PHỤ LỤC BỔ SUNG GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHƯƠNG 1
Máy tính để bàn (Personal Computer – PC) là loại máy tính được thiết kế dành cho một người sử dụng tại một thời điểm và là loại máy tính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Máy tính để bàn được thiết kế để trên bàn nên thường được gọi là máy tính để bàn.
Máy tính để bàn.
Máy notebook hay laptop là mẫu máy tính được thiết kế để thay thể máy tính để bàn nhưng vẫn mang tính di động. Máy Notebook là thiết bị tương tự máy laptop nhưng kích thước nhỏ hơn một chút, người sử dụng có thể di chuyển dễ dàng. Nhưng ngày nay, người dùng cũng khó nhận ra sự khác biết đó bởi các hãng máy tính có thể hoán đổi notebook và laptop cho nhau. Máy notebook hay laptop được thiết kế cho những người muốn sử dụng truyền thông không dây hoặc truy cập vào Internet, nhưng không có nhiều nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn.
Máy notebook hay laptop
Máy tính bảng (tiếng Anh: tablet computer) hay còn được gọi là tablet, là một loại thiết bị máy tính tất cả trong một với màn hình cảm ứng 7 inches trở lên, sử dụng bút cảm ứng (nếu có) hay ngón tay để nhập dữ liệu thông tin thay cho bàn phím và chuột máy tính. Đây là loại thiết bị di động thứ ba, không phải là máy tính xách tay hay điện thoại di động. Nó có thể có bàn phím hay chuột đi kèm, tùy mẫu mã và tùy theo hãng sản xuất. 1
Máy tính bảng
Máy chủ (hay còn gọi là máy Server) có cấu hình mạnh hơn nhiều so với máy tính cá nhân, được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan, tổ chức lại với nhau. Ngoài ra, máy Server được cấu hình để xử lý các yêu cầu gửi đến từ các máy khác trong mạng.
Máy tính Server.
Thiết bị điện toán di động hay cầm tay có kích thước vừa trong lòng bàn tay của người dùng. Tùy thuộc vào mô hình, các thiết bị này có thể được sử dụng để thực hiện cuộc gọi điện thoại, gọi điện video và gửi tin nhắn điện tử. Bộ nhớ hệ thống tích hợp và hỗ trợ thẻ nhớ để có thể lưu trữ dữ liệu.
Thiết bị điện toán di động hay cầm tay
Một máy nghe nhạc (cũng gọi là một máy MP3 hoặc máy nghe nhạc kỹ thuật số) là thiết bị để lưu trữ, tổ chức và phát các âm thanh nhưng không hỗ trợ các tập tin video. 2
Máy nghe nhạc cho phép người sử dụng xem các loại tập tin đa phương tiện như phim ảnh, video hoặc sách. Cung cấp khả năng phát các tập tin âm thanh, video và đôi khi còn có khả năng tìm kiếm trên Internet. Ngoài ra, một số máy còn cho phép lưu trữ hình ảnh, chơi trò chơi và khả năng kết nối mạng không dây.
Thiết bị đa phương tiện hoặc nghe nhạc
Thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) là một thiết bị cầm tay đặc biệt cho phép bạn tải về và xem bản sao điện tử của một ấn phẩm. Một số thiết bị đọc sách điện tử có các tính năng tương tự như máy tính bảng để chơi trò chơi hoặc kể cả màn hình cảm ứng.
Thiết bị đọc sách điện tử
Dùng để đưa thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính. Có nhiều loại thiết bị nhập như bàn phím, chuột, máy quét, micro, webcam… Bàn phím (Keyboard): là thiết bị nhập dữ liệu chuẩn, bao gồm tập hợp các phím bấm và bộ mã hóa. Khi một phím được nhấn, bộ mã hóa sẽ nhận diện phím này và phát sinh ra mã quét (scanning code) tương ứng với phím và gửi về cho máy tính. Sau đó, máy tính sẽ chuyển mã quét sang mã nhị phân và hiển thị kết quả tương ứng với mã nhị phân đó lên màn hình.
Bàn phím. 3
Thiết bị trỏ (Pointing): Là một thiết bị được người sử dụng di chuyển bằng tay và tương ứng một đối tượng trên màn hình cũng di chuyển theo, gọi là con trỏ (cursor). Chuột chuẩn: Là thiết bị trỏ có hai hoặc ba nút (trái, giữa và phải). Các thao tác thường dùng đối với chuột là: Nhấp nút trái chuột (click). Nhấp nút phải chuột (right click). Nhấp đúp chuột – nhấp nút trái chuột 2 lần nhanh (double click). Nhấn, giữ rồi kéo và thả chuột (Drag and Drop).
Chuột.
Bảng cảm ứng (Touchpad): có 2 nút hoạt động tương tự như chuột trái và chuột phải của chuột máy tính. Để di chuyển con trỏ chuột khắp màn hình, đặt ngón tay vào điểm bất kỳ trên bảng cảm ứng và trượt ngón tay trên đó theo hướng người dùng muốn di chuyển con trỏ chuột. Để kéo một đối tượng, đặt con trỏ chuột vào đối tượng nhấn phím Ctrl rồi di tay trên bảng cảm ứng tới vị trí mong muốn.
Bảng cảm ứng
Stylus: Là thiết bị nhập trông giống như một cây bút, sử dụng để chọn hoặc kích hoạt một mục trên một thiết bị có màn hình cảm ứng. Ấn bút stylus nhẹ nhàng trên vùng lựa chọn trên màn hình người dùng muốn chọn hoặc kích hoạt. Các thiết bị này thiết kế có dạng giống cây bút nhưng cũng có loại thiết kế có hình dạng khác.
Stylus
Microphone: dùng để ghi âm và chuyển những âm thanh sang dạng số hóa để sử dụng trên máy tính. Phần mềm chuyên dụng thậm chí còn có thể nhận dạng giọng nói người dùng rồi chuyển những sang dạng văn bản. 4
Microphone
Máy quét (Scanner): Thiết bị này được sử dụng để chuyển các văn bản và hình ảnh thành dữ liệu số và lưu trữ trên máy tính. Dữ liệu số ở đây thường là các tập tin có định dạng ảnh như BMP, JPEG, TIFF….
Máy quét.
Webcam: Là một dạng camera kỹ thuật số. Khi gắn vào máy tính, nó có thể thu để truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó.
Webcam.
Dùng để kết xuất dữ liệu từ máy tính ra môi trường bên ngoài. Có nhiều loại thiết bị xuất như màn hình, máy in, loa…
Thiết bị xuất là màn hình.
Màn hình (Monitor): Được xem là thiết bị xuất chuẩn. Hiện nay, màn hình chia làm hai dòng chính là màn hình sử dụng ống phóng tia điện tử (Cathode Ray Tube – CRT) và màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display – LCD). Nhìn chung, màn hình LCD có nhiều ưu thế hơn so với màn hình CRT, đó là nhờ: thiết kế thanh lịch, tiết kiệm năng lượng, bức xạ màn hình thấp. Tuy nhiên, về khả năng hiển thị màu sắc thì màn hình CRT vẫn cho hình ảnh rực rỡ hơn. Máy in (Printer): Loại thiết bị này giúp kết xuất thông tin từ máy tính ra giấy. Máy in phổ thông hiện nay có thể chia thành ba loại, dựa trên công nghệ mà chúng sử dụng: máy in ma trận điểm (hay còn gọi là máy in kim), máy in phun và máy in laser.
5
Máy in.
Máy in laser luôn cho ra bản in sắc nét cũng như tốc độ in tốt nhất trong số các loại máy in dân dụng hiện nay. Theo thời gian, giá thành của máy in laser đã giảm đi rất nhiều và loại máy in này được xem là lựa chọn hàng đầu của số đông người tiêu dùng. Máy chiếu: Là thiết bị được trang bị một bộ phận phát ra ánh sáng có công suất cực kỳ lớn, hoạt động trên nguyên lý dựa vào ánh sáng phát ra công suất lớn đi qua hệ thống xử lý trung gian đến từ nguồn tín hiệu đầu vào để tạo ra hình ảnh trên màn chắn sáng và có thể quan sát được bằng mắt thường nên được gọi là máy chiếu.
Máy chiếu Loa: Là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của con người với máy tính cần đến âm thanh. Loa máy tính thường được kết nối với máy tính thông qua ngõ xuất audio của card âm thanh trên máy tính. Tai nghe (headphone) được sử dụng thay thế cho loa máy tính (thích hợp trong công sở, phòng games hoặc các tụ điểm truy cập Internet có nhiều máy trong một không gian giới hạn). Tai nghe cũng được thiết kế như loa nhưng kích thước nhỏ gọn, công suất thấp, thiết kế để người dùng có thể đeo vào tai (và thường tích hợp thêm micro).
Loa và tai nghe. 1.7.PHẦN MỀM ĐỘC HẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 1.7.1.Khái niệm Phần mềm độc hại máy tính là các chương trình máy tính do con người tạo ra, hoạt động ẩn trong máy tính làm cho người sử dụng khó phát hiện. Các chương trình này có khả năng gây tác động xấu làm ảnh hưởng đến các chương trình khác trên máy tính như một vật thể ký sinh. Chúng cũng có khả năng tự nhân bản để tồn tại và lây lan. Do đặc điểm của chúng giống với virus sinh học nên người ta gọi các chương trình này là “virus máy tính”. 6
1.7.2.Phân loại Mỗi loại virus có một cách thức hoạt động và mức độ ảnh hưởng khác nhau tuỳ vào mục đích của người tạo ra nó. Khi máy tính bị nhiễm virus thì nó có thể có những biểu hiện không bình thường như không mở được file, khởi động chậm, một số chương trình hư hỏng, ẩn file dữ liệu, thay đổi icon,…hoặc cũng có khi không có biểu hiện gì khác lạ. Chúng thường được phân ra thành một số loại chính như sau: Virus: Là một chương trình có thể lây lan chính nó từ máy tính này sang máy tính khác. Đặc tính này cũng có ở worm, nhưng sự khác biệt là virus thường phải cấy chính nó vào một tập tin thực thi để được kích hoạt. Khi người dùng chạy tập tin thực thi này, virus có thể lây lan sang các tập tin thực thi khác. Worm: Có khả năng tự nhân bản trên chính nó mà không cần cấy vào một tập tin lưu trữ. Chúng còn thường sử dụng Internet để lây lan, do đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho một cả một mạng lưới, trong khi virus thường chỉ nhắm vào các tập tin trên máy tính bị nhiễm. Worm lây lan chủ yếu là do các lỗ hổng bảo mật của hệ thống. Vì vậy, để phòng ngừa, người cần cài đặt các bản cập nhật an ninh mới nhất cho hệ điều hành của máy tính. Trojan: Không tự tái tạo, không cấy vào một tập tin như virus, thay vào đó nó được cài đặt vào hệ thống bằng cách giả làm một phần mềm hợp lệ và vô hại sau đó cho phép hacker điều khiển máy tính từ xa. Một trong những mục đích phổ biến nhất của trojan là biến máy tính thành một phần của botnet. Botnet là một loạt các máy tính kết nối qua Internet, bị lợi dụng để gửi thư rác hoặc tấn công từ chối dịch vụ làm sập các website. Ransomware: Là phần mềm độc hại được thiết kế để tống tiền nạn nhân, xuất hiện dưới dạng cửa sổ pop up, liên kết lừa đảo, hoặc trang web độc hại. Những thứ này sẽ gây ra một lỗ hổng trong hệ thống của người dùng, khóa bàn phím và màn hình hay toàn bộ máy tính. Những cảnh báo giả thường được gửi đến người dùng như đang dùng phần mềm lậu, đang xem video cấm...Nếu muốn thoát khỏi tình trạng đó thì phải trả tiền phạt... 1.7.3.Virus Với cách thức hoạt động của virus máy tính, hình thức lây nhiễm từ máy tính này đến máy tính khác người ta chia virus gồm một số dạng chính như sau: Virus Bootsector: Khi khởi động máy tính, một đoạn chương trình virus đặt trong ổ đĩa khởi động sẽ được thực thi, đoạn chương trình này thực hiện việc nạp vào hệ điều hành. Do đó loại virus này sẽ được kích hoạt trước khi máy tính khởi động xong. Virus loại này được đặt tên là Virus Boot (hay B-Virus) vì cơ chế hoạt động của chúng là lây nhiễm vào các Boot sector. Ví dụ loại này là virus Michelangelo và Stoned. Virus Programs or Files: Là loại virus lây nhiễm vào những file chương trình, phổ biến là trên hệ điều hành Windows, thông thường lây nhiễm những file có tên mở rộng .com, .exe, .bat, .pif, .sys... Virus loại này sẽ được kích hoạt mỗi khi người dùng mở những file chương trình bị nhiễm virus. Khi được kích hoạt, virus sẽ tự nhân bản và tiếp tục lây nhiễm phá hoại những file chương trình khác. Ví dụ loại này là virus Sunday, Cascade.
7
Virus Macro: Là loại virus lây nhiễm vào những file văn bản, thông thường là các file của các chương trình như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint trong bộ Microsoft Office. Macro là các đoạn mã giúp cho việc xử lý văn bản hoặc thao tác trên bảng tính được dễ dàng và nhanh chóng. Đây là cơ chế rất hay nhằm giúp người sử dụng có thể tự động hóa một số tác vụ lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, chính những tác vụ này lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm như chỉnh sửa hay xoá các tập tin. Ví dụ loại này là Virus Concept. Virus Macro có thể lây nhiễm thông qua các tập tin đính kèm email, đĩa, mạng máy tính, modem, Internet mà người dùng khó có thể phát hiện. Thông thường, virus Macro nhiễm vào máy tính bằng cách thay thế những macro bình thường bằng virus Macro. Không giống như những virus khác, virus Macro không ảnh hưởng đến chương trình ứng dụng mà chúng chỉ nhiễm các file tài liệu. Sau khi ứng dụng mở một tập tin có chứa virus Macro, nó sẽ nhiễm vào hệ thống và tiếp tục lây nhiễm sang các file tài liệu khác. Khi các tài liệu nhiễm virus này được chia sẻ với những người sử dụng khác, virus sẽ lây lan nhanh chóng. Virus Multipartite: Một loại virus đa phương lây nhiễm trên nhiều nền tảng hệ điều hành và các mục tiêu khác nhau. Nó cố gắng tấn công cả hai khu vực khởi động (boot sector) và thực thi các chương trình và tập tin cùng một lúc. Ví dụ loại này là virus Invader, Flip Khi virus xâm nhập vào vùng khởi động của một hệ thống nó sẽ lần lượt lây nhiễm đến các tập tin của hệ thống đó và khi virus gắn vào các tập tin chúng sẽ lần lượt lây nhiễm vào các khu vực khởi động của hệ thống khác. Đây là loại virus có khả năng tái lây nhiễm sang một hệ thống khác nếu tất cả các phần lây nhiễm virus không bị loại trừ. 1.7.4.Cách phòng chống và ngăn ngừa các phần mềm độc hại … Bổ sung câu hỏi lý thuyết
Phần mềm độc hại máy tính là gì? Trình bày tác hại của phần mềm độc hại máy tính và cách phòng chống. Bản quyền phần mềm là gì? Cần làm gì để phòng chống vi phạm bản quyền? Trình bày các loại virus và cách lây nhiễm của chúng
8
Chương 2 Microsoft Paint là một ứng dụng đồ họa máy tính đơn giản được tích hợp trong tất cả các phiên bản của Microsoft Windows. Ứng dụng này chủ yếu mở và lưu các tệp như Windows bitmap (24-bit, 256 màu, 16 màu, và đơn sắc, tất cả đều có kiểu.bmp), JPEG, GIF.
1
2
4
3
5
Giao diện phần mềm Microsoft Paint. Hướng dẫn sử dụng một số chức năng trong phần mềm: (1) Clipboard : Chứa các công cụ để thực hiện lệnh sao chép. o Copy: Sao chép o Cut: Di chuyển (2) Image : Chứa các công cụ dùng để chỉnh sửa hình ảnh. o Resize : Nhấp chuột vào biểu tượng như hình để điều chỉnh size cho bản vẽ
o Rotate: Dùng để xoay ảnh hay vùng chọn (3) Tool : Chứa các công cụ sau :
9
o Pencil: Dùng để vẽ tự do trên bản vẽ o Fill with color: Tô màu khối o Text: Chèn chữ vào bản vẽ o Eraser: Dùng để xóa chi tiết trên bản vẽ o Color picker: Sao chép màu nền trên bản vẽ o Magnifier: Dùng để phóng to, thu nhỏ vùng chọn. (4) Shape : Chứa các hình vẽ (5) Colors : Hộp màu
Windows Media Player là một trình đa phương tiện hỗ trợ miễn phí của Microsoft Windows để hoạt động trên các phương tiện số đồng thời là một thư viện phương tiện. Windows Media Player là phần mềm được tự động cài ngay khi người dùng cài hệ điều hành Windows của Microsoft.
Giao diện phần mềm Windows Media Center Một số chức năng trong phần mềm:
(1) Tìm kiếm file nhạc và Video
(2) Gồm các chức năng: o Play: Dùng để phát nhạc o Burn: Ghi nhạc ra đĩa o Sync : Kết nối đến các thiết bị khác (3) Thư biện chứa các danh sách bài hát dưới các dạng trình bày khác nhau. 10
(4) Danh sách các bài hát Windows Defender là một sản phẩm phần mềm của Microsoft để phòng chống, gỡ bỏ và cô lập spyware trên Microsoft Windows. Nó có sẵn và được bật theo mặc định trong Windows Vista và Windows 7.
Giao diện Windows Defender Windows Defender có chức năng quét hệ thống như các phần mềm miễn phí khác trên thị trường, và bao gồm một số tác tử bảo mật thời gian thực theo dõi sự thay đổi một vài khu vực chung của Windows có thể do bị nhiễm spyware. Nó cũng có khả năng gỡ các ứng dụng ActiveX đã được cài đặt. Ngoài ra việc tích hợp vào mạng SpyNet của Microsoft cho phép người dùng thông báo cho Microsoft những gì họ cho là spyware, và những ứng dụng hay trình điều khiển nào cho phép cài đặt trên hệ thống của họ. (1) Để quét Virus hệ thống máy tính o Quick: Quét nhanh o Full: Quét toàn bộ o Custom: Quét theo tùy chỉnh (2) Các công cụ : o Home: Trang chủ o Update: Cập nhật phần mềm o History: Lịch sử duyệt o Setting: Chỉnh sửa cài đặt Chương trình quản lý ổ đĩa giúp người dùng có thể quản lí các phân vùng ổ đĩa trên máy tính một cách dễ dàng, theo dõi tình trạng, kiểm tra lỗi thường xuyên trên ổ cứng để có biện pháp sửa chữa hay sao lưu dữ liệu một cách kịp thời nhằm dự phòng trường hợp dữ liệu bị mất khi ổ cứng hư hỏng. 11
Một số chương trình ổ đĩa thường sử dụng: Disk compression: Tiện ích dùng để nén dữ liệu trên ổ đĩa nhằm tăng dung lượng cho ổ đĩa, có thể được lưu trữ trên một ổ đĩa cứng có kích thước nhất định. Nó không giống như một tiện ích nén tệp, chỉ nén các tệp được chỉ định và yêu cầu người dùng chỉ định các tệp được nén.
Giao diện Disk compression Defragmentation: Là một quá trình giúp cho ổ cứng giảm số lượng phân mảnh trên ổ cứng. Thực hiện điều này bằng cách tổ chức thiết bị lưu trữ thứ cấp để lưu trữ các tệp với số lượng nhỏ nhất của các vùng phân đoạn. Ứng dụng này nhằm tạo ra vùng không gian trống nhiều hơn. Một số tiện ích chống phân mảnh cố gắng giữ các tệp nhỏ hơn trong cùng một thư mục với nhau vì chúng thường được truy cập theo thứ tự.
Giao diện Defragmentation 12
Disk CleanUp: là một tiện ích tích hợp sẵn trong Microsoft Windows được thiết kế nhằm mục đích để giải phóng không gian lưu trữ trên ổ đĩa cứng máy tính. Tiện ích này tìm kiếm và phân tích các tập tin không cần thiết không còn sử dụng trong máy tính và sau đó loại bỏ nó.
Giao diện Disk CleanUp Sao lưu dữ liệu là một phần không thể thiếu đối với mỗi người sử dụng máy tính. Trong hệ điều hành Windows 7, tính năng này đã được tích hợp sẵn giúp bạn sao lưu dễ dàng hệ thống của mình. Các bước thực hiện để sau lưu dữ liệu như sau: Vào Computer click phải chuột vào ổ đĩa cần sao lưu (mặc định là ổ C:) và chọn Properties.
Tại cửa sổ Properties của ổ đĩa, chọn thẻ Tools rồi chọn Backup now. 13
Tại cửa sổ sao lưu, chọn Set up backup
Chọn nơi cần lưu bản sao (tốt nhất là nên sao lưu vào một ổ cứng bên ngoài).
14
Chọn sao lưu các folder theo mặc định hoặc sao lưu các folder theo ý của người dùng.
Nếu chọn sao lưu dữ liệu theo lựa chọn riêng, chọn vào Include a system image of your drives: System Reserved, (C:)
Chờ quá trình sao lưu kết thúc.
Safe mode là chế độ khởi động vào máy tính mà không cần bất kỳ phần mềm nào của bên thứ 3 và kể cả card màn hình vì nó chỉ cần hoạt động trên cấu hình tối thiểu của máy tính. Vì vậy nó rất hữu ích trong trường hợp card màn hình hoặc windows bị hỏng không thể vào trực tiếp như bình thường. Khi đó chúng ta có thể vào backup lại dữ liệu hoặc thiết lập sửa chữa. Safe mode thường có 3 lựa chọn: 15
Safe mode: Vào chế độ Safe mode bình thường không kết nối được Internet Safe mode with Networking: Vào safe mode với chế độ có thể kết nối Internet Safe mode with Command Prompt: Vào safe mode chế độ An toàn với dòng lệnh Command Prompt Cách vào Safe mode như sau: Máy tính laptop PC: Ở màn hình khởi động windows, nhấn phím F8 khi hiển thị màn hình đen. Nếu phím F8 không hoạt động thì có thể thử với phím F12 hoặc dùng cách chỉnh boot safe mode trực tiếp trong windows nếu máy tính laptop vẫn vào được windows.
Giao diện Safe mode. Bổ sung bài tập 7 và thêm bài 8 như sau:
Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm Bổ sung thêm: 11. Làm việc với phần mềm MS Paint: Dùng chương trình Ms Paint vẽ và tô màu tùy ý các hình sau:
16
12. Mở chương trình Windows Media Center thêm vào thư viện các bài hát có sẵn trong máy. 13. Khởi động chương trình Windows Defender thực hiện quét toàn bộ hệ thống ổ đĩa của máy tính. 14. Sử dụng chương trình Disk compression nén dữ liệu ổ đĩa Data. 15. Sử dụng chương trình Defragmentation chống phân mảnh cho ổ đĩa C. 16. Sử dụng chương trình Disk CleanUp để loại bỏ các file rác không sử dụng trên ổ C. Quản lý tài khoản 1. Xem trên máy tính hiện tại có bao nhiêu tài khoản. 2. Tạo thêm một tài khoản mới có tên là CNTT1 loại tài khoản là Administrator. 3. Đặt password cho tài khoản CNTT1 là Cntt@123. 4. Thay đổi password cho tài khoản CNTT1 thành Cntt@456. 5. Thay đổi hình đại diện cho tài khoản CNTT1 là hình sao biển 6. Tạo thêm một tài khoản mới có tên là CNTT2 loại tài khoản là Standard user. 7. Đăng nhập lại tài khoản CNTT1 và xóa tài khoản CNTT2 8. Cho biết sự khác nhau giữa hai loại tài khoản Admistrator và Standard user.
17
Chương 3 Bổ sung thêm bài tập Hãy tùy chỉnh môi trường làm việc trên Ms Word theo yêu cầu dưới đây:
Hãy đưa các nút lệnh thông dụng như Save As, Print Preview and Print, Draw Table, Quick Print ra Quick Access Toolbar
Di chuyển thanh công cụ Quick Access xuống dưới thanh Ribbon
Trả thanh Quick Access về trạng thái ban đầu Thiết lập thêm thẻ Định dạng chữ vào thanh Ribbon với công cụ như sau:
Hãy thiết lập môi trường làm việc trong Word như sau:
Thiết lập mặc định đơn vị đo từ inch sang cm Thiết lập thư mục lưu mặc định lưu file là: D:\Baitap\ Bỏ tính năng cảnh bảo (dấu gạch chân) của Word. (do Word chưa hỗ trợ chữ Tiếng Việt nên có cảnh bảo này.) Thiết lập căn lề mặc định cho tất cả các văn bản như sau: + Top: 2 cm + Bottom: 2 cm + Left: 2,5 cm + Right: 2 cm 18
+ Portrait: Hướng giấy dọc + Paper size: A4 Thiết lập mặc định về font chữ, cỡ chữ áp dụng tất cả các file + Font: Arial + Font Style: Bold + size: 14 Mở 2 file DoAn_mau.docx, DoAn_Hoten.docx (hoặc 2 file word bất kỳ), hãy sắp xếp các cửa sổ Word theo yêu cầu sau: Sắp xếp 2 tài liệu đang mở trong cùng màn hình Chia đôi tài liệu hiện tại thành hai phần trên màn hình: Phần trên kéo chuột tới trang 1, phần dưới di chuyển chuột đến trang 5 Sắp xếp hai cửa sổ tài liệu song song Nhập và định dạng văn bản sau:
19
Nhập và định dạng văn bản sau:
Lấy dữ liệu từ file DuLieu_DoAn.docx, hãy tạo file DoAn_HoTen.docxvà định dạng văn bản theo bài mẫu DoAn_mau.pdf với các yêu cầu sau:
Khổ giấy A4, portrait. Lề: Top: 2cm; Bottom: 2cm; Left: 2cm; Right: 2cm Font chữ: Times New Roman, size:13 Paragraph: Before: 6pt, After: 6pt; Line spacing: 1.2 pt 20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Chương 4
Phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ bảng tính: ….. Cascade: Sắp xếp các cửa sổ bảng tính theo dạng xếp chồng.
Cửa sổ được sắp xếp dạng xếp chồng (cascade).
Thực hiện đồng bộ 2 cửa sổ : Chọn View > Window > View Side by side > bật/ tắt chức năng Synchronous Scrolling (chức năng đồng bộ khi cuộn)
Một tập tin của Excel được gọi là ……. Ô (cell): Là giao của cột và hàng, dữ liệu được chứa trong các ô, giữa các ô có lưới phân cách. Như vậy một bảng tính có 65.536 (hàng) * 256 (cột) = 16.777.216 (ô). Mỗi ô có một địa chỉ được xác định bằng tên của cột và số thứ tự hàng. Ví dụ: C9 nghĩa là ô ở cột C và hàng thứ 9. Vùng: Gồm một hoặc nhiều ô liền nhau, mỗi vùng có một địa chỉ được gọi là địa chỉ vùng. Địa chỉ vùng được xác định bởi địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, giữa địa chỉ của hai ô này là dấu hai chấm (:). Ví dụ: C5:F10 là một vùng định vị bằng ô đầu tiên là C5 và ô cuối là F10. Đặt tên vùng: Chọn vùng cần đặt tên, Formulas > Defined Names > Define Name, Excel hiển thị hộp thoại New Name. Nhập tên vùng vào hộp Name. Chọn phạm vi cho tên trong Scope. Nhập chú thích nếu cần rồi click OK.
39
Hộp thoại New Name dùng để đặt tên vùng.
Quản lý các vùng đã tạo: Formulas > Defined Names > Name Manager > chọn tên vùng cần xem > Edit (sửa tên vùng) hoặc Delete (xóa vùng).
Hộp thoại quản lý tên vùng.
Gridline: Là các đường lưới trong bảng tính dùng để phân cách giữa các ô. Mặc nhiên các đường lưới này sẽ không được in ra. Bật/ tắt Gridline: File > Options > Advanced > Display Options for this worksheet > Show gridlines > click vào để bật/ tắt đường lưới hoặc thay đổi màu đường lưới bằng mục Gridlines Color.
Lưu lần đầu: Chọn thẻ File > Save hoặc nhấn tổ hợp phím …
Lưu từ lần thứ hai trở đi: Lưu cùng một tập tin: Tương tự như lần lưu đầu tiên và Ms Excel 2010 sẽ tự động lưu trữ những thay đổi mà không yêu cầu đặt tên (không hiển thị hộp thoại Save As). Lưu thành tập tin mới: chọn thẻ File > Save As > nhập tên mới cho tập tin trong hộp thoại Save As. Lưu tập tin có password : Chọn thẻ File > Save As > Tool > General Option> gõ password vào hộp thoại password to open (để mở) và password to modify (chỉnh sửa) và lặp lại trong hộp thoại Confirm Password
40
Hộp thoại tạo password.
Chọn thời gian và đường dẫn mặc định khi lưu: File > Option > Save > chọn thời gian trong mục « Save AutoRever information every » và đường dẫn mặc định trong mục « Default local fil location »
Điều chỉnh thời gian và đường dẫn lưu tự động.
Thay đổi hướng di chuyển của vệt sáng trong workbook: File > Options > Advanced > Editing options Click chọn mục After pressing Enter, move selection Chọn hướng cần di chuyển vệt sáng trong hộp Direction
41
Hình 4.1.
Thay đổi hướng di chuyển của vệt sáng.
Xác lập đơn vị đo mặc định trên bảng tính: File > Options > Advanced > Display Trong mục Ruler Units, chọn kiểu thước đo
Hình 4.2.
Thay đổi hướng di chuyển của vệt sáng.
Xác lập chế độ mặc định khi mở bảng tính: Chọn File > Options > General > When creating new workbooks Trong mục Default view for new sheets, chọn một trong các mục mục Normal View, Page Break Preview, Page Layout View.
42
a. Nhập liệu tự động theo quy luật chỉ định …. Bước 4: Trong hộp thoại Allow, chọn List ; trong hộp thoại Source, chọn nguồn dữ liệu làm danh sách. Lưu ý: Tạo hiển thị thông báo khi người dùng chọn vào danh sách, dùng thẻ Input Message; tạo thông báo lỗi khi nhập liệu: dùng thẻ Error Alert.
Tạo thông báo nhập liệu và cảnh báo lỗi sai.
Bài tập 7 Nhập thêm quỹ công đoàn bên phải tiêu đề như hình sau: … Chèn thêm cột Thành tiền= Tỷ lệ * Quỹ công đoàn. Lập và tính hai bảng thống kê sau:
Tính số lượng nữ đoàn viên có mức chi trên 3.000.000 đồng. Tính số lượng nữ đoàn viên có mức chi trên mức chi trung bình của toàn trường. Đếm số lượng nhân viên có tên bắt đầu là chữ “T”. 43
… Đánh dấu 10% những người có mức chi cao nhất bằng màu xanh lá cây và 10% những người có mức chi thấp nhất bằng màu đỏ. Dùng chức năng thay thế tự động các ô có nội dung là “Công nghệ Thông tin” thành “CNTT”. Sử dụng hàm Large, Small: Cho biết mức tiền hưởng của người cao thứ 2 và thứ 3 trong toàn trường. Cho biết mức tiền thưởng của 3 người thấp nhất trường. Chương 5 5.2.5.4 Làm việc với Slide Master Slide master là slide nằm ở vị trí đầu tiên trong các slide master, chứa thông tin về theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nên slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích thước và vị trí của các placeholder trên slide. Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide master. Điểm hữu ích chính khi sử dụng slide master là thay đổi bố cục và thiết kế của bài thuyết trình dễ dàng. Để chuyển sang cửa sổ Slide Master thì chọn View > nhóm Master Views > chọn Slide Master.
Giao diện làm việc của Slide Master
44