Toan'

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Toan' as PDF for free.

More details

  • Words: 2,325
  • Pages: 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 3R TẠI PHƯỜNG NGUYỄN DU – QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI

1

Người thực hiện

: SV. NGUYỄN KHÁNH TOÀN

Lớp

: Môi trường A

Khoá

: 49

Ngành

: Môi trường

Người hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG

Địa điểm thực hiện

: Xí nghiệp môi trường đô thị 1 - Hà Nội

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Phần 1: Mở đầu Phần 2: Tổng quan tài liệu

Phần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Kết luận và kiến nghị

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Thu gom rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng đặc biệt đối với các khu, cụm tuyến dân cư trên địa bàn các quận của thành phố Hà Nội, việc lựa chọn mô hình xử lý rác cho phù hợp và ít tốn kém lại càng khó khăn hơn.

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Để thực hiện tốt công tác quản lý, thu gom rác thải, Cty MTĐT Hà Nội đã thực hiện dự án thí điểm bao gồm: - Phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn; - Giáo dục môi trường, - Truyền thông về 3R; mở rộng các hoạt động 3R tới toàn thành phố...dự án sẽ thực hiện trong 3 năm (từ tháng 12/2006 - 2009), áp dụng phân loại rác thải tại nguồn trên một số địa bàn thuộc 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa- phạm vi áp dụng chưa được rộng rãi.

Do vậy tôi thực hiện đề tài “Tình hình áp dụng chương trình 3R tại phường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng-Hà Nội” nhằm tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của chương trình 3R đối với môi trường và hiệu quả của nó.

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU

1.2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá hiệu quả của chương trình 3R đến quản lý và phân loại rác thải, nhằm quản lý rác thải ngày càng hiệu quả.

Đưa ra kiến nghị thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

PHẦN 3- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của phường Nguyễn Du. 3.2. Nội dung nghiên cứu: Tình hình quản lý rác thải trước khi áp dụng chương trình 3R.  Quá trình thực hiện chương trình 3R trên địa bàn phường.  Hiệu quả của chương trình 3R đến công tác quản lý rác thải.  Hiệu quả của chương trình 3R đến thu gom, phân loại, xử lý rác thải

3.3. Phương pháp nghiên cứu:  Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan chuyên môn, sách báo, tạp chí, website.  Điều tra thu thập thông tin về việc thực hiện 3R tại khu vục nghiên cứu bằng phỏng vấn trực tiếp và sử dụng bảng hỏi lập sẵn  Xác định lượng rác thải bằng đo thể tích, cân khối lượng, phân tích, thống kê, phân loại thành phần rác thải.  Phân tích và xử lý kết quả bằng Excel.

3R là gì?

3R

= Reduce, Reuse, Recycle = Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế

Tại sao 3R lại cần thiết?   



Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên Tiết kiệm được diện tích chôn lấp Ngăn chặn sự suy thoái môi trường Trách nhiệm của Việt Nam với thế giới về Bảo vệ môi trường

Các loại rác được phân loại

Chất thải hữu cơ

Phân loại rác tại nguồn!

Chất thải có thể tái chế

Chất thải vô 10 10 cơ

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình quản lý rác thải của phường Nguyễn Du trước khi thực hiện chương trình 3R D iÔ nb iÕ nl­în gr¸cq u ac¸cn ¨m 325 324 TÊn

323 322

Khèi l­îngr¸c

321 320 319 318 2003

2004

2005

Hình 1: Diễn biến lượng rác thải qua các năm Lượng rác trung bình thải ra trên địa bàn phường Nguyễn Du tương đối ổn định qua các năm, ít có sự biến động

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.2. Nhận thức của phường Nguyễn Du về quản lý chất thải 4.2.1. Nhận thức của các hộ gia đình về quản lý chất thải: Bảng 1. Hiểu biết của người dân về 3R Tần suất

%

Có biết về 3R

24

24

Không biết nhưng có nghe

17

17

Không biết

58

58

Không điền phiếu

1

1

100

100

Tổng

 Đa số người dân không có khái niệm rõ ràng về 3R vì trên một nửa số người trả lời phiếu hỏi hoàn toàn không biết về 3R.  Nếu kể cả những người trả lời rằng họ không biết về 3R nhưng có nghe nói đến nó thì có đến trên ¾ số người tham gia trả lời phiếu hỏi không biết về 3R. Như vậy 3R là một khái niệm mới đối với đa số những người tham gia trả lời

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.2. Nhận thức của phường Nguyễn Du về quản lý chất thải 4.2.2. Nhận thức của các cơ sở kinh doanh về quản lý chất thải: Bảng 2. Hiểu biết về phân loại chất thải và 3R Phân loại tại nguồn

Hiểu biết về 3R

Tần suất

%

Tần suất

%

Không điền phiếu

1

2,5

2

5

Có biết

1

2,5

1

2,5

Biết nhưng không rõ

16

40

15

37,5

Không biết

22

55

22

55

Tổng

40

100

40

100



Đa số các doanh nghiệp không biết về chương trình phân loại rác tại nguồn của URENCO Hà Nội cũng như không biết về khái niệm 3R.



Có 55% số doanh nghiệp tham gia trả lời phiếu hỏi cho biết họ không biết về chương trình phân loại rác tại nguồn của URENCO Hà Nội và 3R.

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.3. Quá trình thực hiện chương trình 3R trên địa bàn phường Bảng 3: Tổng lượng rác thải trung bình hàng tháng năm 2007 Đơn vị: tấn

Khối

lượng

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

TB

325

334

324

321

323

329

325

327

324

323

324

328

325,6

Trung bình lượng rác thải hàng tháng của phường Nguyễn Du là 325,6 tấn/tháng và 10,7 tấn/ngày; chiếm 3,6% tổng khối lượng phát sinh toàn quận. Trong đó, tháng 2 là tháng trùng vào dịp Tết nguyên đán- nhu cầu mua bán tăng mạnh nên lượng rác thải ra là lớn nhất

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.3. Quá trình thực hiện chương trình 3R trên địa bàn phường 4.3.1. Kết quả khảo sát lượng phát thải rác hộ gia đình Bảng 4: Lượng rác phát thải hộ gia đình phường Nguyễn Du Lượng phát thải bình quân của hộ tính theo tuần (kg/hộ/tuần) Thu nhập cao

12,7

Thu nhập trung bình

11,1

Thu nhập thấp

16,1

TB chung hộ/tuần

13,0

Lượng phát thải tính bình quân trên đầu người theo tuần (kg/người/tuần) Thu nhập cao

3,23

Thu nhập trung bình

3,34

Thu nhập thấp

3,56

TB chung hộ/tuần

3,34

Lượng phát thải tính bình quân người/ngày (kg/người/ngày) TB chung người/ngày

0,48

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.3. Quá trình thực hiện chương trình 3R trên địa bàn phường 4.3.1. Kết quả khảo sát lượng phát thải rác hộ gia đình Bảng 5: Tỷ lệ các thành phần rác thải hộ gia đình (Căn cứ kết quả phân loại rác hộ gia đình ) Phường Nguyễn Du Thành phần chất thải

Hộ thu nhập cao

Hộ thu nhập TB

Hộ thu nhập thấp

Tổng

Trọng lượng

%

Trọng lượng

%

Trọng lượng

%

Trọng lượng

%

1. Hữu cơ

23,60

53,39

24,20

45,32

26,50

69,28

74,30

54,69

2. Giấy

4,10

9,28

4,10

7,68

3,10

8,10

11,30

8,32

3.Nhựa, chất dẻo

4,05

9,16

4,60

8,61

3,55

9,28

12,20

8,98

4. Kim loại

0,65

1,47

2,40

4,49

0,50

1,31

3,55

2,61

5. Thuỷ tinh

2,90

6,56

2,00

3,75

0,40

1,05

5,30

3,90

6. Da, cao su

0,30

0,68

0,00

0,00

0,00

0,00

0,30

0,22

7. Vải

0,20

0,45

0,70

1,31

0,20

0,52

1,10

0,81

8. Chất độc hại

0,10

0,23

0,10

0,19

0,00

0,00

0,20

0,15

9. Khác

8,30

18,78

15,30

28,65

4,00

10,46

27,60

20,32

Tổng

44,2

100

53,4

100

38,25

100

135,85

100

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.3. Quá trình thực hiện chương trình 3R trên địa bàn phường 4.3.2. Kết quả khảo sát rác thải phát sinh tại các điểm công cộng

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.4. Hiệu quả của chương trình 3R đến công tác quản lý rác thải  Chương trình 3R đã giúp công tác quản lý rác thải một cách chặt chẽ, thống nhất được các hoạt động của từng thành phần tham gia: xí nghiệp môi trường, nhà máy xử lý rác, người dân...  Dự án triển khai hoạt động Phân loại rác tại nguồn nhằm gắn kết các bên liên quan: đơn vị thu gom – người dân thải rác - nhà máy xử lý rác - nông dân sử dụng phân bón chế biến từ rác hữu cơ. Các bên liên quan sẽ phối hợp, cùng nhau quản lý rác thải, tạo ra mối quan hệ thân thiết, thiết lập được chu trình xử lý: rác - sản phẩm rác - sản phẩm.  Ngoài các nhà máy thu gom rác, chế biến rác, có hai thành phần “tư nhân” đóng góp quan trọng vào thành công của dự án. Đó là người nông dân (người tiêu thụ “đầu ra” cho rác) và tổ trưởng tổ dân phố (để đôn đốc từng gia đình, từng tổ dân phố tham gia phân loại rác thải).

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.5. Hiệu quả của chương trình 3R đến thu gom, phân loại và xử lý rác thải

Rác hợp đồng, Lá và bùn

Tiêu dùng

Xả thải 10.7 tấn/ ngày

6.2 tấn/ ngày Phân loại rác tại nguồn 1.6

4.5 tấn/ ngày

tấn/ ngày (Rác vô cơ)

Bãi chôn lấp

(Rác vô cơ...)

Sản xuất

7.8 tấn/ ngày

Nguyễn Du

Rác tái chế phân loại bơi CN thu gom

6.6 kg/ ngày

Phân hữu cơ (Rác hữu cơ)

2.9 tấn/ ngày

Hình 2 -Dòng rác thải tại phường Nguyễn Du Như vậy, có thể thấy rằng, cứ mỗi tháng người dân phường Nguyễn Du đã góp phần giảm thiểu được một khối lượng rác thải phải mang đi chôn lấp lên tới 87 tấn rác.

PHẦN 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 6: Ý kiến của người dân trong vùng thực hiện thí điểm về tình trạng vệ sinh

Nguyễn Du (%)

Sạch hơn hẳn

46,8

Sạch hơn

43,2

Không thay đổi Bẩn hơn

9 0,9

PHẦN 5- KẾT LuẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 

Hiện trạng rác thải: Tỷ lệ rác hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất



Mô hình phân loại rác tại nguồn theo dự án 3R có những ưu điểm lớn hơn hẳn so với mô hình cũ (đang hiện hành) : Góp phần bảo vệ môi trường vì có tới hơn 90% số người dân được hỏi trả lời rằng tình trạng vệ sinh môi trường tại địa bàn tốt hơn so với thời gian trước đây do thu hồi được phần lớn lượng rác thải hữu cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý rác thải vô cơ. Nhờ có chương trình 3R đã chuyển được 87 tấn rác hữu cơ thành phân bón/tháng Tiết kiệm tài nguyên hơn: lượng rác tái chế là khá cao (6,6kg/ngày) sẽ được chuyển đến các cơ sở, làng nghề tái chế và tái sử dụng lại. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của mô hình này. Nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho người dân.

PHẦN 5- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.2 Kiến nghị  Vai trò của cộng đồng trong mô hình 3R là đặc biệt quan trọng vì vậy cần phải tổ chức tuyên truyền để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho cộng đồng.  Cần phải duy trì hệ thống thu gom bằng thùng thu gom tập kết. Cần phải nghiên cứu về một loại thùng mới với tiêu chí bền hơn, nhẹ hơn và to hơn.  Phải tiến hành kết hợp đầy đủ việc tái chế và tái sử dụng sau khâu phân loại tại nguồn để tận dụng được những ưu điểm của mô hình tạo thành vòng khép kín của việc tận dụng rác thải là nguồn tài nguyên.  Tiếp tục tập huấn cho công nhân là cần thiết.  Hệ thống này cần phải được cân nhắc khi mở rộng ra các khu vực khác của thành phố. Việc thu gom rác cách nhật nên được áp dụng theo từng bước, từng giai đoạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Related Documents

Toan'
June 2020 8
Toan.
November 2019 15
Ke Toan
November 2019 21
Toan C2
November 2019 9
Toan-de1dutrub2007
June 2020 0
Toan-de2dutrub2007
June 2020 0