IV/ TIN TỨC: * Tháng 5, tháng hoa, tháng kính Đức Mẹ, anh em Gia trưởng thúc giục nhau đi tham dự các buổi đọc kinh lần hạt chung của giáo xứ và tại liên gia, đồng thời cộng tác vào việc tổ chức rước kiệu Đức Mẹ cách long trọng để tỏ lòng con thảo với Mẹ chúng ta. * Ngày CN 03/ 04/ 2005, tại Nhà Thờ Hiệp Đức, Hội Gia trưởng Hạt Hàm Thuận Nam tĩnh tâm họp mặt năm 2005. cùng đến tham dự có Cha Tổng đặc trách GTGP, Cha Hạt Trưởng, Cha Đặc trách GT Hạt, quý Cha, quý Thầy, BĐD GT GPPT, BĐD GT Hạt Hàm Tân, BĐD GT Hạt Phan Thiết, HĐMV Hạt Hàm Thuận Nam, HĐMV Gx Hiệp Đức, Ban trị sự Hội Bà Mẹ Công Giáo Hạt và 516 Hội viên đại diện cho 2.394 Hội viên Gia trưởng trong toàn Hạt. Sau phần khai mạc, các Hội viên đã sốt sắng tham dự Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Phaolô chủ tế. Trong phần diễn giảng, Đức Cha đã dạy bảo anh em Gia trưởng biết kín múc nguồn sống nơi Thánh Thể Chúa Giêsu để thánh hoá và phát triển tình yêu trong gia đình. Hãy noi gương Chúa Giêsu sống lao động, yêu thương và phục vụ lẫn nhau để tạo cho gia đình một cuộc sống an bình và thánh thiện. Cha Tổng đặc trách đã đến chia sẻ với anh em Gia trưởng, Cha đặc trách Gia trưởng Hạt đã giúp anh em Gia trưởng tìm hiểu về Năm Thánh Thể với đề tài “ Lạy Ngài, xin ở lại với chúng con”. Sau giờ cơm trưa, gia trưởng các giáo xứ, giáo họ đã hăng say thi đua học hỏi giáo lý và phụ diễn. Kết quả Gia trưởng Vinh An đã dành được ưu thế nhất. Ngày tĩnh tâm họp mặt Gia trưởng Hạt Hàm Thuận Nam kết thúc tốt đẹp. *Ngày 16/ 04/ 2005, Cha Tổng đặc trách GTGP, Ban Đại Diện GTGP, Gia trưởng Hạt Phan Thiết đã đến chúc mừng Đức Cha Nicolas nhân kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo Phận Phan Thiết ( 17/ 04/ 75 – 17/ 04/ 2005) và đến chúc mừng Đức Cha Phaolô nhân Ngài vừa được Giáo Hội bổ nhiệm cai quản Giáo Phận Phan Thiết ( 05/ 04/ 2005). Đoàn cũng đã đến thăm Cha đặc trách Gia trưởng Hạt Hàm Thuận Nam (quản xứ Vinh Lưu), Cha quản xứ và Tân Ban Đại Diện Gia trưởng giáo xứ Thanh Hải. V/ TÂM TÌNH GIA TRƯỞNG: Vì khiêm hạ, Đức Kitô đã trót bỏ phận Thiên Chúa, nhập thể làm người, sống kiếp tôi đòi lầm than vất vả như chúng con. Vì thảo hiếu, Chúa đã vâng lời Chúa Cha, đến nỗi phải chấp nhận một cái chết thê thảm trên thập tự để cứu chuộc chúng con. Xin cho mỗi người Gia trưởng chúng con luôn hết lòng tri ân cảm tạ và thần phục suy tôn Chúa, để sau này chúng con sẽ được hưởng phúc vinh quang trong Nước Chúa.
Tình Cha LIEÂN LAÏC GIA TRÖÔÛNG
01. 05. 2005 Soá 026
Naêm 2005 – NAÊM THAÙNH THEÅ
I/ Thông điệp Bí tích Thánh Thể của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ban hành ngày 17/ 04/ 2003: CHIÊM NGẮM CHÚA GIÊSU TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ Qua thông điệp này, tôi (Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II) muốn khơi lại “tâm tình ngưỡng mộ Thánh Thể”, trong đường hướng của di sản Năm Thánh mà tôi đã muốn lưu lại cho Giáo Hội qua Tông thư Bước vào ngàn năm thứ ba và Tông thư Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, là đỉnh cao của nó. Chiêm ngắm khuôn mặt của Chúa Kitô, chiêm ngắm với mẹ Maria, đó là “chương trình” mà tôi đã vạch ra cho Giáo Hội và lúc bình minh của ngàn năm thứ ba, kêu mời Giáo Hội ra khơi trên đại dương của lịch sử với nhiệt tình tân phúc âm hoá. Chiêm ngắm Chúa Kitô đòi buộc mọi người phải biết nhận ra Người bất cứ nơi nào Người tỏ hiện, trong nhiều cách thế hiện diện của Người, nhưng trên hết, trong bí tích sống động của Mình và Máu Người. Giáo Hội sống nhờ Chúa Kitô Thánh Thể, nhờ Người, Giáo Hội được nuôi dưỡng, nhờ Người, Giáo Hội được soi sáng. Bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin, và đồng thời là một “mầu nhiệm ánh sáng”. Mỗi lần Giáo Hội cử hành bí tích này, giáo dân có thể một cách nào đó sống lại kinh nghiệm của hai môn đệ làng Em-mau: “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (Lc 24, 31) (số 06). II/ LỜI CHÚA: “ Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết phải duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài
phải mở miệng tuyên xưng rằng: “ Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Philipphê 2. 6 – 11). SUY NIỆM: Sau khi chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa Cha, Đấng đã thi ân giáng phúc cho ta được hưởng muôn vàn ân huệ của Thánh Thần, Thánh Phaolô lại hướng tâm trí chúng ta về Chúa Giêsu Kitô để cảm tạ suy tôn Người. Chúng ta cảm tạ suy tôn Đức Giêsu Kitô vì: - Người là Ngôi Hai, đồng bản tính với Thiên Chúa Cha, ngang hàng và quyền năng như Thiên Chúa Cha, thế mà Người đã khiêm hạ khước từ địa vị cao sang ấy. - Người, vì yêu thương nhân loại, đã trút bỏ vinh quang Thiên Chúa, nhập thể làm thân nô lệ, sống cuộc đời của loài người, giống chúng ta hoàn toàn, chỉ trừ tội lỗi. - Người, bởi tình thương vô biên đối với loài người, nhất là tình thảo hiếu đối với Cha trên trời, đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi sẵn sàng chịu chết khổ nhục trên cây thập tự. Nhờ cái chết này, chúng ta mới được giải phóng khỏi ách Satan, khỏi nô lệ tội lỗi, được ban ơn cứu độ để trở nên con cái Thiên Chúa. - Người, mặc dầu đã chết để chuộc tội nhân loại, song vẫn không cho thế là đủ, mà còn lấy Thịt Máu mình làm của nuôi linh hồn chúng ta. Nhờ đó chúng ta được tràn đầy sức mạnh, một thứ tối cần thiết cho cuộc hành trình về Quê Trời. Do những công trạng lớn lao như vậy, Thiên Chúa Cha đã suy tôn Người và ban tặng Người danh hiệu Giêsu, danh hiệu trổi vượt mọi danh hiệu, đến nỗi khi nghe danh thánh ấy, ma qủy phải khiếp run, mọi loài trên trời dưới đất đều phải suy tôn thần phục và lớn tiếng tung hô: Đức Giêsu Kitô là Chúa. Đức Giêsu Kitô hôm qua là Thiên Chúa toàn năng, hôm nay vẫn là Thiên Chúa toàn năng và mãi mãi cũng vẫn là Thiên Chúa toàn năng. Vinh dự và hạnh phúc thay cho chúng ta là những kẻ biết Người và thuộc về Người. Nhờ Người mà cuộc sống chúng ta trên trần thế này mới thực sự có ý nghĩa. Và cũng nhờ Người niềm hy vọng sẽ được sống vinh quang với Người chắc chắn sẽ được thực hiện. Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con xin sấp mình thờ lạy, suy tôn và cảm tạ Chúa đến muôn đời. III/ TRANG HỌC TẬP VỀ NĂM THÁNH THỂ: 1. Cho biết ý nghĩa của tư thế đứng trong Thánh Lễ ? - Dấu chỉ kính trọng ( khi đi rước và đọc Phúc Âm).
- Cử chỉ cầu nguyện của người Do Thái và các Kitô hữu tiên khởi ( khi đọc kinh Lạy Cha). - Cử chỉ được dành riêng trong suốt mùa Phục Sinh ( Giáo Hội Sơ khai cấm quì trong suốt mùa Phục Sinh). - Thái độ của người trông chờ Chúa đến trong vinh quang. 2. Cho biết ý nghĩa của tư thế quì trong Thánh Lễ ? - Dấu chỉ của lòng sám hối. - Thái độ của người khi cầu nguyện riêng. - Cử chỉ tôn thờ trước Thánh Thể. 3. Cho biết ý nghĩa của tư thế ngồi trong Thánh Lễ ? - Thái độ của bậc tiến sĩ và thầy dạy (toà của giám mục). - Thái độ của người lắng nghe. - Thái độ chiêm niệm và cầu nguyện riêng. 4. Cho biết ý nghĩa của tư thế phủ phục trong một số Thánh Lễ ? - Thái độ cầu nguyện thường thấy trong Kinh Thánh. - Lời nài xin trọng thể ( trong nghi lễ Phong chức hay Thánh hiến, khi đọc kinh Cầu Các Thánh). 5. Cho biết ý nghĩa biểu tượng của nến và ánh sáng trong Thánh Lễ ? - Biểu tượng Chúa Kitô (nến Phục Sinh). - Biểu tượng ân sủng (nến sau khi chịu Thanh tẩy, khi Rước lễ lần đầu hay Bao đồng). - Biểu tượng thái độ tỉnh thức (nến bàn thờ, khi đi rước, khi đọc kinh, cạnh quan tài). - Biểu tượng đời sống thánh hiến vì vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi anh em (Đức Paul VI).