Pldc Anh 2

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Pldc Anh 2 as PDF for free.

More details

  • Words: 826
  • Pages: 2
1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật * Mỗi ngành khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật là phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu làm sáng tỏ, qua đó phân biệt nó với các khoa học khác. * Lý luận nhà nước – pháp luật là một trong nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhà nước, pháp luật. Nhà nước , pháp luật là hai hiện tượng cơ bản và phức tạp bậc nhất của xã hội có giai cấp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy, ngay từ khi xuất hiện và trong suốt quá trình tồn tại , phát triển nó luôn được các nhà tư tưởng đại diện cho các giai cấp, tầng lớp quan tâm nghiên cứu. Xã hội càng phát triển thì nhà nước, pháp luật càn được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Ngày nay, nhà nước – pháp luật được xem là khách thể nghiên cứu cùa rất nhiều ngành khoa học. Mỗi khoa học nghiên cứu nhà nước – pháp luật ở những phạm vi, góc độ, mức độ khác nhau với những mục đích khác nhau. * Lý luận nhà nước – pháp luật với mục đích cuối cùng là tìm ra những quy luật chung nhất về sự phát sinh, tồn tại, phát triển của nhá nước, pháp luật nên trong số vô vàn các vấn đề về nhà nước, pháp luật, nó chỉ đề cập những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất. Phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu bao gồm: _ Các vấn đề cơ bản về nhà nước: Quá trình hình thành, phát triển, bản chất, chức năng, vai trò, hình thức, bộ máy nàh nước… _ Các vấn đề cơ bản về pháp luật: Quá trình hìn thành, phát triển,bản chất, chức năng, vai trò, hình thức pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật… _ Để làm sáng tỏ vị trí, vai trò của nhà nước, pháp luật trong đời sống xã hội, lý luận nhà nước – pháp luật còn nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật; giữa nhà nước – pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, chẳng hạn nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác; pháp luật với kinh tế, với chính trị, với đạo đức… _ Trên cơ sở các vấn đề nêu trên và để hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề đó, lý luận nhà nước – pháp luật đi sâu nghiên cứu vào từng kiểu nàh nước, pháp luật cụ thể trong lịch sử, trong đó trọng tâm là kiểu nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cần lưu ý là đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật không phải chỉ luôn bao gồm các vấn đề nêu trên và đã giải quyết xong. Sự phát triển phức tạp cảu đời sống xã hội đặt lý luận nàh nước – pháp luật trước hàng loạt vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu để có những

kết luận thỏa đáng. Chẳng hạn, vấn đề dân chủ, vấn đề nàh nước pháp quyền, vấn đề nhà nước, pháp luật tư sản hiện đại v.v.. và v.v.. * Như vậy, lý luận nhà nước – pháp luật là khoa học chuyên nghiên cứu về nhà nước, pháp luật. Phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu bao quát một cách toàn diện nhà nước, pháp luật với tính cách là 2 hiện tượng của đời sống xã hội, song không đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào của một nhà nước, pháp luật cụ thể nào. Trong khi đó, nhiều khao học khác cũng nghiên cứu nhà nước, pháp luật song hoặc cùng nghiên cứu nàh nước, pháp luật cùng với các hiện tượng khác ( mà không chuyên nghiên cứu về nhà nước, pháp luật như: triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học…) hoặc đi sâu nghiên cứu từng góc độ, từng lĩnh vực của nhà nước, pháp luật, thậm chí, của từng nhà nứoc,pháp luật cụ thể ( Ví dụ: khoa học luật hình sự Việt Nam, khoa học luật hành chính Việt Nam, v.v..). * Tóm lại: Lý luận nhà nước – pháp luật là hệ thống tri thức chung, cơ bản nhất về nhà nước, pháp luật.Đối tượng nghiên cứu của nó là những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước, pháp luật nói chung, nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. 2. Phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật

Related Documents

Pldc Anh 2
November 2019 1
Pldc Anh 0
November 2019 5
Pldc Anh 1
November 2019 0
Pldc
June 2020 6
Pldc
June 2020 4
Pldc
November 2019 5