Pldc Anh 0

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Pldc Anh 0 as PDF for free.

More details

  • Words: 2,718
  • Pages: 5
7.Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước Nhà nước,sản phẩm của sự phát triển xã hội, một hình thức tổ chức của con người trong xã hội có giai cấp. Khi xã hội chưa phân chia giai cấp, con người đã biết đến những hình thức như tổ chức thị tộc, bộ lạc, gia đình. Xã hội có giai cấp,con người có các hình thức tổ chức khác như:các đảng phái,các hội, đoàn.. So với các tổ chức xã hội khác của xã hội, Nhà nước có các đặc điểm (đặc trưng) sau: *Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước tổ chức và thực hiện quyền lực của mình trong phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Để có hiệu quả, Nhà nước tiến hành phân chia dân cư theo địa vực. Phân chia dân cư theo lãnh thổ được hiểu là nhà nước phân chia theo địa bàn (địa vực) mà dân cư sinh sống thành đơn vị hành chính lãnh thổ.Người dân ko phân biệt huết thông, dân tộc, giới tính… cứ sống trên một phạm vi lãnh thổ nhất định thì là cư dân của một đơn vị hành chính nhất định (xã, huyện, tỉnh) trong một nhà nước nhất định. Khi đó người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú. Đồng thời Nhà nước cũng thực hiện tác động đến các mặt của đời sống xã hội theo từng đơn vị hành chính lãnh thổ. Các đơn vị khác của xã hội có thể phân chia dân cư theo huyết thống, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính… *Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt ko hòa nhập với dân cư( quyền lực nhà nước) Nói chung, trong các tổ chức xã hội đều tồn tại quyền lực. Nhưng quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng đặc biệt, nó không thuộc về mọi thành viên trong xã hội, cũng không bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội như nhau. Quyền lực này thuộc về giai cấp thống trị, chủ yếu và trước hết bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực này, Nhà nước có một lớp ngườiđặc biệt được tổ chức thành cơ quan chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế hoặc chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Các cơ quan này hợp thành bộ máy nhà nước- bộ máy chuyên thực thi quyền lực.. Trong các tổ chức xã hội khác, để thực hiện quyền lực của một tổ chức mình nó dùng sức mạnh tập thể của cả tổ chức mà không cần có bộ máy chuyên nghiệp nào. *Nhà nước nắm giữ chủ quyền quốc gia Khái niệm quốc gia không đồng nhất với khái niệm nhà nước. Nhà nước chỉ là một trong nhiều chủ thể của quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, nắm giữ chủ quyền quốc gia.Điều đó là vì, nhà nước là tổ chức quyền lực công, quyền lực nhà nước mang tính tối cao, bao trùm lên phạm vi lãnh thổ quốc gia, tác động tới tất cả các cá nhân, các tổ chức trong xã hội; tác động đến các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Nó biểu hiện ở chỗ: nhà nước cũng có quyền quyết định tối cao và độc lập tự giải quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại mà không phụ thuộc vào bất kỳ một cá nhân, một tổ chức nào trong nước cũng như bất kỳ một nhà nước nào,một tổ chức quốc tế nào trên thế giới. Các tổ chức khác trong xã hội chỉ nắm giữ chủ quyền của chính mình, và trong những trường hợp còn chịu tác động của nhà nước. * Nhà nước ban hành pháp luật Để thực hiện việc quản lý xã hội, Nhà nước ban hành ra pháp luật làm công cụ để quản lý. Pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện. Bằng pháp luật, nhà nước đã buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định phải xử sự theo điều mà nhà nước mong muốn. Có

như vậy quyền lợi của giai cấp thống trị mới được bảo đảm,trật tự, kỷ cương của xã hội mới được giữ vững. Các tổ chức xã hội khác để quản lý, điều hành công việc của tổ chức mình đặt ra điều lệ, nội quy… Những quy phạm xã hội này không mang tính quyền lực nhà nước. *Nhà nước đặt ra và thu các loại thuế, phát hành tiền Về thực chất, thuế là một phần sản phẩm lao động của dân cư mà nhà nước buộc các thành viên trong xã hội phải nộp cho nhà nước. Sở dĩ nhà nước phải đặt ra và thu các loại thuế vì nhà nước là một bộ máy được tách từ xã hội, không trực tiếp lao động sản xuất mà chỉ chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và quản lý “ bộ máy ăn bám xã hội” (Lênin).Cho nên nó cần có thuế là để nuôi dưỡng nó. Thiếu thuế, nhà nước không thể tồn tại được. Bên cạnh đó, thuế còn là nguồn cơ bản, chủ yếu để nhà nước dùng vào việc phát triển đời sống cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, chỉ có nhà nước mới có quyền thu thuế vì nhà nước là tổ chức đại diện cho xã hội, mặt khác, nó có một đội quân chuyên nghiệp làm nhiệm vụ cưỡng chế, cho nên nó có tư cách để thu và có thể thu được. Nhà nước phát hành tiền để làm phương tiện thành tóan, cất trữ trong sản xuất và lưu thông của cải vật chất của xã hội. Không một tổ chức nào trong xã hội có quyền thu thuế và phát hành tiền.

8. Quan hệ nhà nước và xã hội - Xã hội là một khái niệm phức tạp, vì vậy có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở một nghĩa chung nhất xã hội là hình thức sinh họat chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử xây dựng trên cơ sở của một phương thức sản xuất nhất định. Như vậy xã hội là sản phẩm của quan hệ giữa người với người, một cộng đồng người có quan hệ sinh hoạt chung. Đó là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp trong đó những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất,quan hệ sản xuất và kiến thức thượng tầng, (và những quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác). -Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là một hình thức tổ chức của con người trong xã hội có giai cấp. Đó là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có một bộ máy chuyên môn làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. - Nhà nước và xã hội có sự thống nhất với nhau: + Xã hội có giai cấp không thể tồn tại thiếu nhà nước bởi thiếu nhà nước thì xung đột giữa các giai cấp sẽ ngày càng gay gắt dẫn đến “giai cấp này tiêu diệt giai cấp kia và tiêu diệt luôn cả xã hội”. + Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội cho giai cấp. Nhà nước hiểu theo nghĩa là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp này để trấn áp giai cấp khác chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. -Nhà nước và xã hội không thống nhất với nhau:

+ Có xã hội nói chung chưa chắc đã có nhà nước bởi như đã nói nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. + Nếu xét về kiến trúc xã hội thì xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, còn Nhà nước chỉ là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. + Nếu xét về cơ cấu xã hội- tổ chức: Trong xã hội có giai cấp có rất nhiều tổ chức của con người: Nhà nước chì là một trong những hình thức tổ chức của con người. + Nếu xét về cơ cấu xã hội- giai cấp thì xã hội có giai cấp được hình thành từ các giai cấp, đẳng cấp khác nhau, trong đó, nhà nước do giai cấp thống trị tổ chức ra. Vậy nên: nhà nước chỉ là một bộ phận của xã hội có giai cấp. -Nhà nước và xã hội có mối quan hệ qua lại với nhau. + Xã hội giữ vai trò quyết định, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Khi xã hội có giai cấp biến đổi, nhà nước biến đổi theo. Cở sở kinh tế thay đổi, kết cấu giai cấp trong xã hội thay đổi,tương quan lực lượng giữa các giai cấp thay đổi… đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của nhà nước. + Nhà nước có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội. Với vai trò là tổ chức đại diện cho tòan thể xã hội, nhà nước có những tác động theo những hướng nhất định để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội. Điều này thể hiện ở việc những chủ trương, chính sách mà Nhà nước đề ra có phù hợp với sự phát triển của xã hội hay không. Cần chú ý là Nhà nước không chỉ tác động đến cơ sở kinh tế, nó còn tác động đến cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội. 9. Hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Cụ thể hơn,khái niệm hình thức nhà nước đề cập tới: - Quyền lực tối cao của nhà nước được tổ chức ở Trung ương như thế nào( hình thức chính thể) - Quyển lực nhà nước được tổ chức ở các cấp địa phương như thế nào( hình thức cấu trúc) - Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng phương pháp nào( chế độ chính trị) Như vậy, khái niệm hình thức nhà nước được bao gồm bởi các khái niệm: hình thức chỉnh thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị. a) Hình thức chính thể: Hình thức chỉnh thể là cách thức và trình tự để lập ra cơ quan tối cao của nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau. Xem xét hình thức chính thể của nhà nước là xem xét: quyền lực tối cao của nhà nước đó thuộc về ai ( một cơ quan hay một cá nhân); trình tự thủ tục trao quyền như thế nào: mối quan hệ giữa các cơ quan tối cao đó như thế nào. Dựa vào các yếu tố này, lý luận nhà nước và pháp luật chia ra hai loại chính thể: - Chính thể quân chủ: Trong chính thể này vua là người đứng đầu nhà nước. Thông thường nhà vua lên ngôi theo nguyên tắc truyền kế và thường ở ngôi suổt đời( có trường hợp nhà vua được suy tôn, chỉ định… và cũng có trường hợp nhà vua chỉ ở ngôi trong một thời hạn nhất định). + Nếu nhà vua nắm giữ tòan bộ quyền lực nhà nước, toàn quyền quyết định các vấn đề đối nội, đối ngoại của nhà nước mà không có bất cứ sự chia sẻ với người

khác gọi là chính thể quân chủ tuyệt đối. Chính thể này tồn tại phổ biến trong các nhà nước chủ nô, phong kiến. + Nếu nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực nhà nước và bị hạn chết quyền lực trên một số lĩnh vực thì gọi là chính thể quân chủ hạn chế. Khác với chính thể quân chủ tuyệt đối,trong chính thể quân chủ hạn chế cùng nắm giữ quyền lực tối cao với nhà vua còn nhiều cơ quan khác. Thậm chí ngày nay,ở nhiều nuớc trên thế giới, ngôi vua chỉ mang tính hình thức, nhà vua không có thực quyền. - Chính thể cộng hòa: Trong chính thể này,quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một hay nhiều cơ quan do bầu cử mà có và thường tồn tại trong một thời hạn nhất định( nhiệm kỳ) + Nếu quyền bầu cử và quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc thì gọi là chính thể cộng hòa quý tộc. Chính thể này đã tồn tại ở một số nhà nước chủ nô, phong kiến. + Nếu quyền đó thuộc về dân chúng không phân biệt giàu nghèo thì gọi là chính thể cộng hòa dân chủ. Chính thể này tồn tại ở tất cả các kiểu nhà nước, vì vậy có cộng hòa dân chủ chủ nô, cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa… b) Hình thức cấu trúc nhà nước: - Hình thức cấu trúc nhà nước là cách cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ với nhau cũng như mối quan hệ giữa trung ương với địa phương. - Có hai loại cấu trúc nhà nước cơ bản là: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. + Trong nhà nước đơn nhất: đơn vị hành chính lãnh thổ cao nhất( tỉnh hoặc tên gọi khác) không có dấu hiệu của chủ quyền quốc gia. Nó không đơn thuần chỉ là cấp hành chính địa phương, trực thuộc trung ương, không tách rời khỏi trung ương. Nhà nước đơn nhất có đặc điểm là: tồn tại một hệ thống chính quyền từ trung ương xuống địa phương; tồn tại một hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước; tồn tại một loại quy chế công dân. + Khác với nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang là sự liên kết của hai hay nhiều nhà nước thành viên (bang) để tạo thành một nhà nước chung ( liên bang). Như vậy trong nhà nước liên bang, đơn vị hành chính lãnh thổ cao nhất là cấp bang, nó cũng có những dấu hiệu nhất định về chủ quyền quốc gia, có thể là tự nguyện, cũng có thể do bị cưỡng ép liên kết với nhau để tạo thành nhà nước liên bang. Do vậy,chủ quyền quốc gia liên bang vừa do nhà nước liên bang nắm giữ, vừa do nhà nước thành viên nắm giữ. Nhà nước liên bang có đặc điểm là: tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, một hệ thống chính quyền liên bang và mỗi bang có một hệ thống chính quyền riêng trên nguyên tắc pháp luật bang không được trái với pháp luật liên bang. - Cần chú ý, trên thế giới có một số nhà nước( kể cả nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang) có yếu tố tự trị địa phương. Tự trị tức là trong lãnh thổ quốc gia, một khu vực( địa phương) nào đó tự quản lý lấy công việc nội bộ của mình, nhà nước trung ương ít hoặc không can thiệp đến. Có hai loại tự trị: Tự trị về chính trị và tự trị về hành chính. Địa phương được tự trị về chính trị có quyền có quân đội, cảnh sát, tòa án riêng; có tài chính, thuế khóa riêng, thậm chí có cả đồng tiền riêng. Địa phương được tự do

Related Documents

Pldc Anh 0
November 2019 5
Pldc Anh 2
November 2019 1
Pldc Anh 1
November 2019 0
Pldc
June 2020 6
Pldc
June 2020 4
Pldc
November 2019 5