Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 1 sur 8
Hungary Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Magyar Köztársaság
Quốc kỳ
Quốc huy
Khẩu hiệu không có Quốc ca Himnusz (Isten, áldd meg a magyart) của Ferenc Kölcsey
Thủ đô (và là thành phố lớn nhất)
Budapest
Ngôn ngữ chính thức
Tiếng Hungary (Magyar)
47°26′N, 19°15′E (http://tools.wikimedia.de/~magnus/geo/geohack.php?pagename=Hungary¶ms=47_26_N_19_15_E_type:country(93.030))
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Chính phủ
Dân chủ Cộng hoà
- • Tổng thống • Thủ tướng
László Sólyom Ferenc Gyurcsány
Page 2 sur 8
Thành lập - • Thành lập • Độc lập Diện tích - Tổng số - Nước (%)
93,030 km² (hạng 108) 36 mi² 0,74%
Dân số - Ước lượng 2005
10.082.000 (hạng 80)
- Điều tra 2001
10.198.315 (hạng 80)
- Mật độ
108 /km² (hạng 69) 279,7 /sq mi
GDP (PPP) - Tổng số
Ước tính 2005 162,289 tỷ Mỹ kim (hạng 49)
- Theo đầu người
16.627 đô la (hạng 43)
HDI (2003)
0.862 (cao) (hạng 35)
Đơn vị tiền tệ
Forint (HUF)
Múi giờ - Mùa hè (DST)
CET (UTC+1) CEST (UTC+2)
Tên miền Internet
.hu
Mã số điện thoại
+36
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 3 sur 8
Hungary (tiếng Hungart: Magyarország; IPA: [mɒɟɒrorsaːɡ]; ), tên chính thức là Cộng hòa Hungary (Magyar Köztársaság ), là một đất nước nằm trong lục địa thuộc vùng Carpathian Basin của Trung Âu, biên giới giáp với Áo, Slovakia, Ukraina, Romania, Serbia, Croatia và Slovenia. Thủ đô của nước này là Budapest. Hungary là một thành viên của Liên minh châu Âu kể từ 1 tháng 5 2004.
Mục lục n
1 Lịch sử n 1.1 Hungary thời trung cổ (896 – 1526) n 1.2 Sự chiếm đóng của Ottoman giai đoạn 1526-1686 n 1.3 Nhà Habsburg và Đế quốc Áo-Hungary 1686-1918 n 1.4 Nội chiến 1918-1941 n 1.5 Hungary trong Thế chiến thứ hai n 1.6 Thời đại Xô viết 1945-1989 n 1.7 Cộng hòa Hungary 1989-đến nay
Lịch sử Xem thêm: Vương quốc Hungary và Hungary trước khi người Magyar tới
Sự đổ bộ của người Magyar ở vùng Carpathian Basin
Vào thời gian của Đế chế La mã, khu vực phía tây của sông Danube được biết đến như là Pannonia. Sau khi Đế chế La mã phía tây sụp đổ dưới áp lực di dân của các bộ lạc Germanic và Carpia, Giai đoạn Di dân tiếp tục đem lại nhiều kẻ xâm lược châu Âu. Một trong những người đầu tiên đến vùng này là người Hun, những người đã xây dựng nên một đế quốc hùng mạnh dưới thời Attila. Bây giờ người ta tin rằng nguồn gốc của cái tên "Hungary" không phải đến từ những kẻ xâm lược thuộc dân du mục từ Trung Á gọi là người Hung, mà nó xuất phát sau này, từ một liên minh với người Bulgar vào thế kỉ thứ 7 gọi là On-Ogour, mà trong tiếng Thỗ Nhĩ Kì cổ nghĩa là "Mười Mũi Tên"[1][2].
Sau khi sự cai trị của người Hung mờ nhạt dần, người Ostrogoth và sau đó là người Lombard đã dần cai quản vùng Pannonia, và người Gepid cai quản phần đông của Carpathian Basin trong khoảng 100 năm, trong suốt giai đoạn này những bộ lạc Slavic bắt đầu nhập cư vào khu vực này. Vào những năm 560, những người Slav bị khuất phục bởi người Avar, những tộc người này đã cai trị vùng đất hơn hai thế kỉ. Người Frank dưới quyền của Charlemagne từ phía tây và những người Bulgar từ phía đông nam đã đánh đổ được sự thống trị của người Avar vào đầu thế kỉ thứ 9. Tuy nhiên, người Frank sớm rút đi, và vương quốc Slavonic của Great Moravia và Balaton Principality đã tiếp tục cai quản phần còn lại của Pannonia cho đến hết thế kỉ. Những người Magyar đã di cư vào Hungary vào cuối thế kỉ thứ 9.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 4 sur 8
Hungary thời trung cổ (896 – 1526) Truyền thống Magyar cho rằng Đất nước của người Magyar (Magyarország) được thành lập bởi Árpád, người đã dẫn dắt người Magyar vào vùng đồng bằng Pannonian vào khoảng năm 896 AD, và - theo như truyền thuyết- là một người họ hàng xa với Attila. Cái tên "Mười Mũi Tên" được nói trên kia được dùng để chỉ mười bộ lạc, liên minh đã làm thành phần nòng cốt của quân đội xâm lược người Magyar. Vương quốc Hungary được thành lập vào năm 1000 bởi Vua Stephen I của Hungary. Tên thật là Vajk, Stephen là một hậu duệ trực tiếp của Árpád, và được rửa tội từ lúc còn nhỏ tuổi. Ông kết hôn với Giselle xứ Bavaria, con gái của Henry II, Duke xứ Bavaria vào năm 996, và sau cái chết của cha ông là Hoàng tử Géza vào năm 997, ông trở thành người cai trị và là vua theo Thiên chúa giáo đầu tiên của Hungary. St. Stephen I nhận vương miện và thập tự kép từ Giáo hoàng Silvester II vào năm 1000. Vì là một vị vua Thiên chúa giáo, ông thiết lập Nhà thờ Hungary với mười giáo khu và triều đình quản lý đất nước bằng cách chia thành các quận gọi là (comitatus hay là vármegye). Hungary trở thành một vương quốc thuộc về nhà thờ khi phần lớn đất đai là tài sản của nhà vua. Vào năm 1083, ông được phong thánh cùng với người con của ông, Imre của Hungary.
vương miện của Thánh Stephen
Tiêu bản:Lịch sử Hungary Ban đầu, lịch sử và chính trị Hungary phát triển trong mối liên hệ mật thiết với Ba Lan và Bohemia, bị thao túng bởi các can thiệp từ các Giáo hoàng và Quốc vương khác nhau của Thánh chế La Mã. Trong giai đoạn 1241–1242, dưới thời Vua Béla IV, Hungary bị tàn phế nặng nề, nhiều người bị giết hại bởi quân đội Mông Cổ (Tatar) của Batu Khan người đã đánh bại quân Hungary ở Trận đánh Muhi. Mặc dù chiến thắng, quân Mông Cổ đã không chiếm đóng Hungary, nhưng rút lui không lâu sau đó khi nghe tin về cái chết của Ögedei Khan, để lại một quốc gia bị tàn phá nặng nề. Theo sau sự xâm lược của quân Mông Cổ, Vua Béla IV đã mời 40 đến 60 ngàn Cumans và một nhóm người Jazyges nhỏ hơn định cư ở khu vực thưa thớt dân cư của Đồng bằng Hungary lớn mà sau này trở thành Kunság và Jazygia. Một khu vực giữa Szolnok và Debrecen trở thành Cumania mở rộng trong khi các khu vực giữa Kalocsa và Szeged trở thành Cumania nhỏ.
Dần dần, dưới sự cai trị của triều đại Árpáds và ngay cả trước lúc đó (từ thế kỉ thứ 9), Hungary tham gia với các nền văn minh của khu vực Tây Âu mở rộng. Được cai trị bởi ngườiAngevin từ năm 1308, Vương quốc Hungary dần dần mất đi sự kiểm soát trên các lãnh thổ sau này được gọi là Wallachia (1330) và Moldavia (1359). János Hunyadi, Tể tướng Hungary, lãnh đạo nhiều cuộc chiến tranh phòng vệ-tự vệ - với các thành công xen kẽ nhau - chống lại Đế quốc Ottoman hiếu chiến ở bên ngoài Hungary. Phong tục đánh lên chuông lúc giữa trưa có liên hệ chặt chẽ đến một trận đánh quan trọng chống lại quân Ottoman xảy ra vào 29 tháng 6, 1456, tại Nándorfehérvár.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 5 sur 8
Con của János, Vua Matthias Corvinus, đã cai trị Vương quốc Hungary từ 1458 đến 1490. Ông đã làm Hungary và nhà nước cai trị trở nên hùng mạnh hơn: dưới thời ông, Hungary trở thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật của châu Âu trong suốt thời đại Phục hưng. Matthias, mà vợ là người Ý, đã nhập khẩu các tác phẩm nghệ thuật từ Ý và Pháp. Cũng giống như vậy, văn hóa Hungary đã ảnh hưởng lên các nước khác--ví dụ, Cộng đồng thịnh vượng Ba Lan-Litva. Tuy thành công trong nhiều trận đánh chống lại người Ottoman ông chỉ hoãn lại trận đánh cuối cùng với Đế quốc Ottoman vừa được gia cố.
Sự chiếm đóng của Ottoman giai đoạn 1526-1686 Hai thế kỉ theo sau đó là những cuộc chiến triền miên chống lại Đế quốc Ottoman lần này là bên trong đất của người Hungary. Quân Ottoman đã giành được một chiến thắng quyết định đối với quân đội Hungary tại trận đánh Mohács vào năm 1526. Những thập kỉ tiếp theo là những hỗn loạn chính trị triền miên; giới quý tộc Hungary phân chia thành nhiều phe đã bầu lên hai vị vua cùng một lúc, Ferdinand Habsburg (15261540) và János Szapolyai (1526-1540), hai vua xây dựng hai quân đội riêng đánh lại lẫn nhau và làm đất nước thêm suy yếu đi. Sau sự chinh phục của Buda bởi quân Ottoman vào năm 1541, Vương quốc Hungary đã bị chia làm 3 phần: một phần ba Hungary rơi vào dưới sự cai trị của Ottoman; một phần ba (ở phía Tây) vẫn dưới quyền cai trị của Habsburg (xem Các vua của Hungary); và một phần ba còn lại, ở phía đông (nguyên ban đầu ủng hộ János Szapolyai), vẫn độc lập (Bang Transylvania) và sau này trở thành một nước lớn bán độc lập chư hầu của Đế quốc Ottoman. Chỉ cho đến hơn 150 năm sau, vào cuối thế kỉ 17, Áo và các nước Thiên chúa giáo liên minh đã lấy lại được lãnh thổ của Vương quốc này từ Đế quốc Ottoman.
Nhà Habsburg và Đế quốc Áo-Hungary 1686-1918 Sau cuộc rút quân cuối cùng của người Ottoman, đấu tranh bắt đầu xảy ra giữa quốc gia Hungary và các vua Habsburg về sự bảo vệ quyền lợi của giai cấp quý tộc (do đó bảo vệ chủ quyền của Hungary). Cuộc Ferenc II Rákóczi, vẽ bởi đấu tranh chống lại chủ nghĩa tuyệt đối kiểu Áo đã đưa đến một cuộc nổi loạn không thành cho chủ nghĩa Ádám Mányoki tự do giữa 1703 và 1711, lãnh đạo bởi một nhà quý tộc người Transylvania, Ferenc II Rákóczi. Cuộc cách mạng và chiến tranh năm 1848–1849 đã xóa bỏ serfdom và đem lại quyền dân sự. Người Áo cuối cùng thì cũng thắng được, nhưng chỉ với sự giúp đỡ của người Nga. Hình:Francisc rakoczi.jpg
Nhờ vào những chiến thắng chống lại Áo bởi liên quân Pháp-Ý (Trận đánh Solferino, 1859) và Phổ (Trận đánh Königgrätz, 1866), Hungary đã cuối cùng, vào năm 1867, theo lý thuyết trở thành một nửa bình đẳng của Đế chế Áo-Hungary (xem Ausgleich). Sau khi đạt được điều này, nhà nước Hungary đã cố gắng thống nhất vương quốc về mặt dân tộc bằng chính sách Magyar hoá người các quốc tịch khác. Sự thất bại trong Thế chiến thứ nhất đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hungary vào năm 1918.
Nội chiến 1918-1941 http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 6 sur 8
Vào tháng 3 năm 1919, quân Cộng sản nắm lấy chính quyền ở Hungary. Vào tháng 4, Béla Kun tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Hungary. Nhưng nhà nước của Kun, cũng như chính thể tiền nhiệm, không tồn tại được lâu. Điều này vẫn xảy ra mặc cho một số chiến thắng quân sự ban đầu chống lại quân độ Tiệp Khắc. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1919, Hội nghị Hòa bình Versailles đã ra lệnh cho Hungary phải di tản các lãnh thổ phía bắc và Romania to phải rời khỏi Tiszántúl. Hungary đã tuân thủ mệnh lệnh đó tính cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1919. Nhưng quân đội Romania đã từ chối không chịu rời khỏi Tiszántúl. Chiến tranh nổ ra sau đó giữa Hungary và Romania đã dẫn tới thất bại của Hồng quân Hungary. Tính đến tháng 8 năm 1919, hơn một nửa của Hungary ngày nay, bao gồm cả Budapest, bị chiếm đóng bởi Romania. Sự chiếm đóng của quân Romania kéo dài đến tháng 11 năm 1919 khi quân đội Romania rút đi.
Map of the counties in the Lands of the Crown of St. Stephen (the Kingdom of Hungary proper and Croatia-Slavonia), 1886-1918
Lực lượng quân đội cánh hữu Hungary, lãnh đạo bởi cựu Đô đốc Áo-Hungary Miklós Horthy, tiến vào Budapest ngay sau khi quân đội Romania rút đi và lấp đầy chỗ trống của quyền lãnh đạo nhà nước. Vào tháng 1 năm 1920, bầu cử diễn ra để bầu một quốc hội đa nguyên. Đô đốc Horthy được bầu vào chức Tể tướng, do đó đã phục hồi lại chính thức hoàng gia Hungary. Tuy nhiên, không còn có "Vua của Hungary" mặc cho các cố gắng của nhà cai trị Habsburg trước đó để trở lại vị trí nắm quyền. Horthy cai trị như là Tể tướng cho đến 16 tháng 10 năm 1944. Nhưng, sau năm 1932, các xu hướng độc tài đã dần dần trở lại vì ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít và Đại khủng hoảng. Vào 4 tháng 6 năm 1920, Hòa ước Trianon được kí kết, thiết lập các đường biên giới của Hungary. Hungary mất 71% lãnh thổ và khoảng 66% dân số. Khoảng 1/3 dân số Magyar Sự khác nhau về biên giới giữa Vương quốc trở thành dân tộc thiểu số ở các nước lân cận. Hungary cũng bị mất cảng biển duy nhất tại Hungary bên trong Áo-Hungary và Hungary độc Fiume (ngày nay là Rijeka). Do đó, chính trị Hungary và văn hóa thời nội chiến bị ảnh lập sau Hòa ước Trianon hưởng lớn bởi chủ nghĩa irredentism (sự khôi phục của nước Hungary vĩ đại trong quá khứ). Xuyên suốt thời kì này kinh tế Hungary hết sức mất ổn định, trở nên phồn thịnh sau chiến tranh, tổn thất nặng trong và sau Đại khủng hoảng, và ổn định chỉ hơi trước khởi đầu của Thế chiến thứ II. Nước này xích lại gần hơn Đức và Ý trong những năm của thập kỉ 1930 với cố gắng làm đảo ngược một số hậu quả của Hòa ước Trianon. Một số lãnh thổ đã mất được trả lại cho Hungary trong hai lần Phần thưởng ở Wien.
Hungary trong Thế chiến thứ hai http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 7 sur 8
Vào năm 1941, Hungary tham dự xâm lược Yugoslavia, chiếm được một số đất đai và tham dự vào Phe trục trong quá trình đó (để phản đối, thủ tướng Pál Teleki đã tự sát). Vào 22 tháng 6 1941, khi quân Đức xâm lược Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa, Hungary tuyên chiến vào ngày 26 tháng 6, tham dự Thế chiến thứ hai. Vào cuối năm 1941, quân Hungary ở Mặt trận phía đông đã chiến thắng tại Trận Uman. Đến năm 1943, sau khi Quân đoàn Hungary thứ 2 chịu thất bại nặng nề tại sông Don, nhà nước Hungary tìm cách thương lượng đầu hàng quân Đồng Minh. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1944, để đối phó với sự trở mặt này, quân Đức lặng lẽ chiếm Hungary trong Chiến dịch Margarethe. Nhưng, đến bây giờ thì người ta biết rõ là người Hungary không muốn làm vệ tinh cho Đức. Vào ngày 15 tháng 10 1944, Horthy đã cố gắng yếu ớt để đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến. Lúc này quân Đức mở Chiến dịch Panzerfaust và Horthy được thay thế bởi một nhà nước bù nhìn dưới quyền thủ tướng thân Đức Ferenc Szálasi. Szálasi và Đảng Mũi tên Chữ thập thân phát xít của ông ta trung thành với quân Đức cho đến hết cuộc chiến. Vào cuối năm 1944, quân Hungary ở Mặt trận phía Đông lại chiến thắng một lần nữa ở trận đánh Debrecen. Nhưng ngay lập tức sau đó là sự xâm lăng Hungary của quân độ Xô viết và trận đánh Budapest. Trong khi quân Đức chiếm đóng vào tháng 5-6 năm 1944, Đảng Mũi tên Chữ thập và cảnh sát Hungary đã trục xuất gần 440,000 dân Do Thái, đa số là đến trại tập trung Auschwitz[3]. Cuộc chiến đã làm Hungary thiệt hại nặng nề và tổn thất 60% nền kinh tế làm tổn thất nhiều nhân mạng. Vào 13 tháng 2 năm 1945, thành phố thủ đô Hungary đầu hàng không điều kiện. Vào 8 tháng 5 năm 1945, Thế chiến thứ hai ở châu Âu chính thức chấm dứt.
Thời đại Xô viết 1945-1989 Sau khi Phát xít Đức thất bại, quân đội Xô viết đã chiếm đóng hầu hết đất nước và qua ảnh hưởng của họ Hungary dần dần trở thành một nước cộng sản thân cận với Liên Xô. Sau năm 1948, lãnh đạo Cộng sản Alois Mock và Gyula Horn, Mátyás Rákosi đã thiết lập chế độ theo kiểu Stalin với bắt buộc hợp tác xã hóa và kinh tế kế hoạch. Sự cầm tháo dỡ Bức tường sắt 1989 quyền của nhà nước Rákosi đã vượt quá sức chịu đựng của người dân Hungary sau chiến tranh. Điều này đã dẫn tới Cách mạng Hungary 1956 và Hungary tạm thời rút lui khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Xô đã trả đũa mạnh mẽ với biện pháp vũ trang, gửi trên 150,000 quân và 2,500 xe tăng[4]. Gần một phần tư triệu người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới để ngỏ vào năm 1956. Từ những năm thập niên 1960 đến cuối những năm thập niên 1980, Hungary thường được gọi một cách mỉa mai là "trại lính vui vẻ nhất" bên trong khối Đông Âu. Điều này xảy ra dưới thời cầm quyền độc đoán của nhà lãnh đạo mà vai trò còn nhiều tranh cãi, János Kádár. Người lính Xô viết cuối cùng rời đất nước Hungary vào năm 1991 và kết thúc sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Hungary. Hình:Mock&Horn.jpg
Cộng hòa Hungary 1989-đến nay Trong cuối thập kỉ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ nhiều ứng cử viên. Điều này nghĩa là mặc dù có nhiều ứng cử viên, đảng cộng sản, MSZMP, vẫn không được đem ra bàn cãi. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập được bầu lên để phản đối lại đảng. Vào thời điểm đó, áp lực cải cách tăng dần từ bên trong đảng. Họ cũng di chuyển về phía một nền kinh tế thị trường. Vào 23 tháng 10 năm 1989, Mátyás Szűrös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Hungary – Wikipedia tiếng Việt
Page 8 sur 8
Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004. Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary” Thể loại: Hungary | Quốc gia | NATO
n n
Sửa đổi lần cuối lúc 18:07, ngày 17 tháng 11 năm 2007. Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết). Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hungary PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007