SUY NIỆM: Chúa Giêsu đã làm một phép lạ vô cùng ngoạn mục! Thật vậy chỉ trong giây lát, Ngài đã hoá bánh ra nhiều đủ cung cho năm ngàn người no nê phỉ chí, sau đó còn thu được mười hai thúng bánh vụn còn dư. Đây là diễn tiến phép lạ này: Trước hết chúng ta thấy dân chúng các nơi đổ xô đến với Chúa, chắc là cũng có những kẻ đến vì hiếu kỳ, muốn xem Chúa làm phép lạ. Tuy nhiên không thiếu những người vì hâm mộ Lời Chúa nên đến để nghe Ngài giảng dạy. Quả thực họ đã say mê nghe Lời Chúa đến quên cả về nhà ăn uống. Trước tấm lòng nhiệt thành của dân chúng, Chúa liền nghĩ đến việc họ ăn. Nhưng lấy đâu ra bánh để phân phát cho một số đông như thế. Có bỏ ra 200 đồng (tiền lương của 200 ngày công hồi đó) mà mua bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút đỉnh. Vậy mà Chúa giải quyết được đó. Ngài chỉ cần có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá của một em nhỏ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để đãi năm ngàn người một bữa no nê. Và để không lãng phí của Trời, Chúa đã bảo mười hai tông đồ, mỗi ông một thúng đi lượm những miếng bánh thừa và thúng của vị nào cũng đầy ắp. Qua câu chuyện phép lạ này, chúng ta học được những bài học sau đây: Bài học thứ 1: Chúng ta cần phải bắt chước những người Do Thái này trong việc hâm mộ học hỏi và lắng nghe Lời Chúa. Xưa Chúa trực tiếp dạy dỗ họ, nay ta không được diễm phúc đó, nhưng Lời Chúa trong Kinh Thánh đó cũng chính là Chúa, đồng thời có Giáo Hội đại diện Chúa qua các vị chủ chăn dạy dỗ chúng ta. Chúng ta chỉ cần tích cực và chăm chú lắng nghe Lời Chúa chắc chắn sẽ thấm nhập vào tâm trí và dần dần biến đổi chúng ta nên tốt. Bài học thứ 2: Chúa có thể bởi không mà làm ra được thật nhiều bánh, nhưng Ngài không làm thế. Ngài cố tình dùng mấy ổ bánh và mấy con cá để chia cho dân chúng, cốt ý dạy ta phải luôn biết chia sẻ những cái mình có dù ít ỏi, cho những người không có. Càng rộng rãi với anh em Chúa càng đền bù cho nhiều, rái lại càng hà tiện bon chen thì càng mất mát đi, cuối cùng cũng sẽ chẳng còn gì. Bài học thứ 3: Mọi người chúng ta phải luôn luôn tiết kiệm, sử dụng tiền bạc, thực phẩm một cách hợp lý, lãng phí vô ích luôn là tội lớn với Chúa, với xã hội. Lời Chúa dạy đừng để tai này lọt qua tai kia, hãy nhớ và đem ra thực hành để mỗi ngày chúng ta mỗi sống đẹp ý Chúa hơn. III/ TIN TỨC: Chúc mừng Hội GT Hạt Hàm Tân đã tổ chức cho Hội viên tham dự ngày hành hương lãnh ơn Toàn Xá 01/ 10/ 2004 tại Nhà Thờ gx Thanh Xuân thành công tốt đẹp. Tình Cha nhiệt liệt biểu dương Hội Gia trưởng giáo xứ Thanh Xuân Hàm Tân đã có sáng kiến cộng tác với Hội Các Bà Mẹ trong giáo xứ tổ chức hai đêm (5 - 6/ 10/ 2004) thi đua học hỏi Lời Chúa cho hội viên mình qua hình ảnh, tiểu phẩm, thơ ca, kinh bổn và Vè Truyền Giáo của nhà thơ Xuân Ly Băng. Ước mong các việc bổ ích này được nhân rộng nhiều nơi trong Giáo Phận.
Tình Cha LIEÂN LAÏC GIA TRÖÔÛNG
01.11. 2004 Soá 020
Naêm 2004 – NAÊM THAÙNH THEÅ I/ THƯ GỞI GIA TRƯỞNG: Quý Gia trưởng thân mến, Dịp Đại Hội thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ ngày 27/ 09 đến 01/ 10/ 2004 tại Hà Nội, các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục đã gởi cho Dân Chúa một bức thư chung. Xin gởi đến quý gia trưởng nội dung tóm lược: Trong năm nay, “ NĂM THÁNH THỂ ” có Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 48 tại Mêxicô từ ngày 10 đến 17/ 10/ 2004. Năm Thánh Thể khởi đầu vào ngày 10/ 10/ 2004 và kết thúc ngày 29/ 10/ 2005, và cũng là năm chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Mầu Nhiệm Thánh Thể vào tháng 10/ 2005, vì thế chúng tôi chọn chủ đề Thư chung của Đại Hội gởi cho toàn thể dân Chúa là “ Giáo Hội Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể” Ngoài nhập đề và kết luận, Thư gồm 3 phần chính: - Phần I: Mầu Nhiệm Đức Tin. - Phần II: Giáo Hội sống Mầu Nhiệm Thánh Thể. - Phần III: Tôn sùng và yêu mến Thánh Thể. I. Trong phần một, các Giám Mục mời gọi mọi người nâng tâm hồn lên để: - Tạ ơn Chúa. - Tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. - Hiểu biết, yêu mến và sống Mầu Nhiệm Thánh Thể. - Cùng Giáo Hội và trong Giáo Hội dâng hy lễ của Chúa Kitô lên Chúa Cha. * Phần I gồm 3 điểm chính: 1.1 Cử hành Thánh Thể là cử hành Mầu Nhiệm hy tế thập giá Chúa Giêsu. Cả cuộc đời Chúa Kitô là hy tế. Nơi Chúa Giêsu, mọi sự đều là của lễ từ lời giảng đến các phép lạ, từ cử chỉ lời nói đến hy sinh mạng sống. Mọi sự đều biểu lộ tình yêu dâng hiến trọn vẹn cho Chúa Cha, sự dâng hiến được hoàn tất bằng cái chết tự nguyện trên thập giá. Chúa Giêsu còn thiết lập Bí Tích Thánh Thể để nhờ các Giám Mục và linh mục Giáo Hội có thể cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể mọi ngày cho đến tận thế. 1.2 Cử hành Thánh Lễ là cử hành Mầu Nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô, là loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến. 1.3 Cử hành Mầu Nhiệm hiệp thông. Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là bàn tiệc của Chúa, bữa ăn tối của Chúa… tất cả đều diễn tả Mầu Nhiệm Thánh Thể là hiệp thông.
Phần II: Giáo Hội sống Mầu Nhiệm Thánh Thể đó là mong ước và bận tâm của các Giám Mục. “ Lòng mong ước và mối bận tâm của chúng tôi là làm thế nào để Mầu Nhiệm Thánh Thể được toả sáng trong đời sống của Giáo Hội tại Việt Nam hôm nay… chúng ta quyết tâm trở về cội nguồn của mọi sinh hoạt Giáo Hội là Mầu Nhiệm Thánh Thể. Các Giám Mục kêu gọi: 2.1 Giáo Hội sống hiệp thông: Những ai thông phần Mình và Máu Chúa Kitô sẽ trở thành chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa là Giáo Hội… Hiệp thông Thánh Thể đưa đến xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội. 2.2 Giáo Hội sống tình yêu tự hiến: Các Giám Mục kêu gọi noi gương Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II xây dựng một xã hội biết sống tình thương. Mầu Nhiệm Thánh Thể làm nên một Giáo Hội biết yêu thương, vì Giáo Hội được Thiên Chúa yêu thương và sống nhờ Tình Yêu của Thiên Chúa… nhất là tình yêu tự hiến nơi Đức Giêsu Kitô… Để xây dựng một thế giới mới, Giáo Hội tự hiến trở nên lương thực bồi bổ cho cộng đồng nhân loại mỗi ngày càng thêm lớn mạnh. 2.3 Giáo Hội sống chia sẻ: Noi gương Chúa Kitô, Giáo Hội tiên khởi đã sống tinh thần chia sẻ… Công đồng Vatican II nhấn mạnh nhiều đến sống chia sẻ… Tin Mừng lấy hình ảnh 5 chiếc bánh và 2 con cá chia sẻ cho năm ngàn người… rõ ràng đây là hình ảnh của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Chúng ta hãy mặc lấy tinh thần đồng cảm và chia sẻ cho nhau trong tình huynh đệ giữa các Giáo Phận, giáo xứ, các gia đình và cá nhân với nhau… Phần III: Tôn sùng và yêu mến Thánh Thể. 3.1 Tôn thờ Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Cũng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, lòng tôn sùng Thánh Thể sẽ giúp ta nhận ra tình yêu cao cả của Đấng thí mạng sống mình vì bạn hữu. Khi tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta học biết cách sống làm con Thiên Chúa, chúng ta nhận biết tình thương của Chúa Kitô… chúng ta biết góp phần cứu thế và xây dựng Nước Thiên Chúa mau đến. 3.2 Thánh Thể với các thành phần dân Chúa. Mọi thành phần dân Chúa được mời gọi sống Mầu Nhiệm Thánh Thể: các linh mục phải nên chứng tá đặc biệt về Đức Tin, lòng sùng kính và yêu mến đối với Mầu Nhiệm cực trọng này, các tu sĩ gắn bó hiến lễ đời mình với hy lễ của Đức Titô trong Mầu Nhiệm Thánh Thể. Anh chị em giáo dân tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trọn vẹn, đưa Thánh Lễ vào đời sống, năng viếng Thánh Thể, rước lễ thiêng liêng… Các gia đình hãy tìm sức mạnh nâng đỡ nơi Chúa Kitô Thánh Thể. Các bạn trẻ sẽ gặp được nơi Mầu Nhiệm Thánh Thể ánh sáng cho những lựa chọn dấn thân và niềm hy vọng cho tương lai. Thiếu nhi đến với Thánh Thể sẽ được Chúa ấp ủ để góp phần xây dựng Giáo Hội và xã hội; những người đau khổ - xa quê, Thánh Thể là ánh sáng, là mái ấm, là tình thương. 3.3 Đề nghị thực hành: Để Năm Thánh Thể sinh nhiều hoa trái, các Giám Mục đề nghị:
- Học hỏi thông điệp Giáo Hội từ Thánh Thể của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. - Duyệt lại cách cử hành và tham dự Phụng Vụ. - Giữ gìn nơi Thánh, vật dụng Thánh sạch, đẹp, xứng đáng. - Siêng năng viếng và Chầu Mình Thánh Chúa. Kết luận thư chung, các Giám Mục viết: “ Ước mong mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội tại Việt Nam đều tích cực thắp sáng lên niềm tin Thánh Thể, hâm nóng thêm lòng yêu mến Thánh Thể, khơi dậy niềm hy vọng hồng phúc nơi mọi người”. Ước mong mỗi gia trưởng gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể để tìm cho mình và gia đình một lý tưởng sống cao đẹp và hữu ích. Nguyện xin Mẹ Maria Mân Côi và các Thánh Nam Nữ chuyển cầu muôn hồng ân cho quý Gia trưởng và gia đình. Lm. Đặc trách GTGP II/ LỜI CHÚA: Jos. Bùi Ngọc Báu Sau đó, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt qua là đại lễ của người Do Thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “ Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn ?”. Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Ngươi đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “ Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”. Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon-Phêrô thưa cùng Người rằng: “ Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn. Người phân phát cho những kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tùy thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Các ông thu lại mười hai thúng bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư. ( Gioan 6, 1 – 13)