Pldc

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Pldc as PDF for free.

More details

  • Words: 1,631
  • Pages: 7
Mục đích, yêu cầu nắm vững những nội dung sau đây : -

Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước của nhà nước.

-

Những đặc trưng cơ bản của nhà nước.

-

Những đặc điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

-

Phân biệt cách mạng xã hội với tiến hóa, với đảo chính và với cải cách.

-

Phân biệt cách mạng XHCN với các cuộc cuộc cách mạng xã hội khác.

-

Cách mạng xã hội trong thời đại ngày nay.

NỘI DUNG : I.Nhà nước 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước 1.1. Nguồn gốc nhà nước: Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã chứng minh rằng không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Xã hội công xã nguyên thủy không có nhà nước. Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa. Có bốn nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, dẫn đến sự ra đời của nhà nước : -

Chế độ sỡ hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất ra đời.

-

Sự dư thừa của sản phẩm làm ra dẫn đến những người có chức, có quyền trong công xã muốn chiếm đoạt lấy.

-

Cùng với sự ra đời của chế độ phụ quyền, các thủ lĩnh quân sự ngày càng củng cố và mở rộng quyền lực, họ trở thành lực lượng đối lập với nhân dân.

-

Các cơ quan tổ chức thị tộc, bộ lạc từ chỗ là công cụ của nhân dân, trở thành cơ quan thống trị , áp bức và đối lập với nhân dân. Khi xã hội có phân chia thành giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không

thể điều hòa xuất hiện, xã hội có nguy cơ dẫn đến thảm họa là các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm họa đó không thể

diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời để điều hòa những xung đột củagiai cấp. Đó chính là nhà nước. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. 1.2

Bản chất của nhà nước : Trên thực tế chỉ có giai cấp có thế lực nhất – giai cấp thống trị về kinh tế mới có

đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Và nhờ có nhà nước này, giai cấp thoáng trò có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp khác. Vì thế, về bản chất “ Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản chất đó , nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. 2.Đặc trưng cơ bản của nhà nước : Có ba đặc trưng cơ bản : + Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. + Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. + Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. 3.Chức năng cơ bản của nhà nước : 3.1.Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội: - Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội.

- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Song chức năng thống trị chính trị chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội. 3.2. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại : * Chức năng đối nội : - Duy trì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội và những trật tự khác hiện có. - Sử dụng bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục…để xác lập, củng cố tư tưởng , ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội. * Chức năng đối ngoại : - Bảo vệ biên giới lãnh thổ. - Quan hệ với các nước khác. - Tìm kiếm thị trường.

4. Các kiểu và hình thức nhà nước 4.1. Khái niệm kiểu và hình thức nhà nước : Kieåu nhà nước dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào ? Hình thức nhà nước dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước , bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp –xã hội , bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước. 4.2.Các kiểu nhà nước và hình thức nhà nước trong lịch sử. Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử - Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ có nhà nước chiếm hữu nô lệ. -

Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến có nhà nước phong kiến.

-

Hình thái kinh tế-xã hội tư sản có nhà nước tư sản.

Sơ đồ : Các kiểu và hình thức nhà nước 5.Nhà nước vô sản: 5.1. Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới Nhà nước vô sản cũng là bộ máy thống trị giai cấp . Song đây là bộ máy của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chiếm tuyệt đại bộ phận . Sự thống trị đó nhằm giải phóng người lao động đem lại quyền làm chủ cho họ . Xã hội tư bản là xã hội có giai cấp cuối cùng , tất yếu phải được thay thế bằng xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, không có giai cấp, không có người bóc lột người. Bước nhảy vọt vĩ đại ấy của xã hội loài người chỉ có thể bằng con

đường đấu tranh của giai cấp vô sản, bằng cách mạng vô sản, thiết lập nhà nước vô sản. 5.2. Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa có mấy đặc điểm cơ bản sau đây : +

Nhà nước XHCN là công cụ chủ yếu để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, do đó :

-

Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân , vì dân, trên cơ sở liên minh công nông, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

-

Nhà nước đó tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp , quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật , coi trọng giáo dục đạo đức công dân .

-

Trong tổ chức hoạt động của mình , quyền lực của nhà nước được phân công , phối hợp , thống nhất giữa hành pháp , lập pháp , tư pháp .

-

Nhà nước XH Chủ nghĩa được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ

+

Nhà nước XH Chủ nghĩa phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước XHCN có hai chức năng : - Đối nội:

+

Trấn áp các thế lực phản cách mạng.

+ Tổ chức xây dựng chế độ xã hội mới trên mọi lĩnh vực . Chức năng này mới là chính. - Đối ngoại : +

Phòng thủ đất nước , bảo vệ đất nước .

+ Quan hệ hữu nghị , hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị , trên cơ sở tôn trong chủ quyền và cùng có lợi . Để thực hiện các nhiệm vụ to lớn đã nêu trên, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là một nhân tố quan trọng, Đảng lãnh đạo băng việc vạch ra phương hướng, đường lối cho nhà nước, vận động quần chúng và thông qua đội ngũ Đảng viên để bảo đảm các chủ trướng chính sách, luật pháp của nhà nước được thực hiện triệt để.

Sơ đồ : CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XHCN

Sơ đồ : HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Related Documents

Pldc
June 2020 6
Pldc
June 2020 4
Pldc
November 2019 5
Phao Pldc
November 2019 11
Pldc Phan Pl
November 2019 4
Pldc Anh 0
November 2019 5