trị, kháng chiến bất bạo động và đấu tranh bất bạo động, là những cụm từ sẽ được dùng thay cho nhau, mặc dù hai cụm từ sau thường quy chiếu đến những cuộc đấu tranh có mục tiêu rộng lớn hơn (xã hội, kinh tế, tâm lý, vân vân ...) 2) Freedom House, Freedom in the World : The Annual Survey of Political Rights and Civil Liberties, 19921993 (New York:Freedom House, 1993) p.66 (biểu đồ 1993 thuộc tháng Giêng năm 1993). Xem trang 7879 để xem Freedom House phân loại “tự do”, “bán tự do”, “không tự do”. (3)Freedom House, Freedom in the World, trang 4. (4) Patrick Sarsfield O’Hegarty, A History of Ireland Under the Union, 1880-1922 (London: Methuen, 1952) pp. 490-491

Chương Hai Những Hiểm Nguy Trong Vấn Đề Thương Thuyết Khi đương đầu với những vấn đề gay go như chạm trán với chế độ toàn trị (như đã khảo sát ở Chương Một), một vài người lầm lạc lại sa vào tình trạng tuân phục tiêu cực. Người khác, không thấy viễn tượng đạt đến dân chủ, có thể rút kết luận họ phải chịu chấp nhận chế độ toàn trị hầu như hiện diện thường trực, mong muốn với phương tiện “hòa đàm”, “thỏa hiệp” và “thương thuyết”, họ có thể cứu vớt một vài yếu tố tích cực và chấm dứt bạo hành. Bề mặt, vì thiếu nhãn quan thực tiễn, lối suy nghĩ này có hấp lực. Cuộc đấu tranh quan trọng chống lại chế độ toàn trị bạo tàn không cho thấy một viễn tượng êm ả nào. Tại sao lại phải đi vào con đường này? Chẳng lẽ không có ai biết suy nghĩ và tìm cách đối thoại, tìm phương cách chấm dứt từng bước một chế độ toàn trị ? Chẳng nhẽ các nhà dân chủ không thể kêu gọi lòng nhân ái thường tình của kẻ độc tài và thuyết phục họ giảm thiểu từng giai đoạn ách thống trị của họ và cuối cùng có thể dứt khoát chấp nhận thiết lập thể chế dân chủ ? Đôi khi có người lập luận sự thật không phải chỉ ở một bên. Có thể các chiến sĩ dân chủ đã hiểu lầm kẻ độc tài, những người có thể đã hành động vì những động cơ tốt trong những tình huống khó khăn? Hoặc một vài người có thể nghĩ rằng, kẻ độc tài sẽ vui vẻ tự rút lui trước tinh thế khó khăn của đất nước nếu họ được khuyến khích và dẫn dụ. Cũng có người lập luận kẻ độc tài cần giải pháp “lợi – lợi” (win – win), trong đó mọi người đều có lợi. Một lập luận khác cho rằng những rủi ro và đau khổ trong một cuộc so đọ trong tương lai có thể không cần thiết, nếu đối lập dân chủ sẵn sàng chấp nhận giải quyết một cách ôn hòa cuộc tranh chấp bằng phương thức đàm phán (thậm chí với sự trợ giúp của một vài cá nhân chuyên nghiệp hoặc một chính quyền khác). Phải chăng điều này thích hợp hơn là một cuộc đấu tranh khó khăn, ngay cả khi đó là một cuộc đấu tranh bất bạo động không phải là cuốc chiến võ trang quân sự? Giá trị và Giới hạn của Thương Thuyết Thương thuyết là một phương tiện hữu ích để giải quyết một vài vấn đề xung đột và không nên bỏ qua hay gạt bỏ khi chúng thích hợp. Trong một vài tình huống khi những vấn đề tranh chấp không phải là những vấn đề cơ bản, và do đó có thể chấp nhận một thỏa hiệp, thương thuyết là phương tiện quan trọng để dàn xếp một cuộc xung đột. Một cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương là một ví dụ điển hình về vai trò thích hợp của thương thuyết trong một cuộc xung đột : một cuộc thương thuyết dàn xếp có thể thêm một số điểm vào những điểm đã được hai bên đề nghị lúc ban đầu. Tuy nhiên xung đột lao động với các nghiệp đoàn thương mại có phần hơi khác với các cuộc xung đột trong đó sự hiện hữu tiếp tục của một chế độ độc tài tàn ác và việc thiết lập tự do chính trị được đưa ra thảo luận. Khi những vấn đề đưa ra thảo luận là những vấn đề cơ bản, có ảnh hưởng đến các nguyên lý tôn giáo, vấn đề tự do của con người hoặc toàn bộ phát triển tương lai của xã hội, thương thuyết không phải là phương tiện đi đến một giải pháp ổn thỏa cho cả đôi bên. Trên một số vấn đề cơ bản không thể nào có thỏa hiệp được. Chỉ có sự chuyển đổi tương quan quyền lực nghiêng về phía đội ngũ dân chủ có thể bảo quản một cách thỏa đáng các vấn đề cơ bản. Một cuộc chuyển đổi như vậy sẽ xảy ra bằng phương pháp đấu tranh, không qua ngã thương thuyết. Điều này không có nghĩa là thương thuyết không bao giờ được sử dụng. Vấn đề ở đây là thương thuyết không phải là phương pháp thực tiễn để đánh đổ chế độ độc tài khi không có đội ngũ đối lập dân chủ hùng mạnh. Lẽ cố nhiên, có thể việc thương thuyết không còn là một chọn lựa nữa. Kẻ độc tài đã cố thủ vững chắc, cảm thấy yên ổn ở vị thế của họ, có thể từ chối thương thuyết với đối lập dân chủ. Hoặc, một khi thương thuyết khởi sự, các nhà thương thuyết dân chủ có thể biến mất và không ai nghe nói đến nữa. Thương thuyết để đầu hàng ? Những cá nhân và nhóm chống lại chế độ toàn trị và chủ trương thương thuyết thường có những động cơ chính đáng. Đặc biệt khi đấu tranh quân sự đã tiếp diễn năm này sang năm nọ để đánh chế độ độc tài nhưng không đạt thắng lợi cuối cùng, khiến mọi người thuộc mọi khuynh hướng chính trị đều mong muốn hòa bình. Thương thuyết đặc biệt trở nên một nhu cầu của đối lập dân chủ ở những nơi và vào lúc ấy, kẻ độc tài có thế thượng phong về quân sự rõ rệt và sự hủy hoại và thương vong của khối lượng dân chúng theo cánh chống đối không thể chịu đựng được nữa. Sẽ có một thúc bách mãnh liệt muốn tìm kiếm một con đường khác có thể cứu vãn một vài mục tiêu của nhóm dân chủ đồng thời chấm dứt vòng quẩn bạo lực và phản bạo lực.

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 6 sur 7

Lời mời “hòa bình” của kẻ độc tài bằng phương thức thương thuyết với đôi lập dân chủ lẽ cố nhiên là không thành thật. Kẻ độc tài có thể chấm dứt bạo lực tức khắc, nếu họ thực sự muốn ngưng tiến hành cuộc chiến chống lại bản dân của họ. Họ có thể tự ý, không cần phải mặc cả, tái lập việc tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền, thả các tù nhân chính trị, chấm dứt tra tấn, ngưng mọi chiến dịch quân sự, rút lui khỏi chính quyền và tạ tội với nhân dân. Khi chế độ toàn trị vững mạnh nhưng luôn có sự chống đối gây khó khăn liên tục, kẻ độc tài có thể mong thương thuyết để đối lập đầu hàng dưới nhãn hiệu “hòa bình”. Việc kêu gọi thương thuyết có vẻ hấp dẫn, nhưng những hiểm nguy đáng ngại có thể đang rình rập ngay trong phòng thương thuyết. Mặt khác, khi đối lập đặc biệt vững mạnh và chế độ toàn trị thực sự bị đe dọa, kẻ độc tài có thể tìm cách thương thuyết ngõ hầu vớt vát quyền kiểm soát và tài sản được phần nào hay phần ấy. Trong cả hai trường hợp, không có trường hợp nào người dân chủ giúp cho kẻ độc tài đạt được mục đích của họ. Các chiến sĩ dân chủ cần đề cao cảnh giác những cặm bẫy do kẻ độc tài chủ ý đặt ra trong tiến trình thương thuyết. Kêu gọi thương thuyết những vấn đề căn bản về tự do chính trị có thể là một nỗ lực của kẻ độc tài để dẫn dụ các nhà dân chủ đầu hàng một cách êm thắm trong khi đó chế độ toàn trị vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực. Trong những trường hợp xung đột loại này, thương thuyết đóng vai trò chủ yếu vào lúc cuối của cuộc đấu tranh ở giai đoạn mà quyền lực của kẻ độc tài đã thực sự bị triệt tiêu và họ tìm sự an toàn bản thân để đi đến phi trường quốc tế. Quyền lực và công lý trong những cuộc thương thuyết Nếu những phán đoán về việc thương thuyết có phần khắc nghiệt, có lẽ nên thêm một chút tính chất lãng mạn trong đó để nó được dịu dàng. Cần có óc phán đoán sáng suốt để xét xem thương thuyết vận hành ra sao. “Thương thuyết” không có nghĩa là hai bên ngồi lại với nhau trên căn bản bình đẳng rồi đàm phán và giải quyết những khác biệt đã gây nên xung đột giữa hai bên. Có hai sự kiện phải được lưu ý. Thứ nhất, trong thương thuyết, không phải công lý tương đối của hai quan điểm và mục tiêu đối nghịch quyết định nội dung của hiệp ước được thỏa thuận. Thứ hai, nội dung của hiệp ước đã được thỏa thuận thường được quyết định do tương quan quyền lực của mỗi bên. Có nhiều câu hỏi khó cần được đặt ra. Mỗi bên có thể làm được gì sau này để thực hiện mục tiêu của mình nếu phía bên kia không chấp nhận thỏa hiệp trên bàn thương thuyết? Mỗi bên có thể làm gì sau khi thỏa thuận đã được ký kết nếu phía bên kia không giữ lời và dùng lực lượng sẵn có để chiếm đoạt mục tiêu bất chấp hiệp ước? Thương thuyết không đạt được kết quả nếu đem giá trị đúng và sai của vấn đề ra bàn thảo. Mặc dầu những vấn đề này được đưa ra bàn thảo quá nhiều, kết quả thực sự trong thương thuyết phát xuất từ việc lượng định về cán cân quyền lực tuyệt đối và tương đối của hai bên. Chiến sĩ dân chủ có thể làm gì để bảo đảm yêu sách của mình không bị bác bỏ ? Kẻ độc tài có thể làm gì để tiếp tục kiểm soát và vô hiệu hóa chiến sĩ dân chủ ? Nói cách khác, nếu có thỏa thuận, rất có thể đó là kết quả do mỗi bên lượng định so sánh tiềm năng của cả hai bên và dự tính làm thế nào để cuộc đấu đá công khai kết thúc. Cũng cần phải chú ý mỗi bên sẵn sàng nhượng bộ điều gì để đạt đến thỏa thuận. Trong một thương thuyết thành công luôn có thỏa hiệp, có sự đồng ý về số lượng ở giữa hai số lượng được đưa ra. Mỗi bên giữ lấy phần mình muốn và nhượng bộ một phần mục tiêu của mình. Trong trường hợp các chế độ toàn trị cực đoan, các lực lượng dân chủ nhượng bộ điều gì cho kẻ độc tài ? Những mục tiêu nào của kẻ độc tài mà phe dân chủ sẵn sàng chấp nhận ? Các chiến sĩ dân chủ có thể nào trao cho kẻ độc tài (hoặc một đảng chính trị hoặc một bè đảng quân sự) một vai trò thường trực dựa trên căn bản hiến pháp trong chính quyền tương lai ? Vai trò của dân chủ ở đâu trong cuộc dàn xếp này ? Giả sử mọi việc đều diễn biến tốt đẹp trong thương thuyết, cũng cần phải tự hỏi : Kết quả là một loại hòa bình nào ? Đời sống khá hơn hay tệ hơn nếu các chiến sĩ dân chủ khởi sự hoặc tiếp tục đấu tranh ? Kẻ độc tài “dễ chịu” Kẻ độc tài có nhiều lý do và mục tiêu thúc đẩy duy trì sự thống trị của họ: quyền lực, địa vị, phúc lợi, thay đổi cục diện xã hội và những vấn đề tương tự. Chúng ta nên nhớ tất cả những điều này sẽ không còn nếu họ từ bỏ vị trí kiểm soát của họ. Ngay trong lúc thương thuyết kẻ độc tài sẽ cố gắng bảo toàn mục tiêu của mình. Cho dù kẻ độc tài có hứa hẹn gì đi nữa trong mọi cuộc đàm phán, chúng ta cũng không thể quên là kẻ độc tài sẽ hứa đủ mọi thứ để có được sự chấp thuận của đối lập dân chủ và sau đó vi phạm một cách trâng tráo chính những thỏa ước đó. Nếu các chiến sĩ dân chủ chấp thuận ngưng kháng cự để kẻ độc tài đình chỉ đàn áp, họ sẽ thất vọng não nề. Ngưng kháng cự rất ít khi đem lại đình chỉ đàn áp. Một khi lực lượng kìm hãm của đối lập quốc nội và quốc tế bị bãi bỏ, kẻ độc tài có thể đàn áp bạo tàn hơn lúc trước. Sự sụp đổ của kháng chiến nhân dân thường kéo theo sự sụp đổ của lực lượng đối trọng từ trước đến nay đã hạn chế quyền kiểm soát và sự thô bạo của chế độ toàn trị. Kẻ độc tài có thể rảnh tay trừng trị bất cứ ai. Krishnalal Shridharani đã viết: “Vì kẻ độc tài có quyền lực chỉ gây tổn thương được khi chúng ta thiếu sức mạnh đề kháng.”(5) Kháng cự, chứ không phải thương thuyết, thiết yếu cho một cuộc thay đổi nhằm giải quyết xung đột trong đó có những vấn đề căn bản. Trong hầu hết mọi trường hợp, kháng cự phải tiếp tục để buộc kẻ độc tài từ bỏ quyền lực. Thành công thường được quyết định không do thương thuyết nhưng do việc khôn ngoan sử dụng những phương tiện thích hợp và dũng mạnh nhất mà kháng chiến có thể có được. Luận điểm của chúng ta, sẽ được khai triển chi tiết ở phần sau, nhằm chứng minh sự chống đối chính trị hoặc đấu tranh bất bạo động là phương tiện dũng mạnh nhất chúng ta có để đấu tranh cho tự do. Hòa bình kiểu nào ? Nếu kẻ độc tài và người dân chủ đều nói về hòa bình, chúng ta cần suy nghĩ một cách cực kỳ sáng suốt vì hiểm nguy rình rập. Không phải những ai dùng từ ngữ “hòa bình” cũng muốn hòa bình trong tự do và công lý. Chấp nhận đàn áp hung bạo và thụ động phục tùng kẻ độc tài tàn bạo đã gây ra tội ác với hàng trăm ngàn người không phải là hòa bình thực sự. Hitler luôn kêu gọi hòa bình, nhưng có nghĩa phục tùng ý muốn của y. Hoà bình của kẻ độc tài thường là hòa bình của tù ngục hoặc của nấm mồ. Còn có những nguy cơ khác. Các thương thuyết gia có thiện ý đôi khi lầm lẫn mục tiêu của việc thương thuyết với tiến trình của thương thuyết. Hơn thế nữa, các nhà thương thuyết dân chủ hoặc các chuyên viên thương thuyết ngoại quốc chấp nhận hỗ trợ cuộc thương thuyết, có thể vì hành động độc nhất này, đã giúp kẻ độc tài trở thành chính thống trong nước cũng như trên trường quốc tế mà trước đây họ vẫn phủ nhận vì việc chiếm đoạt chính quyền, vi phạm nhân quyền và chính sách tàn ác. Mất đi tính chính thống mà họ cố tìm, kẻ độc tài không thể nào tiếp tục ngự trị vô hạn định. Quý vị đại diện cho hòa bình không nên cung cấp tính chính thống chọ họ. Những lý do để hy vọng Như đã trình bầy trước đây, cấp lãnh đạo đối lập có thể cảm nhận bó buộc phải tiếp tục thương thuyết vì họ cảm thấy tuyệt vọng trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Tuy nhiên cảm giác bất lực này có thể biến đổi. Các chế độ độc tài không vĩnh cửu. Nhân dân sống dưới chế độ toàn trị không nhất thiết nằm trong vị thế yếu mãi và chế độ toàn trị không thể nào giữ được quyền lực vô hạn định. Aristotle từ lâu đã ghi nhận: “… Chính quyền đầu sỏ và chế độ độc tài là những chế độ non yểu hơn hết tất cả các định chế… Ở khắp mọi nơi, các chế độ độc tài không tồn tại lâu dài.” (6) Các chế độ độc tài đương đại cũng có những nhược điểm của chúng. Những nhược điểm của họ có thể trở nên trầm trọng hơn và quyền lực của kẻ độc tài có thể bị đánh tan. ( Ở Chương Bốn, chúng ta sẽ xét đến những nhược điểm này

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

e-ThongLuan - Từ Chế độ Toàn trị sang Thể Chế Dân Chủ (kỳ 1)

Page 7 sur 7

vào chi tiết hơn.) Lịch sử cận đại cho thấy những yếu kém của các chế độ toàn trị và cho thấy chúng có thể sụp đổ trong một thời gian tương đối ngắn: ví dụ như chỉ cần mười năm – 1980-1990 - để đánh ngã chế độ toàn trị Cộng Sản tại Ba-lan, năm 1989 tại Đông Đức và Czechoslavakia (Tiệp Khắc) chỉ trong vòng mấy tuần. Tại El Salvador và Guatemala năm 1944 cuộc chiến đấu chống lại kẻ độc tài quân phiệt bạo tàn, cố chấp chỉ cần khoảng chừng hai tuần lễ. Chế độ quyền lực quân sự của Shah tại Iran suy sụp trong vòng vài tháng. Chế độ độc tài của Marcos tại Phi-luật-tân sụp đổ trước sức mạnh của quần chúng trong vòng vài tuần năm 1986 : chính phủ Hoa Kỳ đã mau chóng bỏ rơi Tổng Thống Marcos khi sức mạnh của đối lập trở nên rõ rệt. Cuộc đảo chánh bất thành của cánh cực đoan tại Liên Bang Xô-viết vào tháng Tám năm 1991 đã bị ngăn chặn trong vòng vài ngày do sự chống đối chính trị. Và sau đó, nhiều quốc gia trước đó bị đàn áp từ lâu đã chỉ trong vài ngày, tuần lễ và tháng đã lấy lại độc lập của mình. Thành kiến xưa cho rằng phương pháp bạo lực luôn luôn đem lại kết quả mau chóng và phương pháp bất bạo động luôn luôn đòi hỏi một thời gian dài nay không còn giá trị nữa. Mặc dù việc thay đổi những tình trạng tồn tại và xã hội này đòi hỏi nhiều thời gian, cuốc chiến đấu hiện nay chống chế độ toàn trị đôi khi diễn ra tương đối mau chóng với phương tiện đấu tranh bất bạo động. Thương thuyết không phải là giải pháp thay thế duy nhất cho một cuộc chiến tiếp tục tiêu hủy phía bên này và đầu hàng phía bên kia. Những thí dụ vừa mới trình bày, cũng như những phần đã liệt kê trong Chương Một, cho thấy một giải pháp khác dành cho những ai vừa muốn hòa bình và tự do : đối kháng chính trị. (5) Krishnalal Shridharani, War Without Violence: A Study of Ghandi’s Method and Its Accomplishments (New York:Harcourt, Brce, 1939, and reprint New York and London: Garland Publishing, 1972), p.260 (6) Aristotle, The Politics, transl. by T.A. Sinclair (Harmondsworth, Middlesex, England and Baltimore, Maryland: Penguin Books 1976 [1962], Book V, Chapter 12, pp. 231 and 232. (Còn tiếp) "Vào" | Log vào/Đăng ký độc giả | 0 Ý kiến Là một diễn đàn tự do, Thông Luận không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ độ Bạn đọc ẩn danh không thể đăng ý kiến của mình, xin đăng ký ở đây trước

Copyright © 1988-2006 Thông Luận Thongluan Address: 7 Allée Bouleau Carreau, 77600 Bussy-Saint Georges, France ISSN 1145-9557, năm thứ 19. Email address: [email protected]

PHP-Nuke Copyright © 2004 by Francisco Burzi

http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=636 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

02/11/2006

Related Documents

Vu Khi Dautranh Batbaodong1
November 2019 16
Vu Khi Dautranh Batbaodong7
November 2019 26
Vu Khi Dautranh Batbaodong
November 2019 13
Vu Khi Dautranh Batbaodong4
November 2019 21
Vu Khi Dautranh Batbaodong5
November 2019 14
Vu Khi Dautranh Batbaodong6
November 2019 11