Chủ nghĩa toàn trị – Wikipedia tiếng Việt
Page 1 sur 1
Chủ nghĩa toàn trị Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ nghĩa toàn trị hay Chế độ chuyên chế (totalitarianism) là một thuật ngữ được sử dụng bởi một vài nhà khoa học chính trị, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chính trị so sánh, để mô tả một chính thể trong đó nhà nước hầu như qui định tất cả mọi hành vi cá nhân và công cộng trên mọi khía cạnh. Những học giả có ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa toàn trị, như Karl Popper, Hannah Arendt, Carl Friedrich, Zbigniew Brzezinski, và Juan Linz đều mô tả mỗi người một cách hơi khác nhau. Điểm chung của tất cả các định nghĩa là sự cố gắng động viên toàn thể dân chúng trong việc hỗ trợ hệ tư tưởng của nhà nước và sự không khoan nhượng đối với những hoạt động không hướng về mục tiêu của nhà nước, trấn áp kèm theo, hoặc là sự điều khiển của nhà nước đối với công đoàn lao động, nhà thờ hoặc là các đảng phái chính trị. Các chế độ toàn trị duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như cảnh sát mật, các biện pháp tuyên truyền được gieo rắc qua các phương tiện truyền thông, các quy định và các hạn chế về tự do ngôn luận, việc sử dụng sự giám sát bằng truyền thông và việc sử dụng phổ biến các chiến thuật khủng bố. Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_to%C3%A0n_tr%E1%BB%8B” Thể loại: Chính trị | Chủ nghĩa toàn trị
n n
Sửa đổi lần cuối lúc 18:57, ngày 31 tháng 10 năm 2007. Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết). Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_to%C3%A0n_tr%E1%BB%8B PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
20/11/2007