Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 1 sur 43
Chiến tranh Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vì gần đây trang này bị nhiều phá hoại, nên việc sửa đổi đang tạm thời bị hạn chế. Chỉ có những người đã mở tài khoản hơn bốn ngày và đăng nhập mới có thể sửa đổi nó. Người treo tiêu bản chú ý: khi trang không còn nguy cơ bị phá hoại nữa, hãy mở khóa trang này càng sớm càng tốt để tạo điều kiện cho mọi thành viên được sửa đổi trang một cách bình thường.
Chiến tranh Việt Nam là một bài viết về một chủ đề nhạy cảm, và thường xuyên gây ra bút chiến. Nếu bạn dự định thêm vào các sửa chữa lớn ( thêm vào hơn một từ, không tính việc thêm dẫn chứng và sửa lỗi chính tả). Xin hãy xem và viết vào thảo luận nội dung bạn muốn đưa vào và bàn thảo để có được sự đồng thuận của cộng đồng trước khi viết chúng. Không tự tiện viết mà không thực hiện bước trên. Nếu bạn bất chấp cảnh báo này, liên tục sửa đổi bất chấp cộng đồng, sửa đổi của bạn sẽ bị xóa và cộng đồng có thể cảnh cáo hoặc yêu cầu một người quản lý khóa tài khoản của bạn. Chiến tranh Việt Nam (1954–1975) là giai đoạn cuối và khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1975). Đây là cuộc chiến giữa hai bên. Một bên là Việt Nam Cộng hòa ở Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp và một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam (tên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì Chiến tranh Đông Dương) lãnh đạo cùng với những người cộng sản tại miền Nam Việt Nam và sự trợ giúp từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là "Chiến tranh Việt Nam" nhưng chiến sự lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Tại Việt Nam, sách báo còn dùng tên Kháng chiến chống
Chiến tranh Việt Nam Một phần của Chiến tranh Lạnh
Hình ảnh kết thúc cuộc chiến: Xe tăng của Quân giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập
Thời gian: Địa điểm: Kết quả:
Khoảng 1954 tới 1959[1] – 30 tháng Tư, 1975 Đông Nam Á với chiến trường chính là toàn bán đảo Đông Dương Chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các lực lượng đồng minh; thất bại của Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và các nước đồng minh
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Mỹ cứu nước để chỉ cuộc chiến tranh này[4], cũng là để phân biệt với các cuộc chiến tranh khác đã xảy ra ở Việt Nam khi chống Pháp, chống Nhật, chống Mông Cổ, chống Trung Quốc. Một số người[5] cảm thấy tên Kháng chiến chống Mỹ không trung lập do cuộc chiến còn phản ánh yếu tố của một cuộc nội chiến[5]; một số khác cho rằng tên Chiến tranh Việt Nam thể hiện cách nhìn của người phương Tây hơn là của người sống tại Việt Nam[5]. Tên gọi của cuộc chiến này vẫn còn đang là một vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên hiện nay các học giả trong và ngoài Việt Nam đang dần dần chấp nhận tên "Chiến tranh Việt Nam" vì tính chất quốc tế của nó[5]. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, sau đó, quản lý miền Nam cho đến khi đất nước thống nhất. Nhà nước thống nhất với quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời vào năm 1976.
Mục lục n
n
1 Bản chất của Chiến tranh Việt Nam n 1.1 Viện trợ quốc tế 2 Diễn biến theo thời gian n 2.1 Giai đoạn 1954–1959 n 2.1.1 Miền Bắc n 2.1.2 Miền Nam n 2.1.3 Lực lượng Cộng sản ở miền Nam n 2.2 Giai đoạn 1960–1965 n 2.2.1 Bối cảnh quốc tế n 2.2.2 Chiến trường miền Nam n 2.3 Giai đoạn 1965–1968 n 2.3.1 Sự leo thang chiến tranh của Hoa
Page 2 sur 43
Việt Nam thống nhất.
Nguyên nhân Mong muốn Việt Nam thống nhất (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam) bùng nổ: Chính sách kiềm chế và Thuyết Domino (Hoa Kỳ)
Thay đổi lãnh Việt Nam Cộng hòa bị giải thể và phần lãnh thổ của nó thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa thổ: Việt Nam
Tham chiến Việt Nam Cộng hòa Hoa Kỳ Hàn Quốc Thái Lan Úc New Zealand
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam Liên Xô Trung Hoa Bắc Triều Tiên
Philippines Chỉ huy Ngô Đình Diệm Nguyễn Văn Thiệu Dương Văn Minh Cao Văn Viên Lyndon Johnson William Westmoreland Richard Nixon Creighton Abrams
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hồ Chí Minh Lê Duẩn Phạm Văn Đồng Nguyễn Chí Thanh Võ Nguyên Giáp Văn Tiến Dũng Trần Văn Trà Nguyễn Hữu Thọ Huỳnh Tấn Phát
Lực lượng
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
n n n n
n n
Kỳ n 2.3.2 Miền Bắc và chiến tranh không quân n 2.3.3 Các chiến dịch tìm-diệt n 2.3.4 Sự kiện Tết Mậu Thân n 2.3.4.1 Hậu quả quân sự và chính trị n 2.4 Giai đoạn 1968–1972 n 2.4.1 Việt Nam hoá chiến tranh n 2.4.2 Chiến dịch Lam Sơn 719 n 2.4.3 Chiến dịch mùa hè 1972 của miền Bắc n 2.4.4 Vừa đánh vừa đàm n 2.4.5 Chiến dịch Linebacker II n 2.4.6 Hiệp định Paris n 2.5 Giai đoạn 1973–1975 n 2.5.1 So sánh lực lượng hai bên sau khi Hoa Kỳ rút quân n 2.5.2 Cuộc tấn công cuối cùng n 2.5.3 Về việc kết thúc chiến tranh 3 Kết quả và Việt Nam sau cuộc chiến 4 Tham khảo 5 Chú thích 6 Đọc thêm n 6.1 Tiếng Việt n 6.2 Tiếng Anh 7 Xem thêm 8 Liên kết ngoài
Bản chất của Chiến tranh Việt Nam Bản chất của Chiến tranh Việt Nam rất phức tạp và đa diện tùy theo lập trường của các bên và hiện nay đang còn được tranh luận nhưng có thể rút ra một số đặc điểm sau: n
Page 3 sur 43 ~1.200.000 (1968)
~520.000 (1968) Thương vong
Việt Nam Cộng hòa Chết: ~250.000 Bị thương: ~1.170.000 Hoa Kỳ. Chết: 58.209 2.000 Mất tích Bị thương: 305.000[2] Hàn Quốc chết: 4.900 bị thương: 11.000 Úc chết: 520 bị thương: 2.400* New Zealand chết: 37 bị thương: 187 Tổng số chết: ~314.000 Tổng số bị thương: ~1.490.000
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam Chết và bị thương: ~1.100.000[17] (http://militaryhistory.about.com/od/vietnamwar/p/VietnamBrief.htm) [18] (http://www.vietquoc.com/0008ART.HTM) [19] (http://www.newsweekly.com.au/articles/2000jun3_books1.html)[20] (http://www.strategicstudiesinstitute.army.mil/pdffiles/00367.pdf) Bị thương: ~600,000+[21] (http://www.mekong.net/cambodia/deaths.htm) Trung Hoa Chết: 1.100[3] Bị thương: 4.200[3] Tổng số chết: ~1.101.000 Tổng số bị thương: ~604.000+
Thường dân Việt Nam: 2.000.000–5.100.000* Thường dân Campuchia: ~700.000* Thường dân Lào: ~50.000*
Đối với các nhà lãnh đạo của Mỹ[6] và Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt Cộng hòa[7] thì đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, để ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản (Xem Thuyết Domino), chính phủ Mỹ đã đứng ra cáng đáng chi phí của cả cuộc chiến[8][9][10], có giai đoạn quân đội Mỹ đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường thay cho quân đội Việt Nam Cộng hòa[11][12][13][14]. n
n
n
n
Page 4 sur 43 * = xấp xỉ, xem phần kết quả phía dưới Về nguồn của các số liệu thương vong xin tham khảo thêm ở các nguồn:[22] (http://users.erols.com/mwhite28/warstat2.htm#Vietnam)[23] (http://aad.archives.gov/aad/series-list.jsp?cat=WR28)[24] (http://www.rjsmith.com/kia_tbl.html)
Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam thì đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện các mục tiêu giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ nhìn nhận cuộc chiến này là một cuộc chiến chống ngoại xâm, chống lại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam[15][16][17]. Đối với đa số người Việt ở cả miền Bắc và miền Nam, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam[18][19]. Họ đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo[20]. Phong trào này, do Đảng Lao Động Việt Nam, với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống sự trở lại của chế độ thuộc địa của Pháp, và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của đa số nhân dân[21][22]. Trong khi đó, phía Việt Nam Cộng hòa ngày càng phụ thuộc vào Mỹ và đã không duy trì được vai trò độc lập của họ trong con mắt của người dân (nhất là sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại) – đặc biệt là khi đa số các nhân vật lãnh đạo của họ là những người trong chính phủ Trần Trọng Kim, hình thành dưới chế độ bảo hộ của phát xít Nhật, hay đã từng làm việc cho Pháp[23][24]. Cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao[25]: sự độc lập và thống nhất của đất nước đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi chứ không phải là nhờ vào hệ tư tưởng hay ưu thế quân sự của họ. Về quan điểm của người dân Hoa Kỳ, có hai chiều hướng chính. Một phía tin vào chính phủ và ủng hộ cuộc chiến chống Cộng của quân đội Hoa Kỳ. Phía kia cho rằng đây là cuộc chiến tranh xâm lược[26], chiếm đóng lên miền Nam Việt Nam để điều khiển và kiểm soát thị trường kinh tế, nhân lực, sức lao động và tài nguyên ở vùng Đông Nam Á[27], còn chính sách chống Cộng sản của chính phủ Mỹ chỉ là để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ[28]. Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng Chiến tranh Lạnh đang diễn ra quyết liệt lúc đó trên thế giới[29]. Cả Liên Xô và Trung Quốc mặc dù có những xung đột sâu sắc với nhau vẫn cùng viện trợ tối đa cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tranh này được nhiều người phân đoạn theo các cách khác nhau: Người Mỹ[30][31][32][33]thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi khi họ trực tiếp tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965 (nhiều nguồn cho là 1964
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 5 sur 43
[34])
đến 1975). Có nhiều nguồn[35][36][37][38][39] khác lại coi cuộc chiến bắt đầu từ 1960 đến 1975, tính từ khi miền Bắc bắt đầu công khai ủng hộ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Nhưng quan điểm chung[40][41][42][4] và chính thống hiện nay của chính phủ Việt Nam[4] vẫn coi Chiến tranh Việt Nam được tính từ 1954 đến 1975.
Viện trợ quốc tế Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại, trong khi Hoa Kỳ viện trợ ồ ạt cho Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhận được sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa khác. Giai đoạn 1955-1975
Việt Nam Cộng hòa[43] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[44] từ Hoa Kỳ từ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Súng bộ binh
1.900.000
3.608.863
Phi cơ
1.200
458
Trực thăng
600
Không có số liệu
Xe tăng-Thiết giáp
2.074
2.210
Tên lửa SA 75M
Không có trang bị
23
Pháo các loại
1.532
8.438
Xe cơ giới các loại
56.000
16.116
Máy thông tin
50.000 (vô tuyến) 70.000 (hữu tuyến)
Không có trang bị
Bệ phóng tên lửa
Không có trang bị
1.357
Diễn biến theo thời gian Sự phân đoạn như sau cốt chỉ để tiện tham chiếu cho các diễn biến chính trên chiến trường. Trong báo chí và các diễn đàn về Chiến tranh Việt Nam còn rất nhiều cách phân đoạn khác nhau tuỳ theo trọng điểm phân tích.
Giai đoạn 1954–1959 Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất hẳn ý chí tiếp tục chiến đấu giữ thuộc địa Đông Dương. Loạt bài
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt [45].
Page 6 sur 43 Chiến tranh Việt Nam Giai đoạn 1954–1959
Hiệp định Genève, theo sự dàn xếp của các cường quốc, tạm thời chia Việt Nam ra thành hai khu vực cho Miền Bắc – Miền Nam hai phe quân sự đối địch. Miền Bắc dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, miền Nam Thuyết Domino dành cho tất cả các lực lượng thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu Giai đoạn 1960–1965 phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bên bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên Diễn biến Quốc tế – Miền Nam phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai Kế hoạch Staley-Taylor miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di Sự kiện Phật Đản, 1963 chuyển. Tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm 1956. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị công nhận chủ quyền, thống Giai đoạn 1965–1968 nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam, đồng thời ghi nhận bản tuyên bố của chính Miền Bắc phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ các nước này theo yêu cầu và thỏa thuận với Các chiến dịch Tìm-Diệt chính quyền sở tại. Tuyên bố này còn nói rằng các chính quyền tại hai khu vực quân sự tại Việt Nam Chiến dịch Phượng Hoàng không được cho phép các hành động trả thù đối với những người đã từng cộng tác với phía bên kia cùng Diễn biến Quốc tế [46] gia đình họ . Tết Mậu Thân, 1968 Giai đoạn 1968–1972
Kết quả Hiệp định: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên Diễn biến Quốc tế chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam, trong đó có những người mong muốn Việt Nam hoá chiến tranh độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Chiến dịch: Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao Lam Sơn 719 – Hè 1972 – Linebacker II quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Chính quyền này từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do Hiệp định Paris với lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra là: không thể có bầu cử tự do với những người cộng sản Giai đoạn 1973–1975 [47]. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức. Chiến dịch: Tây Nguyên – Huế - Đà Nẵng
Không công nhận kết quả Hiệp định Genève và thấy trước kết quả sẽ thiên về phe Cộng sản nếu tổng Xuân 1975 – Hồ Chí Minh tuyển cử được thi hành[48], Mỹ bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam, chuẩn bị cho sự can thiệp sâu rộng Sự kiện 30 tháng 4, 1975 hơn. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp Hậu quả chiến tranh tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để khuyến khích dân Chất độc da cam chúng miền Bắc di cư vào Nam[49]; chọn và gửi người Việt tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Thuyền nhân Dương để huấn luyện; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"[50]. Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do và ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người cộng sản còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", miền Bắc vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 7 sur 43
các giải pháp hòa bình[51]. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với hiệp định. Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối. Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, miền Bắc còn cố tái lập quan hệ thương mại với miền Nam[52], để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận. Về quân sự, nhìn chung, trong giai đoạn 1954-1959 quân đội Việt Nam Cộng hòa giữ ưu thế trên chiến trường miền Nam. Nhưng đến cuối năm 1959 tình hình an ninh quân sự của miền Nam đã có những bất ổn, lực lượng Cộng sản ở miền Nam đã phát động chiến tranh du kích khắp nơi. Tình hình chính trị trở nên xấu đi vì các đường lối của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9 năm 1960, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của Cộng sản miền Nam[53]. Đến thời điểm này, sự căng thẳng của lực lượng Cộng sản miền Nam đã lên đến mức mà nếu chính phủ Hà Nội không ủng hộ thì họ có thể mất ảnh hưởng của mình đối với các sự kiện sẽ xảy ra ở phía Nam vĩ tuyến 17. Năm 1960 trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam. Miền Bắc Tại miền Bắc, những người Cộng sản ngay lập tức bắt tay vào việc tổ chức đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa như ở các nước Liên Xô, Trung Quốc. Các chiến dịch cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo tư bản tư doanh đã san bằng các thành phần xã hội, xóa bỏ các giai cấp địa chủ và tư bản, không cho phép các chính kiến đối lập với Đảng Cộng sản. Đời sống xã hội dựa trên nguyên tắc kỷ luật hoá cao độ, các quyền tự do chính trị và các tổ chức bị hạn chế đến mức chỉ còn là hình thức trong một "nhà nước-đảng". Xã hội nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc sống quân sự hoá toàn diện khi "mỗi người dân đều là một chiến sĩ". Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức lại, nhất là về mặt chính trị để bảo đảm trung thành tuyệt đối với Đảng. Việc hiện đại hoá quân đội được tiến hành nhưng chậm và không đồng bộ, nhiều sư đoàn bộ binh được thành lập thêm nhưng vẫn mang tính bộ binh đơn thuần, hoả lực thiếu, yếu và chắp vá. Quân đội chưa có các quân binh chủng kỹ thuật cao như không quân, radar...; hải quân, tăng thiết giáp còn đang trong quá trình sơ khai; phương tiện vận tải, thông tin liên lạc còn yếu kém. Điều này là do tình hình kinh tế kém phát triển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời sự hạn chế nguồn viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc. Nhưng chính vào giai đoạn này miền Bắc đã bí mật cho tiến hành phát triển tuyến đường tiếp vận chiến lược: Đường Trường Sơn[54][55] – còn được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một tuyến vận chuyển chiến lược đảm bảo nhu cầu chiến tranh sẽ được mở rộng tại miền Nam sau này. Mặc dù vào lúc đó, tuyến đường này vẫn chỉ là các lối mòn trong rừng cho giao liên và các toán cán bộ vào Nam. Nhìn chung, các nỗ lực tranh đấu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời kỳ này là đấu tranh chính trị và ngoại giao để đòi tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève, mà nếu nó xảy ra có lẽ các lãnh tụ cộng sản sẽ có ưu thế. Miền Bắc ở giai đoạn này đang tích luỹ nhưng chưa đủ khả http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 8 sur 43
năng để tiến hành chiến tranh tại miền Nam. Miền Nam Ở miền Nam, với sự trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ, Ngô Đình Diệm – được bổ nhiệm làm thủ tướng và trở thành tổng thống sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23 tháng 10 năm 1955 – đã nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội. Chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ lớn cho Việt Nam Cộng hòa và đã đạt được một số thành quả quan trọng: kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, tái định cư, đời sống của dân chúng khá sung túc... Với ảnh hưởng tuyệt đối của mình, Hoa Kỳ đòi hỏi chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải xây dựng một lãnh thổ phi cộng sản, độc lập, tự do theo tiêu chuẩn Mỹ và sẵn sàng đương đầu với miền Bắc. Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm nhanh chóng thanh lọc bộ máy cầm quyền, đưa những người trung thành với ông vào các vị trí quan trọng trước kia vẫn dành cho người Pháp. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa, lúc đó mang biểu hiện của hình thức tập quyền, chính trị của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của Tổng thống và gia đình ông. Quân đội Việt Nam Cộng hòa được cấp tốc trang bị và huấn luyện với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa, vào thời điểm đó, về trang bị, trình độ huấn luyện được xem là đứng đầu khu vực Đông Nam Á, vượt trội hơn Quân đội Nhân dân Việt Nam - đang là đối thủ tiềm tàng ở miền Bắc. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách quyết liệt[56] không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội dân chủ tự do, suy giảm niềm tin của dân chúng vào chính thể của Tổng thống Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến cũ vào rừng lập chiến khu. Về mặt tôn giáo, chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm được lực lượng Công giáo ủng hộ mạnh ở thành thị và bộc lộ nhiều tính thiên vị Công giáo kể cả trong cơ cấu bộ máy chính quyền. Mặc dù vậy, phần lớn người Việt ở miền Nam vẫn giữ truyền thống theo đạo Phật. Mâu thuẫn vì tôn giáo sau này cũng trở thành một trong những động lực khởi phát cuộc đảo chính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa chống lại Tổng thống Diệm vào tháng 11 năm 1963. Lực lượng Cộng sản ở miền Nam Hệ thống những người Cộng sản ở miền Nam Việt Nam là bộ phận cấu thành của Cộng sản Việt Nam, nhưng mang một số đặc điểm riêng do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội, văn hóa. Trong giai đoạn này, tổ chức Cộng sản ở miền Nam là Trung ương Cục miền Nam, đã có các đối sách hợp lý, gây khó khăn cho chính phủ của Tổng thống Diệm. Từ chỗ bị truy lùng ráo riết mà chỉ trong hai năm họ không những hồi phục về tổ chức mà còn phát triển thế chủ động tấn công cả về chính trị và về quân sự. Về chính trị, họ đã làm chính quyền lao đao bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ ở nông thôn và thành thị do họ chỉ đạo từ xa[57]. Về quân sự, họ đã phát triển chiến tranh du kích và đã đánh được những trận lớn như trận Tua Hai
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Loạt bài Lịch sử Việt Nam Thời tiền sử Hồng Bàng An Dương Vương Bắc thuộc lần I (207 TCN 40)
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt (Tây Ninh) vào căn cứ cấp trung đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng làm hạn chế được sức mạnh quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, do thiếu thốn về cơ sở vật chất và hệ thống nhân lực, lực lượng Cộng sản ở miền Nam tồn tại, chung sống một cách "hòa bình", đan xen với bộ máy chính quyền địa phương của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Giai đoạn 1960–1965 Giai đoạn 1960–1965 là giai đoạn miền Bắc công khai hậu thuẫn Cộng sản miền Nam và bắt đầu đem quân thâm nhập miền Nam[58]. Các lực lượng Cộng sản miền Nam thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam. Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng hòa tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Tuy nhiên, quân Cộng sản vẫn thắng thế trên chiến trường, đánh những chiến dịch lớn sát các đô thị. Tổng thống Ngô Đình Diệm không kiểm soát nổi khủng hoảng chính trị và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng đảo chính. (Một số tài liệu của cả hai bên cho rằng chính Mỹ đã bật đèn xanh[59] [60] [61] cho cuộc đảo chính này). Việt Nam Cộng hòa sau đó đã rơi vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo. Bối cảnh quốc tế Thập niên 1960 là thời kỳ nở rộ của khối Cộng sản và đã xuất hiện mầm mống chia rẽ giữa hai cường quốc hàng đầu trong khối là Liên Xô và Trung quốc về các vấn đề tư tưởng, đường lối cách mạng.[62] Nhất là từ khi Liên Xô rút hết các cố vấn khỏi Trung Quốc sau năm 1960. Tại Liên Xô và Đông Âu hình thức kinh tế tập trung và kế hoạch hoá đang phát huy các mặt tích cực của nó. Liên Xô tập trung mọi nguồn lực, bất chấp hậu quả sau này, cố đạt cho bằng được những chỉ tiêu kinh tế, chính trị được cho là ưu thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa để tranh đua với Hoa Kỳ vai trò lãnh đạo thế giới. Việc phóng thành công[63] vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người (Sputnik 1) và đưa người đầu tiên vào vũ trụ (Yuri Gagarin) là biểu tượng của một siêu cường đang thắng thế. Liên Xô và Hoa Kỳ - hai kẻ thù tư tưởng - sẵn sàng đối chọi nhau ở mọi vấn đề quốc tế. Và Việt Nam là nơi mà hai phe muốn phô trương sức mạnh của mình. Liên Xô tuy đã có vũ khí nguyên tử từ năm 1949[64] nhưng ưu thế quân sự của Hoa Kỳ vẫn áp đảo. Do đó Liên Xô vẫn e ngại sự quá căng thẳng với Hoa Kỳ và chỉ viện trợ cho miền Bắc ở mức đủ để xây dựng một "chủ nghĩa xã hội" cho đến thời điểm này. Trong thập niên 1960 quan điểm của Liên Xô về chiến tranh Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Từ quan điểm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Page 9 sur 43 Nhà Triệu (207 - 111 TCN) Hai Bà Trưng (40 - 43) Bắc thuộc lần II (43 - 541) Khởi nghĩa Bà Triệu Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602) Bắc thuộc lần III (602 - 905) Mai Hắc Đế Phùng Hưng Tự chủ (905 - 938) Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công Tiễn Nhà Ngô (938 - 967) Loạn 12 sứ quân Nhà Đinh (968 - 980) Nhà Tiền Lê (980 - 1009) Nhà Lý (1009 - 1225) Nhà Trần (1225 - 1400) Nhà Hồ (1400 - 1407) Bắc thuộc lần IV (1407 1427) Nhà Hậu Trần Khởi nghĩa Lam Sơn Nhà Hậu Lê (1428 - 1788) Lê sơ Nhà Mạc Lê trung Trịnh-Nguyễn hưng phân tranh Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) Nhà Nguyễn (1802 - 1945) Pháp thuộc (1887 - 1945) Đế quốc Việt Nam (1945) Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt cùng chung sống hòa bình của Nikita Khrushchev trong chính trị quốc tế, nghĩa là phía Liên Xô muốn có sự chung sống giữa hai nhà nước Việt Nam và thống nhất thông qua trưng cầu dân ý với sự giúp đỡ quân sự hạn chế đến ủng hộ đấu tranh vũ trang làm cách mạng bằng bạo lực của Leonid Brezhnev với viện trợ quân sự to lớn cho miền Bắc Việt Nam. Khi Khrushchev bị hạ bệ, Leonid Brezhnev lên thay, ban đầu chính sách của Liên Xô vẫn giữ nguyên nhưng đến đầu năm 1965, tân thủ tướng Liên Xô, Kosygin, thăm Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng nhằm hai mục đích hàn gắn quan hệ Xô – Trung và ngăn chặn hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Trong chuyến thăm Hà Nội, tháp tùng Kosygin có các chuyên viên tên lửa. Và ngày 10-2-1965, Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp ước hỗ trợ kinh tế và quân sự Việt - Xô. Từ đây sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.
Page 10 sur 43 Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) Xem thêm n n n n
Vua Việt Nam Nguyên thủ Việt Nam Các vương quốc cổ ở Việt Nam Niên biểu lịch sử Việt Nam
Đến thời điểm này cách tiếp cận của họ đã khác: viện trợ cho miền Bắc Việt Nam nhiều hơn[65][66]. Đây cũng là thời kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam được hiện đại hoá mạnh mẽ, trang bị lại với vũ khí mới kể cả các vũ khí hạng nặng, các binh chủng kỹ thuật ra đời để đáp ứng chiến tranh hiện đại: không quân, radar, tên lửa phòng không... Quân đội miền Bắc liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận lớn với giả định đánh quân đổ bộ đường không và chống xe tăng Mỹ. Đầu năm 1961, Tổng thống Kennedy gửi 400 cố vấn quân sự đến miền Nam Việt Nam[67]. Điều này Trung Quốc lo ngại, Ban lãnh đạo Trung Quốc có hai quan điểm khác nhau. Mao Trạch Đông ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của Việt Nam còn Chu Ân Lai thì muốn sử dụng biện pháp ngoại giao, chính trị cùng với chiến thuật du kích và hoạt động bí mật ở miền Nam. Thập niên này đang có tranh cãi trong phe xã hội chủ nghĩa giữa những người thuộc "phe xét lại" (Khrushchev và Liên Xô) và những người "Marxist-Leninist chân chính" (Mao Trạch Đông và Trung Quốc) và các biện pháp cách mạng ở thế giới thứ ba bằng hòa bình hay bằng bạo lực cách mạng.[68][69][70] Trung Quốc, lúc đó đang cạnh tranh vai trò lãnh đạo phe Xã hội chủ nghĩa với Liên Xô[71], cũng không muốn vai trò của mình kém hơn đối thủ cùng tư tưởng. Họ viện trợ cho miền Bắc, trong giai đoạn này, còn nhiều hơn Liên Xô. Họ khuyến khích miền Bắc chiến đấu giải phóng miền Nam mà không sợ quân đội Mỹ tham chiến ("Đế quốc Mỹ là con hổ giấy" – Mao Trạch Đông)[72]. Cả Liên Xô và Trung Quốc đảm bảo nếu Hoa Kỳ đánh ra miền Bắc thì họ sẽ can thiệp bảo vệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mùa hè 1962, Trung Quốc gửi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để trang bị cho 200 tiểu đoàn. Trung Quốc đồng ý gửi tình nguyện quân vào Bắc Việt nếu quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17. Tính từ 1956 đến 1963, Trung Quốc đã chuyển lượng vũ khí cho miền Bắc ở số lượng trị giá khoảng 320 triệu nhân dân tệ[73]. Tháng 12-1964, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác quân sự Việt-Trung. Lúc đầu Trung Quốc hứa gửi phi công sang miền Bắc Việt Nam, nhưng sau đó họ rút lại vì lo ngại ưu thế hơn hẳn của không quân Mỹ. Sau đó một số lượng đáng kể nhân viên quân sự Trung Quốc được gửi sang miền Bắc, bắt đầu từ tháng 6 năm 1965.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 11 sur 43
Mao Trạch Đông sử dụng cuộc chiến Việt Nam khơi gợi tinh thần chống đế quốc trong nhân dân Trung Quốc để chống lại những người theo phe xét lại trong bộ máy và để bảo đảm vị trí của ông trong lịch sử. Đây là mục đích chính của chiến dịch "Ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ" tại Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng quyết tâm không bỏ cuộc tại Nam Việt Nam. Năm 1964, Mỹ bắt đầu chuyển hướng sự chú ý từ miền Nam hướng ra miền Bắc và tuyên bố sẽ không chấp nhận việc tăng chuyển quân và vũ khí từ miền Bắc vào Nam[74]. Hoa Kỳ tăng cường can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và tháng Hai 1965 không quân Mỹ oanh kích miền Bắc. Để đối phó với sự gia tăng chiến tranh của phe Cộng sản, Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng hòa tiến hành chiến tranh đặc biệt và tăng cường viện trợ kinh tế cũng như quân sự. Chiến trường miền Nam Từ năm 1960, với chủ trương "Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội" của chính phủ miền Bắc[75], lực lượng Cộng sản ở chiến trường miền Nam phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang mà cao trào là phong trào Đồng khởi[76]. Phong trào này gây cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm lúng túng trong việc lập lại trật tự, dẫn đến một phần đáng kể của nông thôn miền Nam đã thành vùng do lực lượng Cộng sản kiểm soát (cuối năm 1960). Theo số liệu được ghi trong Sách giáo khoa lịch sử hiện hành thì cuối năm 1960, lực lượng Cộng sản Miền nam kiểm soát 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở đồng bằng ven biển Trung bộ và 320/5721 thôn ở Tây Nguyên. Nhân đà thắng lợi, ngày 20 tháng 12 năm 1960 phía Cộng sản miền Nam thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam[77] gồm nhiều đại diện các thành phần tôn giáo, tầng lớp xã hội, dân tộc khác nhau do những người Cộng sản lãnh đạo. Quân Giải phóng Miền Nam cũng được thành lập ngay sau đó, ngày 15 tháng 2 năm 1961.
Sinh viên Sài Gòn biểu tình phản đối Charles de Gaulle và Hồ Chí Minh
Đứng trước tình hình trên, tướng Maxwell D. Taylor được phái sang Việt Nam[78] để hành động gấp giúp Việt Nam Cộng hòa đẩy lùi phía Cộng sản. Kế hoạch Staley-Taylor (hay chiến tranh đặc biệt) với việc sử dụng chủ yếu quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được trang bị bằng vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp và thực hiện các kế hoạch quân sự do cố vấn Mỹ tư vấn. Nhà nước Hoa Kỳ cũng tăng thêm nguồn viện trợ kinh tế cho chính phủ Ngô Đình Diệm nhằm tăng quân số và tiêu dùng cho các chi phí quân sự. Với khả năng cơ động cao, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã giành được những thắng lợi nhất định. Đồng thời, chính phủ Nam Việt Nam thắt chặt chính sách Ấp chiến lược nhằm cách ly quân Cộng sản với dân chúng. Về phía Cộng sản, lực lượng quân Giải phóng miền Nam trong thời điểm này được xem là không còn đủ để đáp ứng tình hình do chiến tranh mở rộng về quy mô và số lượng. Vì vậy, binh sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc đã hành quân vào theo đường mòn Trường Sơn[79] để chiến đấu cùng Quân Giải phóng ở miền Nam. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1960-1965 các đơn vị quân đội Nhân Việt Nam chủ yếu http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 12 sur 43
đang đứng chân vòng ngoài tại tuyến đường Trường Sơn, Tây Nguyên để xây dựng các căn cứ quân sự phục vụ chiến sự sau này. Sau gần hai năm đối phó với chiến tranh đặc biệt, Quân Giải phóng miền Nam đã đúc kết kinh nghiệm đối phó với chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Điều này đã tạo ra thắng lợi cho quân Cộng sản trong trận Ấp Bắc (ngày 2 tháng 1 năm 1963 tại tỉnh Tiền Giang). Trong năm 1963 và 1964 quân Cộng sản thắng thế tiến công trên toàn chiến trường[80] và đến tháng 12 năm 1964 họ tiến hành chiến dịch Bình Giã tại tỉnh Bà Rịa làm thiệt hại các chiến đoàn thiết giáp cơ động và các đơn vị dự bị chiến lược của quân đội Nam Việt Nam[81]. Quân đội Nam Việt Nam trở nên yếu thế buộc phải lui về thế thủ gần các thành phố lớn. Ngày 8 tháng 5 năm 1963 xảy ra sự kiện Phật đản tại Huế, bắt nguồn từ sự kỳ thị tôn giáo của Thanh niên sinh viên Sài Gòn chính phủ Ngô Đình Diệm. Sự kiện này đã làm chấn động trên toàn thế giới, cũng như đã tạo ra phong trào phản đối sự lộng hành gia định trị của chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự chỉ huy của tướng Dương Văn Minh và sự im lặng không phản đối của Hoa Kỳ, đã làm đảo chính lật đổ, giết chết hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và xử bắn ông Ngô Đình Cẩn. Ngay sau đó chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rơi vào khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng và chỉ ổn định lại khi Hội đồng lãnh đạo Quốc gia, đứng đầu bởi hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, lên nhấp chính (tháng 6 năm 1965). Tháng 6 năm 1965, trước các thất bại liên tiếp trên chiến trường và tình hình chính trị rối loạn tại Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Hoa Kỳ quyết định huỷ bỏ kế hoạch Staley-Taylor và đưa quân đội Hoa Kỳ sang trực tiếp tham chiến để giữ miền Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản[82].
Giai đoạn 1965–1968 Đọc chi tiết(tiếng Anh):U.S goes to war Đây là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ gọi là Chiến tranh cục bộ. Ngay tên gọi "chiến tranh cục bộ" đã cho thấy tính phức tạp rất dễ bùng nổ của tình hình mà Tổng thống Lyndon B. Johnson phải giải quyết. Một mặt quân đội Hoa Kỳ phải can thiệp vũ trang quét sạch quân Cộng sản; mặt khác, họ phải kiềm chế chiến tranh trong phạm vi Việt Nam, không để nó lan ra ngoài vòng kiểm soát, đụng chạm đến khối Cộng sản để có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh như Chiến tranh Triều Tiên. Chính phủ Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế nhưng việc đó làm họ không thành công trong mục tiêu bình định quân Cộng sản. Các đồng minh lớn của miền Bắc là Liên Xô, Trung Quốc cũng quyết tâm theo đuổi giúp cho Bắc Việt Nam chiến đấu chống Hoa Kỳ. Họ thấy đây là cơ hội rất tốt để làm Hoa Kỳ sa lầy tại Việt Nam. Trong lúc đó, các cường quốc này vươn lên và tranh chấp ngôi vị lãnh đạo thế giới. Việc các lực lượng Quốc gia hoan nghênh đưa quân đội Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam đã đẩy lui quân Cộng sản và mở ra một hy vọng chiến http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 13 sur 43
thắng nhưng, đồng thời, từ đó chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn phải tham khảo ý kiến của đồng minh Hoa Kỳ trước khi ra quyết định. Sự leo thang chiến tranh của Hoa Kỳ Chính vì những tế nhị chính trị như vậy nên sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã diễn ra theo cách leo thang dần. Đầu tiên họ cho rằng không cần tham chiến vẫn có thể giải quyết chiến tranh nếu ngăn chặn được nguồn tiếp tế của miền Bắc. Hoa Kỳ ra sức ép nếu miền Bắc không chấm dứt tiếp tế cho Cộng sản miền Nam thì sẽ phải đối mặt với việc bị ném bom. Trước đó, vì Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Quốc hội Hoa kỳ đã uỷ nhiệm cho chính phủ Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động chiến tranh nếu thấy cần thiết mà không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bất chấp sức ép của Hoa Kỳ và tiếp tục tiếp tế vào miền Nam. Tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc ném bom miền Bắc. Để duy trì việc ném bom, Hoa Kỳ phải đưa máy bay và lính không quân vào các sân bay tại miền Nam, lập các căn cứ tại đó. Điều này tất nhiên dẫn đến việc quân Cộng sản tiến công các sân bay.
Một khu căn cứ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau một trận tập kích
Để bảo vệ các căn cứ trong sân bay, Hoa Kỳ cần gửi thêm thủy quân lục chiến. Sau đó lại xuất hiện vấn đề phải phòng thủ từ xa và, cuối cùng, là phải tìm-diệt đối phương sâu trong các căn cứ của họ. Thế là quân Mỹ đã dần dần trực tiếp đánh thay cho quân đội Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa dần dần chỉ còn là lực lượng giữ an ninh tại các vùng họ kiểm soát. Miền Bắc và chiến tranh không quân Bắt đầu từ tháng 8 năm 1964 miền Bắc đã phải đối phó với chiến tranh không quân rất ác liệt[83][84] của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Đầu tiên là chiến dịch Mũi Tên Xuyên (Pierce Arrow), hành động trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ[85], do máy bay của Hải quân Mỹ thực hiện, đánh phá các căn cứ hải quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Hòn Gai) vào ngày 5 tháng 8 năm 1964. Tại Bãi Cháy, bộ đội cao xạ phòng không đã chủ động đánh trước khi máy bay Mỹ oanh kích. Hai máy bay Mỹ loại A-4 Skyhawk bị bắn rơi. Phi công Mỹ Everett Alvarez nhảy dù xuống biển đã bị dân chài bắt sống, trở thành người tù binh Mỹ đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam. [86]. Tiếp đến là chiến dịch Sấm Rền đầu năm 1965 đánh vào các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào, sau đó chiến tranh không quân lan rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam. Để đề phòng các phản ứng của quốc tế, Không quân Mỹ chỉ chừa lại nội thành hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng mà thôi. Chiến tranh không quân nhắm vào hệ thống đường sá giao thông và các mục tiêu công nghiệp, quân sự. Thậm chí các trạm biến thế điện nhỏ, các nhánh đường sắt phụ cũng bị đánh. Đặc biệt nhất là tại khu vực hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, là cuống họng tiếp tế vào Nam, và tại khu vực Vĩnh Linh giáp sông Bến Hải nơi dân chúng phải sống trong địa đạo.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 14 sur 43
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thoả thuận với chính phủ Trung Quốc đưa một bộ phận quân đội Trung Quốc vào Bắc Việt Nam cho họ đóng ở những vị trí quan trọng về chiến lược như tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên và dọc đường quốc lộ 1 đến phía nam Hà Nội với lý do là giúp Việt Nam làm đường nhưng thực chất là để thị uy với Hoa Kỳ đừng mang quân đổ bộ ra Bắc vì sẽ phải đánh nhau với quân Trung Quốc. Tổng số quân Trung Quốc đã có mặt tại miền Bắc từ tháng Sáu 1965 đến tháng Ba 1973 là gần 320.000 người. Tại mỗi thời điểm, đông nhất có khoảng 130.000 người, bao gồm các đơn vị tên lửa đất đối không, pháo phòng không, các đơn vị công binh làm đường, dò mìn, và vận tải. [87] Việc ném bom miền Bắc sẽ khó có thể đánh sụp được tiềm lực chiến tranh của miền Bắc vì xã hội miền Bắc là xã hội nông nghiệp lạc hậu không có nhiều các mục tiêu công nghiệp lớn. Mọi nguồn lực chiến tranh được các nước Cộng sản bên ngoài cung cấp. Ở điều kiện Bắc Việt Nam chiến tranh không quân sẽ chỉ có tác dụng lớn nếu như nó đánh gẫy được ý chí của dân chúng miền Bắc. Cuộc sống của người dân Bắc Việt đã khó khăn lại càng căng thẳng, ngay cả bộ đội cũng bị thiếu ăn. Ở thành thị dân chúng phải tản cư về nông thôn để tránh bom, nhu yếu phẩm cho dân thành thị được bán theo chế độ tem phiếu rất nghiêm ngặt. Ở nông thôn, ngoài số thực phẩm tối thiểu được để lại để nuôi sống gia đình, tất cả các nông phẩm phải đưa hết vào kho cho nhu cầu quốc phòng. Nông thôn gần như không thấy nam thanh niên. Nữ thanh niên vừa lao động sản xuất vừa phải tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ bảo vệ trật tự và tham gia huấn luyện quân sự, bắn máy bay. Chính phủ đã huy động hàng vạn nữ thanh niên đi Thanh niên xung phong sinh hoạt tập trung như bộ đội vào tuyến lửa các tỉnh bị đánh phá nặng nề nhất như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và vào tuyến đường Trường Sơn, sang Lào để làm lính hậu cần và làm công binh đảm bảo giao thông. Số này bị thương vong vì bom đạn và bệnh tật rất nhiều. Để bảo đảm dân số và tôn trọng tín ngưỡng người Việt là để lại con cháu nối dõi tông đường, người ta cố gắng tạo điều kiện cho thanh niên lấy vợ sớm trước khi nhập ngũ. Nhà nước tìm mọi cách nâng cao tinh thần của dân chúng cho kháng chiến. Tất cả mọi người đều phải tham gia các tổ chức quần chúng của đảng Lao động Việt Nam Tốp máy bay F105 Của Không quân Mỹ như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội phụ lão, Hội phụ nữ, Hội vợ chiến sĩ, Hội mẹ chiến sĩ... đang oanh tạc Bắc Việt Nam 1966 các hội này thực hiện các chỉ thị của Đảng để giữ vững tinh thần và niềm tin trong dân chúng và thi hành các đường lối của đảng trong dân. Những tin tức ác liệt của chiến trường, số thương vong nặng nề ở miền Nam và chết bom ở miền Bắc không được công bố hoặc với số lượng giảm đi rất nhiều, chủ yếu trên thông tin báo đài là các tin chiến thắng lẫy lừng. Người ta cố gắng xây dựng và nhân rộng các điển hình của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng cách đưa những người có chiến công thật đi tuyên truyền, kể chuyện chiến thắng, chưa có chiến công thì hư cấu thành chiến công, Ngành nào, địa phương nào cũng phải có chiến công anh hùng cách mạng. Nói chung, tinh thần của người
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 15 sur 43
dân miền Bắc vẫn cao họ vẫn có thể chấp nhận hy sinh cao hơn nữa để theo đuổi chiến tranh. Lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể đua tranh với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nên họ chỉ dồn sức bảo vệ các mục tiêu thật quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn, các điểm giao thông quan trọng và các nơi máy bay địch hay qua lại nhiều. Những nơi còn lại là phân cho các lực lượng dân quân tự vệ trang bị pháo và súng máy phòng không đảm trách. Đến năm 1965 phòng không của miền Bắc có trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ điều khiển bằng radar. Hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân. Hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. Các lực lượng phòng không của miền Bắc đã chiến đấu khá sáng tạo vô hiệu hoá được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Các chiến dịch tìm-diệt Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Nam Việt Nam. Quân Cộng sản bị đẩy lui vào thế thủ và bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy đuổi. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền núi và nơi có rừng. Ở đồng bằng họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động chiến tranh nhân dân đánh du kích.
Nữ dân quân Hà Tĩnh Nguyễn Thị Kim Lai bắt phi công Mỹ nhảy dù
Nông dân bị tình nghi là cộng sản
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Tháng 11 năm 1965 đã xảy ra một trận đánh rất ác liệt tại vùng thung lũng sông Ia Drang, gần biên giới Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum. Một trung đoàn quân chính quy miền Bắc và một lữ đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đã dàn quân đánh nhau để thử sức. Thực chất đây là hai trận đánh liên tiếp, trận Xray và trận Albany, diễn ra trong bốn ngày đêm. Mỗi bên thắng một trận, hai bên đều bị thương vong nặng và, tuy cùng tuyên bố thắng lợi, đều biết được thực lực đối phương là đáng gờm. Sau trận này phía Cộng sản nhận thức được ưu thế áp đảo quân sự của
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 16 sur 43
quân Mỹ. Phía Mỹ có hoả lực cực mạnh và tổ chức chiến đấu hoàn hảo. Đặc biệt có yểm trợ không quân rất hiệu quả mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là máy bay B52, bom napal và trực thăng vũ trang, nên từ đó quân Cộng sản bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn; họ tránh đánh những trận dàn quân xung phong mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi địch dựng trại nghỉ ngơi hoặc sơ hở thì họ tập kích hoặc phục kích, đánh xong nhanh chóng rời chiến trường. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần để không cho địch sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Hoa Kỳ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, nơi mà vũ khí của họ không phát huy hết tác dụng. Quân Mỹ "tìm-diệt" nhưng chẳng thấy địch đâu tuy bất cứ lúc nào họ cũng có thể xuất hiện. Trong hai năm 1966 và 1967 đánh nhau giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của phía Cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch: 1. Chiến dịch Cedar Falls – đánh vào khu tam giác sắt Củ Chi, nơi có hệ thống địa đạo phía Cộng sản dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn; 2. Chiến dịch Attleboro – đánh vào chiến khu Dương Minh Châu; và 3. Chiến dịch Junction City – đánh vào chiến khu C của Cộng sản. Đặc biệt là chiến dịch Junction City quân Mỹ định đánh một trận lớn để diệt gọn cơ cấu lãnh đạo chiến tranh của Cộng sản miền Nam tại vùng rừng Tây Ninh. Bao vây và đánh vào khu căn cứ đầu não của Trung ương cục Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Quân Giải Thiết giáp xa M-113 của Quân lực Việt phóng. Các cuộc tiến công tuy đã huy động rất lớn các lực lượng của Mỹ nhưng không đem lại kết Nam Cộng hòa trên chiến trường quả: các cơ cấu lãnh đạo, kho tàng, căn cứ của quân Cộng sản vẫn an toàn, quân Mỹ bị tiến công liên tục, trong thế trận quân địch đã bày sẵn, trong địa bàn quen thuộc của đối phương và phải bỏ dở các cuộc hành quân. Đến cuối năm 1967, tuy đẩy lui chủ lực của Cộng sản tại vùng đồng bằng nhưng quân Mỹ vẫn không bình định được quân Cộng sản trong vùng rừng núi miền Nam Việt Nam. Để xoay chuyển tình thế tạo đột phá cho chiến tranh Bộ chỉ huy tối cao Cộng sản tại Hà Nội quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Sự kiện Tết Mậu Thân Xem bài chính Sự kiện Tết Mậu Thân Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 phía Cộng sản tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam[88][89], đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương[90]. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và gây nhiều bàn cãi nhất về Chiến http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 17 sur 43
tranh Việt Nam và nó có một vai trò to lớn trong cuộc chiến tranh này. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh[91] không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía Cộng sản hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn ("Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" – Lê Duẩn) nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân[92] tức ngày 30 tháng 1 năm 1968 trên khắp các đô thị miền Nam. Ngay đêm đầu tiên quân biệt động cảm tử của Cộng sản đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất ở Sài Gòn[93][94]: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhứt... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn[95][96] cho phía Mỹ và Nam Việt Nam. n
n
n
Bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới[97]. Việc Cộng sản tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho quân Nam Việt Nam và Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết Nguyên đán. Bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi người khi mà đồng loạt tại tất cả các đô thị cùng diễn ra các trận đánh nhau quyết liệt trong gần một tháng (chỉ riêng đợt 1) và điều bất ngờ này cho thấy 3 năm tìm-diệt của quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt được hiệu quả thấp. Bất ngờ về độ sát thương bạo liệt không khoan nhượng: từng dãy phố bị ném bom napal, quân sĩ hai bên có lúc, có nơi đánh nhau như điên dại, tràn lan mức độ giết chóc và trả thù, hành quyết ngay trên phố (Xem Sự kiện Nguyễn Ngọc Loan)... Các điều này được truyền thông nhanh chóng gây ấn tượng rất lớn lên tâm lý dư luận thế giới[98]. n
Nguyễn Ngọc Loan (tướng cảnh sát Việt
Về mặt tác chiến trong số các đô thị, phe Cộng sản thành công nhất tại cố đô Huế (Xem Thảm sát Huế Tết Mậu Thân). Họ chiếm giữ thành phố 25 ngày và sau đó đánh nhau ác liệt giành giật từng khu nhà đoạn phố với lính thuỷ đánh bộ Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo của phía Cộng sản đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương[99][100] của đối phương. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, Cộng sản đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí: họ hy vọng cùng với
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt tiến công quân sự đánh vào các lực lượng Nam Việt Nam ở trong các đô thị họ có thể phát động dân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa đánh sụp chính quyền Nam Việt Nam và đặt Mỹ trước tình thế phải đi đến quyết định ra đi khỏi chiến tranh. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và đánh giá quá cao khả năng của họ nên trong thực tế quân Cộng sản đã bị thương vong cực kỳ to lớn mà không phát động được khởi nghĩa của người dân; chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn đứng vững. Nam Cộng Hòa) bắn chết tù binh cộng sản ngay trên đường phố trong Sự kiện Tết Mậu Thân
Page 18 sur 43
Ảnh do phía Việt Nam Cộng Hòa cung cấp: Thân nhân họ hàng đứng cạnh các bộ phận thân thể vừa được đào lên từ các mộ tập thể trong dịp Tết Mậu Thân, 1968.
Một đặc điểm nữa[101] của việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968 là các cấp chỉ huy chiến đấu của quân Cộng sản đã không tách bạch được đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân sĩ để cổ vũ khí thế chiến đấu. Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàmCộng phán.Hòa Còn mục Ảnh do phía Việt Nam cung tiêu chính trị được phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ để nâng cao sĩ khí là đó là trận cuối cùng "đánh Các cán cấp: dứt Các điểm" quan tàiđối củaphương. những nạn nhân bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ chưa lậpnhận kế hoạch dạng nằm và tiến tronghành một trường đánh học tại Huế, Tết Mậu Thân, 1968. theo kiểu trận đánh cuối cùng. Điều này làm cho các thiệt hại của Cộng sản càng thêm nặng nề. Điều tệ hại hơn nữa cho quân Cộng sản là họ đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình[102][103]. Khi thấy chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của Cộng sản càng to lớn hơn nữa. Sau tổng tiến công Mậu Thân, phe Cộng sản bị đẩy ra xa và suy yếu trầm trọng[104]: Các đơn vị quân sự tan vỡ, các lực lượng chính trị bị bộc lộ và bị triệt phá gần hết, thương vong bằng cả 10 năm trước cộng lại. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo Quân Giải phóng là cho giải tán các sư đoàn, trung đoàn chính quy quay trở về lối đánh du kích. Họ không còn khả năng đánh nhau tại miền Nam và phải chạy đi ẩn náu tại bên kia biên giới Lào và Campuchia, phải 3–4 năm sau lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Trong các năm sau Mậu Thân, từ 1969 đến 1971, là thời gian quân đội Nam Việt Nam chủ động tiến công lùng đánh quân Cộng sản, triệt phá phong trào chính trị của Cộng sản ở nông thôn và thành thị. Đó là cơ sở để phía Mỹ và Nam Việt Nam cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của Cộng sản đã thất bại thảm hại. Mặt khác Cộng sản cũng có lý do để cho rằng Mậu Thân 1968 là thắng lợi có tính chiến lược trong chiến tranh của họ[105]: bắt buộc Hoa Kỳ phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Cộng sản suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Hoa Kỳ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được. Cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được quân Cộng sản và trong tương lai chiến tranh không biết đến bao giờ kết thúc[106]. Điều này đưa đến kết luận là Hoa Kỳ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Các chính trị gia trong Quốc hội Hoa Kỳ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi huỷ bỏ uỷ quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng[107]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 19 sur 43
Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh mang quân về nước[108]. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng (Xem Thảm sát Mỹ Lai, Thảm sát của đơn vị Lực lượng Mãnh Hổ). Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu. Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo[109]. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Kết quả ngày 31 tháng 3 năm 1968 Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với phía Cộng sản. Vấn đề của Hoa Kỳ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào. Sơn Mỹ Quảng Ngãi, Nam Việt Nam 1968
Tất cả những điều trên làm cho Cộng sản thấy rằng họ đã đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 cho dù với giá hy sinh cực kỳ to lớn. Hậu quả quân sự và chính trị
Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969–1971[110][111]. n
n
Về quân sự: Quân Cộng sản mất đất mất dân, quân đội của họ mất thế đứng chân trên chiến trường miền Nam phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới Lào và Campuchia. Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh. Quân đội Nam Việt Nam có thời giờ xây dựng và tiến hành các chiến dịch bình định nông thôn đặc biệt là các chiến dịch Phượng hoàng để đánh bật gốc rễ cán bộ Cộng sản nằm vùng trong nông thôn miền Nam. Về chính trị: Vai trò của đấu tranh chính trị của Cộng sản trong chiến tranh từ nay suy giảm đi nhiều vì các cơ sở chính trị của họ bị phá và với sự ác liệt không khoan nhượng của chiến tranh ở giai đoạn này không cho phép dân chúng tụ tập trên chiến trường để yêu sách chính trị. Từ đó trở đi sức mạnh vũ trang quyết định tất cả.
Từ sau Mậu Thân trở đi quyền lực tiến hành chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ càng ngày càng bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước và quốc tế. Sự rút quân về nước là không thể đảo ngược và chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đơn độc chiến đấu bảo vệ chế độ "tự do" ở miền nam Việt Nam – Việt Nam hoá chiến tranh là không thể tránh khỏi.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 20 sur 43
Giai đoạn 1968–1972 Đây là giai đoạn "sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hoá chiến tranh", giai đoạn Hoa Kỳ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam. Để đồng minh của họ đứng vững, Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng hòa xây dựng quân đội theo mẫu của quân đội Hoa Kỳ, với các loại vũ khí chiến tranh tối tân nhất mà Hoa Kỳ để lại và với cơ sở hậu cần chiến tranh mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ về không lực tối đa cho quân đội Cộng hòa trong các giao tranh với phía Cộng sản. Một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong thời kỳ này và có hậu quả to lớn cho Đông Dương sau này là việc Hoa Kỳ giúp Lon Nol làm đảo chính tháng 3 năm 1970 ở Campuchia lật đổ hoàng thân Norodom Sihanouk và phát động chiến tranh chống cộng sản tại Campuchia. Thắng lợi tạm thời trên chiến trường sau Mậu Thân đã dẫn Hoa Kỳ đến sai lầm nặng nề này làm cho Cộng sản mau chóng hồi phục và làm cho Campuchia rơi vào một thời kỳ tồi tệ trong lịch sử. Thấy quân Cộng sản mất đất đứng chân, lui về các căn cứ bên kia biên giới Campuchia, Hoa Kỳ muốn triệt hạ nốt những chỗ đứng cuối cùng của địch để giải quyết triệt để chiến tranh. Điều này hoá ra lại làm lợi lớn cho phía Cộng sản. Trước đây quân Cộng sản chỉ dám đóng trên đất Campuchia ở một số vùng sát biên giới Việt Nam. Họ cố gắng lôi kéo, chiều lòng chính quyền Sihanouk và kiềm chế mình không để mất lòng chủ nhà. Chính quyền Sihanouk tuy không muốn nhưng không làm gì được đành chấp nhận phải sống như vậy với phe Cộng sản Việt Nam. Nay với diễn biến chính trị như trên Cộng sản Việt Nam liền quay ra mang tiếng ủng hộ Sihanouk, thực chất là ủng hộ Khmer Đỏ, đánh nhau không hạn chế trên đất Campuchia. Từ lúc đó không còn gì và không có đối thủ kiềm chế quân Cộng sản Việt Nam trên đất Campuchia nữa. Campuchia trở thành nơi rất an toàn và tiện dụng cho phía Cộng sản phục hồi sinh lực sau Mậu Thân. Ngày 30 tháng 4 năm 1970 Quân lực Việt Nam Cộng hòa kết hợp cùng quân đội Hoa Kỳ tiến vào khu căn cứ của Cộng sản tại Campuchia nhưng đã bị sa lầy; ngày 30 tháng 6 năm 1970 chính phủ Mỹ phải ra lệnh rút quân Mỹ về. Quân Nam Việt Nam cùng quân của chính phủ Lon Nol không thể đương đầu một mình với Quân Giải phóng. Các sư đoàn 5, 7, 9 của Quân Giải phóng không những đánh đuổi quân Việt Nam Cộng hòa mà còn giúp Khmer đỏ đánh quân chính phủ Phnom Penh giành các tỉnh đông và đông bắc Campuchia để nối thông với Lào. Việt Nam hoá chiến tranh Biên giới Việt Nam – Campuchia 1970 Việc Việt Nam hoá chiến tranh đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân đội Nam Việt Nam sau Mậu Thân được trang bị theo kiểu Mỹ đã tỏ ra tự tin hơn và đã làm chủ trên chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì phe Cộng sản trong thời kỳ này chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể họ yên lặng mà không làm gì có thể trì hoãn việc rút quân của Mỹ.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 21 sur 43
Việc yên tĩnh trên chiến trường miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh trên chiến trường, phía Việt Nam Cộng hòa đổ công tiến hành bình định nông thôn. Từ đó các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam và Mỹ đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của Cộng sản ở địa bàn nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với sự viện trợ kinh tế lớn lao của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này với sự giúp đỡ của CIA đã triển khai Chiến dịch Phượng hoàng nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Cộng sản. Các nỗ lực của Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được CIA huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là Cộng sản hoặc thân Cộng tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Các phần tử Cộng sản hoặc thân Cộng nếu không tiện bắt thì ám sát. Các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Việc này đã có hiệu quả, tình hình nông thôn trở nên được đảm bảo an toàn hơn rõ rệt cho phía chính phủ. Trong thời kỳ này viện trợ của Hoa Kỳ dồi dào nên đời sống của dân chúng trở nên tốt hơn, nhất là dân trong các thành phố lớn và nó làm cho đời sống dân nông thôn đổ về thành phố tị nạn dễ thở hơn. Lúc này tình trạng tham nhũng trong chính quyền và quân đội lên cao. Trong quân đội rất phổ biến kiểu "lính ma": có quân số để sĩ quan lĩnh lương nhưng không có quân chiến đấu. Tất nhiên điều này ảnh hưởng xấu nhiều đến sức mạnh chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Một vấn đề lớn nữa của Việt Nam hoá chiến tranh là khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhất nhất theo các tiêu chuẩn Mỹ thì họ cũng quen kiểu đánh nhau tốn tiền như Mỹ, và sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc lớn vào viện trợ của Mỹ[112]. Viện trợ kém thì ảnh hưởng rõ rệt đến sức chiến đấu của quân đội, điều này góp phần giải thích tại sao quân đội này mau chóng sụp đổ trong năm cuối cùng của cuộc chiến. Chiến dịch Lam Sơn 719 Tình hình miền Nam tương đối yên lặng trong các năm 1969–1971. Quân đội Bắc Việt tích cực dự trữ lương thực, đạn dược tại các căn cứ ở Lào, Campuchia và các vùng rừng núi mà quân Nam Việt chưa với tới được. Năm 1970, sau khi quân Mỹ và quân Nam Việt Nam đã thất bại trong việc đánh phá căn cứ của Cộng sản tại Campuchia, tiếp tế của Cộng sản đã nối thông từ Lào đến đông bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh. Do đó, nếu không cắt tiếp tế của Cộng sản ở Campuchia được thì có thể cắt tiếp tế từ Lào. Và tháng 1 năm 1971 quân đội Nam Việt Nam, dưới sự yểm trợ bằng không quân của Hoa Kỳ, tiến hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm phá huỷ hệ thống kho tàng của Cộng sản. Cuộc hành quân này ngay từ đầu đã mang tính phiêu lưu phô trương chính trị và đã thất bại vì những lý do sau[113][114][115] n n
Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ. Các căn cứ của Cộng sản là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố phòng rất kỹ lưỡng. Ngay quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh tổng lực như thế đã không thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìm-diệt các chiến dịch Atteleboro và Junction City đều đã thất bại, do đó đưa quân vào đó là sa vào thế trận đã bày sẵn. Hơn nữa vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của quân Bắc Việt, còn mạnh hơn rất nhiều các khu căn cứ khác mà quân Nam Việt Nam chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt n
n
n
Page 22 sur 43
Khi hoạch định kế hoạch người ta chú ý nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của quân đội Nam Việt Nam đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa quân sự thì ít. ("Chỉ cốt sao đến được Sê Pôn rồi về" – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.) Chính vì để phô trương nên ban đầu khi gặp khó khăn rất lớn đã không chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến nhọc nhằn đến Sê Pôn rồi phải cố sức mở đường máu với thiệt hại lớn mới về thoát dù chỉ là vài chục km cách biên giới. Sự phối hợp của quân Mỹ và quân Nam Việt Nam không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom B52 dọn đường theo yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến gần như không làm được. Lực lượng máy bay trực thăng vào khu vực đậm đặc phòng không hiện đại đã chờ sẵn của đường mòn Hồ Chí Minh đã bị thiệt hại quá nặng không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề nhất là các lực lượng bị tiêu diệt là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Nam Việt Nam, cuộc hành quân còn thất bại ở chỗ tuy có phá được một số kho tàng hậu cần nhưng về cơ bản đã không làm hại gì được cho hệ thống tiếp tế của phía Cộng sản. Sau các cuộc hành quân bất thành của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Campuchia và Hạ Lào, đến đầu năm 1972 quân Công sản đã hồi phục sau Mậu Thân. Để đến mùa hè năm 1972 họ lại tung ra một trận tổng tiến công nữa. Chiến dịch mùa hè 1972 của miền Bắc Tháng 3 năm 1972 lại xảy ra một nỗ lực nữa của quân đội Bắc Việt nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao. Quân đội Bắc Việt đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng yếu tố "nổi dậy" gần như không có. Điều đó cho thấy tác dụng của các nỗ lực bình định của Việt Nam Cộng hòa trong thời gian 1969-1971 là hiệu quả. Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của quân đội Bắc Việt tại trận Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong cuộc tấn công thị xã Kon Tum. Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại Lộc Ninh, quân đội Bắc Việt tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh dữ dội đánh dàn trận xung phong. Quân đội VNCH quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết quân của Cộng sản và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Nhưng, cuối cùng, quân đội Bắc Việt không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ xe tăng T-54 và PT-76 của Liên Xô chế tạo xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng đến tận chiến trường phía nam.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 23 sur 43
Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dầy đặc của quân đội Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu đối chọi với miền Bắc. Cuộc tiến công của quân đội Bắc Việt tại Quảng Trị đã thành công to lớn, quân phòng ngự tại đây hoảng loạn thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đầu hàng không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công quân Bắc Việt đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế. Đến lúc đó việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội nghị Paris. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thuỷ lôi phong toả các hải cảng của Bắc Việt Nam.
Máy bay B-52 đang ném bom rải thảm
Tại chiến trường Quảng Trị, quân đội VNCH đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B-52 của Hoa Kỳ. Quân Bắc Việt quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, quân Bắc Việt không giữ nổi và quân đội Nam Việt Nam chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, việc tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác là không thể làm được. Đến cuối năm 1972 chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa. Chiến sự năm 1972 đã diễn ra đúng theo ý muốn của những người lãnh đạo tại Hà Nội. Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972 Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thoả hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris và đầu năm 1973 Hoa Kỳ rút hẳn khỏi cuộc chiến. Vừa đánh vừa đàm Đọc bài chính:Hiệp định Paris 1973 để tham khảo về các nguồn dẫn chứng tương ứng. Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau Mậu Thân các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và, mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán – đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như hiệp định Geneva năm 1954. Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh. Hội đàm được chọn tại Paris trải từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ; sau http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 24 sur 43
mở ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. (Để đi đàm phán có chính danh một chính phủ có tính tính pháp lý cao hơn, năm 1969 phía Cộng sản cho thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên cơ sở Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Bắc Việt Nam và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của tổng thống Hoa Kỳ, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp. Đến giữa năm 1972, khi Bắc Việt đã đuối sức[cần chú thích] và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc [116], thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp. n
n
Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc rút quân Bắc Việt khỏi Nam Việt Nam. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hòa bình. Lập trường ban đầu của Bắc Việt Nam: quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hòa bình.
Trong đó vấn đề quy chế của quân đội Nhân dân Việt Nam là điểm mâu thuẫn chính giữa các bên. Cuối năm 1972 chính phủ Hoa Kỳ, dưới áp lực dư luận, đã mệt mỏi vì chiến tranh, đã thoả hiệp về vấn đề cơ bản này. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về phía mình cũng thoả hiệp về quy chế của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai bên đi đến thoả hiệp chung: Quân Mỹ và các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp quân sự vào vấn đề Việt Nam; quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại chiến trường Nam Việt Nam; và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được phép tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hòa bình. Sau khi văn kiện hiệp định đã được ký tắt, Henry Kissinger đi Sài Gòn để đệ trình cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu văn bản đã đạt được. Phía Việt Nam Cộng hòa phản đối dự thảo này và tuyên bố sẽ không ký kết hiệp định như dự thảo. Phía Mỹ đứng về phía Việt Nam Cộng hòa và tuyên bố chưa thể ký được hiệp định, đòi thay đổi lại nội dung chính liên quan đến vấn đề cốt lõi: quy chế lực lượng Bắc Việt. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ sửa đổi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đe dọa sẽ ném bom lại miền Bắc Việt Nam nếu Bắc Việt Nam từ chối ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị. Tháng 12 năm 1972 Hoa Kỳ cho máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12), đó là Chiến dịch Linebacker II[117]. Không khuất phục được Hà Nội, bị thiệt hại nặng nề cho lực lượng không quân và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt, dù có một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính phủ Nam Việt Nam không tán thành hiệp định nhưng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 25 sur 43
vì áp lực nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và từ bỏ trách nhiệm với Nam Việt Nam nên phải chấp nhận ký. Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 được coi là một thắng lợi quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29 tháng 3 năm 1973 quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Nam Việt Nam đơn độc chống lại quân Cộng sản ngày càng mạnh. Chiến dịch Linebacker II Trong chiến dịch này, Hoa Kỳ đem lực lượng không quân chiến lược với máy bay B-52 ném bom rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên trong 12 ngày đêm. Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này không cần thiết và có hại vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút khỏi chiến Phía Hoa Kỳ ký kết hiệp định Paris tranh. Hoa Kỳ biết rất rõ rằng chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu Hoa Kỳ không thể nào bắt Bắc Việt nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà họ đã đánh nhau gần 20 năm. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ. Đây chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ đối với đồng minh (không chỉ đối với Việt Nam Cộng hòa mà còn cả các đồng minh khác nữa). Khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Bắc Việt Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng bước này để chứng tỏ họ đã cố gắng đến mức cuối cùng cho quyền lợi của đồng minh rồi. Hoa Kỳ đã dùng một biện pháp rất cực đoan, tàn bạo mà các chuẩn mực chiến tranh thông thường không cho phép: dùng máy bay B52 rải thảm bom huỷ diệt vào một loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân cư. Ở Hà Nội, tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố và sát hại nhiều dân thường. Tại bệnh viện Bạch Mai, nhiều tòa nhà quan trọng đã bị phá hủy, cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự của Bắc Việt Nam nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo Cộng sản tại Hà Nội. Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương. Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại các lực lượng tên lửa phòng không của Bắc Việt Nam đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý, họ đã bắn các máy bay B52 theo xác suất và đã thành công vượt xa mức trông đợi. Cũng trong chiến dịch này, lần đầu pháo đài bay B-52 bị hạ bởi một máy bay tiêm kích, do Phạm Tuân điều khiển. Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch này là Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của phòng không Bắc Việt Nam trong chiến dịch. Dưới áp lực của dư luận thế giới và trong nước, thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom vào ngày 30 tháng 12 năm 1972 và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt. Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 26 sur 43
Hiệp định Paris Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Theo các nội dung chính như sau: n
n
n
n
Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, Quân Giải phóng miền Nam đóng nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ. Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Hiệp thương chính trị giữa các lực lượng chính trị, thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc của miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền. Ngoài ra còn nhiều các điều khoản khác như lập uỷ ban kiểm soát và giám sát và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên, điều khoản Hoa Kỳ đóng góp tài chính tái thiết sau chiến tranh, điều khoản Hoa Kỳ gỡ mìn đã phong toả các hải cảng Bắc Việt Nam, điều khoản trao trả tù binh...
Mặt khác, Hiệp định Paris là hiệp định được Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần. Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa riêng bằng lời với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Bắc Việt Nam phát động chiến tranh tiêu diệt Nam Việt Nam Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Nam Việt Nam. Tất nhiên lời hứa này sẽ không có giá trị thực tế vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Nam Việt Nam. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới. Chính vì vậy trong hiệp định có những điều khoản có vẻ là nhượng bộ của Bắc Việt Nam nhưng chẳng có ai có thể kiểm chứng và cưỡng chế được; ví dụ điều khoản quy định quân đội Bắc Việt Nam được quyền thay quân và trang bị vũ khí theo nguyên tắc một-đổi-một. Số quân Bắc Việt trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được. Còn vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 27 sur 43
các cảng và cầu hàng không thì dễ dàng được quản lý. Tương tự, điều khoản về uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của uỷ ban này không có đủ để can thiệp gì vào các tiến trình sự việc. Các điều khoản về quy chế chính trị như thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc tiến tới thống nhất cũng không có cơ chế thi hành mà chỉ là ý tưởng. Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành tốt ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ mà thôi. Hoa Kỳ thực sự muốn rút và miền Bắc sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Bắc Việt Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn Nam Việt Nam cố gắng xoay trở chống đỡ chẳng kể gì đến hiệp định. Vai trò của hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết.
Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp định Paris. Nguồn: Sách Chính phủ Việt Nam 1945 – 1998 NXB Chính trị Quốc gia, tháng 7 năm 1999
Giai đoạn 1973–1975 Đây là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của Hoa Kỳ thì kết cục cho Chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng. Sau 2 năm quân Mỹ rút hết, quân Cộng sản tiến công trận đánh cuối cùng giải quyết chiến tranh. Việt Nam Cộng hòa không thể tự bảo vệ, quân đội của họ đã nhanh chóng bị đánh bại và đã đầu hàng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong các năm từ 1973 đến tháng 2 năm 1975 là thời gian hai phía đối địch chuẩn bị vào các trận đánh nhau to sắp tới. Năm 1973 khá yên tĩnh vì Bắc Việt Nam cần thời gian chuẩn bị và họ không muốn ngay lập tức mang tiếng vi phạm hiệp định. Việt Nam Cộng hòa thì ngay từ ban đầu đã không tán thành hiệp định. Năm này chỉ được 1–2 tháng đầu là có các ảo tưởng hòa bình: quân sĩ hai bên tiếp xúc với nhau qua câu cửa miệng là "hòa bình rồi...". Sau đó là thời gian hai bên liên tục lên án nhau phá hoại hiệp định và đánh lấn chiếm vùng kiểm soát của nhau, nhưng ở quy mô nhỏ. Quân đội Việt Nam Cộng hòa không đủ sức để đánh lớn và quân Cộng sản cũng không có chủ trương đánh lớn vào lúc đó. Thời kỳ này có một sự kiện bất ngờ với Việt Nam Cộng Hòa và ngỡ ngàng cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc Trung Quốc tấn công chiếm đóng hoàn toàn quần đảo hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974. Vào năm này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa gặp khó khăn trong việc điều quân dự bị, cụ thể là rút tiểu đoàn Thủy quân lục chiến đang đóng ở hoàng Sa về đất liền để chống lại lực lượng Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ và hạm đội 7 của họ cũng không giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa tại hoàng Sa nữa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công khai phản kháng lại các động thái của Trung Quốc, nhưng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc vào ngày 20/1/1974. Sau hải chiến hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã thay thế Việt Nam Cộng hòa thực hiện chủ quyền tại quần đảo này; nhưng Việt Nam Cộng hòa và nước Việt Nam thống nhất sau này vẫn tuyên bố chủ quyền tại đây. Sự việc cũng tác động lên quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đồng minh Trung Quốc, và giữa Việt Nam Cộng hòa với đồng minh Hoa Kỳ: các đồng minh của họ đã không còn đáng tin cậy như trước.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 28 sur 43
Thời kỳ 1974–1975 trước trận Ban Mê Thuột có hai trận đánh lớn có vai trò đáng chú ý: trận Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng Nam bắt đầu khoảng tháng 7 năm 1974 và trận Phước Long tháng 12 năm 1974. Đây là hai trận của giai đoạn này mà Cộng sản phát động với một mục tiêu duy nhất là thăm dò lực lượng đối phương. Tháng 7 năm 1974 quân đội Bắc Việt đưa một sư đoàn đến đánh chiếm chi khu quân sự quận lỵ Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng Nam. Đúng theo tính toán của phía Cộng sản, quân đội Nam Việt Nam liền điều sư đoàn dù tổng trù bị chiến lược đến tái chiếm. Hai bên đánh nhau ác liệt trong vòng 3 tháng; kết quả quân Cộng sản vẫn giữ vững Thượng Đức và quân đội Nam Việt Nam bỏ cuộc. Sau trận đánh, các nhà lãnh đạo của Cộng sản đã đi đến kết luận là sức chiến đấu, nhất là sức mạnh tấn công, của quân Nam Việt Nam so với 1972 đã suy giảm đi nhiều khi không còn có yểm trợ của không quân Mỹ. Quân đội Nam Việt Nam cũng không đủ lực lượng dự bị cơ động để chiến đấu lâu dài: Một quận lỵ quan trọng ở quân khu 1 Việt Nam Cộng hòa mà cả quân đoàn và quân khu 1 không đủ lực lượng cơ động đến giải vây mà phải dùng đến sư đoàn dù là lực lượng mạnh nhất tổng dự bị chiến lược. Điều này là một luận cứ góp vào kế hoạch tác chiến cho chiến dịch năm 1975 đánh dứt điểm quân đội Nam Việt Nam. Giữa tháng 12 năm 1974, tại mặt trận miền Đông Nam Bộ, quân Cộng sản phát động chiến dịch Phước Long tiến đánh và sau 3 tuần chiếm hoàn toàn tỉnh này. Tuy mất một tỉnh ngay tại đồng bằng Nam Bộ cách Sài Gòn chỉ khoảng 100 km nhưng quân Nam Việt Nam không có phản ứng thích đáng nào để khôi phục. Họ không còn quân dự bị cơ động để phản kích nữa. Và quan trọng nhất là Hoa Kỳ chỉ phản ứng ở mức không có dấu hiệu là sẽ can thiệp mạnh. Chiến dịch này đã củng cố tin tưởng của phía Cộng sản là Hoa Kỳ sẽ ít có khả năng can thiệp trở lại. So sánh lực lượng hai bên sau khi Hoa Kỳ rút quân Trong giai đoạn 1973–1975, tuy lượng viện trợ quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc giảm rõ rệt[118], nhưng cán cân lực lượng vẫn nghiêng mạnh về phía quân Cộng sản. Họ được bổ sung quân số đầy đủ từ miền Bắc. Quân từ miền Bắc lúc đó hành quân bằng cơ giới trên đường mòn Hồ Chí Minh cả ngày lẫn đêm, đèn pha sáng trưng mà không sợ bị không lực Hoa Kỳ oanh tạc. Trong các năm này, đường mòn Hồ Chí Minh cũng đã được mở rộng hơn để đảm bảo cho việc cung cấp quy mô lớn cho chiến trường. Các trang thiết bị đạn dược và lương thực cũng đã đủ số trong các kho, từ kho của đơn vị chiến đấu đến kho hậu cứ và kho tại hậu phương miền Bắc. Xăng dầu đã được bơm thẳng theo tuyến đường ống cung cấp từ miền Bắc vào tận Bù Gia Mập tại miền Đông Nam Bộ và rất gần đến các kho đứng chân chiến đấu. Đặc biệt ưu thế quan trọng nhất tạo nên áp đảo đối phương là tinh thần chiến đấu. Binh sĩ của họ nhận thức được cơ hội thuận lợi chấm dứt chiến tranh giành chiến thắng hoàn toàn nên khí thế lên rất cao và sẵn sàng xung trận. Quân đội Nam Việt Nam thì ngày càng gặp khó khăn, tuy phương tiện chiến tranh vẫn còn nhiều trong kho, nhưng họ bị hạn chế về kinh phí tài chính vì viện trợ của Hoa Kỳ đã bị cắt giảm nhiều, khó khăn trong việc trả lương binh lính và nhất là khó khăn trong việc tăng cường và bổ sung quân số. Tuy Quân lực Cộng hòa hơn hẳn đối phương về không quân, nhưng quân chủng này đòi hỏi rất nhiều tài chính khi hoạt động, viện trợ của Hoa Kỳ lúc đó không đủ nên không quân không phát huy được gì nhiều. Các khu dự trữ xăng dầu của Việt Nam Cộng hòa luôn là nơi bị đặc công Cộng sản đánh phá nên nhiều lúc vấn đề nhiên liệu cũng gay gắt. Nhưng điều khó khăn lớn nhất cho Quân đội Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 29 sur 43
Nam Cộng hòa là tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống thấp. Sau Hiệp định Paris, các sĩ quan và binh lính đã thấy tương lai mờ mịt cho họ, tâm trạng bi quan chán nản và tinh thần chiến đấu sa sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đào ngũ, trốn lính rất nhiều, bổ sung không kịp. Theo các số liệu thống kê về cán cân lực lượng trên chiến trường thì tương quan lực lượng là tương đương không nghiêng nhiều về bên nào. Nhưng với những thuận lợi và khó khăn thực chất của hai bên, ưu thế áp đảo trên chiến trường đã nghiêng hẳn sang phía quân đội Cộng sản. Việc họ nhanh chóng đè bẹp quân đội Việt Nam Cộng hòa trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là phản ánh đúng cán cân lực lượng trên chiến trường. Cuộc tấn công cuối cùng Cuộc tấn công cuối cùng của quân đội Cộng sản Bắc Việt Nam diễn ra trong 55 ngày đêm bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng vô điều kiện. Nó còn được gọi là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Cơ quan tham mưu của Bắc Việt Nam lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng và, cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh. n
n
Chiến dịch Tây Nguyên: với mục tiêu là chiếm Tây Nguyên mà trận mở đầu then chốt là thị xã Ban Mê Thuột tại Nam Tây Nguyên. Tại đây có hậu cứ của sư đoàn 23 của quân đội Nam Việt Nam. Quân đội Bắc Việt Nam đã thành công trong việc làm cho đối phương tin rằng mục tiêu tiến công sẽ ở Bắc Tây Nguyên ở hướng thị xã Kon Tum hoặc thị xã Pleiku. Ngày 10 tháng 3 quân Bắc Việt tiến công Ban Mê Thuột. Sau hơn một ngày tiến công rất ác liệt, quân đồn trú đã kháng cự rất quyết liệt nhưng với ưu thế áp đảo quân Bắc Việt đã đánh chiếm được thị xã. Liên tiếp trong các ngày sau đó họ đã chủ động tiến công quân phản kích, quân phản kích của Nam Viêt Nam vừa đổ xuống chưa kịp đứng chân cũng đã bị đánh tiêu diệt. Mất Ban Mê Thuột và không có đủ lực lượng cơ động dự bị khả dĩ có thể phản kích tái chiếm, lại cùng với việc các lực lượng phòng thủ Bắc Tây Nguyên cũng đang bị uy hiếp nặng nề, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh bỏ Tây Nguyên rút các lực lượng còn lại về cố thủ giải đồng bằng ven biển miền trung. Đường rút lui sẽ là theo đường 14 từ Pleiku đi xuống phía nam sau đó đi vào đường số 7 đã bị bỏ từ lâu không sử dụng, mục tiêu là thoát xuống thị xã Tuy hòa tỉnh Phú Yên. Đây là một thảm hoạ chết người cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc rút lui đã không bảo toàn được số quân mà trái lại nó làm thành làn sóng hoảng loạn lan khắp các vùng lại còn làm rệu rã hết tinh thần binh sĩ trên toàn quốc. Việc rút một số lượng quân lớn như thế trong một thời gian chuẩn bị gấp gáp 2–3 hôm đã diễn ra trên đoạn đường dài hàng trăm km không có kế hoạch, trong khi tinh thần binh sĩ đã xuống rất thấp và, quan trọng hơn cả, binh sĩ mang gia đình và người chạy nạn theo cùng. Tất cả những cái đó đã biến dòng người cùng xe cộ khổng lồ ùn tắc thành một dòng náo loạn không thể chỉ huy và chiến đấu. Bị đối phương chặn tại Cheo Reo - Phú Bổn đoàn quân này đã bị tan tác không còn tập hợp lại được nữa. Tây Nguyên thất thủ vào tay quân Cộng sản, hơn 12 vạn quân đồn trú bị tan rã. Toàn bộ sư đoàn 23 Nam Việt Nam hơn 1 vạn quân về đến Tuy hòa tập hợp đếm lại được còn 36 người. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng: Kể từ sau cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên tin thất bại đã bay khắp miền Nam, binh sĩ mất hết tinh thần, quân đội gần như không chiến đấu mà bỏ chạy. Các nhà lãnh đạo chiến tranh của Bắc Việt nhận định ra quân đội Nam Việt đã không còn chiến đấu có tổ chức chặt chẽ được nữa; họ liền tiến hành phương án thời cơ tung ngay quân đoàn 2 (hay Binh đoàn Hương Giang được thành lập từ các đơn vị của quân khu Trị – Thiên và khu 5) nhanh chóng tiến công đánh chiếm cố đô Huế và thành phố lớn thứ hai của Nam Việt Nam, Đà Nẵng. Quân đội Nam Việt Nam vội vã rút lui khỏi Quảng Trị về Huế và trước sức ép của đối phương quyết định rút
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 30 sur 43
chạy bỏ Huế nhưng đường núi về phía nam đã bị đối phương cắt mất, họ chỉ còn một con đường chạy ra biển để chờ tàu hải quân vào cứu. Cũng giống như cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên, cuộc rút chạy này đã trở thành hỗn loạn và cướp bóc. Số nào được cứu lên tàu hải quân thì khi lên đến bờ cũng không thể tập hợp lại thành đơn vị chiến đấu được nữa, số còn lại bỏ vũ khí tự tan vỡ. Ngày 26 tháng 3 quân Cộng sản vào Huế. Đà Nẵng cũng không tránh được bị chiếm. Khi quân đoàn 2 của Bắc Việt Nam tiến đến Đà Nẵng cảnh hỗn loạn đang diễn ra, quân lính đang cướp bóc. Quân lính và dân cố gắng thoát khỏi thành phố bằng tàu hải quân, các đơn vị vòng ngoài không còn tinh thần chiến đấu nữa; quân Bắc Việt bỏ qua vòng ngoài thọc sâu đánh chiếm thành phố mà không có kháng cự đáng kể. Tại đây 10 vạn binh lính và sỹ quan đã ra hàng (ngày 29 tháng 3). Quân khu 1 Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ. Trong hai tuần đầu tháng 4 các tỉnh thành phố miền trung lần lượt rơi vào tay quân Cộng sản. Họ từ phía Bắc tràn vào (với Quân đoàn 2) và từ Tây nguyên tràn xuống (với Quân đoàn 3 – hay Binh đoàn Tây Nguyên – được thành lập từ các đơn vị của mặt trận Tây Nguyên). Bây giờ thì không còn sức mạnh nào có thể ngăn nổi sự sụp đổ của quân đội Nam Việt Nam. Nam Việt Nam dồn hết các toán quân còn sót lại của Quân đoàn 2 của họ chuyển sang cho Quân đoàn 3 chỉ huy để cố lập một phòng tuyến ngăn chặn tại Phan Rang nhưng cũng không chặn được quân Cộng sản mà tư lệnh chiến trường cũng bị bắt. Quân khu 1 và 2 của Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ. Bây giờ quân Cộng sản đã ào xuống đồng bằng Đông Nam Bộ của quân đoàn và quân khu 3 Nam Việt Nam, chỉ còn hơn 100 km là đến Sài Gòn.
Trên đường phố Quy Nhơn, một phụ nữ dẫn đơn vị lính Việt Nam Cộng Hòa ra hàng các lực lượng vũ trang cách mạng. Ảnh này do người truyền lên chụp lại tại cuốn Việt Nam đất nước anh hùng Việt Nam Thông tấn xã, Sài Gòn ấn quán năm 1975.
Nỗ lực cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là trông vào tuyến phòng thủ từ xa của Sư đoàn 18 tại thị xã Xuân Lộc tỉnh Long Khánh. Quân đoàn 4 (hay Binh đoàn Cửu Long) của Cộng sản được thành lập từ các sư đoàn và đơn vị tại miền Đông Nam Bộ định chiếm Xuân Lộc trong hành tiến. Nhưng sư đoàn 18 đã chống cự có tổ chức, đây là nỗ lực chiến đấu có tổ chức dài ngày cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân đoàn 4 của Cộng sản không chiếm được Xuân Lộc trong hành tiến bắt buộc phải dừng lại tổ chức trận địa tiến công. Mặt khác họ không để mất thì giờ với Xuân Lộc mà đi vòng qua vòng vây tiến về phía Biên hòa. Sau 12 ngày cầm cự, từ 9 tháng 4 đến 21 tháng 4, Sư đoàn 18 Nam Việt nam bỏ Xuân Lộc rút lui có tổ chức về bên kia sông Đồng Nai cố thủ. Vậy là tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng bảo vệ Sài Gòn không còn. Trước tình hình không thể cứu vãn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức để người khác có cơ hội đàm phán với Cộng sản. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng ông không phải là người có thể nói chuyện được với đối phương. Các dàn xếp của các lực lượng thứ ba đã đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống từ ngày 28 tháng 4. n
Chiến dịch Hồ Chí Minh: Sau khi tập hợp đủ lực lượng gồm 15 sư đoàn và rất nhiều trung đoàn, lữ đoàn độc lập khác để đảm bảo áp đảo chắc thắng, quân Cộng sản bắt đầu tiến công Sài Gòn để chấm dứt chiến tranh trong một chiến dịch được gọi tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày 26 tháng 4. Quân Cộng sản tổ chức theo 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232 tương đương
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 31 sur 43
quân đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài Gòn. Quân Nam Việt Nam đã kháng cự ác liệt trên một số hướng nhưng đã đến nước không thể kháng cự lâu dài được nữa. Quân Cộng sản đánh từ ngày 26 đến cuối ngày 28 tháng 4 thì họ đến được cửa ngõ Sài Gòn và có thể đi thẳng vào thành phố. Để tránh mọi rắc rối với Hoa Kỳ quân Cộng sản dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để người Mỹ tổ chức di tản xong họ mới vào. 8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và ra lệnh cho quân đội đơn phương ngừng chiến chờ đối phương vào bàn giao chính quyền. Bộ tổng tham mưu ra mệnh lệnh chấm dứt kháng cự. Quân Cộng sản tiến nhanh vào thành phố chỉ gặp những kháng cự lẻ tẻ, vô tổ chức. Đến 11 giờ 30 phút họ bắt tổng thống Dương Văn Minh lên đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Về việc kết thúc chiến tranh
Những giờ phút cuối cùng của Sài Gòn trước khi thất thủ
Việc đánh chiếm Sài Gòn kết thúc chiến tranh của phía Cộng sản đã diễn ra khá ôn hòa, rất ít đổ máu và thành phố nguyên lành. Tất nhiên việc sụp đổ đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa là kết quả của sức mạnh quân sự áp đảo của quân đội Cộng sản, nhưng việc kết thúc chiến tranh ôn hòa không đổ máu dân chúng, có đóng góp nhiều của lực lượng thứ ba và vai trò không nhỏ của Tổng thống Dương Văn Minh và các phụ tá của ông. Trong bối cảnh không còn cơ hội kháng cự với cách nhìn thực tế và không cực đoan ông Dương Văn Minh được các lực lượng chính trị thứ ba đưa lên làm tổng thống để đảm bảo một cuộc chuyển giao chế độ êm thấm và không đổ máu, không trả thù. Ông đã làm được việc này bằng cách tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và sẵn sàng đón nhận quân Cộng sản vào để làm thủ tục bàn giao chính quyền. Đối với hoàn cảnh chiến sự và chính trị lúc đó có lẽ đây là một giải pháp đúng đắn. Cùng với việc ra mệnh lệnh đơn phương ngừng chiến, thực tế từ sáng sớm 30 tháng 4 quân Nam Việt Nam đã ngừng kháng cự và quân đội Cộng sản vào Sài Gòn không gặp kháng cự có tổ chức.
Ngay sau khi Cộng sản chiếm thành phố và làm chủ hoàn toàn miền Nam, các cấp chỉ huy chính trị-quân sự của những người Cộng sản miền Nam mà đại diện là Thượng tướng Trần Văn Trà – Tư lệnh quân quản Sài Gòn đã có cách nhìn và việc làm thông cảm, hợp tình, hợp lý và những lời nói khích lệ đối với các cấp chính quyền và quân đội đối phương. Nếu cách tiếp cận đúng đắn này được chia sẻ bởi các lãnh đạo Cộng sản cao nhất lúc đó tại Hà Nội thì Việt Nam có thể đã tránh được việc hàng vạn cựu sĩ quan chế độ cũ bị cầm tù học tập cải tạo hơn 10 năm và sự chia rẽ và hận thù trong dân tộc sẽ không sâu sắc như hiện nay. Ngoài ra, cách đối xử thiếu thiện chí của chính quyền mới đối với các sĩ quan và lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cộng với các chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một cuộc vượt biển lớn nhất trong lịch sử – các học giả đã dùng từ "thuyền nhân" (boat people) khi nói về hiện tượng này.
Kết quả và Việt Nam sau cuộc chiến
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 32 sur 43
Để xem số liệu thiệt mạng xin coi bài Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam Tùy theo nguồn tin, cuộc chiến này đã gây ra cái chết của từ 3 đến 5 triệu người Việt, làm hàng triệu người khác tàn tật và bị thương, gây ra hàng vạn nạn nhân chất độc hoá học tại Việt Nam hiện nay (Xem Chất độc da cam). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 153.000 người bị thương. Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Đại Hàn bị chết; Úc khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có các con số này (Nguồn: [25] (http://users.erols.com/mwhite28/warstat2.htm)[26] (http://aad.archives.gov/aad/serieslist.jsp?cat=WR28)[27] (http://www.rjsmith.com/kia_tbl.html)). Cơ sở hạ tầng ở cả hai miền Việt Nam đã bị phá hoại gần hết. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử Việt Nam và gây chia rẽ rất sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam cũng như xáo trộn, chia rẽ trong lòng nước Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam, bước ra sau chiến tranh, được xác lập là một nhà nước thống nhất. Điều đó, tất nhiên, sẽ là tiền đề để phát triển Việt Nam sau này. Mặt khác, dù được thế giới đưa ra danh hiệu là nước đã chiến thắng "siêu cường số một" của thế giới, sau chiến tranh, những điểm yếu to lớn về kinh tế, xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa và cộng sản (phỏng theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đông Âu đã không còn phù hợp)[119] đã nhanh chóng phát tác trầm trọng (những điểm mà trong thời chiến dân chúng còn tạm chấp nhận). Cùng với những chia rẽ sâu sắc vốn có của chiến tranh, rất nhiều các sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa bị bắt đi học tập cải tạo[120] mà thực chất nhiều người đã bị giam giữ không án hơn 10 năm, càng làm cho nhân tâm thêm sa sút[121][122]. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc xung đột kéo dài tại biên giới với Trung Quốc và do việc đóng quân quá lâu (hơn 10 năm) ở Campuchia sau chiến tranh biên giới Tây Nam. Những sai lầm về đường lối kinh tế và lãnh đạo này đã tạo nên làn sóng khổng lồ những người bỏ nước ra đi. Sau 10 năm thống nhất đất nước nhu cầu đổi mới cho Việt Nam là tất yếu và sống còn.
Nam Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu long): Một trực thăng UH-1D của Đại đội Không quân 336 Không lực Hoa Kỳ rải chất diệt cỏ lên một vùng rừng rậm. Ngày 26/7/1969
Đối với Hoa Kỳ, Chiến tranh Việt Nam đã thành một chương buồn trong lịch sử của họ. Thất bại trong chiến tranh này gây một cú sốc trong tâm lý chính trị của Hoa Kỳ, buộc họ phải nhận thức và đánh giá hiệu chỉnh lại vai trò cường quốc của họ trên thế giới. Hoa Kỳ đã tốn 600 tỷ đô la cho cuộc chiến (tính theo giá trị đô la của năm 2004 [28] (http://www.ips-dc.org/iraq/quagmire/IraqQuagmire.pdf)).
Tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt n n n n
Page 33 sur 43
Phim tài liệu: Vietnam - The 10,000 Day War (Cuộc chiến 10.000 ngày), đạo diễn: Michael Mclear. Chung một bóng cờ (nhiều tác giả), Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, 1995. Hồi ký, hoành Linh Đỗ Mậu - Tâm sự tướng lưu vong, Hà Nội: Nxb Công an Nhân dân, 2001. Hồ Khang, Tết Mậu Thân 1968: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội: Nxb Quân đội Nhân dân, 2005.
Chú thích 1. ▲ Có thể coi xung đột bắt đầu từ năm 1954 với rất nhiều lực lượng tham gia nhưng cũng có thể đồng ý rằng Chiến tranh Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức tham chiến từ năm 1959. Xin xem chi tiết về nguồn và dẫn chứng tại phần cuối phần Bản chất chiến tranh 2. ▲ Harry G. Summers Jr., Vietnam War Almanac (http://www.strategicstudiesinstitute.army.mil/pdffiles/00367.pdf) (1985: New York: Facts on File Publications, 1985), p. 113, được dùng bởi Jeffrey Record & Andrew W. Terrill trong Iraq and Vietnam: Differences, Similarities and Insights, (2004: Strategic Studies Institute)] 3. ▲ 3,0 3,1 Qiang Zhai, "Beijing and the Vietnam Conflict 1964-69: New Chinese Evidence", The Cold War in Asia, Cold War International History Project Bulletin, Issues 6-7, Washington DC: Woodrow Wilson International Center for Scholars, Winter 1996, trang 237. 4. ▲ 4,0 4,1 4,2 Lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 - 1975 (http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp? Object=311040140&news_ID=24834520), PGS, TS. Hồ Khang chủ biên 5. ▲ 5,0 5,1 5,2 5,3 Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/02/050215_lexuankhoa.shtml) BBC Tiếng Việt 6-9-2007 6. ▲ James Stuart Olson, Historical Dictionary of the 1970s, Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích: "Without question, the Vietnam War was the most politically unpopular armed conflict in U.S. history. From the outset of the U.S. commitment in Vietnam in the 1950s, American policy makers had applied a Cold War model to the conflict, assuming that it was simply a matter of Communist aggression against non-communist South Vietnamese." (...các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã áp dụng một mô hình Chiến tranh Lạnh cho cuộc xung đột, cho rằng đây đơn giản chỉ là một vấn đề về sự gây hấn của Cộng sản chống lại những người Nam Việt Nam không cộng sản) 7. ▲ Khẩu hiệu của lãnh đạo phía Việt Nam Cộng hòa: "Chống Cộng sản, bảo vệ miền Nam khỏi sự xâm lăng của miền Bắc" 8. ▲ CALCULATING THE COST OF CONFLICT War on Terror More Expensive Than Vietnam (http://www.spiegel.de/international/0,1518,460007,00.html). Theo Phòng nghiên cứu của Hạ viện Mỹ (US government's Congressional Research Service), trong 10 năm 1965-1975, chi phí cho Chiến tranh Việt Nam mà Mỹ đã phải chịu tương đương với $662 tỉ đô la theo thời giá hiện nay. 9. ▲ Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh kế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ quốc gia. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động. Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr. 80) Trong khi đó, tổng thu nội địa của Việt Nam Cộng hòa năm 1974 (năm cao nhất trong lịch sử Việt Nam Cộng hòa) là khoảng 300 tỉ đồng, (với tỉ giá năm 1974 là 685 đồng/1 đô la). Nghĩa là năm đó tổng thu của Việt Nam Cộng hòa tương đương với gần 1/2 tỷ đô, bằng 1/2 viện trợ kinh tế của Mỹ năm đó, gần bằng 1/6 kinh phí cần thiết cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Xem thêm bài Kinh tế Việt Nam Cộng hòa để có chi tiết về viện trợ của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa trong 20 năm 1955-1975 cùng các nguồn dẫn chứng tương ứng. 10. ▲ Neil Sheehan, A Bright Shining Lie, Random House, 1988, tr. 717. Đến năm 1969, chi phí của Mỹ dành cho cuộc chiến đã lên tới 33 tỷ đô la mỗi năm, khơi mào cho một cuộc lạm phát bắt đầu làm suy yếu nền kinh tế Mỹ. 11. ▲ Năm 1964, sự can thiệp của quân chính quy Mỹ vào Việt Nam là cách duy nhất để ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và việc lực lượng Cộng sản thống nhất Việt Nam. Sheehan. tr. 382.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 34 sur 43
12. ▲ During the earlier years, with General William C. Westmoreland in command, the American approach was basically to take over the war from the South Vietnamese and try to win it militarily by conducting a war of attrition. ..về cơ bản, cách tiếp cận của người Mỹ là tiếp quản cuộc chiến từ những người Nam Việt Nam và cố gắng thắng nó bằng quân sự với việc thực hiện một cuộc chiến tranh hủy diệt Lewis Sorley, South Vietnam: Worthy Ally (http://lichsuviet.cjb.net/view_article.asp?id=1552&cat=20) 13. ▲ Westmoreland's basic assumption was that U.S. forces, with their enormous and superior firepower, could best be employed in fighting the enemy's strongest units in the jungles and mountains, away from heavily populated areas. Behind this "shield" provided by the Americans, the South Vietnamese army and security forces could take on local Viet Cong elements and proceed with the job of reasserting government control in the countryside. quân Mỹ được dùng để đánh với những đơn vị mạnh nhất của địch ở những nơi rừng núi. Đằng sau "tấm khiên" mà người Mỹ cung cấp, quân đội Nam Việt Nam có thể thi thố với các phần tử Việt Cộng địa phương và tiếp tục công việc tái khẳng định quyền kiểm soát của chính phủ ở nông thôn Từ điển Britannica, Firepower comes to naught (http://www.britannica.com/eb/article-234635/Vietnam-War) ...to enable them [ARVN] gradually to take over sole responsibility for fighting the ground war—a program labeled Vietnamization. Việt Nam hóa chiến tranh là chương trình để Quân lực Việt Nam Cộng hòa dần dần lãnh trách nhiệm chiến đấu trên bộ... (nghĩa là lúc đó chưa chịu trách nhiệm) Từ điển Britannica,De-escalation, negotiation, and Vietnamization (http://www.britannica.com/eb/article-234637/Vietnam-War) 14. ▲ Số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam khi lên đỉnh vào tháng 4 năm 1969 đạt 543.000 quân, trong khi đến năm 1972 quân Cộng sản ở miền Nam mới đạt khoảng 200-300.000 người. Sheehan. tr. 724, Thống kê lịch sử Mỹ 1942-1996 (http://homepage.univie.ac.at/kurt.mayer/histor4.htm). Westmoreland và các tướng của ông chỉ muốn dùng binh lính Mỹ và số ít lực lượng thiện chiến nhất của Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí đến người lái xe chở quân Mỹ cũng cần phải là người Mỹ. Thay vì cải tổ lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Địa phương quân và Dân vệ để cho người Việt thực hiện một cuộc chiến của người Việt tại các vùng nông thôn, Westmoreland lại chủ ý đấy quân đội Sài Gòn ra một bên để ông có thể dùng quân đội Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến. Chủ ý của Westmoreland là quét sạch Việt Cộng và quân đội miền Bắc thâm nhập vào miền Nam rồi mới dần dần trao quyền cho chính phủ Sài Gòn. Neil Sheehan. tr. 556-7. Kế hoạch này của Westmoreland đã được chính quyền của Tổng thống Johnson chấp thuận và thực thi. U.S. Department of Defense, U.S.-Vietnam Relations vol. 5, tr. 8-9; McNamara Argument Without End tr. 353 15. ▲ Đại Tướng Văn Tiến Dũng: "Một năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam." - Đại Thắng Mùa Xuân, trang 1 16. ▲ Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước (http://www.cpv.org.vn/tiengviet/hoidap/details.asp? topic=111&subtopic=232&leader_topic=543&id=BT1360764121), báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-8-2007 17. ▲ Kết thúc hội thảo về đại thắng mùa xuân 1975 (http://www.vnn.vn/tinnoibat/2005/04/410799/), báo VietNamNet, truy cập ngày 6-8-2007 18. ▲ Mitchell K.Hall, The Vietnam War, Pearson Education, 2007, tr. 3. Trích: American viewed the struggle in Vietnam as part of a new global conflict against communism, while the Vietnamese saw the war against the United States as the latest phase of a long fight for independence Người Mỹ coi cuộc chiến tại Việt Nam là một phần của một cuộc xung đột toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa cộng sản, trong khi người Việt Nam xem cuộc chiến chống Mỹ là giai đoạn mới nhất của một cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập. 19. ▲ James Stuart Olson, Historical Dictionary of the 1970s, Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích: "most Vietnamese simply saw the Americans as the latest alien presense in their nation." (đa số người Việt coi người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước của họ.) 20. ▲ James Stuart Olson, Historical Dictionary of the 1970s, Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích: "The moving force behind the Vietnam War, however, was a fierce nationalism let by Ho Chi Minh, the man who had defeated the French at the Battle of Dienbienphu in 1954 and destroyed the French empire in Indochina. The Vietnamese had spent more than 2,000 years battling foreign interlopers in their country - including the Chinese, the Japanese, and the French - and most Vietnamese simply saw the Americans as the latest alien presense in their nation." (Tuy nhiên, lực lượng hoạt động đằng sau Chiến tranh Việt Nam lại là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
21.
22.
23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43.
Page 35 sur 43
phong trào đã đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và phá tan đế quốc Pháp ở Đông Dương. Người Việt đã chiến đấu 2000 năm chống ngoại xâm - trong đó có Trung Quốc, Nhật, và Pháp - và đa số người Việt coi người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước của họ.) ▲ Michael Bibby, The Vietnam War and Postmodernity, Univ of Massachusetts Press, 2000, tr. 202. Trích: "...Vietnam was a guerilla war carried out as a part of national liberation movement that had the support of the majority of its citizens ...Because of the intense nationalism generated by such struggles, it is difficult to defeat these movements..." (...Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích được thực hiện trong một phong trào giải phóng dân tộc với sự hỗ trợ của đa số các công dân Việt Nam...Do chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ tạo bởi các cuộc đấu tranh như vậy, khó có thể đánh bại được các phong trào này...) ▲ History Study Guides, The Vietnam War, Barnes & Noble [1] (http://www.sparknotes.com/history/american/vietnamwar/terms.html) "The United States lost the war in Vietnam in large part due to the Viet Cong’s tenacity and its widespread popularity with the South Vietnamese." (Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tại Việt Nam phần lớn là do quyết tâm của Việt Cộng và sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nam Việt Nam đối với họ). ▲ Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, [Nguyễn Cao Kỳ]]... đã từng phục vụ trong quân đội Pháp ▲ Sheehan, tr.55. Quân lực Việt Nam Cộng hòa và các đơn vị địa phương quân là do Pháp thành lập, sau đó Mỹ vá lại bằng cách tổ chức kiểu Mỹ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một hỗn hợp của sĩ quan người Việt và binh sĩ từ quân đội thuộc địa của Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam mà Pháp thành lập năm 1948. ▲ James Stuart Olson, Historical Dictionary of the 1970s, Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích: "The moving force behind the Vietnam War, however, was a fierce nationalism let by Ho Chi Minh." (Tuy nhiên, lực lượng hoạt động đằng sau Chiến tranh Việt Nam lại là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo) ▲ Theo tiến sĩ Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam mà ông đã viết ▲ Xem chi tiết bài phỏng vấn (http://www.youtube.com/watch?v=5LctoUV-tag) ▲ "These states of capitalist countries were a thread not so much because they called themselves "socialist", but because they were competing capitalist powers and their market were largely closed to American business." - Sử gia Jonathan Neale ▲ Cold War (http://encarta.msn.com/encnet/refpages/RefArticle.aspx?refid=761569374), Bách khoa toàn thư Encarta, truy cập ngày 6-8-2007 ▲ Trang chủ VietnamWar.com (http://www.vietnamwar.com/) 6-9-2007 ▲ Introduction To the Vietnam War (http://www.vietnam-war.info/) 6-9-2007 The Vietnam War was a war fought between 1964 and 1975 on the ground in South Vietnam and bordering areas of Cambodia and Laos, and in bombing runs over North Vietnam. ▲ A.J. Langguth. 2000. Our Vietnam: the War 1954-1975 ▲ Phillip Davidson. 1988. Vietnam at War: The History 1946-1975 ▲ Introduction To the Vietnam War (http://www.vietnam-war.info/) 6-9-2007 The Vietnam War was a war fought between 1964 and 1975 on the ground in South Vietnam and bordering areas of Cambodia and Laos, and in bombing runs over North Vietnam. ▲ The American War: Vietnam 1960-1975. London: Bookmarks Publications Limited, ISBN 1-898876-67-3 ▲ A Vietnam War Timeline (http://www.english.uiuc.edu/maps/vietnam/timeline.htm) 6-9-2007 ▲ [2] (http://www.mccia.org/History/cisec9.htm) Section 9. 1960-1975 "The Vietnam War" CI History Area 6-9-2007 ▲ [3] (http://vietnam.vassar.edu/overview.html) The Second Indochina War, 1954-1975 6-9-2007 ▲ [4] (http://www.linternaute.com/histoire/categorie/53/a/1/1/histoire_de_la_guerre_du_vietnam.shtml) Histoire de la Guerre du Vietnam L'INTERNAUTE Histoire 6-9-2007 ▲ China-Pub (http://www.china-pub.com/computers/common/info.asp?id=731473) 《 美 国 人 眼 中 的 越 南 信 战 息 争 》 图 书 详 细 资 料 ▲ Vietnam War Bibliography (http://tigger.uic.edu/~rjensen/vietnam.html) by Richard Jensen ▲ [5] (http://www.amazon.com/Our-Vietnam-1954-1975-J-Langguth/dp/0743212312) Our Vietnam: The War 1954-1975 by A.J.Langguth ▲ Nguồn từ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh- 28 Võ Văn Tần Q.3 TpHCM
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 36 sur 43
44. ▲ http://www.vnn.vn/dulieu/2005/04/409835/ 45. ▲ Harry G. Summers, Jr., Historical Atlas of the Vietnam War. New York: Houghton Mifflin, 1995. ISBN 0-395-72223-3 46. ▲ June 17, 1954 discourse of Mendès-France (http://www.assembleenationale.fr/histoire/pierre-mendes_france/mendes_france-7.asp) trên website của Quốc hội Pháp truy cập ngày 6-9-2007 47. ▲ Denis Warner, Certain victory - How Hanoi won the war, Sheed Andrews and McMeel, Inc, 1978, tr. 110 (phỏng vấn của tác giả với Ngô Đình Diệm) 48. ▲ Tổng thống Mỹ Eisenhower tin rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Nguồn: Dwight D. Eisenhower, Mandate for Change, 1953-56 (Garden City, NY: Doubleday & Compnay, Inc., 1963), tr. 372 [6] (http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/ddeho.htm) 49. ▲ Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Praeger, 1964) pp. 153-4 50. ▲ Trích tại The CIA: A Forgotten History; All other actions: The Pentagon Papers, Document No. 15: 'Lansdale Team's Report on Covert Saigon Mission in '54 and '55,' pp. 53-66. 51. ▲ Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (http://vbqppl1.moj.gov.vn/law/vi/1951_to_1960/1959/195912/195912310002) ngày 31 tháng 12 năm 1959 kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu miền Nam trong quốc hội, website Bộ Tư pháp, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007 52. ▲ Vietnam News Agency, February 7, 1955 53. ▲ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam (http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/? topic=168&subtopic=4&leader_topic=211), phần Niên biểu toàn khoá, website Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-9-2007 54. ▲ Ðường mòn Hồ Chí Minh: Từ con đường máu đến một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch (http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2005-08/2005-08-16-voa11.cfm), website Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ, truy cập ngày 6-9-2007. 55. ▲ John Morocco, Rain of Fire, Boston: Boston Publishing Company, 1985, Tr. 26 56. ▲ Robert K. Brigham, Battlefield Vietnam: A Brief History (http://www.pbs.org/battlefieldvietnam/history/index.html), 6-9-2007 57. ▲ PENTAGON PAPERS GRAVEL ,Tr 335-337 58. ▲ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam, phần Niên biểu toàn khoá URL đã dẫn ở phía trên 59. ▲ Live interview by John Bartlow Martin. Was Kennedy Planning to Pull out of Vietnam? New York, NY. John F. Kennedy Library, 1964, Tape V, Reel 1 60. ▲ Death of a Generation: How the assassinations of Diem and JFK prolonged the Vietnam War của Howard Jones. Nhà Xuất Bản Ðại Học Oxford. London. 2003. 546 trang 61. ▲ Tác động của chiến thắng Ấp Bắc đối với chính quyền Sài Gòn (http://tiengiangdost.gov.vn/tsan/ndung_tsan.aspx?ma=50) Website sở khoa học và công nghệ Tiền Giang, truy cập ngày 6-9-2007 62. ▲ Ford, Harold P., "Calling the Sino-Soviet Split", Studies in Intelligence, Winter 1998-99 63. ▲ Nửa thế kỷ trước: Mở đầu kỷ nguyên vũ trụ (http://www.camau.gov.vn/index.php?o=modules&n=info&f=intro_detail&id=4157&idmenu=119) Website tỉnh Cà Mau, truy cập ngày 6-9-2007 64. ▲ Edward Teller (1908 - 2003) cha đẻ bom nguyên tử (http://vietsciences.free.fr/biographie/physicists/edwardteller.htm)Vietsciences truy cập ngày 69-2007 65. ▲ Soviet Involvement in the Vietnam War, Historical Text Archive (http://historicaltextarchive.com/sections.php?op=viewarticle&artid=180) truy cập ngày 6-9-2007 66. ▲ [7] (http://www.vnn.vn/dulieu/2005/04/409835/) Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam Báo VietNamNet truy cập ngày 6-9-2007 67. ▲ [8] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/taylo.htm? left_menu=1) Kế hoạch Staley - Taylor Website UBND Thành Phố Hồ Chí Minh 6-9-2007 68. ▲ Ford, Harold P., "Calling the Sino-Soviet Split", Studies in Intelligence, Winter 1998-99. 69. ▲ Chang, Jung, and Jon Halliday. Mao: The Unknown Story. New York: Alfred A. Knopf, 2005.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt 70. 71. 72. 73. 74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 90. 91. 92. 93.
Page 37 sur 43
▲ Jian, Chen. Mao’s China & the Cold War. Chapel Hill, NC: The University of North Carolina Press, 2001 ▲ Jian, Chen. Mao’s China & the Cold War. Chapel Hill, NC: The University of North Carolina Press, 2001 ▲ China’s Monetary Tiger (http://www.lewrockwell.com/north/north542.html) Gary North 6-9-2007 ▲ [9] (http://www.vnn.vn/dulieu/2005/04/409835/) Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam Báo VietNamNet truy cập ngày 6-9-2007 ▲ Gibbons, William Conrad: The U.S. Government and the Vietnam War; Executive and Legislative Roles and Relationships ▲ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam, phần Niên biểu toàn khoá (http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/?topic=168&subtopic=4&leader_topic=211) Website Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-8-2007 ▲ KHỞI NGHĨA TRÀ BỒNG TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG MIỀN NAM NHỮNG NĂM 1954-1959 (http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/bangtin/2004/2142/) Website tỉnh Quảng Ngãi, truy cập ngày 6-9-2007 ▲ Marvin Gettleman, et al. 1995. "Vietnam and America: A Documented History". Grove Press. ISBN 0-8021-3362-2 ▲ Cole C. Kingseed. "An American Soldier: the Wars of General Maxwell Taylor - Book Review'", ”Infantry Magazine, Fall 2003 (http://findarticles.com/p/articles/mi_m0IAV/is_1_92/ai_114049389) ▲ Lịch sử hai con đừơng huyền thoại (http://www.vnpost.dgpt.gov.vn/bao_2006/so34_35/chuyende/t18b1.htm) Báo Bưu Điện Việt Nam Truy cập ngày 6-9-2007 ▲ Đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”, làm phá sản kế hoạch bình định, gom dân (http://www.bentre.gov.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=286&Itemid=47) Website tỉnh Bến Tre, truy cập ngày 6-9-2007 ▲ Trung đoàn Bình Giã (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=60434&ChannelID=22)TTO 6-9-2007 ▲ McNamara, In Retrospect, Random House, 1995. tr. 203, 204. Trong 3 phương án mà McNamara đề xuất: (1) rút quân, (2) giữ nguyên mức độ can thiệp rồi cuối cùng cũng sẽ phải rút quân, và (3) mở rộng can thiệp quân sự theo đề xuất của Westmoreland, Tổng thống Johnson đã chọn phương án 3 ▲ Karnow Vietnam: A History p. 468.:...deluged the north with a million tons of missiles, rockets and bombs... ▲ Tướng chỉ huy Không Lực Hoa Kỳ Curtis LeMay còn tuyên bố rằng:sẽ ném Bom cho chúng trở về thời kỳ Đồ Đá ( we're going to bomb them back into the Stone Age) (http://www.giga-usa.com/quotes/authors/curtis_e_lemay_a001.htm) ▲ Ellsberg, Daniel (2002). Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers. New York: Viking. ▲ VietNamNet, Viên phi công Mỹ bị bắn rơi đầu tiên ở miền Bắc (http://www.vnn.vn/chinhtri/doingoai/2004/08/223283/) ▲ Qiang Zhai, "Beijing and the Vietnam Conflict 1964-69: New Chinese Evidence" The Cold War in Asia, Cold War International History Project Bulletin Issues 6-7. Washington DC: Woodrow Wilson International Center for Scholars, Winter 1996. trang 237. ▲ McNamara Argument Without End ▲ [10] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/mauthan.htm? left_menu=1) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Website thành phố Hồ Chí Minh 6-9-2007 ▲ [11] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/mauthan.htm? left_menu=1) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Website thành phố Hồ Chí Minh 6-9-2007 ▲ Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12- NXB Giáo Dục Năm 2005 ▲ [12] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/mauthan.htm? left_menu=1) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Website thành phố Hồ Chí Minh 6-9-2007 ▲ [13] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/mauthan.htm? left_menu=1) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Website thành phố Hồ Chí Minh 6-9-2007
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 38 sur 43
94. ▲ Arnold, James R. The Tet Offensive 1968. New York: Praeger Publishers, 1990. ISBN 0-275-98452-4. 95. ▲ [14] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/mauthan.htm? left_menu=1) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Website thành phố Hồ Chí Minh 6-9-2007 96. ▲ Arnold, James R. The Tet Offensive 1968. New York: Praeger Publishers, 1990. ISBN 0-275-98452-4. 97. ▲ McNamara Argument Without End 98. ▲ Braestrup, Peter, Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tet 1968 in Vietnam and Washington. Boulder CO: Westview Press, 1977. ISBN 0-89158-012-3 99. ▲ [15] (http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/lich_su/tp_chung_nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/mauthan.htm? left_menu=1) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) Website thành phố Hồ Chí Minh 6-9-2007 100. ▲ Arnold, James R. The Tet Offensive 1968. New York: Praeger Publishers, 1990. ISBN 0-275-98452-4. 101. ▲ Arnold, James R. The Tet Offensive 1968. New York: Praeger Publishers, 1990. ISBN 0-275-98452-4. 102. ▲ Arnold, James R. The Tet Offensive 1968. New York: Praeger Publishers, 1990. ISBN 0-275-98452-4. 103. ▲ Wilbanks, James H. The Tet Offensive: A Concise History. New York: Columbia University Press, 2006 104. ▲ Sách giáo khoa Lịch Sử Việt Nam 12.Chương Tình hình cách mạng Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1968-1972, NXB Giáo Dục 2005 105. ▲ Sách giáo khoa Lịch Sử Việt Nam 12.Chương Tình hình cách mạng Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1968-1972, NXB Giáo Dục 2005 106. ▲ Sách giáo khoa Lịch Sử Việt Nam 12.Chương Tình hình cách mạng Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1968-1972, NXB Giáo Dục 2005 107. ▲ Oberdorfer, Don, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1971. ISBN 0-8018-6703-7 108. ▲ Oberdorfer, Don, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1971. ISBN 0-8018-6703-7 109. ▲ Oberdorfer, Don, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1971. ISBN 0-8018-6703-7 110. ▲ Oberdorfer, Don, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. Baltimore: The Johns Hopkins University Press, 1971. ISBN 0-8018-6703-7 111. ▲ Sách giáo khoa Lịch Sử Việt Nam 12.Chương Tình hình cách mạng Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1968-1972, NXB Giáo Dục 2005 112. ▲ Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr.80 113. ▲ Fulgham & Maitland xem thêm Karnow 114. ▲ Hinh, Major General Nguyen Duy, Operation Lam Sơn 719. Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1979 115. ▲ Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam: A History of the People's Army of Vietnam, 1948-1975. Trans by Merle Pribbenow. Lawrence KS: University of Kansas Press, 2002. 116. ▲ George Herring, America's Longest War - the United States and Vietnam 1950-1975, tr. 244 117. ▲ [16] (http://www.afa.org/magazine/Nov1997/1197lineback.asp) LINEBACKER II, Walter J. Boyne, November 1997, Vol. 80, No. 11, Air Force Magazine Online 118. ▲ Sau Hiệp định Paris, Liên Xô và Trung Quốc giảm viện trợ về vũ khí tấn công hạng nặng và không khuyến khích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh lớn. Tổng số tấn vũ khí và thiết bị quân sự được viện trợ giảm từ khoảng 171.166 tấn/năm trong thời kì 69-72 giảm xuống còn khoảng 16.415 tấn/năm trong thời kì 73-75. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân, Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam (http://www.vnn.vn/dulieu/2005/04/409835/). 119. ▲ Cached ngày 26 tháng 7 năm 2007 13:50:54 GMT: tai lieu tham khao: li luan gan lien voi thuc tien, cac quan diem ve li luan gan voi thuc tien, bai hoc thuc tien o nuoc ta hien nay ? (http://72.14.253.104/search?q=cache:eZWTBqjfWssJ:www.dost-dongnai.gov.vn/tvtraloi.asp%3Fidd% 3D20060603-104610+sai+l%E1%BA%A7m+trong+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+l%E1%BB%91i+ch%C3%ADnh+s%C3% A1ch&hl=vi&ct=clnk&cd=8&gl=vn) Hỏi và đáp trên website tỉnh Đồng Nai 120. ▲ Reeducation Camp (http://hanoi.not.free.fr/camps_de_concentration_ou_de_reeducation.htm) 121. ▲ Reeducation Camp (http://hanoi.not.free.fr/camps_de_concentration_ou_de_reeducation.htm) 122. ▲ "Mặt Thật", Bùi Tín
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 39 sur 43
Đọc thêm Tiếng Việt n n n
n
n
Những nguồn viện trợ cho Cách mạng VN từ các nước XHCN (http://www.vnn.vn/dulieu/2005/04/409835/) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, Toronto, Ontario: Nxb Làng Văn, 2001. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề ruộng đất trong cách mạng Việt Nam Ngày 10/6/2003. Cập nhật lúc 20h 34' (http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp? topic=168&subtopic=5&leader_topic=79&id=BT1060374012) Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà (http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2&subtopic=4&leader_topic=545&id=BT2090534411) Tăng cường đoàn kết nhất trí, tiến tới những thắng lợi mới! (Báo cáo của đồng chí Lê Duẩn về Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân ở Mạc Tư Khoa, đọc trước Hội nghị Trung ương lần thứ ba) Ngày 23/12/2003. Cập nhật lúc 23h 31' (http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2&subtopic=7&leader_topic=81&id=BT19120385070)
Tiếng Anh n
n
n
n n n n n
n
n n n n
Vô danh. We Had to Destroy it in Order to Save it.[29] (http://www.everything2.com/index.pl?node_id=116917-28k) infamous quote from unidentified U.S. officer, illustrating the illogic which is sometime part of war. Carter, Jimmy. By The President Of The United States Of America, A Proclamation Granting Pardon For Violations Of The Selective Service Act, August 4, 1964 To March 28, 1973 (January 21, 1977) [30] (http://www.usdoj.gov/pardon/carter_proclamation.htm) Central Intelligence Agency. "Laos," CIA World Factbook [31] (https://www.cia.gov/library/publications/the-worldfactbook/geos/la.html#history) Eisenhower, Dwight D. Mandate for Change. (1963) a presidential political memoir Ho, Chi Minh. "Vietnam Declaration of Independence," Selected Works. (1960-1962) selected writings Inaugural Address of John F. Kennedy. (1961) International Agreement on the Neutrality of Laos. (1962) LeMay, General Curtis E. and Kantor, MacKinley. Mission with LeMay (1965) autobiography of controversial former Chief of Staff of the United States Air Force Kissinger, United States Secretary of State Henry A. "Lessons on Vietnam," (1975) secret memoranda to U.S. President Ford [32] (http://www.ford.utexas.edu/library/exhibits/vietnam/750512a.htm) McMahon, Robert J. Major Problems in the History of the Vietnam War: Documents and Essays (1995) textbook Kim A. O'Connell, ed. Primary Source Accounts of the Vietnam War (2006) McCain, John. Faith of My Fathers: A Family Memoir (1999) the Senator was a POW Marshall, Kathryn. In the Combat Zone: An Oral History of American Women in Vietnam, 1966–1975 (1987)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt n
n n
n n n
n
n n n n
n
n
n
n n
n n n n n
n n n
Page 40 sur 43
Martin, John Bartlow. Was Kennedy Planning to Pull out of Vietnam? (1964) oral history for the John F. Kennedy Library, tape V, reel 1. Myers, Thomas. Walking Point: American Narratives of Vietnam (1988) Major General Spurgeon Neel. Medical Support of the U.S. Army in Vietnam 1965–1970 (Department of the Army 1991) official medical history; online complete text (http://history.amedd.army.mil/booksdocs/vietnam/medicalsupport/frameindex.html) Roosevelt, Franklin D. "Franklin Roosevelt Memorandum to Cordell Hull." (1995) in Major Problems in American Foreign Policy Public Papers of the Presidents, 1965 (1966) official documents of U.S. presidents. Schlesinger, Arthur M. Jr.Robert Kennedy and His Times. (1978) a first hand account of the Kennedy administration by one of his principle advisors Sinhanouk, Prince Norodom. "Cambodia Neutral: The Dictates of Necessity." Foreign Affairs. (1958) describes the geopolitical situation of Cambodia Sun Tzu. The Art of War. (1963), ancient military treatise Tang, Truong Nhu. A Vietcong Memoir (1985), revealing account by senior NLF official Terry, Wallace, ed. Bloods: An Oral History of the Vietnam War by Black Veterans (1984) The Pentagon Papers (Gravel ed. 5 vol 1971); combination of narrative and secret documents compiled by Pentagon. excerpts (http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent1.html) U.S. Department of State. Foreign Relations of the United States (multivolume collection of official secret documents) vol 1: 1964 (http://www.state.gov/www/about_state/history/vol_i/index.html); vol 2: 1965 (http://www.state.gov/www/about_state/history/vol_ii/index.html); vol 3: 1965 (http://www.state.gov/www/about_state/history/vol_ii/index.html); vol 4: 1966 (http://www.state.gov/www/about_state/history/vol_iv/index.html); U.S. Department of Defense and the House Committee on Armed Services.U.S.-Vietnam Relations, 1945–1967. Washington, DC. Department of Defense and the House Committee on Armed Services, 1971, 12 volumes. Vann, John Paul Quotes from Answers.com (http://www.answers.com/topix/john-paul-vann-44k) Lt. Colonel, U.S. Army, DFC, DSC, advisor to the ARVN 7th Division, early critic of the conduct of the war. Anderson, David L. Columbia Guide to the Vietnam War (2004). Baker, Kevin. "Stabbed in the Back! The past and future of a right-wing myth," Harper's Magazine (June, 2006) [33] (http://www.harpers.org/StabbedInTheBack.html) Angio, Joe. Nixon a Presidency Revealed (2007) The History Channel television documentary Berman, Larry. Lyndon Johnson's War: The Road to Stalemate (1991). Blaufarb, Douglas. The Counterinsurgency Era (1977) a history of the Kennedy Administration's involvement in South Vietnam. Brigham, Robert K. Battlefield Vietnam: A Brief History a PBS interactive website Buzzanco, Bob. "25 Years After End of Vietnam War: Myths Keep Us From Coming To Terms With Vietnam," The Baltimore Sun (April 17, 2000) [34] (http://www.commondreams.org/views/041700-106.htm) Church, Peter ed. A Short History of South-East Asia (2006). Cooper, Chester L. The Lost Crusade: America in Vietnam (1970) a Washington insider's memoir of events. Demma, Vincent H. "The U.S. Army in Vietnam." American Military History (1989) the official history of the United States Army.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
n n n n n n
n n n n n n n
n n n
n n n n n n n n
Page 41 sur 43
Available online (http://www.ibiblio.org/pub/academic/history/marshall/military/vietnam/short.history/chap_28.txt) Duiker, William J. The Communist Road to Power in Vietnam (1996). Duncanson, Dennis J. Government and Revolution in Vietnam (1968). Fincher, Ernest Barksdale, The Vietnam War (1980). Ford, Harold P. CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes, 1962–1968. (1998). Gerdes, Louise I. ed. Examining Issues Through Political Cartoons: The Vietnam War (2005). Hammond, William. Public Affairs: The Military and the Media, 1962–1968 (1987); Public Affairs: The Military and the Media, 1068– 1973 (1995). full-scale history of the war by U.S. Army; much broader than title suggests. Herring, George C. America's Longest War: The United States and Vietnam, 1950–1975 (4th ed 2001), most widely used short history. Hitchens, Christopher. The Vietnam Syndrome. Karnow, Stanley. Vietnam: A History (1983), popular history by a former foreign correspondent; strong on Saigon's plans. Kutler, Stanley ed. Encyclopedia of the Vietnam War (1996). Lewy, Guenter. America in Vietnam (1978), defends U.S. actions. McMahon, Robert J. Major Problems in the History of the Vietnam War: Documents and Essays (1995) textbook. McNamara, Robert, James Blight, Robert Brigham, Thomas Biersteker, Herbert Schandler, Argument Without End: In Search of Answers to the Vietnam Tragedy, (Public Affairs, 1999). Moise, Edwin E. Historical Dictionary of the Vietnam War (2002). Moss, George D. Vietnam (4th ed 2002) textbook. Moyar, Mark. Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965, (Cambridge University Press; 412 pages; 2006). A revisionist history that challenges the notion that U.S. involvement in Vietnam was misguided; defends the validity of the domino theory and disputes the notion that Ho Chi Minh was, at heart, a nationalist who would eventually turn against his Communist Chinese allies. Palmer, Bruce, Jr. The Twenty-Five Year War (1984), narrative military history by a senior U.S. general. Schell, Jonathan. The Time of Illusion (1976). Schulzinger, Robert D. A Time for War: The United States and Vietnam, 1941–1975 (1997). Spector, Ronald. After Tet: The Bloodiest Year in Vietnam (1992), very broad coverage of 1968. Tucker, Spencer. ed. Encyclopedia of the Vietnam War (1998) 3 vol. reference set; also one-volume abridgement (2001). Witz, James J. The Tet Offensive: Intelligence Failure in War (1991). Young, Marilyn, B. The Vietnam Wars: 1945–1990. (1991). Xiaoming, Zhang. "China's 1979 War With Vietnam: A Reassessment," China Quarterly. Issue no. 184, (December, 2005) [35] (http://journals.cambridge.org/action/displayAbstract?fromPage=online&aid=358806)
Xem thêm n n
Chiến tranh Đông Dương Lịch sử Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
Page 42 sur 43
Liên kết ngoài n n n
n n n n n n n
n
n n
n
n
n
n
n
n
n
Văn khố Chiến tranh Việt Nam (http://www.vietnam.ttu.edu/) - Đại học Công nghệ Texas Chiến tranh, Tuyên truyền, và Báo chí: vấn đề Việt Nam (http://www.globalissues.org/HumanRights/Media/Propaganda/Vietnam.asp) Đại niên Liên hệ Hoa Kỳ - Việt Nam (1947-2001) (http://www.cooperativeresearch.org/timeline.jsp?timeline=vietnam) trong dự án mở "Lịch sử những sự can thiệp của Hoa Kỳ" do Derek Mitchell Tài liệu của CIA đã được giải mật (http://www.foia.cia.gov/search.asp?pageNumber=1&freqReqRecord=nic_vietnam.txt) Phim tư liệu về cuộc chiến (http://video.google.com/videoplay?docid=4516858225188819482&q=vietnam&hl=en) Hình về Chiến tranh Việt Nam (http://www.vietnampix.com/fire.htm) Các lực lượng Hoa Kỳ ở VN (http://www.gingerb.com/vietnam_tour_365.htm) Quân đội VNCH trong chiến tranh (http://www.vhpamuseum.org/11thCav/11thcav.shtml) Việt Nam - Chiến tranh và Lịch sử, 1954-75 (http://vietnam.ictglobal.net/) Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/02/050215_lexuankhoa.shtml): Bài viết của giáo sư Lê Xuân Khoa đăng trên BBC Vietnamese. "Gọi tên cuộc chiến" hay xuyên tạc sự thật? (http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=27203): Ông Nguyễn Hòa đã viết bài này sau khi đọc bài của ông Lê Xuân Khoa. Chiến tranh nhìn từ nhiều phía (http://www.talawas.org/talaDB/talaDBFront.php?rb=0307), Talawas. Ảnh Mậu Thân gây chấn động (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/02/060201_tetoffensivepix.shtml), BBC Vietnamese Sự cạnh tranh Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc chiến VN (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050402_chinarussiavietnamwar.shtml) BBC Vietnamese UC Berkeley Library Social Activism Sound Recording Project: Anti-Vietnam War Protests (http://www.lib.berkeley.edu/MRC/pacificaviet/) Dự án Tài liệu bằng âm thanh đã được dự trữ, về các phong trào đã nổi lên ở Hoa Kỳ chống chiến tranh Mỹ ở Việt Nam trong thời kỳ 1960-1975. Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx? tid=2qtqv3m3237n4n4ntn1n31n343tq83a3q3m3237nvn) - tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc, cố vấn Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Đài CNN phỏng vấn tiến sĩ Daniel Ellsberg (http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/guides/debate/chats/ellsberg/) Một đoạn phỏng vấn của sĩ quan Lầu Năm Góc Daniel Ellsberg với đài CNN Hoa Kỳ, có liên quan đến chiến tranh VN Sinh viên Mỹ nghiên cứu về chiến tranh VN (http://www.youtube.com/watch?v=5LctoUV-tag) Đoạn phim giáo dục về chiến tranh VN được đưa lên trang Youtube. Merle L. Pribbenow, "Sự kết thúc chiến lược vô song". kỳ 1 (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=4932&ChannelID=2), kỳ 2 (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=5454&ChannelID=13), kỳ 3 (http://tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=6133&ChannelID=13) Nguyễn Vỹ, "Tuấn, Chàng trai đất Việt" (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx? tid=2qtqv3m3237n1n0n1n1n31n343tq83a3q3m3237nvn), 1969
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt n
Page 43 sur 43
Harrell Fletcher, Ảnh chụp tại Bảo tàng Tội ác chiến tranh, Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.harrellfletcher.com/theamericanwar/wrm1.html)]
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam” Thể loại: Trang được bảo vệ | Đề tài nhạy cảm | Bài cần thảo luận trước khi sửa đổi | Chiến tranh Việt Nam | Bài cần chú thích nguồn gốc | Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1975 | Lịch sử Việt Nam | Lịch sử Hoa Kỳ | Chiến tranh | Nội chiến
n n
Sửa đổi lần cuối lúc 18:03, ngày 18 tháng 11 năm 2007. Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết). Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007