Sang Thu

  • Uploaded by: Minh Hoang Nguyen
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Sang Thu as PDF for free.

More details

  • Words: 1,631
  • Pages: 3
Sang Thu I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thơ ông ấm áp tình người, giàu sức gợi cảm, thiên về vẻ đẹp tĩnh lặng. Tác phẩm chính: Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố, Trường ca biển 2. Văn bản a) Hoàn cảnh sáng tác: ra đời năm 1977 sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố b) Đề tài: viết về cảnh sắc nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ c) Đại ý : cảm nhận tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa d) Thể thơ : ngũ ngôn e) Phương thức biểu đạt : biểu cảm + miêu tả g) Bố cục : 3 ý 1. Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời ( cảm nhân tín hiệu thu về không gian gần và hẹp) 2. Khổ 2: hình ảnh thiên nhiên sang thu, cảm nhận những biến chuyển của đất trời khi sang thu trong không gian dài, rộng, cao 3. Khổ 3: suy ngẩm của nhà thơ (cảm nhận thời tiết sang thu bằng tâm tưởng suy tư) II. Tìm hiểu văn bản 1. Khổ 1: Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió thu Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. - Cảm nhận bằng xúc giác và khứu giác + Hương ổi : là làn hương đặc biệt, mộc mạc, dân giã của cây trái được kết tinh từ mùa hạ cho mùa thu miền Bắc + Hương ổi : cái se lạnh của gió lan tỏa trong không gian, nối đường thôn ngõ xóm + Từ Phả : động từ, có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn hương thơm , như sánh lại, luồn vào gió + Người ta có thể dùng từ tỏa, bay,... thay cho từ phả nhưng các từ ấy đều không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ, từ phả cho thấy mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng, quyến rũ ở trong gió thu, lan tỏa khắp không gian, tạo ra một mùi thơm ngọt mát của những trái ổi chín vàng, hương thơm nồng nàn hấp dẫn, xum xuê trái ngọt của nông thôn Việt Nam - Cảm nhận thị giác + Sương chùng chình – nghệ thuật nhân hóa, những hạt sương nhỏ li ti găng mắt như một làn sương mỏng nhẹ nồng nàn trôi, đang cố ý chậm lại thong thả nhẹ thàng chuyển động chầm chậm quấn quýt bên ngõ xóm đường làng, như vương vấn níu kéo mùa hạ, làn sương sớm mai cũng như có tâm hồn. Cảm xúc của nhà thơ - Từ Bỗng, ngay từ đầu khổ thơ, tác giả đã bộc lộ sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của mình, nhà thơ giật mình, bối rối, tác giả như chưa chờ đợi mùa thu đến, nhưng theo quy luật tự nhiên, mùa hạ đã nhường chỗ cho mùa thu từ lúc nào, hình như còn có một chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận, cảm giác mơ hồ mong manh.

→ Đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay vì nó đột ngột mà nhà thơ chưa nhận ra tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật, từng cảnh thiên nhiên sang thu của thiên nhiên đã thấp thoáng hình người, cũng chùng chình, bịn rịn, bâng khuâng. 2. Hình ảnh thiên nhiên, những biến chuyển của đất trời sang thu (trong không gian dài, rộng, cao) Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. - Nếu ở khổ 1 thu chỉ là sự đoán định mong đợi, hình như thì ở khổ 2 đã thành khẳng định thu hiển hiện trên cỏ cây, hoa lá, trong lòng người - Nghệ thuật đối lập dềnh dàng – vội vã, nghệ thuật nhân hóa - Dòng sông nhẹ nhàng, thong thả, thanh thản trôi. Nó như được nghỉ ngơi sau 1 chặng đường gian khổ của mùa hạ, sau những trận bão lụt ồn ào, ghê gớm, sôi động, bây giờ nó trở nên duyên dáng, gần gũi, huyền dịu, nên thơ - Hình ảnh đàn chim đối lập với dòng sông, chúng bắt đầu cuống quýt vội vã báo hiệu mùa thu thật đã đến, cái lạnh sắp tràn về, đàn chim lại chuyển mình vào phương nam ấm áp mà tránh rét. - Tác giả đã thả hồn vào cảnh, phải chăng đây là sự vội vàng cuống quýt trong tâm hồn thi sĩ, nhà thơ đang mở rộng lòng mình để đón nhận mọi rung động nhỏ nhất của đất trời - Điểm nhìn ở khổ 1: nhìn mọi vật rất gần nhưng ở khổ 2 nhìn mọi vật cao hơn, xa hơn, rộng hơn - Khổ 2 có hai câu thơ gọi là câu thơ thần của bài thơ: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. + Từ vắt : nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thị giác → xúc giác ) được nhà thơ cảm nhận qua sự tưởng tượng thú vị độc đáo gợi hình ảnh 1 làn mây mỏng nhẹ, kéo dài còn sót lại lưu luyến níu kéo mùa hạ nhưng không thể không bước sang mùa thu + Cũng có thể đám mây như chiếc khăn voan mỏng xinh vắt qua bờ vai thiếu nữ hoặc đám mây là nhịp cầu ô thước nối hai bờ vui bằng một vẻ mềm mại trữ tình. → Bức tranh chuyển mùa không chỉ được tác giả cảm nhận bằng thị giác mà cả sự cảm nhận bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh 3. Suy ngẫm của nhà thơ (cảm nhận thời tiết sang thu bằng tâm tưởng suy tư) Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. - Hình ảnh nắng là hình ảnh của mùa hạ nhưng đã nhạt dần, yếu dần, không còn chói chang, dữ dội, oi bức như mùa hạ. Hình ảnh mưa cũng đã ít đi. Từ vơi có giá trị gợi tả như đong đếm những sự vật có khối lượng cụ thể để diễn tả cái thưa dần, ít dần, bớt dần, hết dần của những cơn mưa ào ạt bất ngờ trong mùa hạ → Nắng mưa đều thay đổi, đều diễn ra từ từ dần dần không vội vã - Kết cấu câu vẫn còn, đã vơi tạo sự chuyển biến của hiện tượng tự nhiên qua quan sát tinh tế nhạy cảm của tác giả - Hình ảnh sấm mang ý nghĩa tả thực, hiện tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ, đi liền với những cơn mưa rào chỉ có trong mùa hạ. Giờ là cuối mùa hạ sang mùa thu nên sấm cũng bớt đi, nhẹ hơn và ít bất ngờ - Hàng cây đứng tuổi

+ Nghĩa tả thực là hàng cây cổ thụ, là hàng cây đã trải qua mưa nắng, sấm chớp vang rền của mùa hạ; vào mùa thu nó không còn giật mình, bất ngờ với cơn mưa và tiếng sấm nữa + Sấm là những vang động bất ngờ của ngoại cảnh + Hàng cây đứng tuổi ẩn dụ cho những con người từng trải đã từng vượt qua những gian khó, thăng trầm của cuộc đời, cho nên con người càng trở nên vững vàng hơn trước những biến động bất thường của ngoại cảnh. → * Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi con người là chứng nhân của mỗi mùa thu qua bởi thế tiếc nuối là cảm xúc của con người trước thời gian, tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, vào trạng thái thiên nhiên nhằm khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu * Hai câu cuối của bài thơ gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc : mùa thu là mùa của thiên nhiên hay là mùa thu của cuộc đời. Mùa thu là mùa thứ ba trong năm, những con người khi bước vào mùa thu của cuộc đời là đã đứng tuổi, đời người lúc đấy đã khép lại quãng thời gian tuổi trẻ sôi nổi, rời những bất thường chuyển sang một giai đoạn mới yên tĩnh, trầm lặng, mà thu không rạo rực ấm áp như mùa xuân, không sôi động vội vàng như mùa hạ, không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi cũng rất lặng lẽ, thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động sắc màu dư vị ngọt ngào, nó gieo vào lòng ta những xao động mơ màng, gợi cho ta những suy nghĩ sâu xa của cuộc sống → So với các nhà thơ viết về mùa thu như Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Hữu Thỉnh có một nét riêng đặc sắc nắm bắt tâm hồn thơ ngay trong khoảnh khắc giao mùa, đó là những chuyển biến rất tinh vi mà phải có một tâm hồn hết sức tinh tế mới cảm nhận được. III. Tổng kết - Nghệ thuật: Hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhân hóa, ẩn dụ - Nội dung: từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt, Hữu Thỉnh đã gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế

Related Documents

Sang Thu
May 2020 7
Thu
July 2020 9
Thu
May 2020 16
Thu
November 2019 28
Sang Putera Dan Sang Bulan
November 2019 50
Sang Yingkai
June 2020 12

More Documents from ""

May 2020 2
May 2020 1
May 2020 2
May 2020 2
May 2020 2
May 2020 2