Vi Wikipedia Org Wiki Mtgpmn

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vi Wikipedia Org Wiki Mtgpmn as PDF for free.

More details

  • Words: 1,524
  • Pages: 4
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Page 1 sur 4

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tổ chức chính trị với mục đích đoàn kết toàn dân miền Nam Việt Nam chống lại "chiến tranh xâm lược" của Mỹ, đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ, tiến tới thống nhất Việt Nam.[1]. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được cung cấp về tài chính, thiết bị, và nhân sự bởi những người cộng sản và ủng hộ cộng sản tại miền Nam Việt Nam cũng như chính phủ và quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lực lượng quân đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là Quân giải phóng miền Nam, do Trung ương cục miền Nam chỉ huy.

Mục lục n n n n n n n

Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, sau là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam

1 Tên gọi khác 2 Thành lập Mặt trận 3 Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời 4 Thống nhất với miền Bắc Việt Nam 5 Ghi chú 6 Xem thêm 7 Liên kết

Tên gọi khác Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam người ta còn gọi những người tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là Việt Cộng. Từ Việt Cộng vốn xuất phát từ cụm từ "cộng sản Việt Nam", được phổ biến bởi Ngô Đình Diệm - tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa trong chiến dịch Tố Cộng của ông, về sau cũng được dùng để gọi tổ chức này. Lính Mỹ gọi họ một cách ngắn gọn là VC (viết tắt từ "Việt Cộng", đọc theo kiểu tiếng Anh là vi-xi), hay Charlie (nguyên nhân là do hai chữ cái V và C lần lượt được phát âm là Victor và Charlie theo bảng mẫu tự ngữ âm của NATO). Tuy nhiên cũng có người cho rằng từ Việt Cộng là từ do bên quân đội Hoa Kỳ đặt ra, là tên gọi chệch ra từ "Việt khùng" (theo cách phát âm của người Mỹ) cho những con người thuộc tổ chức này, nghĩa là những người Việt Nam bị khùng. [2]

http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C... PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/11/2007

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Page 2 sur 4

Thành lập Mặt trận Dự định thành lập Mặt trận được công khai nói đến lần đầu tiên trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam. Tại đại hội, Tôn Đức Thắng đã nói rằng Mặt trận sẽ được dựa trên các khái niệm của Lênin về liên minh 4 giai cấp, nhưng để phù hợp với sự phức tạp của xã hội miền Nam, Mặt trận cần bao gồm cả các nhóm tôn giáo và dân tộc khác nhau; mục tiêu đấu tranh của Mặt trận phải rộng để kêu gọi được đông đảo quần chúng; Mặt trận cần nhấn mạnh các chủ trương dân tộc và cải cách, đặt ra mục tiêu cuối cùng là sự xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và phồn vinh; Cũng như tiền thân của nó là Việt Minh, Mặt trận mới này sẽ cần được tổ chức thành nhiều cấp, từ ủy ban trung ương đến các tổ chức ở cấp làng; chủ nghĩa cộng sản sẽ không được nói đến. [3] Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của mình ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận là Nguyễn Hữu Thọ (1961). Đại hội 1962 chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát...Nguyễn Văn Hiếu là Tổng thư ký Mặt trận.

Việt Cộng trong địa đạo

Mặt trận đã ra "Tuyên ngôn" và "Chương trình hành động 10 điểm" với mục tiêu đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tiến tới sự thống nhất của Việt Nam. Thực chất đây là một tổ chức được thành lập theo yêu cầu chiến tranh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa[cần dẫn chứng] để tạo vị thế chính trị và địa phương hóa cuộc chiến tại miền Nam. Mặt trận liên tục tổ chức, lãnh đạo các hoạt động chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa, chống lại sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh. Để thực hiện mục đích đó, Quân Giải phóng Miền Nam đã được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961, do Trung ương cục miền Nam lãnh đạo, thực hiện chiến tranh du kích chống lại chính quyền Sài Gòn, với chi viện về vũ khí và người từ miền Bắc.

Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Từ ngày 6 đến 8 tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, đã lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đối chọi với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ cách mạng lâm thời do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch, và Hội đồng cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Chính phủ cách mạng http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C... PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/11/2007

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Page 3 sur 4

lâm thời đã được các nước theo phe cộng sản và một số nước thuộc Thế giới thứ Ba công nhận. Ngay trong tháng 6 năm 1969, đã có 23 nước công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, trong đó có 21 nước đã quan hệ ngoại giao. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời được chính thức công nhận là một chính quyền tại Nam Việt Nam và là một trong 4 bên tham gia hiệp định. Tuy nhiên, những người lãnh đạo vẫn tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và đã giành được quyền kiểm soát Nam Việt Nam vào năm 1975.

Thống nhất với miền Bắc Việt Nam Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tự giải tán và chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng tuyên bố hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bắt giữ Việt Cộng trong chiến dịch Mậu Thân-1968

Người lính Quân Giải phóng đứng dưới cờ của Mặt trận

Ghi chú 1. ▲ Giới thiệu tại trang web của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (http://www.mattran.org.vn/GioithieuMT/LS_MTDTTN.html#11) 2. ▲ Chiến tranh Việt Nam - Những điều chưa biết (http://video.google.com/videoplay? docid=4516858225188819482&q=vietnam&hl=en) (phim tài liệu) 3. ▲ William Duiker, Ho Chi Minh, Hyperion, 2000, tr. 525

Xem thêm n n n n

Danh sách những vụ tấn công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hai Thiêng Lê Công Nà Thảm sát Huế Tết Mậu Thân

http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C... PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/11/2007

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Page 4 sur 4

Liên kết Trang bị của lực lượng VC (http://www.vhpamuseum.org/badguys/badguys.shtml) Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3% B3ng_mi%E1%BB%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam” Thể loại: Bài cần chú thích nguồn gốc | Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1975 | Lịch sử Việt Nam | Chiến tranh Việt Nam | Miền Nam Việt Nam

n n

Sửa đổi lần cuối lúc 22:26, ngày 10 tháng 11 năm 2007. Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết). Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.

http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C... PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19/11/2007

Related Documents