Pldc Anh 1

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Pldc Anh 1 as PDF for free.

More details

  • Words: 3,228
  • Pages: 6
1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật * Mỗi ngành khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật là phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu làm sáng tỏ, qua đó phân biệt nó với các khoa học khác. * Lý luận nhà nước – pháp luật là một trong nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhà nước, pháp luật. Nhà nước , pháp luật là hai hiện tượng cơ bản và phức tạp bậc nhất của xã hội có giai cấp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy, ngay từ khi xuất hiện và trong suốt quá trình tồn tại , phát triển nó luôn được các nhà tư tưởng đại diện cho các giai cấp, tầng lớp quan tâm nghiên cứu. Xã hội càng phát triển thì nhà nước, pháp luật càn được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Ngày nay, nhà nước – pháp luật được xem là khách thể nghiên cứu cùa rất nhiều ngành khoa học. Mỗi khoa học nghiên cứu nhà nước – pháp luật ở những phạm vi, góc độ, mức độ khác nhau với những mục đích khác nhau. * Lý luận nhà nước – pháp luật với mục đích cuối cùng là tìm ra những quy luật chung nhất về sự phát sinh, tồn tại, phát triển của nhá nước, pháp luật nên trong số vô vàn các vấn đề về nhà nước, pháp luật, nó chỉ đề cập những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất. Phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu bao gồm: _ Các vấn đề cơ bản về nhà nước: Quá trình hình thành, phát triển, bản chất, chức năng, vai trò, hình thức, bộ máy nàh nước… _ Các vấn đề cơ bản về pháp luật: Quá trình hìn thành, phát triển,bản chất, chức năng, vai trò, hình thức pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật… _ Để làm sáng tỏ vị trí, vai trò của nhà nước, pháp luật trong đời sống xã hội, lý luận nhà nước – pháp luật còn nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật; giữa nhà nước – pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, chẳng hạn nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác; pháp luật với kinh tế, với chính trị, với đạo đức… _ Trên cơ sở các vấn đề nêu trên và để hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề đó, lý luận nhà nước – pháp luật đi sâu nghiên cứu vào từng kiểu nàh nước, pháp luật cụ thể trong lịch sử, trong đó trọng tâm là kiểu nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cần lưu ý là đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật không phải chỉ luôn bao gồm các vấn đề nêu trên và đã giải quyết xong. Sự phát triển phức tạp cảu đời sống xã hội đặt lý luận nàh nước – pháp luật trước hàng loạt vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu để có những

kết luận thỏa đáng. Chẳng hạn, vấn đề dân chủ, vấn đề nàh nước pháp quyền, vấn đề nhà nước, pháp luật tư sản hiện đại v.v.. và v.v.. * Như vậy, lý luận nhà nước – pháp luật là khoa học chuyên nghiên cứu về nhà nước, pháp luật. Phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu bao quát một cách toàn diện nhà nước, pháp luật với tính cách là 2 hiện tượng của đời sống xã hội, song không đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào của một nhà nước, pháp luật cụ thể nào. Trong khi đó, nhiều khao học khác cũng nghiên cứu nhà nước, pháp luật song hoặc cùng nghiên cứu nàh nước, pháp luật cùng với các hiện tượng khác ( mà không chuyên nghiên cứu về nhà nước, pháp luật như: triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học…) hoặc đi sâu nghiên cứu từng góc độ, từng lĩnh vực của nhà nước, pháp luật, thậm chí, của từng nhà nứoc,pháp luật cụ thể ( Ví dụ: khoa học luật hình sự Việt Nam, khoa học luật hành chính Việt Nam, v.v..). * Tóm lại: Lý luận nhà nước – pháp luật là hệ thống tri thức chung, cơ bản nhất về nhà nước, pháp luật.Đối tượng nghiên cứu của nó là những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước, pháp luật nói chung, nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. 2. Phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước – pháp luật 3.Vị trí, vai trò của lý luận nhà nước – pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý 4. Sự xuất hiện nhà nước Có nhiều quan điểm khác nhau về sự xuất hiện Nhà nước. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng nhà nước không phải là sản phẩm cảu thươngh đế hay sự mở rộng của các gia đình; nhà nước không phải được lập ra bằng việc ký kết một khế ước xã hội, nhà nước không tồn tại trong mọi chế độ xã hội. * Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà nước là một hiện tượng mang tính lịch sử. Nhà nước mới xuất hiện cách ngày nay khoảng vài ngàn năm. Hàng triệu năm trước khi nhà nước xuất hiện, người cổ đại chưa biết một hình thức tổ chức nào, họ tụ tập thành từng bầy gọi là bầy người nguyên thủy. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, dưới tác động của nhiều yếu tố buộc con người phải liên kết thành tổ chức, hình thành tổ chức đầu tiên của con người là thị tộc. Nó xuất hiện khoảng 40.000 năm trước công nguyên. Xã hội phát triển ở trình độ cao hơn, các thị tộc đã liên kết thành bào tộc, bộ lạc. * Thị tộc có một số đặc trưng là: - Thành viên thị tộc là những người cùng huyết thống, cùng làm ăn sinh sống ở một nơi.

- Duy trì chế độ quần hôn: một nhóm đàn ong là chồng chung của một nhóm đàn bà.. - Duy trì chế độ sở hữu chung, lao động chung và phân phối bình quân. - Không kẻ giàu, người nghèo, lợi ích của các thành viên thị tộc là đồng nhất; quan hệ giữa người với người là hoàn toàn bình đẳng, tự do. - Quyền lực công cộng trong thị tộc là thuộc về toàn thể cộng đồng thị tộc, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng. Để thực thi quyền lực, không có bộ máy chuyên môn mà dựa trên sức mạnh cảu hội đồng thị tộc – cơ quan quyền lực cao nhất cảu thị tộc ( bao gồm tất cả các thành viên đã lớn tuổi, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng cảu thị tộc) kết hợp với uy tín của người đứng đầu thị tộc (tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự - những người không hề có đặc quyền, đặc lợi, cùng chung sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác) do hội đồng thị tộc bầu, bãi miễn. Khi các thị tộc liên kết thành bào tộc, bọ lạc, quyền lực trong xã hội có xu hướng tập trung hơn. Mặc dù phần lớn công việc trong bào tộc, bộ lạc vẫn do hội nghị tất cả các thành viên quyết định, song trong nhiều trường hợp nó chỉ do hội đồng bào tộc, hội đồng bộ lạc (chỉ bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự các thành viên) quết định. * Thị tộc phát triển rực rỡ nhất vào khoảng từ hơn 10 ngàn đến 6 – 5 ngàn năm trước công nguyên. Khoảng 4,3 ngàn năm trước công nguyên ở một số nơi trên thế giới, thị tộc dần dần tan rã, Nhà nước dần dần hình thành. + Nguyên nhân kinh tế làm thị tộc tan rã, nhà nước xuất hiện là sự xuất hiện chế độ tư hữu gắn liền quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên săn bắn, thu lượm sang nền kinh tế sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, làm thủ công. - LLSX phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội: Sự phát triển không ngừng của LLSX đã tạo tiền đề làm thay đổi PTSX cộng sản nguyên thủy. Khoảng 6, 5 ngàn năm trước công nguyên, ở một số nơi trên thế giới, con người đã biết đến việc chăn nuôi, trồng trọt, dần dần họ lại biết đến làm thủ công, mặc dù còn ở mức hết sức sơ khai, nguyên thủy. Khi con người phát hiện ra kim loại và chế tác đựoc những công cụ lao động bằng kim loại thì trồng trọt, thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến các cuộc phân công lao động xã hội trên quy mô lớn: một bộ phận dân cư nhất định chuyên làm một nghề nhất định. Trong lịch sử đã từng ba lần diễn ra phân công lao động như vậy, sau mỗi lần phân công, xã hội lại có những biến đổi sâu sắc hơn. - Phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hóa, vì vậy mà nó càng phất triển mạnh mẽ hơn. Sản phẩm làm ra ngày

một nhiều hơn, đủ cho tiêu dùng, dần dần có dư thừa và ngày càng dư thừa thường xuyên. Vấn đề đặt ra là quản lý và sử dụng tài sản dư thùa đó như thế nào ? Tù trưởng, tộc trưởng được giao quản lý số tài sản dư thừa đó. lợi dụng uy tín, địa vị trong thị tộc, họ nảy sinh ý nghĩ chiếm đoạt làm cảu riêng. Những tư tưởng đầu tiên về sở hữu tư nhân xuất hiện. - Sản xuất càng phát triển, của cải làm ra nhiều hơn trước, làm cho địa vị người đàn ông trong sản xuất nagỳ càng tăng (sản xuất đòi hỏi sức khỏe, kinh nghiệm cảu người đàn ông). Các quan niệm về hôn nhân có sự thay đổi. Hôn nhân đối ngẫu dần dần thay thế chế độ quần hôn…Những yếu tố đó làm cho chế độ mẫu hệ bị “lật đổ”, chế độ phụ hệ được xác lập. Các gia đình gia trưởng, rồi gia đình phụ hệ dần dần được hình thành. Cùng với quá trình đó, sản xuất cũng dần dần được chia nhỏ theo sự phát triển của các hình thái gia đình (do công cụ lao đôngj phù hợp hơn, người ta thấy có thể không cần phải tiến hành sản xuất chung theo cả thị tộc, trừ trường hợp đặc biệt, mà có thể tiến hành theo từng gia đình). Súc vật, ruộng đất…được đem chia. Mới đầu chỉ là tạm chia, các gia đình vẫn phải dựa vào nhau trong sản xuất và vẫn còn tài sản chung (đồng cỏ, ao hồ, nguồn nước…). - Sản xuất mà bị chia nhỏ thì nó lại càng phát triển mạnh hơn trước, đồng thời sự phân hóa giàu nghèo cũng xuất hiện (do khả năng lao động cảu các gia đình là khác nhau; do chia tài sản không đều; do sự chiếm đoạt phần cảu cải dư thừa ở một số gia đình…). Chính sự khác biệt giàu nghèo này làm người ta ý thức được một cách sâu sắc hơn về sở hữu tư nhân. Vì vậy họ tìm cách chiếm hữu một cách vĩnh viễn số tài sản được chia. Những tài sản đó dần dần có thể đem bán, trao đổi hay để lại cho con cháu. Tái sản chung trong thị tộc vì vậy mà dần trở thành sở hữu tư nhân trong các gia đình mà chủ yếu là các gia đình quý tộc. + Nguyên nhân xã hội làm thị tộc tan rã, Nhà nước xuất hiện là sự phân hóa xã hội thành các giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. - Do sản xuất phát triển mà nhu cầu sức lao động ngày càng tăng. Người ta nghĩ đến sức lao động cảu số tù binh trong các cuộc xung đột giữa các thị tộc. Trước kia số tù binh này thường bị giết, giờ đây họ được giữ lại nuôi để làm nô lệ, khai thác sức lao động. Mới đầu số nô lệ còn lẻ tẻ, địa vị cảu họ chưa đến mức thấp kém và họ là nô lệ chung cảu cả thị tộc. Về sau, cùng với sự phát triển cảu sản xuất, số lượng nô lệ ngày một đông đảo, nô lệ cũng trở thành sở

hữu tư nhân trong các gia đình như các loại tài sản khác. Chiến tranh giữa các thị tộc vì vậy không còn đơn thuần là giải quyết mâu thuẫn mà chủ yếu là bắt tù binh và cướp bóc tài sản. - Trong quá trình sản xuất, do nhiều yều tố, (đã nói ở trên) một số gia đình giàu lên (các gai đìn tù trưởng, tộc trưởng; các gia đình quý tộc mới), phần lớn các gia đình khác lại nghèo đi. Mới đầu, sựu phân hóa này chưa rõ nét vì truyền thống cộng sản nguyên thủy buộc người ta phải tương trợ lẫn nhau hoặc đóng góp vào quỹ công ích. Càng ngày sự phân hóa giàu nghèo càng rõ nét hơn, sự tương trợ giữa các gia đình mất dần. Thay vào đó là cho vay nặng lãi và cầm cố tài sản. Để tồn tại, người nghèo phải chấp nhận các điều kiện bất lợi kể cả việc đem bản thân và gia đình mình làm vật bảo đảm. Không trả được nợ, họ phải cầm cố ruộng đất, súc vật, các tài sản khác, thậm chí cả “gán vợ, đợ con”. Tư liệu sản xuất trong xã hội vì ngày càng tập trung vào các gia đình giàu có. Các gia đình ngheo ngày càng lâm vào cảnh bần cùng hóa. Cuối cùng, họ hoàn toàn phụ thuộc vào kẻ giàu , trở thành nô lệ cảu kẻ giàu. Công xã thị tộc trước kia vốn là một khối dân cư thuần nhất thì giờ đây đã phân chia thành các tập đoàn có địa vị khác nhau (trong một phương thức sản xuất mới): một tập đoàn thì nắm giữ hầu hết các TLSX cảu XH và bóc lột, chiếm đoạt lao đọng cảu tập đoàn không cso TLSX. Người ta gọi các tập đoàn đó là các giai cấp. Giai cấp giàu có càng tìm cách bóc lột càng đẩy giai cấp nghèo khổ vào địa vị thấp kém hơn. Mâu thuẫn giai cấp nảy sinh. Xung đột giai cấp xuất hiện ngày càng trở nên gay gắt. - Ở khía cạnh khác, khi giàu nghèo đã phân háo rõ rệt, sự tương trợ giúp đỡ không còn thì quan hệ huyết tộc trở nên phai nạht, lỏng lẻo. nó không còn đủ sức để ràng buộc những người cùng huyết tọc phải làm ăn sinh sống ở một nơi. Người nghèo vì thế cso thể tìm đến nơi có điều kiện thuận lợi hơn để sinh sống. Mặt khác, do họat động thương nghiệp, do sự thay đổi nghề nghiệp đòi hỏi phải di động và thay đổi chỗ ở. Tình trạng đó dẫn đến trên một địa vực vốn là lãnh thổ cảu một thị tộc, bộ lạc và chỉ những người thuộc thị tộc, bộ lạc đó sinh sống thì nay đã gồm những người thuộc các thị tộc khác nhau cùng làm ăn sinh sống, mất đi điều kiện tiên quyết cho sựu tồn tại của ché độ thị tộc. Đứng trước sự biến đổi đó, cưo quan quyền kực cao nhất cảu thị tộc dần dần không bao gồm tất cả các thành viên trong thị tộc như trước kia (hội đồng thị tộc) mà chỉ còn gồm các quý tộc giàu có (hội đồng trưởng lão). Hội nghị tất cả các thành viên trong thị tộc

trở nên không cần thiết. Các công việc chung trong thị tộc dần dần chỉ do giai cấp quý tộc quýet định. Chức vụ người đứng đầu bộ lạc cũng dần không do toàn thể các thành viên trong thị tộc, bộ lạc bầu ra mà hoặc là do một bộ phận nhỏ trongdân cư bầu hoặc người giữ chức đó tìm cách giữ lạ cho con cháu kế thừa, hoặc một quý tộc nào đó nhất tự tôn mình lên với những tên gọi mới: vua, thiên tử, pharaông. Quyền lực được TT< BL giao cho trước đây giờ đây đã được sử dụng để phục vụ lợi ích cảu g/c quý tộc. Giai cấp gaìu có càng gai tăng bóc lột càng đẩy giai cấp nghèo khổ vào địa vị thấp kém hơn. Để bảo vệ địa vị kinh tế cảu mình, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, g/c quý tộc từng bước lập ra bộ máy chuên môn làm nhiệm vụ cưỡng chế: quân đội thường trực, cảnh sát, tòa án… Như vậy, tổ chức thị tộc, bộ lạc tan rã dần từng bước. Thay vào đó alf một hình thức tổ cức mới với những cơ quan mới; hội đồng trưởng lão, quân đội thường trực, cảnh sát, vau – những cơ quan hoàn toàn xa lạ với tổ chức thị tộc, bộ lạc trước kia – được hình thành dần từng bước. Tổ chức ấy gọi là Nhà nước. Nhà nước xuất hiện trước tiên là để bảo vệ quyền lợi cho g/c thống trị về kinh tế. Tuy nhiên, nó không chỉ chuyên làm nhiệm vụ cưỡng bức, nó còn phải thay cho tổ chức thị tộc, bộ lạc đã tan rã làm nhiệm vụ quản lý xã hội. Nhà nước – công cụ cho g/c thống trị về kinh tế tỏ chức ra nhưng lại “ dường nư đứng trên xã hội”, đứng trên mâu thuẫn giữa các g/c để “ làm dịu bớt cuộc xung đột g/c’, giữ cho xung đột ấy trong vòng một ‘trật tự” có lựoi cho g/c thống trị, để xã hội tồn tại và phát triển. + Các khu vực khác nhau trên thế giới, do điều kiện địa lý, lịch sử, trình độ phát triển của xã hội…rất khác nhau, do vậy, sự xuất hiện nhà nước ở đso cũng không hoàn toàn gióng nhau. Trên thế giới đã có 4 dạng thức xuất hiện nhà nước.Đó là: - Sự xuất hiện nhà nước A – ten - Sự xuất hiện nhà nước Rô – ma - Sự xuất hiện nhà nước cảu người Giéc – manh - Sự xuất hiện nàh nước ở các nước phương đông cổ đại.

Related Documents

Pldc Anh 1
November 2019 0
Pldc Anh 0
November 2019 5
Pldc Anh 2
November 2019 1
Pldc
June 2020 6
Pldc
June 2020 4
Pldc
November 2019 5