IV/ TIN TỨC: * Liên lạc Gia trưởng được tin: - Giáo Phận đã gởi 07 Thầy Đại Chủng Sinh lớn tuổi đi dự khóa học 02 năm tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang... Xin hiệp ý cầu nguyện và chúc quý thầy mau bước lên Bàn Thánh. - Tại nguyện đường Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, 25 nữ tu khấn lần đầu và 07 nữ tu khấn trọn đời vào lúc 6g00 ngày 15/ 04/ 2004. Xin chúc mừng và cầu nguyện Hội Dòng ngày càng phát triển. - 04 Thầy Phó Tế sẽ được phong chức Linh Mục vào ngày thứ bảy, 01/ 05/ 2004 lúc 9g00 tại Nhà Thờ Chính Tòa Phan Thiết, Gia trưởng hân hoan chúc mừng. - UBVH/ HĐGM VN và BĐD Đồng Hương Vinh tại Thành Phố Hồ Chí Minh kết hợp tổ chức chương trình đêm thơ “ XUÂN LY BĂNG” với chủ đề “ Khúc hát mùa xuân” vào lúc 18g30’ ngày 26/ 04/ 2004 tại Nhà Thờ Nam Hòa. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 78, 45 năm linh mục và 60 năm sáng tác thơ của Đức Ông Thi Sĩ Xuân Ly Băng. Gia trưởng Phan Thiết đồng lòng ngưỡng mộ và thành kính tri ân Đức Ông với những đóng góp cho Giáo Hội về giáo dục đức tin và đời sống văn hóa qua lời thơ. * 21 căn nhà tình thương đợt II đã và đang hoàn thành. Các giáo xứ, giáo họ có liên hệ xin sớm gởi hình ảnh hoàn thành về GP để tổng hợp báo cáo về TGM hầu xin thực hiện đợt III. * Ngày Chúa Nhật 04/ 07/ 2004, Gia trưởng Giáo Phận họp định kỳ 06 tháng một lần (NQ điều 21). Hội Gia trưởng Giáo Phận kính mời 07 thành viên BĐD GTGP, toàn BĐD Gia trưởng 05 Giáo Hạt. Riêng BĐD Gia trưởng các giáo xứ, giáo họ mời mỗi đơn vị 02 người. Địa điểm: gx Vinh Tân từ 8g00 – 11g00. * Để đặc san số 2 chủ đề “ GIA ĐÌNH LOAN TIN MỪNG” phát hành đúng thời gian. Yêu cầu ban biên tập các Giáo Hạt khẩn trương gởi bài về cho Giáo Phận. V/ TÂM TÌNH GIA TRƯỞNG: Người Gia trưởng chúng con thường tự phụ coi mình là hoàn hảo để lên mặt xét xử và kết án anh em. Xin Chúa giúp chúng con hiểu rằng: Thân phận con người rất hèn yếu, rất hay phạm tội, để chúng con biết thông cảm và chia sẻ gánh nặng cho nhau. Xin giúp chúng con, dù gặp khó khăn, đừng khi nào chán nản mà bỏ không nâng đỡ gánh nặng của anh em.
Tình Cha
01. 05. 2004 Soá 014
LIEÂN LAÏC GIA TRÖÔÛNG
Naêm 2004 – Naêm Thaùnh Truyeàn Giaùo I/ THƯ GỞI GIA TRƯỞNG: Quý Gia trưởng thân mến, Chúng ta sắp bước vào tháng 5 của Năm Thánh Truyền Giáo. Mỗi Gia trưởng cần tự hỏi xem mình đã làm gì để Chúa Giêsu được hiện diện, để tiếng Chúa và Lời Chúa được vang lên, để giáo huấn của Chúa được đem ra thực hành, để sự sống của Chúa được tràn ngập nơi mọi người... Trong gia đình mình và trong mọi gia đình... Sắc lệnh Truyền Giáo của Công Đồng Chung Vatican II đã dạy rằng: “ Ơn gọi làm Kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ ... và tự bản chất, Giáo Hội lữ hành là Giáo Hội Truyền Giáo (số 2). Ý thức trách nhiệm của mình, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu đã, đang và sẽ hoạt động không biết mệt mỏi cho sứ vụ Truyền Giáo. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn Truyền Giáo làm chương trình Mục Vụ cho năm 2004 và biến năm 2004 thành Năm Thánh Truyền Giáo kèm theo nhiều thư chung, tài liệu, văn bản hướng dẫn giáo dân sống và hoạt động Truyền Giáo... Mới đây Giáo Phận chúng ta đã có tờ: “ Liên Lạc Giáo Phận Phan Thiết số 1”, chào mừng Năm Thánh Truyền Giáo... kêu gọi: “ Chúng ta không ngừng học hỏi, dấn thân và phục vụ không mệt mỏi để làm cho Tin Mừng tình thương biến thành những hành động cụ thể, những lời mời gọi chân thành nhất gởi tới đồng bào ruột thịt của mình. Chúng ta không tách rời đời sống đức tin với cuộc sống hằng ngày giữa trần thế. Niềm tin hướng dẫn ta vào cuộc sống, và cuộc sống nhận lấy đức tin như men trong bột. Cuối cùng, một xã hội được Phúc Âm Hóa là một xã hội đang hướng về Trời Mới – Đất Mới (NTT 6, số 1 trang 6)”. Trong tháng 5, tháng Hoa, tháng Đức Mẹ chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria, nhà Truyền Giáo gương mẫu để quyết tâm: - Qua Đức Mẹ, chúng ta hãy gắn bó và liên lỉ sống kết hợp với Chúa. - Như Đức Mẹ, Chúa bảo gì, cứ làm theo và dạy người khác làm theo Chúa bảo. - Cùng Đức Mẹ, chúng ta mang Chúa Giêsu, Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Cầu chúc quý Gia trưởng gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong Năm Thánh Truyền Giáo. Lm. Đặc trách GTGP Jos. Bùi Ngọc Báu
II/ LỜI CHÚA:
1
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và chào bà Êlisabéth. Và khi bà Êlisabéth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Êlisabéth được đầy Chúa Thánh Thần. Bà kêu lớn tiếng rằng: “ Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ và con lòng bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi? Vì này tai tôi vừa nghe lời bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng bà sẽ được thực hiện”. Lc 1, 39 – 45 SUY NIỆM: Đức Maria, Nhà Truyền Giáo gương mẫu. Được Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng dạ mình, Đức Maria đã vội vã mang Ngài đến thăm gia đình bà Êlisabéth và ở lại đó giúp đỡ bà. Người đã đem niềm vui đến cho Thánh Gioan tiền hô và làm cho bà Êlisabéth được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Người đã mang Chúa Hài Nhi sắp sinh ra đến Bêlem và bế Ngài trong tay sau khi sinh để các mục đồng tôn sùng và thờ lạy. Khi ba vua đến Bêlem, Đức Mẹ cũng đã trình diện Chúa Hài Nhi để các ông tôn thờ và dâng lễ vật. Rồi khi được tin vua Hêrôđê tìm giết Hài Nhi, Đức Mẹ đã mang Người sang Aicập. Là ánh sáng muôn dân, Chúa Giêsu đã đến với lương dân ở Aicập. Đức Mẹ là Nhà Truyền Giáo đầu tiên đưa Chúa đến với dân ngoại. Người báo trước sứ vụ loan Tin Mừng cho muôn dân sau này của Giáo Hội và của mỗi người Kitô hữu. Hài Nhi Giêsu ở lại khoảng vài năm tại Aicập. Ngài là Tin Mừng của Thiên Chúa. Sư hiện diện của Ngài ở đó là khởi điểm cho việc Truyền Giáo cho Aicập sau này. Cuối cùng, khi Hêrôđê băng hà, Đức Mẹ đã đưa Chúa trở về Nazareth. Nazareth là gia đình Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse, gương mẫu của gia đình. Đức Mẹ đã đưa Chúa đến với gia đình, biểu tượng của công cuộc truyền giáo gia đình. Chúng ta đang sống trong Năm Thánh Truyền Giáo, theo thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta đã làm gì để Chúa Giêsu được hiện diện; để tiếng Chúa và Lời Chúa được vang lên; để giáo huấn của Người được đem ra thực hành; để sự sống của Người được tràn ngập nơi mọi người... trong gia đình chúng ta và trong mọi gia đình trong Giáo Phận? Hãy mạnh mẽ truyền giáo cho gia đình và bằng gia đình. Vì như Công Đồng Vatican II đã dạy: “ Ơn gọi làm Kitô hữu, tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ” (TG 2). Và tự bản tính, Giáo Hội lữ hành là Giáo Hội truyền giáo (TG 2). Vậy, chúng ta hãy quyết tâm: Qua Đức Mẹ, chúng ta hãy gắn bó và liên lỉ sống kết hợp với Người. Như Đức Mẹ, Chúa bảo gì, chúng ta cứ làm theo và dạy người khác làm theo những gì Chúa bảo.
Cùng Đức Mẹ, chúng ta hãy mang Chúa Giêsu và Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho mọi người. III/ TRANG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: CƯ XỬ TỐT VỚI VỢ (tt) Người vợ không phải là người đàn bà hoàn hảo: “ Nhân vô thập toàn”. Có những khuyết điểm gắn liền với cá tính, nhưng cũng có những khuyết điểm do đời sống chung tạo nên... Người chồng cần chấp nhận và thích nghi hơn là chống chọi. Thích nghi có nghĩa là đáp lại bằng cố gắng cải thiện chính mình. người chồng thay vì mất thời giờ than phiền và trách móc những thiếu sót của vợ, cần luôn chú ý đến những đức tính của vợ và loại bỏ những khuyết điểm của mình. Đời sống vợ chồng là một lò luyện nhân cách chung. Khuyết điểm của người này gây hại cho người kia và đức tính của người này xây dựng cho người khác. Mỗi người cần xác tín rằng: Khuyết điểm của một ngườicũng là khuyết điểm chung mà họ phải chia sẻ với nhau và đức tính tốt của một người cũng là kho tàng chung của hai người... Mỗi người cần phát huy những đức tính tốt và chiến đấu chống lại những khuyết điểm. Người chồng luôn phải có cái nhìn như thế đối với những đức tính và những khuyết điểm của vợ mình. Một văn sĩ đã viết về một người đàn bà như sau: “ Người ta bảo rằng đàn bà phức tạp. Không phải thế, họ rất đơn giản và trong suốt. Đôi cánh tay người đàn ông giương ra là có thể ôm trọn lấy họ, một nụ hôn của người đàn ông là có thể đi sâu vào tâm hồn họ. Chính người đàn ông làm cho mọi việc nên phức tạp”. Để hiểu được người đàn bà, có lẽ người đàn ông phải đặt mình vào địa vị của họ. Đó chính là đòi hỏi của đời sống vợ chồng. Người đàn ông không phải chỉ nên ruột với vợ trong thân xác mà còn phải cố gắng nên ruột với vợ trong tâm hồn. Nên một với vợ trong tâm hồn chính là thông cảm và chấp nhận những tính tốt cũng như những khuyết điểm của vợ mình.