Phòng IT – Công ty TNHH Cao Phong Siêu thi ̣ Điê ̣n máy – Nôị thấ t Chợ Lớn Lô G C/c Hùng Vương Q5 – (08)3 9 50 50 60
Giải pháp kỹ thuật:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỰ PHỤC HỒI HỆ ĐIỀU HÀNH VỚI GHOST
Tạ Trung Kiên
2008
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
Giải pháp kỹ thuật
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
________________________________
Tác giả:
Tạ Trung Kiên CCNA, CCDA, MCSA, MCTS
________________________________
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Tài liêụ tham khảo
2/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Nội dung: 1. 2.
3.
4.
5.
6.
Tạ Trung Kiên
Trang
Mục tiêu của giải pháp ----------------------------------------------------------------------- 4 Tổng quan về giải pháp phục hồi Hệ điều hành------------------------------------- 4 2.1. Windows Backup ------------------------------------------------------------------------------ 4 2.2. Windows Deployment Services (WDS hay RIS) -------------------------------------- 4 2.3. Ghost Cast Server ---------------------------------------------------------------------------- 5 2.4. DeepFreeze ------------------------------------------------------------------------------------ 5 2.5. Rollback ----------------------------------------------------------------------------------------- 6 2.6. Ghost Client ------------------------------------------------------------------------------------ 6 Giới thiệu về giải pháp tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost ------------------- 7 3.1. Tổng quan về giải pháp --------------------------------------------------------------------- 7 3.2. Các công cụ cần thiết ------------------------------------------------------------------------ 7 3.3. Cài đặt chương trình ------------------------------------------------------------------------- 7 3.4. Các bước phục hồi Hệ điều hành tự động (dành cho End-Users) --------------- 9 Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của chương trình --------------------------------- 11 4.1. Phương thức hoạt động của Auto Ghost 11 ----------------------------------------- 11 4.2. Cách tạo 1 menu ghost tự động với Autoxec.bat ----------------------------------- 11 4.3. Giải thích về câu lệnh ghost của chương trình -------------------------------------- 12 Các giải pháp bổ sung --------------------------------------------------------------------- 13 5.1. Nâng cao khả năng bảo mật cho giải pháp ----------------------------------------- 13 5.2. Nhúng dĩa Hiren’s Boot vào hệ thống ------------------------------------------------- 14 5.3. Phục hồi và sao lưu hệ thống với One Click Ghost ------------------------------- 14 Tìm hiểu thêm về cấu trúc câu lệnh của Ghost------------------------------------ 17
Lời cảm ơn: Giải pháp Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost (hay gọi tắt là ghost tự động) được xây dựng và mở rộng dựa trên giải pháp ghost tự động trên nền hệ thống FAT32 có hỗ trợ DOS của Mr. Danh Quyền (IT Manager – Siêu thị Điện máy Nội thất Chợ Lớn). Và đồng thời cũng xin cảm ơn Mr.Trần Đặng Minh Khoa (CCIE writing – R&S, CCIP, CompTIA Security+) và Mr. Bùi Quốc Hoàn (Ngân hàng Quân đội – MB) đã giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành giải pháp ghost tự động này. Trong phần 6, tác giả xin trích đăng một phần trong bài được đăng trên Quản trị mạng (www.quantrimang.com)
Tài liêụ tham khảo
Tông quan về Ghost
3/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
1. Mục tiêu của giải pháp Hiện nay rất nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ luôn phải đối mặt với các trường hợp lỗi hệ điều hành do nhiều lý do như virus, mất file hệ thống, v.v…. Yêu cầu bức thiết đối với các quản trị viên là làm cách nào phục hồi lại hệ thống máy trạm của các end user một cách nhanh nhất. Nhưng nếu như trong thời điểm các quản trị viên không thể xử lý trực tiếp thì một trong các khả năng có thể xảy ra là hỗ trợ qua điện thoại. Chính vì lý do đó mà các bước thực hiện phải được đơn giản hoá tối đa để end user có thể dễ dàng nắm bắt cũng như thao tác. Giải pháp ghost tự động được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Với ưu điểm là các bước thực hiện đơn giản, trực quan nên giúp các end user hạn chế được tối đa những rủi ro phát sinh xuất phát từ lỗi thao tác và cũng giúp cho công việc của các quản trị viên đơn giản hơn khi hỗ trợ qua điện thoại. Ngoài ra vì giải pháp được triển khai trực tiếp ngay trên các máy trạm nên thời gian phục hồi hệ thống được rút ngắn rất đáng kể, giúp công việc của end user không bị gián đoạn lâu. Một ưu điểm khác của giải pháp là do được xây dựng trực tiếp trên các máy trạm nên đồng nghĩa với việc sẽ không phải lệ thuộc và hệ thống mạng của công ty, các thao tác được thực hiện tốt ngay cả khi máy trạm không có kết nối vào mạng. Giải pháp được viết với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, không mang tính thương mại. Các công cụ có thể kiếm trên Internet hoặc liên hệ với tác giả qua địa chỉ mail
[email protected] . Tài liệu này chỉ nêu một số mô hình tiêu biểu để mọi người tham khảo để từ đó xây dựng lại theo ý của mỗi người cũng như tuỳ vào mô hình của từng doanh nghiệp. 2. Tổng quan về các giải pháp phục hồi Hệ điều hành 2.1. Windows Backup: Windows Backup hay Windows recovery là chương trình được cung cấp kèm theo hệ điều hành Windows có nhiệm vụ sao lưu một phần hay toàn bộ hệ thống. 2.1.1. Ưu điểm: Là công cụ sao lưu hệ thống được hỗ trợ trực tiếp trong Windows Cho phép người dùng có thể tuỳ chọn các kiểu sao lưu hay phục hồi hệ thống Hỗ trợ lập lịch tự sao lưu hệ thống định kỳ Được Microsoft khuyên dùng 2.1.2. Hạn chế: Tốc độ sao lưu cũng như phục hồi hệ thống chậm. Bản sao lưu chiếm nhiều tài nguyên lưu trữ. Khi kích hoạt hệ thống windows backup, tốc độ xử lý của hệ thống sẽ bị giảm đáng kể Cơ chế sao lưu định kỳ chưa thật hiệu quả. 2.2. Windows Deployment Services: Được nhiều người biết đên với tên gọi Remote Installation Services (RIS), nhưng kể từ Windows 2003 Service Park 2 trở lên, Microsoft đã bổ sung thêm đồng thời đổi tên gọi của chương trình này thành Windows Deplopment Services (WDS) 2.2.1. Ưu điểm: Là hệ thống cài đặt, phục hồi Windows tập trung (server – client). Tận dụng được đường truyền mạng để triển khai Chỉ cần cầi đặt, cấu hình trên máy chủ (server), không phải triển khai trên các máy trạm (client). Các bản windows không phải lo bị trùng SID khi sử dụng mô hình này. Tài liêụ tham khảo
4/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost 2.2.2.
Tạ Trung Kiên
Có thể thêm các ứng dụng phổ thông vào các bản deploy (như microsft office,v.v..) Hạn chế: Yêu cầu hạ tầng mạng với băng thông lớn. Yêu cầu trong hệ thống mạng phải có 1 Domain Controller (DC) và 1 DHCP Server. Các máy trạm phải có NIC có hỗ trợ BootROM. Tốc độ deploy image trên các máy trạm chậm.
2.3. Ghost Cast Server: Là dòng sản phẩm dành cho doanh nghiệp và thừa kế những ưu điểm của WDS kết hợp với ghost truyền thống 2.3.1. Ưu điểm: Là hệ thống cài đặt, phục hồi Windows tập trung (server – client). Tận dụng được đường truyền mạng để triển khai Chỉ cần cầi đặt, cấu hình trên máy chủ (server), không phải triển khai trên các máy trạm (client). Có thể thêm các ứng dụng phổ thông vào các bản deploy (như microsft office,v.v..). Tốc độ deploy image nhanh. 2.3.2. Hạn chế: Yêu cầu hạ tầng mạng với băng thông lớn. Các máy trạm phải có cấu hình đồng bộ (hoặc phải gỡ thông số phần cứng trước khi tạo bản image) Các máy trạm phải có NIC có hỗ trợ BootROM. Các máy sử dụng giải pháp ghost cast có thể bị đụng SID (duplicated) Cấu hình phức tạp. 2.4. DeepFreeze: Hay còn được gọi với cái tên chương trình đóng băng hệ thống. Cho phép người dùng lựa chọn thời điểm sao lưu hệ thống. Sau mỗi lần khởi động lại máy, hệ thống sẽ tự phục hồi lại ngay tại thời điểm sao lưu 2.4.1. Ưu điểm: Ngăn không cho các chương trình lạ được phép ghi và lưu trữ vào tài nguyên hệ thống Quản trị viên có thể kiểm soát được các chương trình được cài trên các máy trạm. Không phụ thuộc vào hệ thống máy chủ cũng như đường truyền mạng. Không cần tạo file backup cho hệ thống. Cho phép người quản trị tạo thời điểm sao lưu cho từng partition riêng biệt. 2.4.2. Hạn chế: Sau khi khởi động máy, các thông số cấu hình cũ sẽ bị mất hết và có thể dẫn tới việc mất dữ liệu Chỉ áp dụng cho những mô hình nhỏ khi máy không đòi hỏi phải cài nhiều chương trình. Cài đặt và cấu hình trực tiếp trên từng máy trạm. Làm chậm tốc độ xử lý của hệ thống.
Tài liêụ tham khảo
5/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
2.5. Rollback: Là sự kết hợp giữa Deepfreeze và Ghost, chương trình cho phép người sử dụng có thể tự tạo các bản lưu (gọi là Snap-Shot) tại nhiều thời điểm khác nhau và có thể tuỳ ý gọi lại các bản lưu này vào bất cứ thời điểm nào. 2.5.1. Ưu điểm: Không phụ thuộc vào hệ thống máy chủ cũng như đường truyền mạng. Không cần tạo file backup cho hệ thống. Cho phép tạo nhiều bản sao lưu hệ thống tại nhiều thời điểm khác nhau. Có thể rollback lại hệ thống tại bất cứ thời điểm nào đã lưu trước đó. Giao diện chương trình dễ sử dụng. Có khả năng chạy được trong Windows và trong môi trường DOS. Tốc độ phục hồi hệ thống nhanh. Sau khi rollback hệ thống, nếu không muốn vẫn có thể khôi phục lại trạng thái hệ thống cũ trước khi rollback. 2.5.2. Hạn chế: Phải triển khai trực tiếp trên từng máy trạm. Không thể tạo Snap-shot riêng cho từng partition Sau khi rollback hệ thống, phải restore lại các data bị mất Làm chậm tốc độ của hệ thống đáng kể khi cài nhiều chương trình ứng dụng Yêu cầu phải có kinh nghiệm khi triển khai với mô hình này 2.6. Ghost Client: Chương trình rất quen thuộc và gần gũi với hầu hết mọi IT, thường được tích hợp ngay trong dĩa Hiren’s Boot. Chương trình này cũng có phiên bản chạy trực tiếp trên Windows. 2.6.1. Ưu điểm: Không phụ thuộc vào hệ thống máy chủ cũng như đường truyền mạng. Rất dễ tìm, cũng như dễ sử dụng. Tốc độ phục hồi hệ thống nhanh. Chạy được cả trên nền Windows cũng như trên nều DOS. Nhiều tuỳ chọn sao lưu cũng như phục hồi hệ thống. Có nhiều tham số dòng lệnh hỗ trợ nên dễ tạo file batch tự chạy. 2.6.2. Hạn chế: Chương trình phải được chạy trên nền hệ thống có hỗ trợ DOS (đối với chương trình Ghost for DOS). Phải cài đặt trực tiếp vào từng máy trạm (đối với chương trình ghost for Windows) Các file image của từng máy trạm phải được quản lý riêng. Chương trình không thể restore hệ thống khi không có file image thích hợp Sử dụng chương trình ghost để tạo ảnh hệ thống
Tài liêụ tham khảo
6/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
3. Giới thiệu về giải pháp tự phục hồi Hệ điều hành vớ Ghost 3.1. Tổng quan về giải pháp: Giải pháp này được phát triển và kết hợp giữa 2 giải pháp: chương trình Auto Ghost 11 (chạy trực tiếp trên ổ cứng hệ thống) với tạo file batch tự chạy (gọi file ghost bằng dòng lệnh) trong autoexec.bat thông qua môi trường DOS. Đầu tiên khi hệ thống khởi động, sẽ có 1 tuỳ chọn cho phép người dùng chọn khởi động Hệ điều hành hay khởi động với chương trình Auto Ghost 11 thông qua file boot.ini (sẽ được giải thích kỹ hơn trong mục 4.1). 3.2. Các công cụ cần thiết: cần phải có chương trình đọc các file image như UltraISO, Magic ISO, v.v…. để mở file ghost_boot.img. 1 đĩa hiren’s boot để sao lưu hệ thống sau khi nhúng hoàn tất chương trình auto ghost vào hệ thống cũng như ẩn partition chứa file image (được đề cập rõ hơn trong pần 5.1) 3.3. Cài đặt chương trình: (bộ cài đã được tác giả cấu hình sẵn, chỉ cần thực hiện theo các bước sau chương trình sẽ hoạt động) Cho hiển thị file ẩn hệ thống (Vào folder options, chọn show hidden files and folders và bỏ chọn thuộc tính Hide protected operating system files) (Hình 3.1)
Hình 3.1: Bỏ thuộc tính ẩn cho các file bảo vệ hệ thống
Chép 3 file Avldr.bin, Avlgo.sys, ghost_boot.img (3 file được set ẩn hệ thống) vào trong ổ C. (Hình 3.2)
Tài liêụ tham khảo
7/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
Hình 3.2: Chép 3 file chạy của chương trình vào phân vùng hệ thống
Mở file Boot.ini rồi thêm vào bên dưới cùng dòng: (nội dung trong “ ” có thể thay đổi) (Hình 3.3) C:\Avldr.bin="Chuong trinh GHOST tu dong"
Hình 3.3: Thêm phần Boot của chương trình Auto Ghost
Tắt hiển thị file ẩn (làm ngược lại các bước ở bước đầu tiên). Sau khi hoàn tất quá trình nhúng chương trình auto ghost vào hệ thống, chúng ta tiến hành tạo 1 bản sao lưu với tên backup.gho và lưu trên ổ D: (Hình 3.4)
Tài liêụ tham khảo
8/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
Hình 3.4: Bản lưu ghost sau khi tiến hành tạo backup iamge cho partition hệ thống 3.4. Các bước phục hồi Hệ điều hành tự động (dành cho End-Users): Khi khởi động máy, hệ thống sẽ gọi file boot.ini với 2 lựa chọn cùng thời gian đếm lùi (mặc định là 30 giây) (Hình 3.5)
Hình 3.5: Chương trình đã được thêm vào trong Boot Menu của hệ thống
Chọn dòng “Chuong trinh GHOST tu dong”, chương trình auto ghost sẽ được kích hoạt (Hình 3.6)
Hình 3.6: Bảng thông bác yêu cầu xác nhận của chương trình
Chương trình sẽ yêu cầu bạn xác nhận việc ghost lần cuối . Nếu chọn 1 chương trình sẽ bỏ qua qua quá trình ghost (Hình 3.7)
Hình 3.7: Khi ấn phím 1, chương trình sẽ huỷ tiến trình ghost hệ thống
Tài liêụ tham khảo
9/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
Nếu chọn 2 chương trình sẽ chạy file ghost.exe và tiến hành ghost lại hệ thống hoàn toàn tự động. Sau khi quá trình ghost toàn tất chương trình sẽ khởi động lại máy. (Hình 3.8)
Hình 3.8: Sau khi xác nhận, chương trình ghost sẽ tự động khởi động.
Như vậy là hệ thống đã được phục hồi và hoàn toàn tự động.
Tài liêụ tham khảo
10/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
4. Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của chương trình 4.1. Phương thức hoạt động của Auto Ghost 11: Chương trình Auto Ghost (tên gốc là NTFS Indigo2007, Grub for Avldrng) chạy trên nền nguồn mở (open source) gồm 3 files: Avldr.bin, Avlgo.sys, ghost_boot.img. Trong đó 2 file Avldr.bin, Avlgo.sys là 2 file thực thi của chương trình còn file ghost_boot.img là file ảnh của dĩa boot ghost ảo.
Hình 4.1: Nội dung file ghost_boot.img được mở bằng UltraISO Sau khi chọn khởi động chương trình từ màn hình boot menu của windows, chương trình sẽ thực thi 2 file hệ thống là Avldr.bin, Avlgo.sys. Có nhiệm vụ là load file ghost_boot.img như một dĩa CD ngoài (tương tự trường hợp map dĩa ảo trong UltraISO) Sau khi ghost_boot.img được load thành công, chương trình sẽ tiếp tục đọc file autoexec.bat để tiến hành gọi chương trình ghost.exe được lưu trực tiếp trong file image. 4.2. Cách tạo 1 menu ghost tự động với Autoexec.bat: Tạo 1 file autoexec.bat sử dụng chương trình soạn thảo văn bản (notepad, wordpad, v.v… ) với nội dung sau: @echo off cls :BEGIN echo **************************************************** echo * HE THONG PHUC HOI WINDOWS * echo * Neu Ban chon chuc nang nay thi du lieu cua ban * echo * tren o dia C se bi xoa het. * echo * ------------------------------------------------ * echo * Ban co dong y khong? * echo **************************************************** CHOICE /N /C:12 1:Ban khong dong y -- 2: Ban dong y (1,2)%1 IF ERRORLEVEL ==2 GOTO PHUCHOI IF ERRORLEVEL ==1 GOTO BOQUA GOTO END
Tài liêụ tham khảo
11/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
:PHUCHOI ECHO Dang thuc hien, xin cho trong giay lat......... ghost -clone,mode=pload,src=1:2\backup.gho:1,dst=1:1 -sure -rb GOTO END :BOQUA CLS Echo Ban hay bam Crl+Alt+Del de khoi dong lai may Echo Cam on. GOTO END :END
Dùng UltraISO mở file ghost_boot.img như trong hình 4.1, sau đó chép đè file autoexec.bat vừa tạo vào trong ghost_boot.img sau đó lưu lại file ghost_boot.img. Như vậy là bước edit file autoexec.bat đã hoàn tất. 4.3. Giải thích về câu lệnh ghost của chương trình: Trong file autoxec.bat có 1 dòng lệnh thực thi ghost với nội dung ghost -clone,mode=pload,src=1:2\backup.gho:1,dst=1:1 -sure –rb Giải thích: ghost
chạy file ghost.exe chứa trong ghost_boot.img
-clone
chọn kiểu ghost là ghost partition
mode=pload
ghost một partition từ file có sẵn
src=
khai báo đường dẫn chứa file nguồn
1:2\backup.gho
đường dẫn file backup.gho chứa trên partition thứ 2 của ổ dĩa thứ nhất
dst=1:1
partition sẽ được phục hồi trên partition 1 của ổ dĩa 1
-sure
xác nhận câu lệnh trước khi thực thi
-rb
sau khi thực thi hoàn tất chương trình sẽ khởi động lại
Tài liêụ tham khảo
12/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
5. Các giải pháp bổ sung Về căn bản, thì quá trình cấu hình chương trình đã hoàn tất. Nhưng để tăng cường khả năng ổn định cũng như tránh trường hợp các file image lưu của hệ thống bị các enduser táy máy xoá mất. Ta cần phải triển khai một số giải pháp phụ đi kèm. 5.1. Nâng cao khả năng bảo mật cho giải pháp: 5.1.1. Mục tiêu: hạn chế việc file lưu hệ thống bị mất do nhiều lý do khác nhau (bị hacker tấn công, bị end-user xoá, v.v…) 5.1.2. Giải pháp đề xuất: tạo riêng 1 partition để lưu các file lưu hệ thống, sau đó cho ẩn partition này. Khi cần người quản trị có thể cho hiển thị lại. 5.1.3. Thực hiện: Sử dụng công cụ trong disk partition tools có sẵn trong dĩa Hiren’s boot tạo thêm 1 partition lưu các file ảnh của hệ thống, ở ví dụ này partition lưu file ghost là recovery partition. (hình 5.1)
Hình 5.1: File ghost hệ thống sẽ được lưu trong partition Recovery
Cài đặt Windows, các chương trình ứng dụng thường dùng hoàn chỉnh. Cài đặt ghost tự động (xem lại các bước cài đặt trong mục 3.3) Chỉnh lại đường dẫn gọi file lưu hệ thống (vd: backup.gho) trong autoexec.bat (xem lại mục 4.1 và 4.2) Tạo bản lưu hệ thống và chọn lưu vào partition recovery. (lưu ý là đường dẫn lưu file ảnh phải trùng với đường dẫn khai báo trong file autoexec.bat – xem lại 4.1 và 4.2) Cho ẩn partition recovery bằng cách unmount partition trong Disk management (diskmgmt.msc).
Tài liêụ tham khảo
13/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
Hình 5.2: các bước để Unmount partition recovery trong Disk Management Như vậy từ lúc này, mặc định các end-user sẽ không thể thấy được phân vùng lưu các file ghost trong Windows. (trong môi trường DOS vẫn hiển thị partition recovery như bình thường) Khi cần các quản trị viên có thể mount lại partition chứa file ghost bằng cách vào Disk Management, chọn partition recovery ấn chuột phải chọn Change Drive Letter and Paths… sau đó chọn nút Add và chọn tên ổ dĩa hiển thị. 5.2. Nhúng dĩa Hiren’s Boot vào hệ thống: 5.2.1. Mục tiêu: cung cấp tất cả các công cụ hỗ trợ có sẵn trong dĩa hiren’s boot vào trong hệ thống. Giúp quản trị viên dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa máy trạm. 5.2.2. Giải pháp đề xuất: boot9 là chương trình có phương thức hoạt động tương tự như auto ghost nhưng lại cung cấp tất cả các công cụ có trong dĩa hiren’s boot 9.5. 5.2.3. Thực hiện: (Các bước thực hiện giống các bước đã đề cập trong mục 3.3) Chép 3 file boot9.sys, BootCD.bin, hirenbootcd95.ima vào ổ hệ thống. Mở file boot.ini và them vào dòng sau: c:\BootCD.bin="Hiren's bootCD 9.5 For All Win"
Khi khởi động hệ thống, sẽ xuất hiện thêm 1 dòng Hiren's bootCD 9.5 For All Win trong boot menu.
5.3. Phục hồi và sao lưu hệ thống với One Click Ghost: 5.3.1. Mục tiêu: mục đích làm tăng tính mềm dẻo trong khả năng phục hồi hệ thống (nhất là phục hồi hệ thống từ xa thồn qua giao thức remote desktop) cũng như cập nhật bản lưu mới cho hệ thống.
Tài liêụ tham khảo
14/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
5.3.2. Giải pháp đề xuất: là công cụ tự chạy, không cần cài đặt và dễ sử dụng. Các quản trị viên có thể sử dụng giải pháp này khi phát hiện máy trạm bị lỗi và cần phải phục hồi lại hệ thống khi đó chỉ cần trên máy trạm có bật tính năng remote desktop thì việc restore hệ thống thông qua mạng trở nên rất đơn giản và tiết kiệm thời gian. 5.3.3. Thực hiện: Chạy file OneKeyGhost3.2.exe, chương trình sẽ tự nhận dạng ổ dĩa mà không cần phải cài đặt (Hình 5.3)
Hình 5.3: Giao diện của chương trình Chương trình có 2 tuỳ chọn Restore và Backup: Restore: Nếu chọn mục restore, chương trình sẽ tiến hành khôi phục lại hệ thống (từ file image có sẵn). trong hộp thoại Ghost Image File chọn Open để chọn file image dùng để ghost. Sau đó chọn partition cần restore. Sau khi xác định xong file image nguồn và partition đích xong chọn Yes để chương trình tiến hành khôi phục lại hệ thống. Chương trình sẽ tự khởi động và phục hồi lại hệ thống.
Hinh 5.4: giao diện advanced restore của chương trình
Tài liêụ tham khảo
15/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
Advanced Option: Khi bật tuỳ chọn Advanced (Hình 5.4), chương trình sẽ cung cấp thêm một số tính năng mở rộng như cho phép người dùng search file iamge với các đuôi mở rộng cho phép người dùng tự định nghĩa (mặc định đuôi mở rộng là .GHO). Đồng thời cũng cho phép lựa chọn phiên bản ghost tương thích với file image. Backup: khi chọn backtop, chương trình sẽ tạo một file image của hệ thống tại thời điểm chạy chương trình. Chọn partition cần backup và chọn đường dẫn sẽ chứa file ảnh hệ thống bằng nút save. Chương trình sẽ khởi động lại hệ thống trước khi tiến hành sao lưu.
Hinh 5.5: giao diện advanced Backup của chương trình Advanced Option: Trong tuỳ chọn advanced option của mục backup có sự thay đổi đôi chút so với của phần restore. Trong vần này chương trình cho phép chọn mức độ nén file trong quá trình tạo iamge. Chương trình cung cấp 3 tuỳ chọn: No: không kích hoạt chế độ nén khi tạo file image. Fast: chương trình sẽ không tiến hành nén trong quá trình tạo iamge nên thời gian tạo file ảnh nhanh. High: trong lúc tạo file ảnh, chương trình cũng đồng thời tiến hành nén file, thời gian nén sẽ lâu hơn Fast nhưng dung lượng file image sẽ ít hơn. Highest: tương tự High nhưng mức nén cao hơn, thời gian nén lâu hơn và dung lượng file image sẽ nhỏ hơn.
Tài liêụ tham khảo
16/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
6. Tìm hiểu thêm về cấu trúc câu lệnh của Ghost (Phần này trích trong bài Tông quan về Ghost được đăng trên Quản trị mạng) Bạn có thể cho chạy GHOST tự động với file batch điều khiển. Trong file batch phải có đầy đủ các thông số cho nguồn (disk, partition hay image file), đích (disk, partition hay image file), kiểu kết nối (Local/Server, NetBIOS hay LPT port)... Đi kèm theo lệnh GHOST có các từ khóa (switches) và các thông số phụ, bạn có thể xem các từ khóa và thông số của GHOST khi đánh lệnh ghost -h tại dấu nhắc Dos. Dưới đây là các lệnh thông dụng. Chú ý: Tất cả các từ khóa phải được bắt đầu bằng dấu"-" (hyphen) hay dấu "/" (slash). Không phân biệt chử hoa và chử thường. Các thông số phụ phải cách nhau bằng dấu "," -CLONE,mode={COPY|LOAD|DUMP|PCOPY|PLOAD|PDUMP},src={drive|file} ,dst={drive|file},szen={F|V|nnnnM|nnP} (a) mode
COPY : Sao chép đĩa qua đĩa LOAD : Tạo đĩa từ file DUMP : Tạo file từ đĩa PCOPY : Sao chép partition qua partition PLOAD : Tạo partition từ file PDUMP : Tạo file từ partition
(b) src
Nguồn. Có thể là: * ổ đĩa nguồn (td: 1) * File hình ảnh ổ đĩa nguồn (td:G:\SYSTEM2.IMG ) * Partition nguồn (td: 1:2 là partition 2 trong đĩa 1). * File Partition nguồn và số partition (td: G:\DISK1.IMG:2 là partition 2 trong file hình ảnh).
(c) dst
Đích. Có thể là: * ổ đĩa đích (td: 2) File ổ đĩa đích (td: G:\IMAGES\SYSTEM2.IMG ) Partition đích (td: 2:2) File Partition đích (td: G:\IMAGES\DISK1.IMG)
(d) szen
Thông số này dùng để chỉ định kích thước partition đích.
F (Fixed)
Dung lượng partition đích giống như partition nguồn.
nnnnM
Dung lượng là nnnn Mb ổ đĩa đích
Tài liêụ tham khảo
17/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost mmP
Dung lượng là mm phần trăm ổ đĩa đích
F
F: Điều chỉnh dung lượng tối đa cho partition đầu tiên.
L
L: Điều chỉnh dung lượng tối đa cho partition cuối cùng.
V
V (Variable): Chỉ định kích thước partition:
Tạ Trung Kiên
* Nếu đĩa đích lớn hơn đĩa nguồn, phần dung lượng dôi ra sẽ được chia đều cho các partition. * Nếu đĩa đích nhỏ hơn đĩa nguồn (nhưng phải đủ dung lượng để chứa dữ liệu trên đĩa nguồn), phần dung lượng còn lại sau khi chứa dữ liệu sẽ được chia đều cho các partition. Thí dụ: * Copy ổ đĩa 1 qua ổ đĩa 2, không cần nhắc nhở Ghost -clone,mode=copy,src=1,dst=2 -sure * Copy partition 2 trên ổ đĩa 1 qua partition 1 trên ổ đĩa 2 trong cùng 1 máy, không cần nhắc nhở. ghost -clone,mode=pcopy,src=1:2,dst=2:1 -sure Từ file hình ảnh tên SAVEDSK.IMG chứa trong ổ đĩa E, tạo lại ổ gốc trên ổ đĩa 1, không cần nhắc nhở. ghost -clone,mode=load,src=E:\SAVEDSK.IMG,dst=1 -sure * Nạp partition 2 từ file hình ảnh chứa trong ổ G lên partition 2 của ổ đĩa 1 Ghost -clone,mode=pload,src=g:\imgs\part2.img:2,dst=1:2 * Tạo đĩa từ file hình ảnh và điều chỉnh kích thước partition 1 là 60%, partition 2 là 40% dung lượng ổ đích. Ghost -clone,mode=load,src=g:\imgs\2prtdisk.img,dst=2, sze1=60P,sze2=40P * Copy 3 partition và điều chỉnh kích thước partition 1 bằng với partition gốc, và chia đều dung lượng trống còn lại cho partition 2 và 3. Ghost -clone,mode=copy,src=1,dst=2,sze1=F,sze2=V,sze3 =V -FX
Flag Exit. Theo mặc định, mỗi khi GHOST hoàn tất việc sao chép sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy với thông báo Press Ctrl-AltDel to Reboot. Bạn dùng thông số -FX để thoát trở về Dos sau khi sao chép xong.
-IA
Image All. Khi copy partition qua file hình ảnh hay qua ổ đĩa khác, GHOST sẽ khảo sát partition nguồn và tự quyết định copy file và cấu trúc thư mục hay copy theo sector
Tài liêụ tham khảo
18/19
Xây dựng hệ thống tự phục hồi Hệ điều hành với Ghost
Tạ Trung Kiên
(sector by sector). Thông số -IA sẽ bắt buộc GHOST copy theo dạng sector by sector cho tất cả các partition. -LPM
LPT Master mode.
-LPS
LPT Slave mode.
-NBM
NetBIOS Master mode.
-NBS
NetBIOS Slave mode.
-RB
ReBoot. Tự động khởi động lại sau khi hoàn tất load hay copy mà không cần nhắc nhở Press Ctrl-Alt-Del to reboot theo mặc định.
-SPAN
Cho hiệu lực việc tạo file hình ảnh trên nhiều đĩa.
-SPLIT=x
Dùng để chỉ định dung lượng cho mỗi file chia nhỏ. Thí dụ: GHOST -SPLIT=200 (chia file hình ảnh thành nhiều file với dung lượng mỗi file là 200 Megabyte).
-SURE
Dùng thông số này chung với thông số CLONE để loại bỏ câu nhắc nhở Proceed with disk clone - destination drive will be overwritten?.
-Z
Cho phép nén tối đa khi tạo file hình ảnh.
Chú ý: Một vài file tạm sẽ bị bỏ qua khi sao chép FAT partition để tiết kiệm dung lượng và đỡ mất thời giờ: SWAPPER.DAT, WIN386.SWP, SPART.PAR, PAGEFILE.SYS và 386SPART.PAR GHOST có thể chuyền tải dữ liệu qua cáp nối printer ports với tốc độ 5-6 megabytes/phút. Đĩa qua đĩa với tốc độ từ 20 Mb/phút đến 100 Mb/phút. Qua mạng với tốc độ từ 10 Mb/phút đến 70 Mb/phút
Tài liêụ tham khảo
19/19