Vi Wikipedia Org Wiki Quocgiavn

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vi Wikipedia Org Wiki Quocgiavn as PDF for free.

More details

  • Words: 1,112
  • Pages: 3
Quốc gia Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Page 1 sur 3

Quốc gia Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: l’État du Viêt Nam) là một chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp, cai quản về mặt danh nghĩa lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955. Về mặt hình thức, quốc gia này gần như là một quốc gia quân chủ lập hiến với Quốc trưởng là Cựu hoàng Bảo Đại. Từ năm 1954, theo thỏa thuận của Hiệp định Genève 1954, chính quyền và các lực lượng quân sự của Quốc gia Việt Nam tập kết và được trao quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Nam Việt Nam. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập một quốc gia mới với chế độ cộng hòa dưới tên gọi Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử Sau khi tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực năm 1945, người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo và được các nước phương Tây cho là thân với cộng sản. Vì vậy ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam thân phương Tây trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp. Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ, Hiệp ước Genève được ký kết. Đây là hiệp ước có sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết hòa bình ở Đông Dương, trong đó có một số phái đoàn chỉ tham dự mà không ký vào hiệp ước. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Theo Hiệp ước Genève, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Miền Bắc do lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, miền Nam do lực lượng Quốc gia Việt Nam và lực lượng Liên hiệp Pháp kiểm soát, sau một thời gian theo yêu cầu của Quốc gia Việt Nam lực lượng Liên hiệp Pháp rút về nước. Hiệp ước cũng quy định 300 ngày

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Loạt bài Lịch sử Việt Nam Thời tiền sử Hồng Bàng An Dương Vương Bắc thuộc lần I (207 TCN 40) Nhà Triệu (207 - 111 TCN) Hai Bà Trưng (40 - 43) Bắc thuộc lần II (43 - 541) Khởi nghĩa Bà Triệu Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602) Bắc thuộc lần III (602 - 905) Mai Hắc Đế Phùng Hưng Tự chủ (905 - 938) Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công Tiễn Nhà Ngô (938 - 967) Loạn 12 sứ quân Nhà Đinh (968 - 980) Nhà Tiền Lê (980 - 1009) Nhà Lý (1009 - 1225) Nhà Trần (1225 - 1400) Nhà Hồ (1400 - 1407) Bắc thuộc lần IV (1407 1427) Nhà Hậu Trần

20/11/2007

Quốc gia Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Page 2 sur 3

là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền. Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng hòa. Đây là nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.

Các đời thủ tướng Quốc gia Việt Nam theo hình thức quân chủ lập hiến với nguyên thủ là Quốc trưởng Bảo Đại. Về mặt hành pháp có chức vụ Thủ tướng, được chỉ định bởi Quốc trưởng và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng. Thứ tự 1 2 3 4 5 6

Tên Nguyễn Văn Xuân Bảo Đại Nguyễn Phan Long Trần Văn Hữu Nguyễn Văn Tâm Bửu Lộc Ngô Đình Diệm

Từ 27 tháng 5, 1948 14 tháng 7, 1949 21 tháng 1, 1950 6 tháng 5, 1950 23 tháng 6, 1952 11 tháng 1, 1954 16 tháng 6, 1954

Đến 14 tháng 7, 1949 21 tháng 1, 1950 27 tháng 4, 1950 3 tháng 6, 1952 7 tháng 12, 1953 16 tháng 6, 1954 23 tháng 10, 1955

Chức vụ Thủ tướng lâm thời Kiêm nhiệm Thủ tướng Thủ tướng Thủ tướng Thủ tướng Thủ tướng Thủ tướng

Khởi nghĩa Lam Sơn Nhà Hậu Lê (1428 - 1788) Lê sơ Nhà Mạc Lê trung Trịnh-Nguyễn hưng phân tranh Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) Nhà Nguyễn (1802 - 1945) Pháp thuộc (1887 - 1945) Đế quốc Việt Nam (1945) Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) Xem thêm n n n n

Tiền nhiệm: Nam Kỳ quốc

Vua Việt Nam Nguyên thủ Việt Nam Các vương quốc cổ ở Việt Nam Niên biểu lịch sử Việt Nam

Kế nhiệm: Triều đại Nam Việt Nam 1949-1955 Việt Nam Cộng hòa

Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam” Thể loại: Cựu quốc gia | Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1975 | Lịch sử Việt Nam | Thành lập 1949

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/11/2007

Quốc gia Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

n n

Page 3 sur 3

Sửa đổi lần cuối lúc 05:46, ngày 29 tháng 10 năm 2007. Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết). Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/11/2007

Related Documents