Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 1 sur 25
Chiến tranh Triều Tiên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Triều Tiên (Korean War) là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn). Cuộc chiến được mở rộng với qui mô lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo, và sau đó là quân Chí nguyện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến. Cuộc xung đột kết thúc khi một thỏa hiệp ngừng bắn đạt được vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Lực lượng hỗ trợ chính cho Bắc Hàn là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, các phi công quân sự, và vũ khí. Nam Hàn được lực lượng Liên hiệp quốc hỗ trợ, chủ yếu là lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Trước cuộc xung đột, Nam và Bắc Hàn tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên sau khi Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia cắt.
Chiến tranh Triều Tiên Một phần của Chiến tranh lạnh
Xe quân sự Hoa Kỳ vượt qua Vĩ tuyến 38
Thời gian: Chiến tranh toàn diện từ 25 tháng 6 năm 1950 cho đến hiệp định ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 mặc dù không có hiệp định hòa bình. Địa điểm: Bán đảo Triều Tiên Kết quả: Ngừng bắn; thiết lập Khu phi quân sự Tại Nam Hàn, cuộc chiến thường được gọi là ngày 25 tháng 6 hoặc Chiến tranh ngày Triều Tiên; một vài thay đổi dọc theo ), là ngày khởi đầu của cuộc xung đột hay gọi 25 tháng 6 (tiếng Triều Tiên: 6·25 전 쟁 vĩ tuyến 38. chính thức hơn Hàn Quốc chiến tranh (tiếng Triều Tiên: 한 국 전 , phiên 쟁 âm latinh: Bắc Hàn tấn công Nam Hàn. Nguyên "Hanguk Jeonjaeng"). Tại Bắc Hàn, trong khi thường được biết như là Chiến tranh Triều nhân bùng Tiên, cuộc chiến được gọi chính thức là Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc (조 국 해 방 ). 전 nổ: 쟁
Tại Hoa Kỳ, cuộc xung đột được gọi tên chính thức là Cuộc xung đột Triều Tiên hơn là một cuộc chiến tranh, chính yếu là tránh sự cần thiết có sự tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ. Cuộc chiến đôi khi được gọi là The Forgotten War (Cuộc chiến bị lãng quên) vì nó là một cuộc xung đột lớn trong thế kỷ 20 ít được chú ý hơn Đệ nhị Thế chiến xảy ra trước nó, và Chiến tranh Việt Nam gây nhiều tranh cãi xảy ra sau đó.[12] Tại Trung Hoa, cuộc chiến được biết với tên gọi Kháng Mỹ viện Triều (抗 美 援 , nghĩa 朝 là "Chiến tranh chống Mỹ và cứu giúp Triều Tiên"), nhưng ngày nay thường được gọi là "Chiến tranh Triều Tiên" (朝 鮮 戰 , Chaoxian 爭 Zhanzheng).[13]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Tham chiến Liên hiệp quốc: Bỉ Colombia Hàn Quốc Ethiopia Hà Lan Hi Lạp Hoa Kỳ
Cộng sản: CHDCND Triều Tiên CHND Trung Hoa Liên Xô
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Mục lục n
n
n
n n n
1 Bối cảnh lịch sử n 1.1 Nhật Bản chiếm đóng n 1.2 Phân chia Triều Tiên sau Đệ nhị Thế chiến n 1.3 Khơi mào chiến tranh 2 Diễn biến n 2.1 Bắc Hàn tấn công n 2.2 Phản ứng của phương Tây n 2.3 Hoa Kỳ can thiệp n 2.4 Đồng minh củng cố lực lượng n 2.5 Tái chiếm Nam Hàn n 2.6 Xâm chiếm Bắc Hàn n 2.7 Trung Hoa tham chiến n 2.8 Chiến sự ngang qua Vĩ tuyến 38 (đầu năm 1951) n 2.9 Bế tắc (tháng 7 năm 1951 - tháng 7 năm 1953) n 2.10 Thương vong 3 Tính chất và đặc điểm n 3.1 Chiến tranh cơ giới n 3.2 Chiến tranh trên không n 3.3 Không quân Hoa Kỳ đánh phá n 3.4 Đề nghị sử dụng bom nguyên tử n 3.5 Tội ác chiến tranh n 3.5.1 Tội ác đối với dân sự n 3.5.2 Tội ác chống tù binh chiến tranh 4 Di sản chiến tranh 5 Chú thích 6 Liên kết ngoài
Bối cảnh lịch sử Nhật Bản chiếm đóng Sau khi đánh bại Trung Hoa trong Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-95), lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóng những phần đất quan trọng chiến lược của Triều Tiên. Mười
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Page 2 sur 25 Anh Luxembourg Nam Phi New Zealand Pháp Philippines Thái Lan Thổ Nhĩ Kì Úc
Đội ngũ y tế: Đan Mạch Na Uy Thuỵ Điển Úc Ý Chỉ huy Kim Nhật Thành
Lý Thừa Vãn
Choi Yong-kun Van Len Kim Chaek Mao Trạch Đông Bành Đức Hoài Joseph Stalin Georgy Zhukov Lực lượng Bắc Hàn 260.000
Chung Il-kwon Paik Sun-yup Douglas MacArthur Matthew Ridgway Mark Wayne Clark
Nam Hàn 590.911 Hoa Kỳ 480.000 Anh Quốc 63.000[1] Canada 26.791[2] Úc 17.000 Philippines 7,000 Thổ Nhĩ Kỳ 5.455[3] Hòa Lan 3,972 Pháp 3.421,[4]
Trung Hoa 780.000 Liên Xô 26.000 Tổng: 1.066.000 Ghi chú: Tất cả các con số có thể thay đổi theo nguồn. Bảng này chỉ tính các con
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt năm sau đó, người Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Nga trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) góp phần đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc đế chế.[14] Nhật Bản chiếm đóng bán đảo ngược lại ý muốn của chính phủ Triều Tiên, mở rộng tầm kiểm soát của họ lên các cấp chính quyền địa phương bằng vũ lực, và cuối cùng sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản tháng tám năm 1910.[15] Tại Hội nghị Yalta vào tháng hai năm 1945, nhà lãnh đạo Nga là Joseph Stalin kêu gọi lập "các vùng trái độn" tại châu Á và châu Âu.[16] Stalin tin rằng Nga phải có tiếng nói quyết định tại Trung Hoa và để đổi lại ông sẽ nhập cuộc vào chiến tranh chống Nhật Bản "hai hoặc ba tuần sau khi Đức đầu hàng."[16] Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏa thuận với Hoa Kỳ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầu tháng 9 năm 1945. Nhiều người Triều Tiên đã tổ chức chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.[17]
Phân chia Triều Tiên sau Đệ nhị Thế chiến Ngày 10 tháng 8 năm 1945, khi mà sự đầu hàng của Nhật Bản trông thấy rõ, chính phủ Hoa Kỳ không biết chắc là người Nga có tôn trọng vào lời đề nghị đã được mình dàn xếp trước đó hay không. Một tháng trước đó, hai vị đại tá là Dean Rusk và Bonesteel đã vẽ đường phân giới tại vĩ tuyến 38 độ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, sử dụng một bản đồ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ để tham khảo[18][19][20]. Rusk, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng quân đội Hoa Kỳ lúc đó phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng có sẵn tại chỗ cũng như gặp phải các yếu tố bất lợi về thời gian và quãng cách khiến quân đội khó mà có thể tiến về phía bắc nhanh chóng trước khi quân đội Liên Xô tiến vào khu vực”[16]. Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên, một phần là vì họ muốn có vị thế tốt hơn để thương thuyết với Đồng Minh về Đông Âu. Thỏa thuận đạt được giao cho Liên Xô giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam. Tháng 12 năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dưới một Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ-Liên Xô. Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ được độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đã cho phép phần họ quản lý có
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Page 3 sur 25 Tân Tây Lan 1.389 Thái Lan 1.294 Ethiopia 1.271 Hy Lạp 1.263 Colombia 1.068 Bỉ 900 Nam Phi 826 Luxembourg 44
số cao nhất khi các lực lượng thay đổi theo cục diện chiến tranh.
Total: 941.356– 1.139.518 Thương vong Nam Hàn: Bắc Hàn: 58.127 tử trận 215.000 chết, 175.743 bị thương 303.000 bị thương, 120.000 mất tích hay tù 80.000 mất tích[5] binh[8] Hoa Kỳ: Trung Hoa 36.516 chết (bao gồm 10.395 không chiến đấu) (Trung Hoa ước tính): 114.000 tử trận 92.134 bị thương 34.000 chết vì lý do khác 8.176 mất tích [6] 380.000 bị thương 7.245 tù binh Anh Quốc: 21.400 tù binh[11] (Hoa Kỳ ước tính):[8] 1.109 chết[7] 400.000+ chết 2.674 bị thương 1.060 mất tích hoặc bị bắt 486.000 bị thương [8] 21.000 tù binh Liên Xô: Thổ nhĩ Kỳ: [9] 315 chết 721 chết 500+ bị thương 2.111 bị thương Tổng cộng: 1.190.000168 mất tích 1.577.000+ 216 tù binh Pháp: 300 chết hoặc mất tích [10] Tổng cộng: Trên 474.000 Tổn thất dân sự trên toàn Triều Tiên = Hàng triệu
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 4 sur 25
một chính phủ do người Triều Tiên lãnh đạo trong khi đó các chính phủ của hai phần người Triều Tiên lại ưa chuộng theo ý thức hệ của lực lượng chiếm đóng mình. Các sự dàn xếp này bị đa số người dân Triều Tiên bác bỏ và biến thành các cuộc nổi loạn dữ dội ở miền bắc và biểu tình ở miền nam. Tại Nam Hàn, một nhóm cánh tả chống ủy trị được biết với tên gọi Hội đồng Đại diện Dân chủ (Representative Democratic Council) ra đời với sự tiếp sức của lực lượng Hoa Kỳ mặc dù có một nghịch lý là nhóm này lại chống các thỏa ước do chính Hoa Kỳ bảo trợ. Vì người Triều Tiên đã chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân của Nhật Bản trong suốt 35 năm nên đa số người dân Triều Tiên chống đối một thời kỳ kế tiếp dưới sự cai trị của ngoại quốc. Sự chống đối này đã làm cho Hoa Kỳ phải bãi bỏ những thỏa thuận được Liên Xô bảo trợ. Hoa Kỳ không muốn thấy một chính phủ tả khuynh tại Nam Hàn và vì vậy đã kêu gọi bầu cử tại Triều Tiên. Vì dân số của miền nam đông gấp đôi so với dân số miền bắc, Liên Xô biết rằng Kim Nhật Thành sẽ bị thất cử nên miền bắc không tham gia tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Các cuộc bầu cử tự do mà Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc giúp đỡ tổ chức được tiến hành chỉ ở miền nam. Chính phủ đắc cử được Lý Thừa Vãn là một người chống cộng lãnh đạo. Ông là một người Triều Tiên bị Nhật Bản cầm tù từ khi còn là một thanh niên và rồi trốn thoát sang Hoa Kỳ nơi ông lấy được các cấp bằng đại học và hậu đại học tại Đại học Georgetown, Đại học Harvard và Đại học Princeton.[21] Các đảng phái cánh tả tẩy chay bầu cử để phản đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Lý và sự đàn áp của Hoa Kỳ đối với các phong trào chính trị bản xứ. Về phần Liên Xô, họ chấp thuận và gia tăng nỗ lực giúp chính quyền cộng sản ở miền bắc. Nhờ từng là một chiến binh chống Nhật, tài năng chính trị, mối liên hệ với Liên Xô nên Kim Nhật Thành vươn lên thành lãnh đạo của chính quyền mới và dẹp tan bất cứ chống đối nào đến quyền lực của ông.[22] Năm 1949, cả hai lực lượng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên. Tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn và Tổng bí thư Bắc Hàn Kim Nhật Thành đều có ý định thống nhất bán đảo dưới hệ thống chính trị của mình. Do có một số lượng lớn số xe tăng của Liên Xô tuy đã lỗi thời nhưng vẫn là loại tối tân ở Triều Tiên cộng với các vũ khí nặng khác, Bắc Hàn đã có thể leo thang các cuộc đụng độ ở biên giới và ngày càng chuyển sang công kích trong khi Nam Hàn với hậu thuẫn giới hạn của Hoa Kỳ đã có ít sự chọn lựa hơn. Chính phủ Hoa Kỳ lúc đó tin rằng Khối Cộng sản là một khối thống nhất, và những hành động của Bắc Hàn là chủ trương của cái khối này như là một cái móng vuốt của Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơn là một cuộc nội chiến.
Khơi mào chiến tranh Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành cùng mong muốn thống nhất bán đảo và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950.[23] Mặt dù Kim Nhật Thành và những đồng sự thân tín tin vào việc thống nhất đất nước bằng vũ lực, Stalin thì do dự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến mà có thể kích động gây ra một cuộc chiến với Hoa Kỳ. [24] Ngày 12 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là Dean Acheson đã nói rằng chu vi phòng thủ Thái Bình Dương được hình thành gồm có Quần đảo Aleutians, Quần đảo Nam Tây, Nhật Bản, và Philippines, điều đó ám chỉ rằng Mỹ có thể không chiến đấu vì Triều Tiên. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 5 sur 25
Acheson nói sự phòng thủ Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên hiệp quốc.[25] Vào giữa năm 1949, Kim Nhật Thành gây áp lực của mình với Joseph Stalin rằng thời cơ đã đến để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Kim Nhật Thành cần sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành thành công một cuộc tấn công ngang qua bán đảo nhiều đồi núi và địa hình khó khăn. Tuy nhiên, Stalin từ chối giúp đỡ vì e ngại lực lượng Bắc Hàn thiếu chuẩn bị và vì Hoa Kỳ có thể tham chiến. Suốt một năm sau, giới lãnh đạo Bắc Hàn đã rèn luyện quân đội của họ thành một cỗ máy chiến tranh có tính tấn công khá ghê gớm, một phần dựa theo khuôn mẫu của một lực lượng cơ giới Liên Xô nhưng được tăng cường sức mạnh chính yếu bởi một làn sóng trở về của những người Triều Tiên đã phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Hoa từ thập niên 1930. [26]Đầu năm 1950 thời gian quyết định tấn công càng gấp rút đối với cả Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa vì thời gian này các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cả các du kích quân do Bình Nhưỡng gởi vào Nam Hàn trong năm 1949. Khả năng thống nhất đất nước bằng chiến tranh du kích dường như tiêu tan, và chính thể của Lý Thừa Vãn đang giành được lợi thế. Kim Nhật Thành đã có một chọn lựa cuối cùng là tấn công xâm chiếm qui ước để thống nhất Triều Tiên dưới sự kiểm soát của ông trước khi Nam Hàn trở nên đủ mạnh để có thể tự vệ.[24] Vào năm 1950, quân đội Bắc Hàn được trang bị với những vũ khí Xô Viết tuy đã lỗi thời nhưng nó vẫn có lợi thế vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Nam Hàn về mọi mặt trang bị vũ khí. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin, qua điện báo, thông báo cho Kim Nhật Thành hay rằng ông sẵn lòng giúp Kim Nhật Thành trong kế hoạch thống nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận theo sau đó với Kim Nhật Thành, Stalin đề nghị: ông muốn lãnh đạo cuộc chiến và nói rằng một năm tối thiểu 25 ngàn tấn hàng viện trợ có lẽ sẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng. Sau những lần viếng thăm Mạc Tư Khoa của Kim Nhật Thành trong tháng ba và tháng tư năm 1950, Stalin chấp thuận một cuộc tấn công.[21]
Diễn biến Bắc Hàn tấn công Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.[27] Được trang bị tốt với 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Hàn bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích YAK và 70 máy bay ném bom tấn công. Hải quân của họ thì thật là thô sơ tầm thường (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Hàn là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Hàn còn yếu hơn và thiếu thốn rất nhiều trang bị nếu đem so với Bắc Hàn. Hàng ngàn người dân Triều Tiên chạy loạn về miền nam bị bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu. Rất nhiều người sau đó mất mạng vì các cuộc không kích của Bắc Hàn. Quân đội Nam Hàn có 65.000 binh sĩ được huấn luyện và được quân đội Hoa Kỳ trang bị nhưng chỉ gồm các vũ khí hạng nhẹ, họ rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Hàn cũng không có xe tăng, máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăng nào. Không có đơn vị
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 6 sur 25
chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó.[28]. Cuộc tấn công được miền bắc hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ.[28] Bắc Hàn tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin. Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Hàn, bị thua sút về quân số và vũ khí và thường mơ hồ về lòng trung thành với chính thể miền nam, tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang phe miền Bắc. [29] Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Hàn tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Hàn chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6. Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Hàn về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng và sự giải tán quân đội Nam Hàn tan thành mây khói khi các cường quốc ngoại quốc can thiệp vào cuộc chiến.
Phản ứng của phương Tây
Bản đồ sơ lược Chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc tấn công Nam Hàn đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó, Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra.
Hành động tham chiến của Hoa Kỳ có một số lý do như sau. Harry Truman là một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ là Joseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tố cáo Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là đã làm mất Trung Hoa vào tay cộng sản. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng. Thay vì hối thúc Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên hiệp quốc. Ngay ngày chiến tranh chính thức bắt đầu (25 tháng 6), Liên hiệp quốc nhanh chóng thảo ra Nghị quyết số 82 kêu gọi:[30] 1. Chấm dứt Tất cả các hoạt động thù địch và Bắc Hàn rút lui về Vĩ tuyến 38; 2. Thành lập một Ủy ban Đặc trách về Triều Tiên của Liên hiệp quốc để giám sát tình hình và báo cáo lại cho Hội đồng Bảo an;
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 7 sur 25
3. Yêu cầu tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc ủng hộ nghị quyết này của Liên hiệp quốc, và tự kiềm chế không giúp đỡ cho chính phủ Bắc Hàn. Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an — Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếc ghế của Trung Hoa ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Với sự vắng mặt của Liên Xô nên giải pháp không bị phủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ), và chỉ có Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên hiệp quốc bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Hàn vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đến hành động trực tiếp của Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thêm binh sĩ và tiếp liệu đến từ 15 thành viên khác của Liên hiệp quốc: Canada, Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, và Luxembourg. Tuy nhiên, Hoa Kỳ góp 50% lực lượng bộ binh (Nam Hàn phần còn lại), 86% lực lượng hải quân, và 93% không quân.[31] Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh trong Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một nhiệm vụ chặn phá tiếp vận của quân một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. địch, tháng tư năm 1951. Đối đầu lại điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Hàn cũng không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến, và vì vậy không nằm trong tầm giải quyết của Liên hiệp quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượng ngoại quốc đã bị bác bỏ.[32]
Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gởi quân sang Triều Tiên. Vì thế, "Chiến tranh của Truman" bị một số người nói rằng nó vi phạm tinh thần và văn ngôn của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ can thiệp Mặt dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Đệ nhị Thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Hàn với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng Mỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung Anh, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể. Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 8 sur 25
cố vấn của ông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ thất Hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹ sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa can thiệp vào cuộc chiến. Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một phần tử của Sư đoàn 24 Bộ binh Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản. Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Hàn tiến quân về phía nam, và Sư đoàn 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Hàn. Tướng William F. Dean bị bắt làm tù binh. Vào tháng tám, các lực lượng Nam Hàn và Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Hàn tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự.[33] Ngày 20 tháng 8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên hiệp quốc.[21]
Binh sĩ Hoa Kỳ tại Triều Tiên.
Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Hoa Kỳ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Hàn đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan. Mặc dù có thêm lực lượng của Liên hiệp quốc đến tiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Hàn sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo.
Đồng minh củng cố lực lượng Đối diện với các cuộc tấn công dữ dội của Bắc Hàn, phòng tuyến của đồng minh trở thành một trận đánh liều lĩnh mà người Mỹ gọi là Trận Vành đai Pusan. Tuy nhiên, Bắc Hàn không thành công trong việc chiếm Pusan. Không lực Hoa Kỳ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ một ngày trong những hành động hỗ trợ bộ binh, nhắm vào các lực lượng Bắc Hàn nhưng cũng gây ra sự tàn phá to lớn đến người dân cũng như các thành phố. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa số là oanh tạc cơ B29 có căn cứ ở Nhật Bản) gây ngừng lưu thông đường sá và đường xe hỏa trong ban ngày, và tàn phá 32 cây cầu thiết yếu không chỉ cần thiết cho chiến tranh mà còn quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho cả quân sự và dân sự đều phải nằm chờ đợi lúc ban ngày bên trong các đường hầm. Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 9 sur 25
cảng nhận hàng nhập cảng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Bắc Hàn. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Bắc Hàn đã bị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếp liệu cần thiết tới lực lượng Bắc Hàn ở miền nam. Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩ Liên hiệp quốc ào ạt vào Pusan. Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, Hoa Kỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Pusan. Đầu tháng chín, các lực lượng Liên hiệp quốc và Nam Hàn được củng cố mạnh hơn và đông hơn lực lượng quân sự Bắc Hàn (đồng minh 180.000 quân so với Bắc Hàn 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu một cuộc phản công.[28]
Tái chiếm Nam Hàn Đối diện với các cuộc tăng viện áp đảo của Liên hiệp quốc, lực lượng Bắc Hàn tự nhận thấy mình có quân số ít hơn và có hỗ trợ tiếp liệu yếu kém. Họ cũng thiếu hỗ trợ của không quân và hải quân so với Hoa Kỳ. Để giảm sức ép đối với Vành đai Pusan, Tướng MacArthur, tổng tư lệnh lực lượng Liên hiệp quốc tại Triều Tiên, đã ra lệnh cho một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sau phòng tuyến của Bắc Hàn tại Inchon (인 천 ;仁 川 ), một thành phố và là hải cảng lớn ven bờ biển tây của Hàn Quốc, gần Seoul. Thủy triều dữ tợn và sự hiện hữu của một lực lượng quân địch mạnh làm cho cuộc đổ bộ này trở thành một chiến dịch cực kỳ mạo hiểm. MacArthur bắt đầu hoạch định chiến dịch này vài ngày sau khi chiến tranh khởi sự nhưng Ngũ Giác Đài mạnh mẽ bác bỏ kế hoạch này. Cuối cùng khi ông được phép, Lực lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên bến MacArthur tập họp Quân đoàn X Hoa Kỳ dưới quyền của Tướng Edward Almond gồm có 70.000 quân cảng một ngày sau khi Trận từ Sư đoàn Thủy quân lục chiến 1 Hoa Kỳ và Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ và tăng phái với 8.600 quân Inchon bắt đầu. người Triều Tiên và ra lệnh cho họ đổ bộ tại Inchon trong Chiến dịch Chromite. Vào lúc tấn công đổ bộ ngày 15 tháng 9, nhờ vào thám báo của các du kích quân Nam Hàn, sự cố tình tạo ra thông tin sai lạc và các cuộc pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ, thêm vào đó lực lượng Bắc Hàn có rất ít quân đóng tại Inchon nên lực lượng Hoa Kỳ chỉ gặp sự chống trả yếu ớt khi họ đổ bộ lên Inchon. Cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn X tiến công tràn ngập quân phòng thủ ít hơn và đe dọa bao vây quân đội chính quy của Bắc Hàn. MacArthur nhanh chóng tái chiếm Seoul. Quân Bắc Hàn gần như bị cắt đứt, nhanh chóng rút lui về phía bắc; khoảng 25.000 đến 30.000 quay trở lại.[34][35]
Xâm chiếm Bắc Hàn Lực lượng Liên hiệp quốc đẩy lui quân Bắc Hàn ngược qua Vĩ tuyến 38. Mục tiêu của Hoa Kỳ cứu chính phủ Nam Hàn đã đạt được nhưng vì bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Lý Thừa Vãn nên lực lượng Liên hiệp quốc tiến quân
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 10 sur 25
vào Bắc Hàn. Chuyện này đánh dấu khoảnh khắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khi các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ quyết định đi xa hơn là chỉ đơn thuần "ngăn chặn" mối đe dọa thấy rõ của cộng sản. Các vấn đề khác gồm có tác dụng tâm lý về việc tiêu diệt được một quốc gia cộng sản và giải thoát các tù nhân chiến tranh. Các lực lượng Liên hiệp quốc vượt qua biên giới vào Bắc Hàn đầu tháng 10 năm 1950. Quân đoàn X Hoa Kỳ đổ bộ từ biển vào bờ tại Wonsan và Iwon. Hai nơi này đã bị quân Nam Hàn tiến công trên bộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân Nam Hàn tiến quân phía bờ tây của Triều Tiên và chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Vào cuối tháng 10, quân đội Bắc Hàn nhanh chóng tan rã, và quân Liên hiệp quốc bắt được 135.000 tù binh. Cuộc tiến công của Liên hiệp quốc gây quan ngại rất lớn cho Trung Hoa. Họ lo lắng là lực lượng Liên hiệp quốc sẽ không dừng lại ở Sông Áp Lục là ranh giới giữa Bắc Hàn và Trung Hoa và sẽ mở rộng chiến tranh vào Trung Hoa. Nhiều người ở Tây phương bao gồm Tướng MacArthur nghĩ rằng mở rộng chiến tranh vào Trung Hoa sẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên, Truman và những nhà lãnh đạo khác không đồng ý, và MacArthur được lệnh là cẩn trọng khi tiến tới biên giới Trung Hoa. Dần dần, MacArthur không còn quan tâm đến lệnh của Tổng thống nữa và cho rằng quân đội Bắc Hàn sẽ được tiếp tế qua các căn cứ tại Trung Hoa cho nên các căn cứ đó phải bị dội bom. Tuy nhiên, trừ một vài dịp hiếm hoi, các máy bay ném bom Liên hiệp quốc vẫn cách xa tầm bay đến Mãn Châu trong suốt cuộc chiến.
Chiến sự trong thành phố tại Seoul, 1950, khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chiến đấu giữ thành phố chống quân Bắc Hàn.
Trung Hoa tham chiến Trung Hoa cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoại giao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Truman xem các lời cảnh báo này như "một mưu toan táo bạo để hù dọa Liên hiệp quốc" và không coi trọng nó lắm. Ngày 15 tháng 10 năm 1950, Truman đến Đảo Wake để họp ngắn ngủi với MacArthur. Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ trước đây có cho Truman biết rằng việc Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến là không thể nào. MacArthur, theo suy đoán của ông ta, thấy rằng ít rủi ro có một cuộc chiến với Trung Hoa. MacArthur giải thích rằng Trung Hoa đã mất dịp giúp Bắc Hàn xâm lược. Ông ước tính Trung Hoa có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ 100.000-125.000 quân dọc theo Sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Hoa không có lực lượng không quân, vì thế, "nếu Trung Hoa cố tràn xuống Bình Nhưỡng thì sẽ có một cuộc đại tàn sát."[34][36] MacArthur nhận định rằng Trung Hoa muốn tránh bị thiệt hại nặng nề. Ngày 8 tháng 10 năm 1950, ngày hôm sau khi quân đội Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tập kết Quân chí nguyện Trung Hoa. Bảy mươi phần trăm thành viên của Quân đội Tình nguyện Trung Hoa là quân đội hiện dịch của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnh quân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông. Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự can thiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết: "Nếu chúng ta để cho Hoa Kỳ chiếm đóng toàn Triều Tiên...chúng ta phải chuẩn bị chờ Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Hoa," ông
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Binh sĩ Hoa Kỳ dùng pháo binh 105 mm gần Uirson tháng tám năm 1950.
Page 11 sur 25
nói với Stalin như vậy. Thủ tướng Chu Ân Lai được phái đến Moscow để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điện thoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớn từ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13 tháng 10 đến 19 tháng 10. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Nga trong màu sắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một sự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên hiệp quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG" (MiG Alley) do các lực lượng Liên hiệp quốc đặt, các phi cơ của Nga giữ ưu thế trên không phận địa phương hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được khai triển. Người Trung Hoa rất giận dữ trước việc tham chiến có giới hạn của Liên Xô vì họ cứ đinh ninh rằng họ đã được hứa cung ứng yểm trợ không quân toàn diện. Hoa Kỳ biết rõ vai trò của Liên Xô nhưng vẫn giữ im lặng để tránh một khả năng leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Quân Trung Hoa đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25 tháng 10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên hiệp quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảo đến như vậy. Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ ban đầu, các lực lượng Trung Hoa rút lui vào vùng núi. Các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc coi sự rút lui của Trung Hoa như là một dấu hiệu yếu thế và đánh giá sai lầm trầm trọng khả năng tác chiến của Trung Hoa. Thế nên các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công về sông Áp Lục không đếm xỉa gì đến những lời cảnh cáo của Trung Hoa. Tình báo Hoa Kỳ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã không hữu hiệu tại Bắc Hàn cũng như đã từng không hữu hiệu tại Nam Hàn trong những ngày có cuộc bao vây tại Vành đai Pusan. Quân Trung Hoa hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Hoa gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An-tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Hàn trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày. Cuộc hành quân trong ngày bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được dấu đi hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Hoa bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có phi cơ xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này.[28] Cuối tháng 11, Trung Hoa đánh vào phía tây, dọc theo sông Chongchon, và hoàn toàn tràn ngập một số sư đoàn của Nam Hàn và thành công gây một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của Liên hiệp quốc. Sự bại trận của Quân đoàn 8 Hoa Kỳ tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân sự Hoa Kỳ trong lịch sử.[37] Tại miền đông, trong Trận hồ nước Chosin, một đơn vị 30.000 người của Sư đoàn 7 Bộ binh Hoa Kỳ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của Trung Hoa và chẳng bao lâu bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương tổn 15.000 người. Thủy
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 12 sur 25
quân lục chiến Hoa Kỳ cũng bị đánh bại tại trận này và bắt buộc rút lui sau khi gây thiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Hoa.[38] Trong khi các binh sĩ Trung Hoa ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander có giải thích trong cuốn sách của ông có tựa đề là "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh): Phương cách thông thường là xâm nhập các đơn vị nhỏ của địch từ một trung đội 50 người đến một đại đội 200 người, bằng cách phân tán thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong lúc một đội cắt đường rút lui của người Mỹ, các đội khác đánh thẳng cả mặt trước và hai bên sườn trong các cuộc tiến công phối hợp nhịp nhàng. Các cuộc tiến công tiếp tục vào các phía cho đến khi những người phòng thủ bị tiêu diệt hoặc bắt buộc phải rút lui. Người Trung Hoa bò lên phía trước đến sườn mở nơi đóng chốt của trung đội kế tiếp và lập lại chiến thuật này.
Bản đồ Trận hồ nước Chosin.
Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Hoa như sau: Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Hoa, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Hoa là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên hiệp quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on.[28] Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, các lực lượng Mỹ đã đánh sập phần lớn thành phố không cho quân cộng sản sử dụng, khiến nhiều người dân Triều Tiên không có nơi trú thân trong mùa đông.[34][39]
Chiến sự ngang qua Vĩ tuyến 38 (đầu năm 1951) http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 13 sur 25
Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn lại đánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọi Cuộc tiến công mùa đông của Trung Hoa). Quân Trung Hoa lập lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân địch. Các lực lượng Liên hiệp quốc không có thuốc trị cho chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bị các lực lượng cộng sản chiếm được vào ngày 4 tháng 1 năm 1951. Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 Hoa Kỳ khi Tướng Walker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng Matthew Ridgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Đệ nhị Thế chiến lên thay thế và nhanh chóng từng bước nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 đã quá kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas MacArthur nói đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống Trung Hoa gây nhiều báo động cho các đồng minh của Hoa Kỳ. Các phi cơ B-26 oanh tạc những kho tiếp liệu tại Wonsan, Bắc Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju giữa, và phía Hàn,ở1951.
bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổn định. Quân Chí nguyện của Trung Hoa đã bỏ xa đường tiếp vận của họ và bắt buộc phải lùi lại. Quân Trung Hoa gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu — tất cả lương thực và đạn dược phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục.
Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của ông bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, lợi dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên hiệp quốc. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên hiệp quốc đã tiến tới Sông Hán và tái chiếm Wonju. Trung Hoa phản công vào giữa tháng hai bằng Cuộc tiến công giai đoạn bốn từ Hoengsong ở miền trung chống các vị trí của Quân đoàn IX Hoa Kỳ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của Sư đoàn 2 Bộ binh Hoa Kỳ, gồm có Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trả một cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡ cuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Liên hiệp quốc đã học được cách đối phó với các chiến thuật tiến công của Trung Hoa và có thể giữ vững trận địa của họ. Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng hai năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Hoa Kỳ đảm nhiệm chiến đấu thật ngoan cường nhờ được Ridway phục hồi. Đây là một cuộc tiến công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Bắc Hàn và Trung Hoa như có thể được. Vào cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I Hoa Kỳ đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong. Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ lại thọc mạnh về phía trước trong Chiến dịch Ripper, và
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Một binh sĩ Trung Hoa bị giết chết bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 trong một cuộc tấn
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng.[35]
Page 14 sur 25
công trên Đồi 105 năm 1951.
Douglas MacArthur bị tước quyền tự lệnh bởi Tổng thống Harry Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì bất tuân thượng lệnh. Điều này gây ra một cơn bão lửa phản đối ở Hoa Kỳ. Tư lệnh tối cao mới là Tướng Ridgway tiến hành củng cố các lực lượng Liên hiệp quốc để chuẩn bị cho một loạt các cuộc phản công hiệu quả. Tư lệnh Quân đoàn 8 được chuyển qua Tướng James Van Fleet. Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui các lực lượng cộng sản như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng cộng sản giữa Kaesong và Seoul. Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc. Tuy nhiên quân Trung Hoa còn xa mới bị đánh bại. Tháng tư năm 1951 họ mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I Hoa Kỳ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã làm sựng lại tiến trình, và người Trung Hoa bị chặn lại ở phòng tuyến phía bắc Seoul. Một cuộc tiến công của cộng sản sau đó ở miền trung chống Quân đoàn X Hoa Kỳ và lực lượng Nam Hàn vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công ngưng lại. Quân đoàn 8 Hoa Kỳ phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas. Quyết định của Liên hiệp quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Hàn đã đẩy đưa một giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình phần còn lại của cuộc xung đột.
Bế tắc (tháng 7 năm 1951 - tháng 7 năm 1953) Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn ở Bắc Hàn và dân cư của họ, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng Nam Hàn và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn Nam Hàn trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Người Trung Hoa và Bắc Hàn đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó trong chiến tranh họ tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên hiệp quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc đụng độ quân sự chính yếu trong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông như Bloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951, các trận đánh như Trận Old Baldy ở giữa và Trận Hook ở phía tây trong suốt năm 1952–53, Trận Đồi Eerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953. Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía cộng sản đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 15 sur 25
tù binh sẽ trở về Trung Hoa hoặc Bắc Hàn, một việc mà đã không xảy ra. Vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Hoa và Bắc Hàn cộng sản, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía cộng sản sau đó từ bỏ điều kiện này. Tháng 10 năm 1951, các lực lượng Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Hàn mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi.[40][41]
Lãnh thổ đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến cho đến khi mặt trận được ổn định.
Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Với việc Liên hiệp quốc chấp thuận lời đề nghị ngưng bắn của Ấn Độ, một cuộc ngưng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Hàn phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ. Nơi có các cuộc thương thảo hòa bình, Kaesong, cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc thù địch bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp ước hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, xem như Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp ước Đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn đã từ chối ký kết
vào văn kiện này.[42]
Thương vong Tổng số thương vong của tất cả mọi phía nhập lại có thể không thể nào biết được. Tại các nước phương Tây, các con số đã và đang là đề tài của vô số các cuộc nghiên cứu và tra cứu của các học giả, và trong trường hợp của một ước tính do Hoa Kỳ thực hiện, con số đã được điều chỉnh lại sau khi một lỗi đánh máy được phát hiện. Con số thương vong được tự báo cáo từ từng quốc gia phần lớn dựa vào các cuộc di chuyển quân đội, bảng phân công các đơn vị, các báo cáo thương vong lúc chiến sự, và các hồ sơ y tế. Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Hoa và Bắc Hàn chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận về ước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệu tịch thu được. Ước tính của Trung Hoa về số thương vong của Liên hiệp quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh của Quân Chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Hoa Kỳ, 660.000 quân Nam Hàn, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt." Nói về thương vong của chính họ, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 16 sur 25
tranh, 70 phần trăm các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Hoa (tổng lượt lên đến 2.97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công. Quân Chí nguyện Nhân dân bị thiệt hai tổng cộng là 148.000 chết, trong đó có 114.000 tử trận, tai nạn, và chết rét, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết vì bệnh tật; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 29.000 người mất tích, bao gồm 21.400 bị bắt trong đó 14.000 được đưa sang Đài Loan, 7.110 được trao trả." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Hàn, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận."[43] Các con số thương vong của các lực lượng Liên hiệp quốc được ghi trên bảng tổng kết cùng với các con số đưa ra của họ về lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn.
Tính chất và đặc điểm Chiến tranh cơ giới Khi các binh sĩ Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 vào Nam Hàn, xe tăng Liên Xô T-34/T-85 gần như không có đối thủ chống lại tại các phòng tuyến của Nam Hàn. Trong thời gian này, quân đội Nam Hàn có rất ít binh sĩ, không có xe tăng, một ít súng chống tăng và một ít bazooka. Thật sự thì gần như toàn thể binh sĩ Nam Hàn không quen với xe tăng và cách chống lại chúng. Quân đội Nam Hàn có súng chống tăng nhưng những súng này là loại M9 bazooka 60 mm lỗi thời từ Đệ nhị Thế chiến. Những vũ khí này lỗi thời thậm chí lúc được sản xuất trong thời Đệ nhị Thế chiến và không thể công phá phần bọc thép phía trước của T-34/T-85. Trước khi Hoa Kỳ đưa loại súng M20 bazooka 89 mm (3.5 inch) hạng nặng vào, quân đội Nam Hàn không thể chống lại xe tăng Bắc Hàn hữu hiệu. Lúc bắt đầu chiến tranh, một số lực lượng Nam Hàn được chia thành những toán cảm tử quân và áp sát các xe tăng T-34 để quăng chất nổ vào trong ổ đại bác hoặc dưới bụng xe tăng nơi mà vỏ bọc thép là mỏng nhất. Những hành động này giúp chặn sự tiến công bằng xe tăng của Bắc Hàn.
Một Xe tăng Sherman bắn đại bác 76 mm vào các công sự của quân địch trên "Đỉnh đồi Napalm," để hỗ trợ Sư đoàn 8 Đại Hàn Dân Quốc ngày 11 tháng 5 năm 1952.
Các xe tăng đầu tiên của Mỹ đến Triều Tiên và tham chiến là các xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee được để lại Nhật Bản cho nhiệm vụ chiếm đóng sau Đệ nhị Thế chiến (các xe tăng hạng nặng có thể làm hỏng đường sá Nhật Bản). Các xe tăng hạng nhẹ này có một ít thành công rất hạn chế chống xe tăng T-34/T-85 hạng trung vượt trội hơn của các lực lượng cộng sản Bắc Hàn. Các chuyến vận chuyển sau đó gồm các xe tăng hạng nặng của Mỹ như M4 Sherman và M26 Pershing, xe tăng Centurion của Anh Quốc cũng như các khu trục cơ tấn công mặt đất của phe Đồng minh và Mỹ đã có thể vô hiệu hóa lợi thế về xe tăng của cộng sản.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 17 sur 25
Tuy nhiên, khác với việc sử dụng cơ giới nhiều trong Đệ nhị Thế chiến, có rất ít các trận đánh mở đầu bằng xe tăng đã xảy ra trong suốt cuộc chiến Triều Tiên. Địa hình rừng núi dày đặc của đất nước khiến cho xe tăng hoạt động không hữu hiệu, nhưng nó có thể được dùng để giàn trận tiến công kẻ địch trên một ngọn đồi hay vách đá.
Chiến tranh trên không
So sánh giữa bazooka củ M9 và loại lớn hơn bazooka M20.
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh chính cuối cùng mà các loại khu trục cơ cánh quạt như F-51 Mustang, F4U Corsair và loại phi cơ sử dụng trên hàng không mẫu hạm là Supermarine Seafire được sử dụng, và loại khu trục cơ tuốc bin phản lực F-80 và F9F Panther xuất hiện làm chủ bầu trời, áp đảo các phi cơ cánh quạt của Bắc Hàn như Yakovlev Yak-9 và Lavochkin La-9.
Từ năm 1950, Bắc Hàn bắt đầu bay các loại phản lực cơ tiêm kích MiG-15 của Liên Xô chế tạo, một số phi cơ này được các phi công có kinh nghiệm của Không quân Liên Xô đảm nhận. Các lực lượng đồng minh Liên hiệp quốc với lý do chính đáng tham dự cuộc chiến rất quan ngại đương đầu một cuộc chiến mở rộng với Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước tiên, các khu trục cơ Liên hiệp quốc trong đó bao gồm các phi cơ Gloster Meteor của Không quân Hoàng gia Úc có một số thành công, nhưng các phi cơ MiG với chất lượng vượt trội hơn đã giữ thế thượng phong đối với các phản lực cơ thế hệ đầu mà Liên hiệp quốc sử dụng vào đầu cuộc chiến. [44]
Tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơ F-86 Sabre. Các phi cơ MiG có thể bay cao hơn, 50.000 ft so với 42.000 ft (12.800 mét) của phi cơ đồng minh, cho thấy lợi thế rõ ràng lúc khởi đầu của không chiến của phe cộng sản. Trong lúc bay đường trường thì tốc độ tối đa của chúng bằng nhau - khoảng 660 dặm Anh một giờ (1.060 km/giờ). Phi cơ MiG có thể vượt lên cao tốt hơn; phi cơ Sabre có thao tác bay tốt hơn và có thể chúi xuống dưới tốt hơn. Về mặt vũ khí, phi cơ MiG mang hai khẩu súng 23 mm và một đại bác 37 mm, so với phi cơ Sabre có sáu khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch (12,7 mm). Các khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch của Mỹ có thể bắn ra nhiều đạn hơn. Bảo trì là một vấn đề đối với phi cơ Sabre, và phần lớn phi cơ của Liên hiệp quốc đã bị giữ dưới mặt đất để sửa chữa trong suốt cuộc chiến. Thậm chí sau khi Không quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng phi cơ tiên tiến hơn là F-86, các phi công của Liên hiệp quốc thường vật lộn vất vã chống lại các phản lực cơ do các phi công thiện chiến của Liên Xô cầm lái. Dần dần sau đó Liên hiệp quốc giành được lợi thế về số lượng phi cơ, và sự năng nổ tấn công của họ đã cho họ một ưu thế trên không kéo dài cho đến hết chiến tranh — một nhân tố quyết định trong việc giúp Liên hiệp quốc tiến quân vào miền bắc, và sau đó chống trả cuộc xâm lăng Nam Hàn của Trung Hoa. Người Trung Hoa cũng có sức mạnh của phản lực cơ, nhưng các lực lượng Hoa Kỳ đã huấn luyện
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trong suốt cuộc chiến, 16 oanh
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt các phi công của họ trội hơn. Với việc sử dụng các phi cơ F-86F vào cuối năm 1952, các phi cơ của Liên Xô và Hoa Kỳ coi như có các đặc điểm thao tác tương tự.
Page 18 sur 25
tạc cơ B-29 bị các phi cơ Bắc Hàn bắn rơi.
Trong số các nhân tố khác giúp xoay chuyển cán cân về phía các phản lực cơ Liên hiệp quốc là chất lượng ống ngắm radar tốt hơn của các phản lực cơ F-86 (dẫn đến việc gắn các hệ thống cảnh báo radar lần đầu tiên trên các máy bay tiêm kích MiG), các mặt số dễ nhìn hơn trong phòng lái, hệ thống điều khiển và giữ thăng bằng lúc bay nhanh và bay cao tốt hơn, và sự đưa vào sử dụng bộ đồ bay chống gia tốc. Các phi công F-86 của Hoa Kỳ cho là họ đã bắn rơi 792 phi cơ MiG-15 và 108 phi cơ khác trong khi chỉ mất 78 phi cơ Sabres, một tỉ lệ vượt xa 10:1. Một số nghiên cứu sau chiến tranh chỉ có thể xác nhận 379 lần chiến thắng, mặt dù không quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì con số chính thức này và việc tranh luận không thể nào hòa giải được. Vừa qua, các tài liệu Liên Xô thời Stalin được tiết lộ cho là chỉ có 345 MiG-15 của Liên Xô bị mất trong suốt Chiến tranh Triều Tiên. Liên Xô tuyên bố họ đã 1.300 bắn hạ máy bay Liên quân và 335 MiG bị mất vào thời gian đó. Con số mất mát chính thức của Trung Hoa là 231 phi cơ bị bắn rơi trong các cuộc chiến đấu không đối không (đa số là MiG-15) và 168 mất mát khác. Con số mất mát của không quân Bắc Hàn không được tiết lộ. Ước tính là họ mất khoảng 200 phi cơ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, và thêm 70 phi cơ sau khi Trung Hoa can thiệp. Liên Xô công bố bắn hạ 650 máy bay F-86, và Trung Hoa tuyên bố là hạ thêm 211 phi cơ F-86 nữa trong không chiến - có lẽ đây là sự thổi phồng. Theo một công bố của Hoa Kỳ vừa qua, con số phi cơ F-86 từng có mặt tại Bán đảo Triều Tiên suốt cuộc chiến tổng cộng chỉ có 674 và tổng số phi cơ F-86 mất vì nhiều lý do là khoảng 230 chiếc.[45] So sánh trực tiếp các mất mát của phi cơ Sabre và MiG dường như không hợp lý, vì các mục tiêu chính yếu của các phi cơ MiG là oanh tạc cơ hạng nặng B-29, và các mục tiêu chính yếu của các phi cơ Sabre là MiG-15. Vào đầu năm 1951, các chiến tuyến được củng cố và không thay đổi nhiều trong suốt phần còn lại của cuộc chiến. Qua mùa hè và đầu mùa thu năm 1951, các phi cơ Sabre vượt trội về số lượng (ít nhất là 44 chiếc tại một địa điểm) của Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 4 (4th Fighter Interceptor Wing) tiếp tục tìm mục tiêu tại Hàng lang MiG gần sông Áp Lục chống lại một vùng không phận địch có đến 500 phi cơ. Jabara, Becker, và Gibson trở thành những phi công Sabre ưu tú. Theo sau thông điệp nổi tiếng của Đại tá Harrison Thyng gởi về Ngũ Giác Đài, Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 51 đến tiếp viện Không đoàn số 4 đang bị bao vây vào tháng 12 năm 1951.[46] Trong khoảng thời gian một năm rưởi tiếp theo, cả hai không đoàn tiếp tục các trận không chiến tương tự tại vùng Hành lang MiG.
Không quân Hoa Kỳ đánh phá Bộ tư lệnh Liên hiệp quốc có được sự thảnh thơi không bị không kích sau khi Không quân Bắc Hàn bị đánh bại chẳng bao lâu sau khi cuộc chiến khởi sự. Liên hiệp quốc cũng giành được quyền chủ động gây ra các cuộc đánh phá từ trên không. Trừ những lần tập kích gây thiệt hại vào ban đêm bằng các cuộc tấn công với các máy bay lỗi thời, Bắc Hàn không có nỗ lực nào tấn công vào các chiến tuyến hoặc các căn cứ phía nam của Bắc Hàn. Ngược lại, lực lượng không quân của Bộ tư lệnh Liên hiệp quốc, hoạt động chính yếu dựa vào Không quân Viễn đông Hoa Kỳ và Lực lượng http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 19 sur 25
Đặc nhiệm 77 của Hải quân Hoa Kỳ, tăng sức ép liên tục cả ngày và đêm chống lại hạ tầng cơ sở công nghiệp của Bắc Hàn và hệ thống tiếp vận cung cấp tiếp liệu cho các quân đoàn cộng sản. Một số chiến dịch kéo dài như Chiến dịch Bóp nghẹt (Operation Strangle), một nỗ lực ép phía cộng sản đưa đồ tiếp liệu bằng xe tải bằng cách cắt đứt các đường xe lửa, không đưa đến thành công, trong lúc các chiến dịch khác như các cuộc không kích vào các hệ thống thủy điện và thành phố thủ đô Bình Nhưỡng năm 1952 đạt được thành công về quân sự. Mặt dù những hình ảnh nạn nhân dân sự của vũ khí in sâu vào trí óc của thế giới tại Việt Nam, sau này người ta nhận thấy rằng con số bom napalm đáng kể hơn đã được thả xuống Bắc Hàn dù chỉ có khoảng thời gian chiến tranh ngắn hơn. Hàng chục ngàn gallon được thả xuống Triều Tiên mỗi ngày.
Đề nghị sử dụng bom nguyên tử
P-51 Mustang bay đến mục tiêu quân sự của chúng. Mặc dù P-51 đáng tin cậy chúng lại dễ là mục tiêu của các phản lực cơ.
Có hai lần các lực lượng Liên hiệp quốc gần như đi đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử.[47] Lần đầu tiên là lúc Trung Hoa tham chiến, khiến Tướng Douglas MacArthur hối thúc Tổng thống Harry Truman sử dụng vũ khí nguyên tử chống "Trung Hoa đỏ, Đông Nga (Eastern Russia), và mọi thứ khác nữa" (Truman sau này nhìn nhận rằng chính điều này đóng một phần vai trò trong quyết định của ông về việc tước quyền tư lệnh của MacArthur năm 1951). Lần thứ hai xảy ra trước khi ký kết Hiệp ước Đình chiến năm 1953, khi Tổng thống Eisenhower nhận thấy rằng nếu Bắc Hàn không chịu ký vào hiệp ước, Hoa Kỳ sẽ dùng vũ khí nguyên tử chống lại các mục tiêu quân sự để giành thắng lợi.
Tội ác chiến tranh Tội ác đối với dân sự Khi phần lớn lãnh thổ của Nam Hàn nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Hàn, việc tàn sát chính trị được báo cáo là hàng chục ngàn người đã xảy ra tại các thành phố và làng mạc. Phía cộng sản tàn sát một cách có hệ thống các quan chức của chính phủ Nam Hàn và những ai có vẻ thù địch đối phía cộng sản, và các vụ giết người như thế này gia tăng cường độ khi quân Bắc Hàn rút lui khỏi miền Nam.[33] Các lực lượng bán quân sự và cảnh sát, quân đội Nam Hàn, thường có sự nhận biết của giới quân sự Hoa Kỳ và không bị xét xử, đến phiên mình đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân cánh tả và những người có cảm tình với cộng sản trong những sự kiện như vụ tàn sát tù nhân chính trị của Nhà tù Daejeon và cuộc đàn áp đẩm máu trong vụ Nổi loạn Cheju. Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Triều Tiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là 100.000 người, và xát chết của những người này bị quăng vào các hố chôn tập thể.[48] Gần đây, Ủy ban Hòa giải và Tìm sự thật của Nam Hàn đã nhận được các báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắp đất nước nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước và trong suốt cuộc chiến. Trong những vụ khác, quân đội Nam Hàn cũng đã cho phá hủy
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 20 sur 25
một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy khi họ không thể nào giải tỏa những cây cầu đó trước khi quân địch đến. Các lực lượng Triều Tiên của cả hai phía thường xuyên vây bắt và ép buột tất cả các nam và nữ trong vùng hoạt động của họ nhập ngũ; hàng ngàn người trong số đó không bao giờ thấy trở về nhà nữa. Theo ước tính của R. J. Rummel, giáo sư tại Đại Học Hawaii, khoảng 400.000 công dân Nam Hàn bị bắt quân dịch phục vụ trong Quân đội Bắc Hàn.[33] Trước khi Quân đội Hoa Kỳ giải phóng Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Nam Hàn, ước tính có khoảng 83.000 công dân của thành phố này bị các lực lượng rút lui của Bắc Hàn mang đi và mất tông tích; vận mạng của họ vẫn không được biết đến.[49] Bắc Hàn vẫn khư khư nói rằng những người Nam Hàn đào trốn tự nguyện và không hề bị giam giữ chống lại ý muốn của họ.[50] Tài liệu giải mã của Hoa Kỳ nói rằng: "Có báo cáo nói rằng nhiều nhóm thường dân đông đảo, có nhóm bao gồm và có nhóm bị điều khiển bởi binh sĩ Bắc Hàn, đang thâm nhập vào các vị trí của Hoa Kỳ. Quân đội đã yêu cầu chúng ta ngăn chặn tất cả các đoàn thường dân tiến về vị trí của chúng ta. Cho đến bây giờ, chúng ta đã thực thi yêu cầu của quân đội theo mối quan tâm này." Tài liệu nói tiếp là đề nghị thiết lập một chính sách cứu xét lại việc thi hành.
Các tù nhân bị tàn sát bởi quân Bắc Hàn trong lúc rút lui tại Daejeon, Nam Hàn, tháng 10 năm 1950
Có lúc, quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ thường dân Triều Tiên nào hiện diện tại mặt trận mà tiến về các vị trí của họ là thù địch, và được lệnh "vô hiệu hóa" họ vì sợ bị xâm nhập. Việc này đưa đến các vụ tàn sát bừa bãi hàng trăm thường dân Nam Hàn bởi lực lượng Hoa Kỳ tại những nơi như No Gun Ri trong đó nhiều người tị nạn không tự vệ - đa số là phụ nữ, trẻ con và người già - bị quân đội Mỹ bắn chết và có thể đã bị Không quân Hoa Kỳ dội bom lên đầu. Gần đây, Hoa Kỳ đã thừa nhận là có chính sách ngăn chặn thường dân tại một số nơi ở mặt trận ở một số thời điểm. Tội ác chống tù binh chiến tranh Các tù binh chiến tranh bị cả hai phía của cuộc xung đột ngược đãi trầm trọng, tuy nhiên sự ngược đãi càng tệ hại hơn đối với tù binh bị bắt bởi những người cộng sản.
Nhiều kiểm chứng lịch sử đã cho thấy có các cuộc đánh đập thường xuyên, bỏ đói, lao động cưỡng bức, hành quyết tập thể và những cuộc đi bộ đường xa được biết với tên gọi "đường tử thần" do lực lượng cộng sản thực hiện chống các tù binh Liên hiệp quốc.[51] Các lực lượng Bắc Hàn đã gây ra một số cuộc tàn sát các binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt tại những địa danh như Đồi 312 và đồi 303[52] trong Vành đai Pusan, bên trong và xung quanh Daejeon; chuyện này xảy ra đặc biệt là trong các cuộc càn quét lúc đầu. Theo bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ: "Hơn 5.000 tù binh chiến tranh Mỹ chết vì hành động
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Một binh sĩ Hoa Kỳ bị các lực
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt phạm tội ác chiến tranh của cộng sản và hơn 1.000 người sống sót là nạn nhân của tội ác chiến tranh. (…) Khoảng chừng 2/3 tổng số tù binh chiến tranh Mỹ tại Triều Tiên chết vì tội ác chiến tranh."[53][54]
Page 21 sur 25
lượng Trung Hoa bắt làm tù binh và bị bắn vào đầu trong lúc tay vẫn còn bị trói sau lưng.
Phe cộng sản tuyên bố là họ đã bắt được trên 70.000 binh sĩ Nam Hàn tất cả, nhưng họ chỉ trao trả 8.000 trong số đó. Ngược lại, 76.000 tù binh chiến tranh Bắc Hàn được Nam Hàn trao trả.[55] Ngoài con số khoảng 12.000 chết trong lúc bị bắt, có đến 50.000 tù binh chiến tranh Nam Hàn có lẽ bị cưỡng bức bất hợp pháp gia nhập vào quân đội Bắc Hàn.[33] Theo Bộ Quốc phòng Nam Hàn, có ít nhất 300 tù binh chiến tranh vẫn còn bị giam giữ tại Bắc Hàn trong năm 2003. Vừa qua, một binh sĩ Nam Hàn đã trốn thoát từ Bắc Hàn và trở về nhà trong năm 2003,[56] kể từ năm 1994 đã có hơn 30 tù binh Nam Hàn đã trốn thoát khỏi Bắc Hàn. Bình Nhưỡng chối là không còn giữ bất cứ tù binh chiến tranh nào.
Di sản chiến tranh Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang đầu tiên của Chiến tranh lạnh và đặt chuẩn mực cho nhiều cuộc xung đột sau này. Nó tạo ra ý tưởng cho một cuộc chiến tranh giới hạn mà hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịu nhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc trong một cuộc chiến giữa hai quốc gia to lớn như thế. Các siêu cường tránh rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng như tránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nó cũng mở rộng Chiến tranh lạnh đến mức độ gây quan ngại phần lớn cho châu Âu. Cuộc chiến sau cùng đã đưa đến một sự củng cố liên minh trong khối Tây phương và sự tách rời Trung Hoa cộng sản ra khỏi khối Xô Viết. Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền Triều Tiên. Mặc dù Nam Hàn trì trệ về kinh tế trong thập niên theo sau chiến tranh, Nam Hàn sau đó đã có thể hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Ngược lại, kinh tế Bắc Hàn hồi phục nhanh chóng sau chiến tranh và cho đến khoảng năm 1975 đã vượt qua nền kinh tế của Nam Hàn. Tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Hàn từ từ chậm lại. Ngày nay, nền kinh tế Bắc Hàn quá sa sút và hàng năm phải cần nhận viện trợ thực phẩm để cứu đói trong khi nền kinh tế của Nam Hàn đang phát triển mạnh. Sách Dữ liệu Thế giới của CIA ước tính rằng Tổng sản lượng nội địa của Bắc Hàn là 40 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 3,34% tổng sản lượng nội địa của Nam Hàn là 1.196 tỉ đô la Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người một năm của Bắc Hàn là 1.800 đô la Mỹ[57], chỉ bằng 7,35% thu nhập bình quân đầu người/năm của Nam Hàn là 24.500 đô la Mỹ.[58] Một vùng phi quân sự được canh phòng dày đặc (DMZ) trên Vĩ tuyến 38 tiếp tục chia cắt bán đảo ngày nay. Thái độ chống cộng và chống Bắc Hàn vẫn còn hiện hữu tại Nam Hàn ngày nay, và đa số người Nam Hàn phản đối chính quyền Bắc Hàn. Tuy nhiên, một "Chính sách Thái Dương" đã được đảng cầm quyền (Đảng Uri) thực hiện. Đảng Uri và Tổng thống Roh thường bất đồng với Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận về Bắc Hàn. Đảng Đại Quốc gia (GNP) là đảng đối lập chính đối với Đảng Uri cho đến ngày nay vẫn duy trì chính sách chống Bắc Hàn. Cuộc chiến cũng có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Việc tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp họ trở thành một thành viên của NATO. Tại Hoa Kỳ, Chiến tranh Triều Tiên đã không nhận được sự chú ý của nhiều người như Đệ nhị Thế chiến hoặc Chiến tranh Việt Nam, vì vậy
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 22 sur 25
nó đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quên (The Forgotten War). Theo tường trình của NPR (Truyền thanh Công cộng Quốc gia) ngày 7 tháng 9 năm 2007, Tổng thống Bush đã phát biểu rằng lập trường của chính phủ ông là một hiệp ước hòa bình chính thức với Bắc Hàn chỉ có thể được ký kết khi nào mà miền bắc từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ.[59] Theo Tổng thống Bush, "Chúng ta trông đợi đến ngày khi chúng ta có thể chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Nó sẽ kết thúc - sẽ xảy ra khi ông Kim dẹp bỏ có kiểm chứng các vũ khí và chương trình vũ khí của ông ta."[60] Có một số người đã mô tả điểm này như một sự đảo ngược chính sách thay đổi chế độ, ám chỉ đến Bắc Hàn đã được phát biểu trước đây của ông Bush.[61]
Chú thích 1. ▲ Ngày này 29 tháng 8 năm 1950 (http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/august/29/newsid_3053000/3053107.stm). BBC. Được truy cập ngày 15-08-2007. 2. ▲ Cựu chiến binh vụ Canada - Chiến tranh Triều Tiên (http://www.vac-acc.gc.ca/general/sub.cfm?source=history/koreawar). Cựu chiến binh vụ Canada. Được truy cập ngày 15-08-2007. 3. ▲ Walker, Jack D. Thống kê sơ lược về Chiến tranh Triều Tiên (http://www.koreanwareducator.org/topics/brief/brief_account_of_the_korean_war.htm). Được truy cập ngày 15-08-2007. 4. ▲ Sự tham chiến của Pháp vào Chiến tranh Triều Tiên (http://www.info-france-usa.org/atoz/koreawar.asp). Đại sứ quán Pháp. Được truy cập ngày 15-08-2007. 5. ▲ Tù binh Nam Hàn (http://www.aiipowmia.com/inter27/in250107skoreapw.html). Được truy cập ngày 2007-08-15. 6. ▲ Tất cả các tổn thất của Chiến tranh Triều Tiên (http://www.aiipowmia.com/koreacw/kwkia_menu.html). Được truy cập ngày 15-08-2007. 7. ▲ Quan hệ phòng thủ Vương quốc Anh và Triều Tiên (http://www.britishembassy.gov.uk/servlet/Front? pagename=OpenMarket/Xcelerate/ShowPage&c=Page&cid=1101397831756). Văn phòng Tham tán Quốc phòng, Đại sứ quán Anh, Seoul. Được truy cập ngày 15-08-2007. 8. ▲ 8,0 8,1 8,2 Hickey, Michael. Chiến tranh Triều Tiên: tổng quan (http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/coldwar/korea_hickey_04.shtml). Được truy cập ngày 15-08-2007. 9. ▲ Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên (http://www.korean-war.com/turkey.html). Được truy cập ngày 15-08-2007. 10. ▲ Tiểu đoàn Pháp lên đường (http://www.dailymotion.com/video/x2eo52_depart-du-bataillon-francais-051119). Tài liệu dạng phim tin tức cuộn lưu trử của Pháp (Les Actualités Françaises) (11-05-2003). Được truy cập ngày 15-08-2007. 11. ▲ Xu, Yan. Chiến tranh Triều Tiên: Trong quan điểm Chi phí Hữu hiệu (http://www.nyconsulate.prchina.org/eng/xw/t31430.htm). Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại New York. Được truy cập ngày 15-08-2007. 12. ▲ Tưởng nhớ cuộc chiến bị lãng quên: Triều Tiên, 1950-1953 (http://www.history.navy.mil/ac/korea/korea1.htm). Trung tâm Lịch sử Hải quân. Được truy cập ngày 16-08-2007. 13. ▲ Chiến tranh chống Mỹ xâm lược và giúp đỡ Triều Tiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (http://english.people.com.cn/english/200010/26/eng20001026_53620.html). Nhật báo Nhân dân (bản tiếng Anh). Được truy cập ngày 16-08-2007. 14. ▲ James F, Schnabel. Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, Chính sách và Hướng dẫn: Năm thứ nhất, Chương 1 (http://www.army.mil/cmh-pg/books/pd-c-01.htm). Được truy cập ngày 19-08-2007. 15. ▲ Hiệp ước Sát nhập (Nhật Bản sát nhập Triều Tiên) (http://www.isop.ucla.edu/eas/documents/kore1910.htm). Trung tâm Nghiên cứu Đông Á phối hợp của Đại học USC và UCLA. Được truy cập ngày 19-08-2007. 16. ▲ 16,0 16,1 16,2 Goulden, Joseph C (1983). Triều Tiên: Câu chuyện chưa được kể về chiến tranh, tr. 17, McGraw-Hill.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 23 sur 25
17. ▲ Rustow, Dankwart A. Trật tự thế giới thay đổi và có dấu hiệu cho sự thống nhất Triều Tiên (http://www.hoseo.ac.kr/~css/institutes/archive/rustow.html). Viện nghiên cứu Trung-Xô, Đại học Hanyang. Được truy cập ngày 19-08-2007. 18. ▲ McCune, Shannon C (tháng 5 năm 1946), "Cơ bản địa lý cho biên giới Triều Tiên", Far Eastern Quarterly tháng 5 năm 1946 (số. 5): 286-287 19. ▲ Grajdanzev, Andrew (tháng 10 năm 1945), "Triều Tiên chia cắt", Far Eastern Survey XIV: 282 20. ▲ Grajdanzev, Andrew, Lịch sử về chiếm đóng Triều Tiên, vol. I, at 16 21. ▲ 21,0 21,1 21,2 Chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ và Liên Xô tại Triều Tiên (http://www.fsmitha.com/h2/ch24kor.html). MacroHistory. Được truy cập ngày 19-08-2007. 22. ▲ Chiến tranh Triều Tiên, 1950-1953, (trích dẫn từ Lịch sử Quân sự Mỹ, Volume 2 - bản mới 2005) (http://www.army.mil/cmh-pg/books/AMHV2/AMH%20V2/chapter8.htm). Được truy cập ngày 19-08-2007. 23. ▲ Lee Chong-sik (1978). Đảng Lao động Triều Tiên, Ấn bản Viện Hoover. 24. ▲ 24,0 24,1 Concharov, Sergei N; Lewis, John W. và Xue Litai (1995). Những đồng minh bất thường: Stalin, Mao, và Chiến tranh Triều Tiên, Stanford University Press. 25. ▲ Acheson, Dean (1969). Những năm của tôi ở Bộ ngoại giao (http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/acheson4.htm), tr.355-358, W.W. Norton, Inc.. 26. ▲ Chiến tranh Triều Tiên từ tài liệu do Liên Xô cung cấp, “Đánh giá chính trị của Chiến tranh Triều Tiên, 1949-51 bởi Evgueni Bajanov. Tiến sĩ. Evgueni Bajanov là Giám đốc Học viện Các vấn đề đương đại, Bộ Ngoại giao Nga, Moskva, Nga. Bài này ban đầu được giới thiệu tại hội nghị về "Chiến tranh Triều Tiên: Một sự đánh giá về ghi chép lịch sử," được tổ chứ ngày 24-25 tháng 7 năm 1995 tại Đại học Georgetown, Washington, DC, và được bảo trợ bởi Hội Triều Tiên, Hội Triều-Mỹ và Đại học Georgetown. [1] (http://www.kimsoft.com/2001/ussr-kr.htm) 27. ▲ Chiến tranh Triều Tiên từ tài liệu do Liên Xô cung cấp, “Đánh giá chính trị của Chiến tranh Triều Tiên, 1949-51 bởi Evgueni Bajanov. Tiến sĩ. Evgueni Bajanov là Giám đốc Học viện Các vấn đề đương đại, Bộ Ngoại giao Nga, Moskva, Nga. Bài này ban đầu được giới thiệu tại hội nghị về "Chiến tranh Triều Tiên: Một sự đánh giá về ghi chép lịch sử," được tổ chứ ngày 24-25 tháng 7 năm 1995 tại Đại học Georgetown, Washington, DC, và được bảo trợ bởi Hội Triều Tiên, Hội Triều-Mỹ và Đại học Georgetown. [2] (http://www.kimsoft.com/2001/ussr-kr.htm) 28. ▲ 28,0 28,1 28,2 28,3 28,4 Appleman, Roy E (1998). Phía nam Naktong, phía bắc Sôn Áp Lục (http://www.army.mil/cmh/books/korea/20-2-1/toc.htm), phần. 15, các trang 381, 545, 771, 719, Bộ Lục quân. 29. ▲ [http://www.australianhistory.org/korean-war.php Lịch sử Úc: Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) 30. ▲ Tổng thống Harry S. Truman (25 tháng 6 năm 1950). "Giải pháp đề ngày 25 tháng 6 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi Bắc Hàn rút quân về vĩ tuyến 38 và ngưng các cuộc tấn công thù nghịch giữa Nam và Bắc Hàn (http://www.trumanlibrary.org/whistlestop/study_collections/korea/large/week1/kw_3_1.htm)". Thư viện Truman. Truy cập ngày 20-08-2007. 31. ▲ LaFeber, Walter (1997). Mỹ, Nga và Chiến tranh lạnh, 1945-1996 (8ª ed.), Nhà xuất bản McGraw-Hill.. 32. ▲ Gromyko, Andrei A. Về sự can thiệp của Mỹ tại Triều Tiên, 1950 (http://www.fordham.edu/halsall/mod/1950-gromyko-korea.html). Modern History Sourcebook. Được truy cập ngày 21-08- 2007. 33. ▲ 33,0 33,1 33,2 33,3 Rummel, R.J. Thống kê về tàn sái dân sự (http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.CHAP10.HTM), Chương 10, Thống kê về các vụ tàn sát dân sự của Bắc Hàn, ước tính, tính toán, và nguồn. 34. ▲ 34,0 34,1 34,2 Schnabel, James F (1992). Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên: Chính sách và Hướng dẫn: Năm đầu tiên (http://www.army.mil/cmh/books/P&D.HTM), 155-192, 212, 304, Trung tâm Lịch sử Quân sự. 35. ▲ 35,0 35,1 Viện Lịch sử Quân sự Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên: Viện lịch sử Quân sự Triều Tiên bộ 3 cuốn, cuốn 1, tr.730, cuốn 2, tr. 512-529, Bison Books, Ấn bản Đại Học Nebraska. 36. ▲ Donovan, Robert J (1996). Những năm náo động: Nhiệm kỳ tổng thống cuả Harry S. Truman 1949-1953, tr. 285, Ấn bản Đại học Missouri. 37. ▲ Cohen, Eliot A; Gooch, John (2005). Những điều không may về quân sự: Mổ xẻ nguyên nhân thất bại trong chiến tranh, tr. 165-195, Ấn bản Tự do. 38. ▲ Hopkins, William (1986). Không kèn trống: Thủy quân lục chiến tại Hồ Chosin, Algonquin. 39. ▲ Chuẩn đô đốc Doyle, James H & Arthur J Mayer (April 1979), "Tháng 12 năm 1950 tại Hungnam", U.S. Naval Institute Proceedings vol. 105 (no.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 24 sur 25
4): pp. 44-65 40. ▲ Watson, Robert J; Schnabel, James F. (1998). Bộ tổng tư lệnh và Chính sách quốc gia, 1950-1951, Chiến tranh Triều Tiên, 1951-1953, Chiến tranh Triều Tiên (Lịch sử Bộ tổng tham mưu, quyển III, phần I và II), phần 1, tr. v; phần 2, tr. 614, Văn phòng Lịch sử kết hợp, Văn phòng Tổng tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ. 41. ▲ Tướng tư lệnh, Không lực Viễn Đông (1951), Bản ghi nhớ gởi Tư lệnh Không đoàn Oanh tạc cơ 98, Okinawa 42. ▲ Tiểu sử Lý Thừa Vãn: Lý chỉ trích các cuộc tiếp xúc hòa bình (http://korea50.army.mil/history/biographies/rhee.shtml). Tiểu sử Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên. Được truy cập ngày 22-08-2007. 43. ▲ Xu, Yan (29-07-2003). Chiến tranh Triều Tiên: trong quan điểm chi phí hữu hiệu (http://www.nyconsulate.prchina.org/eng/xw/t31430.htm). Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại New York. Được truy cập ngày 12-08-2007. 44. ▲ CW2 Sewell, Stephen L. Các phi cơ của Không lực Viễn đông và Liên hiệp quốc sử dụng tại Triều Tiên và mất mát từng loại (http://koreanwar.com/AirWar/AircraftType-LossList.html). Korean-War.com. Được truy cập ngày 22-8-2007. 45. ▲ Các phi công xuất sắc trong Chiến tranh Triều Tiên, các phi công phản lực cơ USAF F-86 Sabre (http://www.acepilots.com/korea_aces.html). AcePilots.com. Được truy cập ngày 22-08-2007. 46. ▲ Harrison R. Thyng (http://sabre-pilots.org/classics/v101thyng.htm). Các phản lực cơ cổ điển Sabre. Được truy cập ngày 24 Dec, 2006. 47. ▲ Knightley, Phillip (1982). Tổn thất đầu tiên: Phóng viên chiến trường trong vai anh hùng, tuyên truyền và người tạo ra huyền thoại, p 334, Quartet. 48. ▲ Toussaint, Éric (11-04-2006). Nam Hàn: sự thần kỳ hé mở (http://www.cadtm.org/article.php3?id_article=1847). Ủy ban xóa nợ thế giới thứ ba của Bỉ. Được truy cập ngày 22-08-2007. 49. ▲ Choe, Sang-Hun. “Nữa thế kỷ chờ một người chồng bị Bắc Hàn bắt cóc (http://www.iht.com/articles/2007/06/25/news/missing.php)”, Báo International Herald Tribune:Á châu Thái Bình Dương, 25-06-2007. Địa chỉ URL được truy cập 22-08-2007. 50. ▲ “Nam Hàn hối tiếc vụ người tị nạn lẫn lộn với binh sĩ địch (http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/6274297.stm)”, Đài truyền thông Vương quốc Anh (BBC), 18-01-2007. Địa chỉ URL được truy cập 22-08-2007. 51. ▲ Carlson, Lewis H (2003). Tưởng nhớ các tù binh của một cuộc chiến bị lãng quên: Lịch sử kể lại về tù binh Chiến tranh Triều Tiên, St. Martin's Griffin. 52. ▲ Lakshmanan, Indira A.R (1999). Vụ tàn sát Đồi 303 (http://www.rt66.com/~korteng/SmallArms/hill303.htm). Boston Globe. Được truy cập ngày 22-08-2007. 53. ▲ Van Zandt, James E (Tháng 2 năm 2003). `Anh sắp phải chết, một cái chết kinh hoàng' - Chiến tranh Triều Tiên - tội ác mà quân Bắc Hàn gây ra trong Chiến tranh Triều Tiên (http://findarticles.com/p/articles/mi_m0LIY/is_6_90/ai_97756107). VFW Magazine. Được truy cập ngày 22-08-2007. 54. ▲ Cựu tù binh chiến tranh Mỹ (http://www1.va.gov/vhi/docs/pow_www.pdf), Bộ Cựu chiến binh. 55. ▲ Lee, Sookyung (2007). Ít khi biết đến, nhưng vẫn chưa quên, tù binh chiến tranh Nam Hàn kể chuyện của họ (http://www.aiipowmia.com/inter27/in250107skoreapw.html). AII POW-MIA InterNetwork. Được truy cập ngày 22-08-2007. 56. ▲ “Tù binh chiến tranh Nam Hàn mừng rỡ vì trốn thoát (http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/3409835.stm)”, Đài truyền thông BBC, 19-01-2004]]. Địa chỉ URL được truy cập 22-08-2007. 57. ▲ Dữ liệu về Bắc Hàn (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/kn.html). CIA World Factbook (20-09-2007). Được truy cập ngày 01-10-2007. 58. ▲ Dữ liệu về Nam Hàn (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ks.html). CIA World Factbook (20-09-2007). Được truy cập ngày 01-10-2007. 59. ▲ Gonyea, Don. “Hoa Kỳ, Nam Hàn khác với Bắc Hàn (http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=14232869)”, Truyền thanh Công cộng Quốc gia (NPR), 07-08-2007. Địa chỉ URL được truy cập 22-08-2007. 60. ▲ “Bắc Hàn đồng ý cho phép các thanh sát viên hạt nhân (http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=14232535)”, Truyền thanh Công cộng Quốc gia (NPR), 07-08-2007. Địa chỉ URL được truy cập 22-08-2007. 61. ▲ Goldenberg, Suzanne. “Việc thay đổi chính sách mang lại hy vọng cho Hoa Kỳ sự thành công về Bắc Hàn (http://www.smh.com.au/news/world/policy-shift-offers-us-hope-of-n-korea-success/2007/09/04/1188783237179.html)”, Sydney Morning Herald, 05-
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007
Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt
Page 25 sur 25
08-2007. Địa chỉ URL được truy cập 22-08-2007.
Liên kết ngoài n n n n n n n n n n n n n
n
Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Triều Tiên (http://www.koreanwarcenter.org/index.html) Tài liệu Chiến tranh Triều Tiên (http://www.rt66.com/~korteng/SmallArms/) Đài tưởng niệm Trẻ em Chiến tranh Triều Tiên (http://www.koreanchildren.org/) Cao đẳng Calvin, Ảnh hưởng của chiến tranh lên nhân dân Triều Tiên (http://www.calvin.edu/news/releases/2001_02/korea.htm) Facts and texts on the War (http://www.paulnoll.com/Korea/War/index.html) BBC: Tiến hành Quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên (http://www.bbc.co.uk/history/war/coldwar/korea_usa_01.shtml) Tộc ác chống người Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên (http://www.koreanwar-educator.org/topics/atrocities.htm#types) Tội ác do người Mỹ gây ra trong Chiến tranh Triều Tiên (http://www.hartford-hwp.com/archives/55a/099.html) Một loạt 27 bản đồ (http://www.cotf.edu/ete/images/modules/korea/koreanw.mov) diễn tả năng động của mặt trận. Minh hoạt các chiến dịch năm 1950 (http://www.geocities.jp/whis_shosin/koreanwar1950english.html) Minh hoạt các chiến dịch năm 1951 (http://www.geocities.jp/whis_shosin/koreanwar1951english.html) Phim về tù binh chiến tranh, nhồi sọ và Chiến tranh Triều Tiên (http://fornits.com/anonanon/articles/200103/20010330-258.htm) Tài liệu lưu trử điện tử của Đài truyền hình CBC- Những anh hùng bị lãng quên: Canada và Chiến tranh Triều Tiên (http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-112/conflict_war/korea/) Trung Hoa kỷ niệm 50 năm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên (http://www.china.org.cn/e-America/index.htm)
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn” Thể loại: Bài viết chọn lọc | Chiến tranh Triều Tiên | Thập niên 1950 | Nội chiến | Triều Tiên | Hàn Quốc
n n
Sửa đổi lần cuối lúc 17:56, ngày 30 tháng 10 năm 2007. Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết). Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19/11/2007