Tac Dung Chinh Tri

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tac Dung Chinh Tri as PDF for free.

More details

  • Words: 1,340
  • Pages: 2
Tác dụng chính trị - xã hội của các Hội Luật về Hội đang được soạn thảo. Qua nhiều lần chỉnh sửa các bản dự thảo, ta thấy có những điều chưa được nhận thức rõ về vai trò tác dụng của Hội. Riêng về mặt chính trị xã hội, còn có những nhận thà hẹp hòi, xưa cũ, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Nhu cầu cá nhân - nhu cầu xã hội Con người sống trong xã hội luôn có nhu cầu tập hợp trong những cộng đồng lớn nhỏ. Các nhóm xã hội tập hợp các thành viên cùng có chung một đặc điểm tự nhiên (tuổi tác, giới tính ) xã hội (hoạt động, sở thích...). Trong các nhóm đó, những nhu cầu riêng được thỏa mãn, những giá trị chung được tôn vinh. Hội tồn tại do sự tự nguyện của các cá nhân có những nhu cầu cần đáp ứng. Nhu cầu dẫn đến sự hình thành các hội đoàn có nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa. Như thế phải thấy tác dụng của hội đoàn với xã hội rất to lớn. Không nên quan niệm tác dụng chính trị xã hội của các hội đoàn quá hẹp hòi, định kiến theo kiểu đơn giản hóa về chính trị. Ngay một nhu cầu giao lưu tình cảm của các đồng nghiệp cũ tác động tích cực đến trạng thái tinh thần của các cá nhân cũng đã có ý nghĩa xã hội bởi sự cân bằng trong đời sống cá nhân cũng là một biểu hiện ổn định tốt đẹp của một xã hội hiện đại. Trong hoạt động, các hội đoàn còn đem lại cho thành viên những thông tin cần thiết về xã hội từ đó tích cực hóa sự gắn kết với xã hội với ngành nghề, hoạt động (kể cả các thành viên đã về hưu) thì tác dụng xã hội của hội đoàn ấy với cá nhân và xã hội càng cao. Nếu lại có các cuộc trao đổi, góp ý về các đường lối chính sách liên quan thì ý nghĩa hoạch định đường lối chung (về chính trị) càng tích cực hơn với xã hội cũng như sự tích cực chính trị với cá nhân. Lãnh đạo đất nước nếu biết khai thác các đóng góp này sẽ có điều kiện nhìn rõ được yêu cầu của xã hội, của đất nước để giải quyết đúng đắn hơn. Một mặt khác phải thấy khi nhu cầu (chính trị - xã hội) được thỏa mãn, động lực của cá nhân và nhóm được giải phóng sẽ góp phần tích cực vào sản xuất, vào sự phát triển xã hội. Dễ thấy tác dụng giúp cá nhân hiện thực hóa các năng lực của mình trong các tổ chức hội đoàn. Cũng dễ thấy những hoạt động của các hội đoàn cạnh tranh và hợp tác sẽ tạo ra sự cân bằng trong môi trường chính trị - xã hội, giải tỏa các ẩn ức không tốt vì phân biệt đối xử. Hiểu như thế, quan niệm vai trò tác dụng chính trị xã hội của hội sẽ không bó hẹp, bảo thủ dẫn đến việc khai thác tác dụng này phục vụ việc xây dựng xã hội dân chủ hiệu quả hơn. Nếu chỉ coi các tổ chức hội đoàn chính trị tổ chức quan phương mới có tác dụng chính trị thì dẫn đến một thứ gọi là chủ nghĩa biệt phái, để dẫn đến sự lạm quyền của một nhóm nhỏ, quay lưng lại với những yêu cầu của thực tiễn. Điều kiện cần có Ý nghĩa chính trị xã hội của một hội đoàn nằm ở tôn chỉ mục đích và điều kiện hoạt động của nó. Ý nghĩa đó cũng xuất phát từ tính khách quan của nó. Sự áp đặt, sự hoạt động mang tính hình thức, không độc lập trong nhiều trường hợp đã công cụ hóa nhiều hội đoàn cho những hoạt động chính trị có khi trái với nhu cầu, lợi ích thật sự của cộng đồng. Tác dụng chính trị trong những trường hợp ấy là khó chấp nhận nhất là khi nó bị nhóm nhỏ nắm quyền lực lèo lái phục vụ lợi ích sai trái của họ. Cái nguyên lý tự do trong thành lập, trong hoạt động phải được tôn trọng mới đem lại sức sống thực sự, tác dụng thật sự của hội đoàn mới thực hiện được việc tham gia tự nguyện độc lập.

Cùng với sự tự do, hội đoàn còn phải được tôn trọng và bình đẳng. Cái tầm quan trọng, sự hấp dẫn và ý nghĩa cao của hội đoàn là ở chỗ đáp ứng đến mức nào đó những nhu cầu cộng đồng của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Chính vì thế sự phân biệt đối xử giữa các hội đoàn trong một xã hội là điều cần xóa bỏ. Đương nhiên sự chăm sóc của lãnh đạo và chính quyền đối với các hội đoàn không thể như nhau. Với những hội đoàn kiểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong là sự đền ơn trả nghĩa với lớp người đã cống hiến sức khỏe, tuổi trẻ, là thể hiện thái độ của xã hội sẽ khác với đoàn hội khác. Cũng như vậy, với các hội đoàn hoạt động ngành nghề sẽ khác với các hội đoàn của thanh thiếu niên. Những cái không như nhau đó không phải là trong thái độ ứng xử, trong sự khinh trọng nhiều khi thể hiện ở cả các luật. Khó chấp nhận quan niệm về Bộ chủ quản, về sự "cho phép" của chính quyền đến mức đòi các tổ chức hội các cấp cũng phải xin phép thành lập riêng khi mà Hội cấp trung ương đã được phép thành lập, hoạt động? Trong một xã hội công dân quyền lập hội phải được tôn trọng - tôn trọng trong luật cụ thể. Việc quản lý của chính quyền là quản lý bằng pháp luật - ở đó cả hai phía đều có quyền lợi và nghĩa vụ phải tôn trọng. Quản lý tốt nhất là giúp đỡ hội đoàn hoạt động đúng tôn chỉ - mục đích, phát huy tác đụng xã hội cao nhất. Sự "sát sao" kiểu chăn dắt cần được phê phán. Nó xúc phạm Hội đoàn... Phía hội đoàn, sự tự quản lý, sự tôn trọng pháp luật phải được đề cao. Việc phát hiện xử lý các sai trái vi phạm luật pháp là việc của cơ quan chuyên trách. Đó là điều cả hai bên phải ý thức được tránh những hoạt động có hại đến cộng đồng nói chung và các quyền lợi chính đáng của các nhóm khác đồng thời tránh những can thiệp thô bạo. Rất cần quan tâm đến mặt văn hóa chính trị trong các ứng xử với hội. Phải tôn trọng những chuẩn mực ứng xử văn hóa trong các hoạt động chính trị trong đó có hoạt động các hội đoàn. Sự tôn trọng lẫn nhau ở các ứng xử văn hóa chung cũng đòi hỏi phải chống lại những nghi kỵ, những kỳ thị, những phân biệt đối xử nhiều khi cả những ứng xử kiểu áp đặt phong kiến gia trưởng với các hội đoàn. "Luật chơi" trong các ứng xử văn hóa đòi hỏi đổi mới sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đòi hỏi đổi mới sâu sắc là lĩnh vực thực hiện quyền tham gia vào các hoạt động chính trị như bầu cử, ứng cử, trưng cầu dân ý, lập hội... Đó là điều đây đó còn rất chậm đổi mới cả từ lập pháp đến thi hành. Điều đó cần phải được vạch rõ, khắc phục. Theo Tạp chí Khoa học & Tổ quốcSố lượt đọc: 75 - Cập nhật lần cuối: 15/04/2007 09:08:09 AM

Related Documents

Tac Dung Chinh Tri
November 2019 27
Chinh Tri
June 2020 33
Ndq Giaiquyet Chinh Tac
November 2019 11
2. Noi Dung Chinh
June 2020 17
De Cuong Chinh Tri
November 2019 36
Chinh Tri Tung
October 2019 25