Văn.docx

  • Uploaded by: Phuong Nguyen
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Văn.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 20,984
  • Pages: 31
Đề 1: Hai năm liên tiếp đạt giải nhất quốc gia môn Ti học, cậu học trò Nguyễn Tuấn Anh của trường chuyên Trần Phú (Hải Phòng) nhận danh hiệu cậu bé “vàng” và đang

gấp rút ôn tập để tháng 4 sắp tới sẽ bước vào kì thi lựa chọn đội tuyển dự thi Olympic Tin học Quốc tế.Tuy nhiên càng học em càng thấy mình cò kém lắm và phải cố gắng nhiều hơn nữa”... (Theo internet – Dân Trí) Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về đức tính kiêm tốn.

 DÀN Ý I.MỞ BÀI: -Khiêm tốn là một đức tính vô cùng quý báu của mỗi một con người -Xã hội ngày càng hiện đại, những kiến thức ta cần học ngày càng nhiều -> lòng kiêm tốn rất quan trọng đối với mọi người để học hỏi điều mới II.THÂN BÀI: -Chuyển ý 1) Giải thích -Kiêm tốn là gỉ? +Là một thái độ sống tích cực, không tự đề cao mình +Là một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm sống +Đánh giá đúng mực về bản thân +Không khoe khoang thành công, không ngừng học hỏi đều mới +Trái ngược với kiêu căng, kiêu ngạo -Đó là một đức tính cần học tập và phát huy 2)Vì sao? -chuyển ý:Kiêm tốn chỉ là một đức tính nhưng mang lại cho ta rất nhiều lợi ích +tạo dựng nhiều mối quan hệ +Tăng cường uy tín, lòng tin và sự yêu mến +Làm phong phú them kiến thức -Kiêm tốn là chìa khóa dẫn đến thành công -Cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản than -Biết tự nhìn nhận bản thân -> hoàn thiện bản than hơn 3)Làm gì? -khiêm tốn thể hiện qua: +Lời nói +Cử chỉ, cách anh mặc +Hành động... thật tâm -Tâm gương: +Chủ tịch Hồ Chí Minh +Cậu học trò Nguyễn Tuấn Anh -Trích dẫn: +Câu nói của Dacuyn:”Bác học không còn nghĩa là ngừng học” +Triết gia Ralph Waldo Emerson từng nói: “Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước.” 4)Phê phán -Kiêm tốn mang lại cho ta nhiều lợi ích nhưng trong xã hội vẫn còn nhiều người sống trái với nó:

+Không chịu học hỏi thêm nhiều kiến thức +khoe khoang tài năng +Không biết tự nhìn nhận bản thân 5)Bàn bạc mở rộng -Để rèn luyện được tính khiêm tốn trước hết phải sống bao dung -Biết ơn và biết trân trọng những giá trị hiện có trong cuộc sống -Biết lắng nghe và thấu hiểu III.KẾT BÀI -Khẳng định lại vấn đề -Là học sinh em cần rèn luyện tính kiêm tốn để học hỏi được nhiều điều hơn

 BÀI LÀM Từ trước đến nay khiêm tốn là một đức tính vô cùng quý báu.Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại, những kiến thức ta cần học cũng càng nhều.Vì thế, khiêm tốn đã phần nào quan trọng và cần thiết hơn cho mỗi con người ở thời đại này. Tại sao lại nói khiêm tốn quan trọng đến như vậy?Trước tiên ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của khiêm tốn!”Khiêm tốn” là gì?Khiêm tốn (hay còn gọi là khiêm nhường, khiêm cung) là một thái độ sống tích cực, không tự đề cao mình.Đồng thời, đó cũng chính là một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm sống.Kiêm tốn là trái ngược với kiêu căng, tự mãn, không tự cho mình là hơn người khác, luôn hướng về phía tiến bộ.Kiêm tốn cũng là không ngừng học hỏi ở người khác và trong cuộc sống.Mỗi người trong chúng ta cần phát huy đức tính này. Khiêm tốn chỉ là một đức tính nhưng lại mang lai cho người có nó rất nhiều lợi ích. Khiêm tốn là chìa khóa dẫn thành công. Người có đức tính khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết,nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, nên kết giao được với nhiều người.” Bạn thử nghĩ đi, nếu bạn tạo cho mình nhiều mối quan hệ thì khi bạn gặp khó khăn, vất vả thì một trong số mối quan hệ của bạn sẽ có bạn giúp bạn vượt qua khó khăn.Bởi thế người có đức tính khiêm tốn luôn dễ thành công trong cuộc sống.Tri thức là vô tận, bởi thế phải khiêm nhường học hỏi để tiến bộ.Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả một thiên tài.Không biết thỏa mãn, đố kị, ghen tuông với thành tụ của người khác sẽ khiến ta thấp hèn, đau khổ.Sống có lòng khiêm tốn sẽ khiến ta bình tâm vượt qua trở ngại, hạn chế được những vấp váp do vội vã trên đường đời. Sống có lòng khiêm tốn sẽ giúp tao có đủ thời gian để cảm nhận và yêu thương cuộc sống, biết trân trọng các giá trị hiện có và nhìn rõ được những cơ hội ở tương lai. Nếu không có khiêm nhường,con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Người sống có đức tính khiêm tốn sẽ trở thành mẫu mực là tấm gương sáng để người khác học hỏi, noi gương Bác Hồ chúng ta là một người khiêm tốn.Giữ chức vụ cao nhất nước ta, là một trong những lãnh tụ xuất sẵ của phong trào cách mạng thế giới.Người được ghi nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”,nhưng Người vẫn chỉ xem mình là một nhà cách mạng chuyên nghiệp phục vụ nhân dân với lòng khiêm tốn vô hạn.Nên ví thế, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam ai cũng thương yêu và kính trọng Bác. Lòng khiêm tốn được thể hiện qua cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc,...Ngoài ra, biểu hiện của nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn.Người khiêm tốn luôn thể hiện sự trân trọng và tri ân của mình đối với thành quả lao động.Bởi đó là kết tinh của sức lực và tinh thần, của tình yêu thương và trách nhiệm đối với cuộc sống mà bản

thân mình phải gìn giữ.Người có đức tính khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có.Họ không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.Họ thường rấy nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường luôn luôn hướng thượng , tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời.Người khiêm tốn luôn đề cao sự tri thức và sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng.Chủ đích của người khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác,luôn khiêm nhường học hỏi,theo đuổi tận cùng giá trị tốt đẹp,biết tôn trọng tri thức, con người và đề cao những gì tốt đẹp, chuẩn mực cuộc sống.Người khiêm tốn cũng luôn giữ gìn nhân cách lành mạnh và cao thượng. Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại.Lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể.Họ luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.Như các bậc vĩ nhân đều là những tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn.Dù đạt nhiều thành tụ trong cuộc đời, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ của xã hội nhưng hầu hết họ đều xem như thế là chưa đủ. Họ suốt đời học hỏi, tìm tòi và sáng tạo.Bởi thế, nhà bác học Dacuyn đã từng ân cần khiêm tốn nói với con gái:”Bác học không có nghĩa là ngừng hoc” biểu hiện rực rỡ tính khiêm tốn ở con người hay như cậu học trò Nguyễn Tuấn Anh Hai của trường chuyên Trần Phú (Hải Phòng) năm liên tiếp đạt giải nhất quốc gia môn nhận danh hiệu cậu bé “vàng” và đang gấp rút ôn tập để tháng 4 sắp tới sẽ bước vào kì thi lựa chọn đội tuyển dự thi Olympic Tin học Quốc tế.Tuy nhiên càng học em càng thấy mình cò kém lắm và phải cố gắng nhiều hơn nữa”...Cậu là một người vô cùng giỏi giang, nhưng cậu vẫn phải khiêm tốn ôn tập để nâng cao khả năng của mình hơn. Kiêm tốn mang lại cho ta nhiều lợi ích nhưng trong xã hội vẫn còn nhiều người sống trái với nó.Trong cuộc sống ngày nay con người quá coi trọng danh tiềng, đẳng cấp và quyền lợi, họ sẵn sàng giành giật những điều tốt đẹp về mình mà sẵn sàng đụng chạm đến những ham muốn của người khác. Đôi khi chỉ là một lời khen, một danh hiệu trong lớp nhưng vì nhiều người cùng ham muốn đạt được, chẳng ai biết khiêm nhường, chẳng ai chịu lùi ra sau mà gây nên bao tranh giành, thù oán và chia rẽ. Thế nên mỗi người trong chúng ta cần phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này. Bởi nó đem lại hạnh phúc cho con người, giúp chúng ta chung sống hòa bình, yêu thương mà không có lòng đố kỵ ghen ghét. Muốn thế chúng ta phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này. Cuộc sống có rất nhiều thử thách để ta rèn luyện đức tình này. Chẳng hạn trong số những người được chọn để làm lớp trưởng, ta là người có nhiều ưu thế, thừa khả năng nhưng lại từ chối vì muốn nhường cho người khác. Đó là lòng khiêm nhường. Dù nhường nhịn này thật sự rất khó, bởi nó đem lại cho ta nhiều quyền lợi mà khó ai có thể từ chối. Vì thế muốn có được lòng khiêm nhường trước hết chúng ta phải học cách nhường nhịn, phải biết bước xuống để nhường cho kẻ yếu thế hơn ta bước lên dù ta có thừa khả năng để làm điều đó, đừng quá háo thắng, quá tham vọng, đừng để "cái tôi" lên trên lợi ích của tập thể. Và hãy loại bỏ cái suy nghĩ nhường là mất, là nhút nhát, là yếu hèn. Hãy tập sống đề là 1 con người biết nhường nhịn, dùng quá mưu cầu danh lợi là chúng ta đã bước dần trên con đường khiêm tốn. Những bước chân vững chắc đầu tiên để xây dựng cho một tâm hồn đạo đức cao cả sau này. Khiêm tốn là một đức tính cần có ở mỗi người.Mỗi chúng ta ngày nay vouws nhũng con người cps tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này. Bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung

quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ học. Kể cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.

Đề 2:Trình bày suy nghĩ của em ý kiến:”Gốc của sự học là học làm người”(Rabindranath Tagore)

 DÀN Ý: I.MỞ BÀI:Giới thiệu vấn đề 1/ Giải thích: - Gốc là yếu tố quan trọng, là cội nguồn của cây. Từ “gốc” ở đây được Tagor dùng như một ẩn dụ đề nhấn mạnh tầm quan trọng của sự học. - Sự học là việc thu nhận kiến thức của con người từ nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, từ nhiều nguồn và ở nhiều đối tượng … , rất phong phú, đa dạng. - Học làm người là học cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. => Giữa cái bao la của sự học, quan trọng nhất là bài học làm người. 2/ Phân tích – Chứng minh: Những biểu hiện của bài học “ học làm người ” Ý 1: Bài học “ học làm người ” trong gia đình: - Bài học yêu thương, quan tâm, gắn bó với những tình cảm thiêng liêng: + hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, * Dẫn chứng: Ý 2: Bài học trong nhà trường: - Bài học làm người trong các mối quan hệ trong môi trường giáo dục + lễ phép, kính trọng thầy cô…. + hòa nhã, thân thiện, giúp đỡ với bạn bè… + ứng xử có văn hóa với mọi người… + trung thực trong học tập, thi cử… + khiêm tốn, không ngừng học hỏi (học thầy, học bạn…) * Dẫn chứng: - Ý 3: Bài học làm người ngoài xã hội: + chan hòa, thân ái, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với mọi người,…à hướng thiện + giữ chữ tín, trọng danh dự, trọng nhân nghĩa… + hướng tới một xã hội văn minh, tốt đẹp. * Dẫn chứng: Câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân => “ Học làm người ” cũng chính là học chữ “đức” 3/ Bình luận: - Ý kiến của Tagor thật đúng đắn, sâu sắc: Học làm người là khởi đầu cho mọi bài học, là kết quả cao nhất, cuối cùng cho mọi bài học. - Những kẻ sao nhãng việc “ học làm người ”, xem nhẹ việc rèn luyện đạo đức sẽ khó mà “nên người” bởi “ Có tài mà không có đứclà người vô dụng” - Việc học là mãi mãi, học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách. Xã hội càng phát triển, bài học “ học làm người ” càng có ý nghĩa hơn để hướng tới một xã hội văn minh. 4/ Bài học: - Nhận thức: Việc học là mãi mãi, học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách. “ Học làm người ” là cần thiết, là quan trọng nhưng chưa đủ. Không chỉ “ Học làm người ”, cần học để chinh phục các đỉnh cao tri thức nhân loại nếu không sẽ

- Hành động: chúng ta cần chú ý tiếp thu những tri thức khoa học, văn minh của nhân loại để có thể sống tốt hơn với cộng đồng, với con người thời đại mới.

 Bài làm: Trong thời đại ngày nay, một đứa trẻ từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều kỳ vọng: trở thành một kỹ sư, một bác sĩ, một công an..., có thể làm rạng danh gia đình. Cha mẹ nắm tay con mình bước vào trường học, nhắn nhủ con hãy học thật giỏi, mang về điểm cao. Dường như họ đã quên mất rằng học tập không chỉ là tích lũy kiến thức, mà còn là hoàn thiện nhân cách con người như Rabindranath Tagore từng phát biểu: “Gốc của sự học là học làm người”. Trước hết, ta cần tìm hiểu khái niệm học. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Học tập cũng như việc học tập bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh. Nó không xảy ra cùng một lúc, nhưng xây dựng dựa trên và được định hình bởi những gì chúng ta đã biết. Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ không phải là một tập hợp các kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân. Còn “gốc” ở đây có thể hiểu là bản chất, là nguồn gốc đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của mọi điều. Bởi giống như gốc rễ của cây cối, đó là nơi bắt đầu sự sống của cây, là nền tảng cho sự phát triển và cũng là nơi chất dinh dưỡng mà dưỡng mà cây hấp thụ đi xuống để nuôi dưỡng lấy cây. Và khái niệm cuối cùng cần làm rõ đó là “ học làm người ”, từ khi sinh ra ta đã là một con người rồi, vậy vì sao ta phải học làm người? Làm người ở đây không phải là hiểu về mặt bên ngoài, mà là về mặt bản chất, tinh thần, trí tuệ của con người. Học làm người thứ nhất là học cách trở thành một phần của cộng đồng, hòa hợp với mọi người, đóng góp một phần công sức trong việc xây dựng nên một cộng đồng trong sạch vững mạnh hoặc chí ít là trở thành một cá nhân không gây phiền hà cho những người xung quanh. Thứ hai, học làm người còn là học cách đối nhân xử thế, học cách tôn trọng mọi người, đó là cha mẹ, là anh em, là thầy cô, là bạn bè; ta phải học cách chung sống sao cho đúng với đạo đức, đúng với pháp luật. Và cuối cùng, học làm người là học cách tôn trọng chính bản thân mình. Bởi việc học hành, trau dồi nhân các, bản lĩnh, cũng chính là một cách trân trọng bản thân, và chỉ khi ta biết trân trọng bản thân, người khác mới trân trọng ta. Vậy vì sao cái gốc của học lại là học làm người, mà không phải là học cách kiếm tiền, học cách thu nhặt kiến thức? Bởi nếu bạn biết cách làm người, bạn sẽ có nền tảng để làm tất cả những điều khác một cách lương thiện. Thật ra, nếu bạn là kẻ không lương thiện, bạn sống một cách xấu xa, bạn kiếm tiền bằng những thủ đoạn, bằng cướp giật, bằng cờ bạc, bạn vẫn có thể giàu có, bạn vẫn có thể sống trên cuộc đời này. Nhưng lúc ấy bạn có sống đúng nghĩa như một con người hay không? Bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh, bạn là một cá nhân gây ảnh hưởng đến cộng đồng, và hơn hết, bạn thậm chí còn không tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn tôn trọng bản thân, bạn đã sống đúng với lương tâm, với đạo đức, sống sao cho bản thân có thể ngẩng cao đầu đầy hãnh diện với mọi người. Vậy phải làm thế nào để có thể học làm người? Trước tiên, cần phải làm rõ rằng học ở đây không chỉ là học trong nhà trường, mà còn là học từ bạn bè, từ gia đình, những người xung quanh, học trong đời sống. Học tập là việc cả đời, không phải chỉ trong một chốc là xong ngay được. Quá trình tôi luyện khả năng, hình

thành nhân cách cũng chính là một quá trình học tập lâu dài. Trước hết, đến từ những nhân tố khách quan, cộng đồng phải cùng nhau chung tay tạo nên một môi trường học tập thuận lợi. Giúp họ hiểu được rằng học tập là một điều thú vị, chứ không phải là một điều cực nhọc chỉ có đau khổ mà thôi. Gia đình có thể giáo dục các bạn ngay từ nhỏ, từ những điều tưởng như đơn giản nhất, để các bạn có thể thấy được ý nghĩa của những việc tốt, ý nghĩa của lương tâm, của đạo đức. Nhưng trên hết, bản thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện, chống lại những yếu tố xấu xa làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Đương nhiên chúng ta ai cũng sẽ có sai lầm, có những lúc vấp ngã, chẳng ai là người hoàn hảo. Nhưng quan trọng là chúng ta luôn cầu tiến, không ngừng hoàn thiện bản thân, đứng dậy sau mỗi sai lầm của cuộc đời. Lúc ấy, ta sẽ trở thành một con người lương thiện. Có thể nói, đích đến cuối cùng của con người chính là trở thành một người lương thiện, đó chính là cái gốc của sự học. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.

Đề 3:Mark Twain- vì tinh tú đầu tiên của nền văn học hiện đại nước Mỹ đã từng nói:”Quần áo làm nên con người”.Thật thế, giữa trang phục và văn hóa của một con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

 Dàn ý: 1/ Mở bài - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: ông cha ta đã từng nói “cái răng cái tóc là góc con người” vì thế, biết sống rèn luyện cho mình những thí quen tốt chỉnh chu về ngoại hình, thể hiện mình là người văn minh lịch sự, biết ton trọng người khác. Ngày nay cần có một vấn đề lưu tâm hơn nữa đó chính là trang phục và văn hóa. 2/ Thân bài *giải thích: + Trang phục là gì? những thứ chúng ta mang bên mình hằng ngày như là quần, áo,vật dụng trang sức thể hiện vẻ bề ngoài của mình. + Văn hóa là gì? Là hành vi cử chỉ, có thái độ đúng mực, có quy tắt, biết cư xử, đối nhân xử thế phải phép. Ngược lại với văn hóa là những hành vi mất lịch sự. • Nội dung: trang phục và văn hóa luôn đi chung, gắn liền với nhau. + Trang phục là thứ khách quan bề ngoài mà người khác nhìn vào có thể đánh giá được một cá nhân. + Nhờ có trang phục mà chúng ta có thể cơ bản biết người đó là người như thế nào vd như: lịch sự, lễ phép,sạch sẽ,lao động,… + Trang phục phản ánh một phần tính cách con người. + Trang phục và văn hóa luôn đi liền với nhau thể hiện sự tôn trọng người khác. + Trang phục nói lên trình độ văn hóa của người mặc như: hợp hoàng cảnh, không lố lăng, đúng tác phong,… • Ý nghĩa: văn hóa và trang phục luôn đi liền với nhau, vì thế học cách rèn luyện cả hai để hoàn thiện bản thân mình tốt nhất.từ đó giúp ta thành công hơn trong cuộc sống. • Bài học: phê phán những người ăn mặc lố lăng,không hợp hoàng cảnh, không lịch sự, tế nhị,…

3/Kết Bài -khẳng định lại vấn đề nghị luận, thái độ của bản thân



Bài làm:

Cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu về cái đẹp trong mắt con người lại càng được nâng cao hơn. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, nụ cười, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục thường ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử, cách giao tiếp, văn hóa. Vậy trang phục và văn hóa liệu có mối tương quan nào với nhau trong xã hội ngày nay hay như vị tinh tú Mark Twain đã nói “quần áo làm nên con người” không? Như cha ông ta ngày xưa từng khuyên dạy con cháu rằng: “Cái răng cái tóc là góc con người” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, đó chẳng phải là lời khuyên bảo, muốn con cháu chúng ta phải biết lựa chọn cách ăn mặc, cách ứng xử cho phù hợp hay sao? Một trang phục đẹp tôn lên không chỉ tôn lên thẩm mỹ của người mặc, mà còn giúp cho người đối diện có thể đánh giá được một phần nào đó văn hóa của một con người. Trang phục vốn chỉ những thứ chúng ta mặc lên người mỗi ngày. Đó có thể là một chiếc váy, một bộ quần áo thể thao, một bộ quần áo dài, một chiếc mũ, một đôi giày, … Trang phục được sử dụng cho mục đích cao cả nhất là giúp con người bảo vệ thân thể của mình. Không những vậy, ngày nay, chọn trang phục phù hợp còn giúp thể hiện khả năng thẩm mĩ của người mặc. Những trang phục phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh thì được gọi là những trang phục đẹp. Trang phục đẹp sẽ tôn vinh lên con người cũng như tôn vinh phần nào đó lối sống, phong cách của con người đó. Còn về văn hóa, ta hiểu đó là bao hàm của cách sống, bao gồm nhiều mặt trong cuộc sống của con người, trong đó có trình độ học vấn, trang phục, lối sống, văn hóa ứng xử ... Văn hóa không chỉ thể hiện ở một khía cạnh mà nó còn mở rộng liên hệ tới nhiều vấn đề trong cuộc sống của một con người, và đôi khi còn liên quan tới cả khía cạnh tâm linh và tôn giáo nữa. Vậy nên, có thể nói, để đánh giá một con người, không chỉ dựa vào mức độ nhận thức, trình độ văn hóa mà còn cả khía cạnh ăn mặc, trang phục của người đó nữa. Khi tiếp xúc với một người, ấn tượng đầu tiên chúng ta bắt gặp, để lại sâu sắc trong lòng chúng ta nhất phải nói tới trang phục. Một trang phục lịch sự, gọn gàng, bắt mắt sẽ giúp chúng ta để lại một thiện cảm không nhỏ trong mắt người đối diện. Từ đó có thể thấy rằng, trang phục cũng góp một phần không nhỏ tạo nên những dấu ấn đầu tiên đối với mỗi người. Tiếp xúc với một người khác, chúng ta không chỉ để ý đến thái độ, đến cảm xúc của người đó, ta cũng sẽ để ý đến trang phục. Nếu trang phục vừa toát lên thần thái, lại lịch sự, trang nhã, chắc hẳn hứng thú nói chuyện với người đó chẳng nhiều thêm một chút hay sao? Chúng ta cũng sẽ có những nhận xét rằng đó là một con người thân thiên và có văn hóa. Ngược lại, bắt gặp ở đối diện chúng ta một người với cách ăn mặc lố lăng, phản cảm, liệu chúng ta có thể đánh giá đó là một con người tốt đẹp được hay không? Văn hóa và trang phục, đây là hai khía cạnh tưởng chừng như chẳng có chút liên quan nào trong cuộc sống của chúng ta, vậy mà chúng lại có những liên quan mật thiết mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Trang phục là người đồng hành của ta mỗi ngày, là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người khác. Cũng có thể, người ta sẽ đánh giá chúng ta qua cách mà chúng ta ăn mặc, cách chúng ta nói chuyện với người khác. Một trang phục có văn hóa là một trang phục không chỉ thể hiện tính thẩm mĩ của người mặc mà còn phải lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh cũng như độ tuổi của người mặc. Chúng ta không thể nói một học sinh ăn mặc theo phong cách của một người trưởng thành là văn hóa được dù học sinh

đó la một người có giáo dục. Bởi lối ăn mặc đó không phù hợp với độ tuổi cũng như hoàn cảnh của thiếu niên. Vậy nên có thể nói rằng, trang phục cũng góp phần tạo nên một phần văn hóa trong cuộc sống mỗi ngày. Thế nhưng, ở mỗi thời kì, trang phục được lựa chọn lại mang những yếu tố, những đặc điểm khác nhau, tùy theo văn hóa của mỗi thời đại. Nếu như áo tứ thân, áo bà ba ngày xưa được coi là những bộ trang phục không chỉ mang nét truyền thống mà còn thể hiện văn hóa khách quan của từng vùng miền. Mặc những bộ trang phục ấy, không chỉ tôn lên được vẻ đẹp trong phong tục mà còn toát lên được văn hóa trong lối ứng xử dù lúc ấy chúng ta còn chưa được văn minh, tân tiến như bây giờ. Ngày nay, xã hội phát triển, áo tứ thân, áo bà ba không còn là những trang phục phổ biến, chúng ta yêu cầu những bộ trang phục đẹp hơn, gọn gàng, thanh thoát và năng động hơn. Thế nhưng không phải vì thế mà thời trang của những trang phục phản cảm, thiếu tinh tế lên ngôi! Chúng ta tiếp nhận cái mới nhưng luôn phải lưu ý rằng thời trang, trang phục chúng ta mặc sẽ biểu thị cho văn hóa của chúng ta. Một chiếc áo dài vẫn sẽ là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Một dân tộc có văn hóa mới là một dân tộc mạnh được. Thế nhưng, liệu chúng ta có thể nói rằng, quần áo, trang phục có thể nói lên hết được văn hóa của một con người hay không? Điều này có lẽ là không? Bởi vì văn hóa của một con người được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở trang phục, mà còn ở thái độ, cách sống, lối làm việc, … Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, thông qua cách ăn mặc mà chúng ta có thể đánh giá được rất nhiều từ ánh nhìn đầu tiên với một con người. Chúng ta không thể nói rằng, một người ăn mặc xấu thì luôn làm những việc không tốt được. Ăn mặc thể hiện văn hóa của người mặc, nhưng cũng đừng trở thành những kẻ chủ quan, “xem mặt mà bắt hình dong”, đánh giá thiếu chính xác về một con người. Có nhà bác học nào đó đã nói rằng: “Những thiên tài thường là những kẻ lập dị”, chính thế nên đôi khi chúng ta phải tiếp cận sâu một con người mới có thể hiểu hết được con người đó, chứ không nên chỉ đánh giá qua bề ngoài qua trang phục. Trong dòng chảy lịch sử của thế giới, chúng ta đã gặp không ít những người có lối sống, phong cách sống hoàn toàn phù hợp với ấn tượng đầu tiên mà ta gặp khi nhìn người đó qua cách ăn mặc, trang phục. Chúng ta có thể nhận ra ngay Hồ Chí Minh vĩ đại, cả một đời cống hiến cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ ánh nhìn đầu tiên ta bắt gặp bộ quần áo kaki đã bạc, đã sờn, một sự giản dị đến mộc mạc, chân phương nhất của một vị Chủ tịch nước, ta đã cảm nhận được ở Bác một sự dung dị, một trí tuệ không tầm thường. Thế đó, chỉ bằng cách nhìn qua trang phục thôi, chúng ta có thể nhận ngay ra văn hóa của một người, sự thiện cảm cũng như lối sống của người đó. Ngược lại, chúng ta cũng có thể bắt gặp những con người mang trên mình những bộ cánh hàng hiệu, đắt đỏ hàng trăm hàng triệu đồng nhưng lại không nỡ bỏ ra vài chục ngàn cho một kẻ ăn xin nghèo đói. Chúng ta có thể bắt gặp những kẻ khoác trên người bộ lông thú sặc sỡ mà không biết được bao con vật đã bị chết, bị giết bởi sự thỏa mãn giàu sang của họ. Nhưng chúng ta không thể đoán biết được, như ông bà ta nói “Xem mặt mà bắt hình dong” để đánh giá một con người. Chúng ta biết tới một cô ca sỹ người Mỹ - Lady Gaga, một kiểu người lập dị, không thể gây thiện cảm với lối ăn mặc khác người, đôi khi là phản cảm, khó ưa, thế nhưng đằng sau đó, ai biết cô là người đã bỏ hàng triệu đô để làm từ thiện, làm ơn cho người người nghèo đói, cho trẻ em vô gia cư. Thế đấy, trang phục phản ánh văn hóa của con người nhưng không phải là tất cả. Để dung hòa văn hóa và trang phục tưởng chừng như vô cùng khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Chỉ một chút tinh tế thôi chúng ta đã có thể tạo nên cho

mình một bộ trang phục đẹp, thể hiện tính cách, văn hóa của mình. Một học sinh thì nên sử dụng đồng phục làm trang phục chính của mình. Bởi đó không chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh mà còn phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh nữa. Ăn mặc đẹp không phải khoác lên người những bộ cánh hàng hiệu, bộ trang sức đắt tiền mà cái đẹp là từ trong lối sống, trong tâm hồn, và trong cách ứng xử. Chỉ cẩn trang phục đơn giản thôi cũng đã thể hiện văn hóa của học sinh rồi. Chúng ta cũng có thể thấy, các học sinh phổ thông với chiếc áo dài trắng tinh trong những buổi tới trường. Đó cũng là một trang phục đẹp, phù hợp và thể hiện văn hóa của họ. Trang phục đẹp tức là trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân, không phải trang phục đắt tiền mới làm nên văn hóa của các bạn. Đừng trở thành nạn nhân của những xu hướng thời trang, và cũng đừng trở thành một kẻ lập dị, thiếu văn hóa, không có ý thức khi khoác lên mình những bộ trang phục dị hợm, xấu xí, phản cảm. Muốn được ăn mặc đẹp, muốn trở nên sành điệu tinh tế trong mắt mọi người là điều mà ai cũng hướng tới. Nhưng cái đẹp trong cách ăn mặc, trong trang phục phải luôn đi kèm với văn hóa, phải kèm với sự lịch sự, ứng xử văn minh. Trang phục đẹp sẽ giúp tạo nên ấn tượng về văn hóa tốt. Vậy nên hãy trau dồi cho mình không chỉ khả năng về thời trang mà hãy trau dồi cả nhân cách tâm hồn, để trở thành người đẹp cả ngoại hình và cả tâm hồn nữa.

Đề 4 : Cho câu nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” (Helen Keller)Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

 Dàn ý 1.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: sự thiếu thốn, khó khăn của bản thân chẳng thấm gì so với những mảnh đời còn nghiệt ngã, còn bất hạnh mà ta gặp phải. - Trích dẫn câu nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” (Helen Keller) 2.Thân bài: - Giải thích: + Nghĩa đen + Nghĩa bóng - Vì sao? - Làm gì? - Phê phán những người luôn than vãn về 1 chút khó khăn mà quên đi mảnh đời nghiệt ngã hơn ngoài xã hội. - Bàn bạc, mở rộng: Liên hệ bản thân, ý kiến, đánh giá 3.Kết bài: Chốt lại vấn đề, rút ra bài học của bản thân mình.



Bài làm

Trong cuộc sống hiện nay, có những mảnh đời sinh ra đã đủ đầy về vật chất và tinh thần, nhưng bên cạnh đó, vẫn có những người bất hạnh, mất đi những điều trên. Tuy nhiên, con người là một loài vật, mà đôi khi, thật tham lam. Họ chỉ muốn giành được tất cả cho bản thân mình, đến nỗi khi vừa gặp chút khó khăn, gian nan đã vội than vãn, chê trách. Họ không hề biết rằng, xung quanh họ, còn có những người gặp nhiều khó khăn, đau khổ hơn thế. Nhà văn Mĩ Helen Keller cũng đã từng như vậy, cho đến một ngày bà nhận ra những may mắn, hạnh phúc mà bà đang có. Vì vậy, bà đã để lại một câu nói đọng lại trong ta thật nhiều cảm xúc sâu lắng: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Câu nói trên để lại trong tôi nhiều suy nghĩ.

Câu nói trên của nữ nhà văn Mỹ tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc vô cùng. Khóc là một trạng thái tâm lí của con người, xuất hiện do xúc động hoặc đau buồn. “Không có giày để đi” ở đây ngầm chỉ cho sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất. “Không có chân để đi giày” là một sự thiếu thốn về bộ phận trên cơ thể, và trên tất cả, đó là nỗi đau nhất. Vì đó chính là nỗi đau của số phận, là một sự bất hạnh to lớn, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Qua đó, Helen Keller muốn nhắn gửi rằng, dù ta có gặp khó khăn, đau khổ, hãy luôn nhớ rằng ta vẫn còn may mắn hơn những người khác rất nhiều. Nỗi đau của ta, so với họ chỉ như là hạt cát nhỏ bé. Nhưng hãy nhìn họ, những con người đau khổ, những người phải hứng chịu những khó khăn hơn ta nhiều lần, họ vẫn không gục ngã, đầu hàng, mà thay vào đó, họ còn mạnh mẽ hơn trước, vẫn luôn cố gắng vượt qua những chông gai ấy. Vậy thì chúng ta, những người may mắn hơn họ, hãy biết chia sẻ, cố gắng vươn lên, không bao giờ cúi đầu trước những bất hạnh ập đến ta trong cuộc sống. Người ta thường hay nói đùa vui với nhau khi gặp khó khăn rằng, đời là bể khổ. Và không phải tự nhiên mà lại nói như vậy. Sống trên đời này, khó khăn là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cách mà từng người một đối xử với những khó khăn ấy lại khác nhau. Có thể, với bạn, đó chỉ là một số tiền nhỏ, một món đồ bình thường, nhưng đối với những người khác, nó có thể đáng giá bằng cả một gia tài của họ. Hãy nhìn lại cuộc đời của bản thân mình. Bạn sinh ra có đủ cả cha và mẹ, và bạn vẫn được nhìn thấy họ hằng ngày. Bạn có một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ, không khiếm khuyết gì cả. Đó là một điều vô cùng may mắn. Có những đứa trẻ ngoài kia, mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải tự lực kiếm sống trong một xã hội đầy rẫy nguy hiểm, ngay từ lúc còn rất nhỏ. Hay những người khuyết tật, phải di chuyển trên chiếc xe lăn, hay tồi tệ hơn là phải nỗ lực mỗi ngày chỉ để sống như một con người bình thường,… Trong lúc bạn đang than vãn về những bộ quần áo cũ sờn, về ngôi nhà ngày một cũ đi của mình, thì ngoài kia, có những người đã không còn nơi nào để đi, không còn gì để mặc, chỉ biết ngồi co rúm một góc đường, nhất là vào những ngày đông lạnh giá. Ta than phiền về những vết trầy, vết xước trên cơ thể, nhưng trong cuộc sống, còn biết bao người phải chịu nỗi đau vì hình hài dị tật, vì sự chỉ trích của mọi người. Thế nhưng, điểm chung của những người gặp khó khăn ấy, đó là họ chẳng bao giờ than vãn vì vấn đề của mình. Họ vẫn mỉm cười lạc quan, yêu đời. Như Giáo sư Nguyễn Ngọc Kí – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết, có những lúc đau đớn, nhưng sức mạnh của niềm tin đã giúp thầy trở thành một nhà giáo ưu tú, Stephen Hawking, một người bị liệt toàn thân, phải sống trên chiếc xe lăn nhưng vẫn có những bài phát biểu truyền cảm hứng cho người khác. Vậy thì có lí gì, mà chúng ta lại không biết trân trọng những gì mình đang có? Hãy biết ơn những gì ta có, dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Chúng ta cũng có thể dang rộng vòng tay, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Đừng bỏ mặc họ, hãy học cách đồng cảm, sẻ chia với họ, giúp đỡ họ những lúc bạn có thể. Ngoài ra, ta cần phải học cách yêu bản thân, yêu cuộc sống, yêu những gì ta đang có. Cứ bình tĩnh mà sống, bởi thành công sẽ luôn ở cuối con đường gian nan, vất vả. Ngừng than vãn về mọi thứ trong cuộc sống, mà thay vào đó, hãy dùng những phút giây than vãn ấy để làm những việc tốt đẹp hơn cho xã hội và cho bản thân. Hiện tại, chúng ta đang sống trong một thế giới bận rộn, một xã hội tràn đầy tính cạnh tranh, đến mức nhiều khi, ta cho rằng hai mươi bốn giờ một ngày là không đủ. Vì họ cứ vội vã trong cuộc sống, cứ mãi tranh đua, chỉ để được hơn, được bằng người khác. Vậy nên, chúng ta hãy một lần thử sống chậm lại, để ngẫm nghĩ về thế giới, về con người xung quanh, giúp ta nhận ra rằng, cuộc sống này vẫn thật tươi đẹp biết bao.

Trên thực tế, ta không khó để bắt gặp những người đã sống quen với sự sung sướng, hạnh phúc nhưng khi đối mặt với chông gai khó khăn đã vội bỏ cuộc, nản chí. Hay những người suốt ngày chỉ biết than vãn mà không biết tự thân vận động, những người không bao giờ biết chia sẻ, giúp đỡ mảnh đời khó khăn, những cô cậu học sinh, sinh viên chỉ vì ba mẹ, thầy cô không làm theo sở thích của mình mà gây ra nhiều hành động sai lầm,… cần được mọi người xung quanh phê phán, nhắc nhở và bản thân họ cũng cần phải sửa đổi để tốt hơn. Họ cần xem câu nói trên cả Helen Keller như một bài học quý giá cho bản thân mình, thay đổi tính cách bản thân, loại bỏ những hành vi xấu cũ. Cho dù đây chỉ là một lời tâm sự, nhưng bà đã giúp thức tỉnh nhiều nhười chỉ biết sống ỷ lại, không có ý chí vươn lên. Nó như một bài học sâu sắc được gửi gắm cho tất cả chúng ta: Hãy biết quý trọng những gì mà mình đang có, luôn cố gắng vươn lên hơn nữa trong cuộc sống. Hãy học cách yêu thương và cảm thông trước những mảnh đời bất hạnh, khổ đau, hãy giúp đỡ họ dù chỉ là một lời động viên. Từ đó ta mới có thêm sức mạnh,lòng tin, không bao giờ gục ngã, cúi đầu trước những chông gai trong cuộc sống. Như bản thân tôi, luôn hài lòng với những gì mình có, kể cả là những điều nhỏ nhặt nhất. Ngoài ra, tôi còn cố gắng cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, bất cứ khi nào mình có thể. Câu nói của nữ nhà văn Mỹ Helen Killer đã để lại cho tất cả mọi người một bài học vô cùng quý giá: Biết yêu quí hơn những gì mình đang có và xúc động hơn trước nhiều mảnh đời. Hãy lạc quan nhìn về phía trước bằng đôi mắt của niềm tin, hãy yêu thương con người để cuộc sống trở nên tươi đẹp và hãy sống để cuộc sống mà bạn có không uổng phí. Đừng mãi thở dài ngao ngán hay chìm ngập trong những thất bại của bản thân mà hãy hướng đến ngày mai với một chặng đường mới. Bạn nên biết ơn vì bạn có thêm một ngày để làm những điều bạn có thể.

Đề3: Hiện nay trong lớp em xuất hiện tình trạng một số bạn thường xuyên bỏ học để đi chơi game dẫn đến việc học tập sa sút, cha mẹ và thầy cô lo lắng…Thậm chí một số bạn vì nghiện game nên dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật. Là một người bạn trong lớp, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn ấy tập trung vào việc học hành và từ bỏ dần thói quen tác hại đó.  Dàn ý I.Mở bài: -Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Vấn đề mà chúng ta đang hướng đến là vấn đề nghiện game ở giới trẻ -Giới thiệu sơ lược về tình hình nghiện game ở giới trẻ II.Thân bài : -Giải thích vì sao lại có vấn đề này? -Đối với học sinh +Cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con mình +Bạn bè lôi kéo rũ rê chơi thử dẫn tới bị thu hút rổi nghiện +Thấy người khác chơi ( Bạn bè, hàng xóm, ….) thì bị hấp dẫn +Đối với những người trưởng thành -Phân tích các mặt của vấn đề học sinh thường xuyên bỏ học đi chơi game -Liên hệ thực tế -Đánh giá vấn đề đã đề cập ở trên,rút ra bài học

III.Kết bài: Sử dụng bài học để khuyên bảo .

 Bài làm Trong cuộc sống ngày nay của chúng ta, các trò chơi và các trang mạng xã hội đã được tạo ra như một công cụ giúp cho con người có thể giải trí sau những giờ phút căng thẳng khi đi học trên trường hay những giờ lao động vất vả trong văn phòng. Nhưng cái gì cũng đều có những ảnh hưởng hai chiều của nó. Nếu như các trò chơi và các trang mạng xã hội có lợi trong việc giảm căng thẳng của chúng ta thì song song với nó là một tác hại vô cùng lớn. Đối với lứu tuổi học sinh đặc biệt là các bạn ở tuổi trung học cơ sở trở lên , cũng có vài trường hợp thầy cô bắt gặp các em học tiểu học và các cô cậu học trò ngồi trong những quán Internet hay còn được những người khác gọi là quán “net” . Sự phổ biến của trò chơi điện tử đã mang đến một vấn đề to lớn khác cho các nhà khoa học ngày nay, đó là chứng nghiện trò chơi điện tử. Trong một nghiên cứu trong thực tế được thực hiện trên nhiều trẻ em và thanh thiếu niên, người ta thấy rằng gần 72% hộ gia đình Mỹ chơi trò chơi điện tử, với thời lượng chơi game trung bình là 20 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, khoảng 4% người chơi bị phát hiện nghiện game, khi dành gần 50 giờ mỗi tuần dán mắt vào màn hình máy tính. Căn bệnh nghiện trò chơi điện tử có thể hủy hoại cuộc sống một người. Đã có trường hợp người chơi dành 10 đến 12 giờ mỗi ngày để chơi game, và kết cục là không có một công việc hoặc một mối liên hệ bình thường với xã hội. Năm 2005, một game thủ ở Hàn Quốc đã chết sau khi chơi game liên tục trong vòng 50 giờ, theo BBC. Và vào năm 2012, một người đàn ông từ Đài Loan được tìm thấy đã chết trên ghế chơi game, theo tờ Telegraph. Ông đã chết do lên cơn đau tim. Vậy rốt cục tại sao mọi người lại nghiện chơi game? Để hiểu điều này, trước hết chúng ta phải nắm bắt được một chức năng khá thú vị của bộ não – cơ chế khen thưởng của não bộ. Đối với các game thủ, phần thưởng là cảm giác phấn khích khi hoàn thành một nhiệm vụ, hay “phá đảo”. Sau một vài trải nghiệm với cảm giác này, người chơi sẽ phải tiếp tục chơi tiếp và hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo để khơi lại cảm giác này hết lần này đến lần khác. Người chơi này giờ đã trở nên nghiện trò chơi đó. Nghiện video game đã trở thành một vấn đề lớn đến nỗi nhiều quốc gia bắt đầu ban hành các đạo luật nghiêm ngặt hơn để kiểm soát ngành công nghiệp game tại nước họ. Lấy ví dụ, tại Trung Quốc, chính phủ đã bắt đầu có những động thái dữ dội đối với việc chơi game sau khi có nhiều báo cáo cho thấy nhiều trẻ em bắt đầu đeo kính mắt bởi mất thị lực do chơi game liên tục. Về cơ bản, cơ chế khen thưởng là một hệ thống chi phối cảm giác của bộ não khi chúng ta làm một việc gì đó – việc nhà, công việc cơ quan, hay bất cứ thứ gì – dẫn đến kết quả là một phần thưởng trong ít nhất một vài trường hợp. Nếu chúng ta tiếp tục nhận được phần thưởng cho cùng một nhiệm vụ, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được một mối quan hệ tích cực giữa hai thứ đó và bộ não của chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng các mối liên kết phù hợp. Điều đó có nghĩa là lần tới khi chúng ta có cơ hội thực hiện nhiệm vụ tương tự, chúng ta sẽ cho rằng chúng ta sẽ có khả năng, dù ít dù nhiều, nhận được một món quà nào đó”, theo tờ The Week Trong hiện tại , chúng ta có thể bắt gặp ở khắp nơi khi đi trên đường vào những ngày đi học chúng ta rất dễ thấy được những bạn học sinh mặc dù đã tới giờ vô lớp nhưng vẫn còn lan man ngoài đường sau đó rồi nhân cơ hội đó , các bạn đó lại lao vào tiệm net. Những sự việc này có thể kéo dài tới khoảng hai ba tháng nếu phụ huynh các bạn ấy không phát hiện thì dần dần các bạn ấy sẽ luốn sâu vào

con đường nghiện game. Một cái đáng sợ hơn nữa là các bạn ấy sẽ nghĩ học và không muốn học, rồi sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Chắc hẳn trong chúng ta sẽ có nhiều người đặt ra một câu hỏi nhiều câu trả lời khác nhau như “ Tương lai của các bạn ấy sẽ ra sao nếu trong tương lai các bạn ấy không cải thiện” hay cũng thể “ Các cậu sẽ như nào khi chính thức trở thành một người trưởng thành thật thụ ”. Cũng có rất nhiều trường hợp bằng nghị lực và tình cảm thương yêu cha mẹ , biết suy nghĩ và nghĩ về những cảnh mà cha mẹ đã làm vì mình . Còn một số khác chỉ vì đam mê quá và không kiềm được những đam mê ấy mà dẫn tới những việc nhẹ thì chỉ lừa cha dối mẹ , cùng lắm thì cũng chỉ nhịn ăn sáng để lấy tiền đó đi chơi game vào những giờ trống trãi như một ngày học hai tiết thì các bạn đó lại nói cha mẹ là hôm nay mình đi học tới tận 4 tiết đôi khi các bạn đó còn khiến cha mẹ mình tự hào về những lời nói dối như:” hôm nay con học hai tiết xong con đi học tăng tiết để bổ sung thêm kiến thức cho môn gì đó “ thế là cha mẹ các bạn ấy lại tự hào về một lời nói dối đầy mật ngọt. Hậu quả trong tương lai sẽ vô cùng là nặng nề và nó sẽ rất khó lường nếu chúng ta không ngăn chặn tình trạng này kiệp thời . Ví dụ như hành vi giết người để trộm tiền đi chơi net hay cũng có thể là trộm cắp tiền của các bạn trong lớp chỉ để thỏa mãn cơn nghiện game không thể khống chế của mình. Vậy hậu quả này bắt nguồn từ đâu? Cái gì cũng phải có nguyên nhân của nó, không có gì tự nhiên cả, nếu bạn nghĩ đó là điều tự nhiên mà bạn cần phải làm thì đó chính là một lời nói mà bạn đang tự mình bịa ra để che đậy những sai lầm tội lỗi tai hại mà mình gây ra trong tương lai sau này, mà bạn lại chẳng hề biết được này. Nguyên nhân đầu tiên của sự việc này là do ngày nay trình độ phát triển của các loại game từ online trên điện thoại cho tới các loại game trên máy tính. Các loại game đều đã được những nhà sản xuất phát triển từ cấu hình cho đến đồ họa đều sắc xảo và thu hút, làm cho những học sinh chú ý. Thậm chí những người trưởng thành cũng bị nó thu hút dẫn đến nghiện rổi trở thành một trong những thành phần của tệ nạn xã hội. Chúng ta đều không biết rằng đối với những người có ham mê đói với các trò chơi một khi họ đã chơi thì chẳng thể nào ngừng trừ lại trừ phi các bạn cảm thấy chán nản với game đó. Những game hiện nay mà giới trẻ chơi nhiều đều là những game hút khiến người chơi phải cay . Đồi khi nhờ có game chúng ta có thể được nhiều người hâm mộ nếu chơi hay hay còn được các bạn gọi là “NHỮNG PHA HIGHLIGH” . Nhưng trong số đó đâu phải ai cũng làm được vì thế họ cứ phải chơi để có thể có được những điều đấy . mà đáng buồn thay vì những điều ấy đồi khi các bạn trẻ lại “Ảo tưởng” và cứ thế khiến cho các bạn ấy nghiện game. Vậy biện pháp như thế nào ??.Chúng ta cần khuyên ngăn các bạn ấy . Trên youtube hay mạng xã hội đều có những clip học sinh bỏ học đi chơi net , không chỉ đi một mình các bạn ấy đều rủ rê các bạn khác. Có nhiều trường hợp mấy bạn học sinh giỏi bị rủ rê sau đó dẫn tới việc trở thành một bạn học sinh khá có khi là xuống học sinh yếu , không chỉ thế mấy bạn này còn ăn trộm tiền của ba mẹ để đi chơi và thỏa mãn đam mê của mình . Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ? Đây là một sự việc khó lường song không phải là không thể làm được . Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập,rèn luyện, tu dưỡng , không lãng phí thời gian ,sức lực , tiền bạc vào những việc vô bổ , thậm chí là có hại . Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí , tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân , không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những ngườ bạn xấu . Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lí chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại . Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp

giáo dục thế hệ trẻ , tạo ra những hoạt động bổ ích , những sân chơi vui tười lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia . Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để . Ham chơi điện tử - ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Việc gì cũng đều có lợi và hại tồn tại song song với nhau. Nếu ham mê qua độ sẽ đẫn đến các hậu quả khó lường trước được trong tương lai. Bởi vậy vì tương lai của chính mình , chúng ta hãy biết tiết chế lại những ham mê chơi game của mình lại và chăm chỉ học hành để ba mẹ và thầy cô vui lòng, đừng để cho bản thân ta vướng vào đam mê chết người đó.

Đề 3: Nói về giá trị của sách, nhà văn Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Vậy mà ngày nay vẫn còn nhiều bạn trẻ rất ít đọc sách và không biết chọn sách tốt để đọc. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về nhận định của nhà văn Go-rơ-ki

Dàn ý I.Mở bài - Trích dẫn câu nói +Nhắc đến nhà văn Go-rơ-ki không thể không nhắc đến câu: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” -Giới thiệu vấn đề cần nghị luận +Sách là một đồ vật vô tri vô giác bị con người chúng ta lãng quên dù nó chứa đựng những điều trân quý nhất trong đời sống của chúng ta. II.Thân bài - Sách là gì? +Sách là một người bạn tri thức vô cùng vĩ đại của con người. +Giúp ta mở mang những hiểu biết và kể cả kiến thức rộng hơn và nhiều hơn những gì ta biết. +Một vật vô tri vô giác không gì đặc biệt ngoài những trang giấy trắng được in lên những dòng chữ sắc xảo cùng với những hình ảnh minh những vấn đề mà nó đang muốn hướng tới. +Có thể nêu cao những ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta chưa nghĩ hay quan tâm đến về tâm hồn lẫn tình cảm trong ta. - Chân trời ở đây là gì? +Là những dòng chữ được ghi trong những cuốn sách ấy, những chân trời được gọi là kiến thức kia thì lại mang theo một ý nghĩa khác. +Những gì chúng ta học từ thầy, bạn bè chỉ là một phần nhỏ. +Phải tự mình tìm hiểu từ những cuốn sách kia và tự mình sáng tạo ra những điều mới mẻ. +Chứa những bài học về nhân cách mà chúng ta cần biết để hoàn thiện bản thân. - Rút ra ý nghĩa thực sự +Ngoài thầy cô và bạn thì sách cũng góp phần tạo ra tương lai của chính mình. +Chỉ có nó mới có thể giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và hoàn thiện những nhân cách tốt trong chính bản thân chúng ta. +Chỉ có sách mới có thể cho thấy được những điều mà ta muốn thấy, mở ra cho ta một chân trời mới. - Vì sao?

+Sách là nơi viết ra những bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta, từ kênh rạch sông ngòi, từ rừng núi cho tới vũ trụ bao la, nơi chứa đựng những vì sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn kia. +Đưa ta về lại thời điểm các thời đại văn minh cổ đại của tổ tiên loài người hay những loài bò sát khủng long khổng lồ +Đưa ta tìm về nơi những biến cố của lịch sử, cho thấy những khổ sở, mồ hôi nước mắt và tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân ta đã lưu truyền và tồn tại đến ngày hôm nay. +Có thể giúp cho đầu óc và trí não của chúng ta được thư giản hết mức có thể. +Giảm bớt đi những căng thẳng trong công việc và trong đời sống hằng ngày. +Sách chính là một trong những yếu tố để tạo ra chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi sáng của chúng ta. +Có thể an ủi ta mỗi khi buồn bằng những cuốn truyện hài hay những tiểu thuyết về triết lí xung quanh ta. +Nuôi dưỡng những cảm xúc của chúng ta một cách đẹp đẽ nhất và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. +Hiểu rõ được những sự bất công, thấm thía nhiều hơn về giá trị đời sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. +Giúp ta có thêm nhiều những ý thức đẹp đẽ để sống và hành động đúng đắn trong xã hội. - Ví dụ điển hình +Những nhà bác học tài giỏi và nhà tri thức kia cho dù có tài giỏi và thông minh đến cách mấy thì họ vẫn luôn gắn liền với những quyển sách kia. +Hình ảnh những người thầy người cô cầm trên tay những cuốn sách dày hay mỏng để đọc. +Họ vẫn còn đi học như chúng ta, học những điều mới mẻ và cao hơn và cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành gắn bó với họ trên chặng đường khó khăn ấy. - Ý nghĩa đúng của kiến thức +Ta nghĩ rằng chỉ cần cố gắng học nhiều và dành hết toàn bộ thời gian mà một con người cần nghỉ ngơi dể học thì có thể biết hết được tất cả kiến thức trên thế giới. +Kiến thức là vô hạn, mỗi ngày khi chúng ta vẫn còn đang vật lộn ghi nhớ những kiến thức đã có sẵn từ lâu thì kiến thức mới vẫn luôn tiếp tục có thêm nhiều điều mới mẻ -Sách tốt và sách xấu +Được chia thành nhiều loại khác nhau về giá trị đời sống xunh quanh chúng ta +Dùng để giaỉ tỏa những căng thẳng sau những ngày học tập chắm chỉ, vât vả và mệt mỏi. +Sách xấu hay thường được gọi là những văn hòa phẩm đồi trụy và phản động chỉ chứa đựng những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi. +Khen ngợi người này rồi lại đi bôi nhọ người kia, tôn vinh dân tộc này nhưng khinh rẻ dân tộc khác. +Gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. +Để lừa dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. +Thừa cơ đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta.

+Khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. +Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này. +Nhưng lại khiến cho nhiều người hứng thú và hay lén những bậc phù huynh là cha mẹ để mua và đọc. +Việc tìm kiếm và đọc những cuốn sách này mà không bị ba mẹ phát hiện là điều cực kì dễ dàng -Làm gì? +Cần phải biết giữ gìn và bảo quản nó cho thật tốt. +Mỗi một trang sách chính là một tương lai mới của đất nước. +Phải biết trân trọng nó vì không chỉ có mỗi mình chúng ta đọc nó, nó vẫn có thể lưu truyền lại cho con cháu đời ta đọc và truyền cho những người ở thế hệ sau. +Những nhà soạn văn đã mất nhiều công sức để viết và soạn nó - Liên hệ thực tế +Công nghệ bốn chấm không đang ngày càng hiện đại hơn rất nhiều. +Các trang và ứng dụng mạng xã hội cũng xuất ngày càng nhiều khiến cho giới trẻ ngày càng chú ý và quên mất rằng những cuốn sách kia đang cô đơn +Chúng ta giành hầu hết thời gian chỉ để làm những việc vô bổ và chia sẻ những điều không cần thiết. +Những người như vậy cần phải tự biết mình nếu không sau này sẽ không bao giờ có được tương lai. III.Kết bài - Khẳng định lại vấn đề một lần nữa +Đọc sách là điều quan trọng +Cần phải đọc sách - Rút ra bài học +Sách là một vật vô cùng cần thiết trong cuộc sống +Chúng ta phải phụ thuộc vào nó rất nhiều +Phải có gắng học tập thật tốt\ +Yêu mến sách

 Bài làm Khi nhắc đến nhà ăn M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Những cuốn sách đã bị chính con người chúng ta bỏ rơi mặc dù những nội dung bên trong nó lại vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta có thể hiểu được một điều rằng sách là một người bạn tri thức vô cùng vĩ đại của con người. Nó giúp ta mở mang những hiểu biết và kể cả kiến thức rộng hơn và nhiều hơn những gì ta biết. Mặc dù chúng ta ai ai cũng biết rằng sách là một vật vô tri vô giác không cảm xúc, không trí não, không có gì đặc biệt hơn ngoài những trang giấy trắng được in lên những dòng chũ sắc xảo cùng với những hình ảnh minh họa tượng trưng cho những vấn đề mà nó đang muốn hướng tới. Đơn giản thế thôi, nhưng những dòng chữ ấy lại mang những ý nghĩa vô cùng là sâu sắc liên quan đến cuộc sống chúng ta, khiến cho chúng ta có thể

nhận thức được cuộc sống và cả chình bản thân ta đang sống vì điều gì. Chúng có thể nêu cao những ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta chưa nghĩ hay quan tâm đến về tâm hồn lẫn tình cảm trong ta. Còn những chân trời rộng lớn mà nhà văn đề cập đến ở đây chính là những dòng chữ được ghi trong những cuốn sách ấy, những chân trời được gọi là kiến thức kia thì lại mang theo một ý nghĩa khác. Những gì chúng ta học được từ thầy cô và bạn bè chỉ là một phần nhỏ, chúng ta phải tự mình tìm hiểu từ những cuốn sách kia và tự mình sáng tạo ra những điều mới mẻ. Ngoài ra những kiến thức trong cuốn sách đó còn chứa những bài học về nhân cách mà chúng ta cần biết để hoàn thiện bản thân. Đó mới chính là những nguồn kiến thức thực sự mà chúng ta cần học. Đặc biệt, điều mà bất cứ một ai trong chúng ta cũng biết đó là có học mới có tương lai, mới có thể thành tài, chúng ta phải học thì mới có thể biết được mọi thứ, từ đó chúng ta mới có thể xây dựng chính tương lai của chính chúng ta chứ không phải chỉ có sự cố gắng. Có cố gắng mà lại chẳng biết được điều gì thì cũng chẳng thể giúp được gì cho chúng ta cả. Vì vậy qua câu nói của M. Go-rơ-ki chúng ta có thể biết được rằng ngoài thầy cô và những người bạn thì sách cũng góp phần giúp chúng ta tự tạo ra tương lai của chính mình, chỉ có nó mới có thể giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và hoàn thiện những nhân cách tốt trong chính bản thân chúng ta. Chỉ có sách mới có thể cho thấy được những điều mà ta muốn thấy, mở ra cho ta một chân trời mới. Con người chúng ta làm gì cần phải có một lí do và lí do phải thật hợp lí thì mới có thể làm con người chúng ta chú ý .Việc giải thích về vai trò quan trọng của sách cũng giống như vậy, nói thì dể lắm, nhưng có thể thực sự khiến cho con người chú ý và chuyên tâm đến nó thì phải có một lí do có sức thuyết phục lớn. Nếu không những gì chúng ta nói về điều kì diệu của sách cũng chỉ như là gió thoảng mây trôi đối với những con người chưa bị nó thu hút. Vậy, lí do tại sao những cuốn sách lại quan trọng và cần thiết trong đời sống của chúng ta đến như vậy? Bởi vì sách là nơi viết ra những bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta, từ kênh rạch sông ngòi, từ rừng núi cho tới vũ trụ bao la, nơi chứa đựng những vì sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn kia. Sách cũng có thể đưa ta về lại thời điểm các thời đại văn minh cổ đại của tổ tiên loài người hay những loài bò sát khủng long khổng lồ đang sinh sống và tồn tại trên mảnh đất này. Đưa ta tìm về nơi những biến cố của lịch sử, cho ta thấy được những khổ sở, những giọt mồ hôi nước mắt và tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân ta đã lưu truyền và tồn tại đến ngày hôm nay. Đó chính là điều kì diệu đầu tiên mà chúng ta cần biết được để có thể dành cho sách những thời gian quý báu của ta. Ngoài việc đó ra thì sách cũng có thể giúp cho đầu óc và trí não của chúng ta được thư giản hết mức có thể. Giảm bớt đi những căng thẳng trong công việc và trong đời sống hằng ngày. Như những gì đã nói trên thì chúng ta có thể biết được rằng sách chính là một trong những yếu tố để tạo ra chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi sáng của chúng ta. Nhưng, đó chưa phải là tất cả những gì sách có thể làm. Mặc dù chúng chỉ là những đồ vật vô tri vô giác nhưng chúng cũng có thể an ủi ta mỗi khi ta buồn bằng những cuốn truyện hài hay những tiểu thuyết về triết lí xung quanh ta, từ đó nuôi dưỡng những cảm xúc của chúng ta một cách đẹp đẽ nhất và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Qua sách ta có thể hiểu rõ được những sự bất công, thấm thía nhiều hơn về giá trị đời sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giúp ta có thêm nhiều những ý thức đẹp đẽ để sống và hành động đúng đắn trong xã hội. Chúng ta có thể thấy một vài ví dụ điển hình cho việc đọc sách là một trong những điều vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể thấy những nhà bác học tài giỏi và nhà

tri thức kia cho dù có tài giỏi và thông minh đến cách mấy thì họ vẫn luôn gắn liền với những quyển sách kia. Một ví dụ khác nữa là thầy cô, bất kì một ai trong chúng ta đều có suy nghĩ là những người thầy người cô là những người có trí thức cực cao và kinh nghiệm dạy dỗ dày đặc thì mới có thể dạy dỗ chúng ta. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn sẽ hình ảnh những người thầy người cô cầm trên tay những cuốn sách dày hay mỏng để đọc, thậm chí họ vẫn còn đi học như chúng ta, học những điều mới mẻ và cao hơn và cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành gắn bó với họ trên chặng đường khó khăn ấy. Nếu không có sách thì có học cũng như không, bởi vì nếu không có sách thì cho dù có học cỡ nào thì cũng không thể hiểu được hêt nếu không có hình minh họa và những dòng chữ được in trong những cuốn sách. Chúng ta sẽ chẳng thể nào ghi nhớ được hết chúng nếu không nhờ những cuốn sách ghi chép lại. Có thể chúng ta đã hiểu lầm về định nghĩa của kiến thức. Chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cố gắng học nhiều và dành hết toàn bộ thời gian mà một con người cần nghỉ ngơi dể học thì có thể biết hết được tất cả kiến thức trên thế giới, nhưng không, không phải như chúng ta vẫn đang nghĩ đâu! Kiến thức là vô hạn, mỗi ngày khi chúng ta vẫn còn đang vật lộn ghi nhớ những kiến thức đã có sẵn từ lâu thì kiến thức mới vẫn luôn tiếp tục có thêm nhiều điều mới mẻ khác và chúng vẫn đang được chứng minh là đúng. Một cuốn sách hay chúng ta cũng có thể gọi là một người bạn vô giác, chúng đều giống nhau nhưng việc chọn sách đề đọc thì cũng quan trọng giống việc chọn bạn để chơi vậy. Gọi tên thì dễ rồi, muốn gọi sao thì đó là tùy ta, có thể gọi là bạn hay gọi nó như một cuốn sách bình thường thì đó là quyền của ta bởi vì không ai có thể bắt buộc ta không được phép gọi nó như ý ta muốn cả. Gọi sách là “ cục cưng ” hay “ bảo bối ” là cách gọi của những người dành nhiều sự yêu mến cho sách, nghe có vẻ sến sẩm nhưng ai có ai cấm được chứ, đó là sở thích vủa ta ai cấm được tôi, đó là quyền của ta, nó là tất cả sự yêu mến mà ta muốn thể hiện đối với cuốn sách của ta. Đó chính là gọi tên, vấn đề này không mấy quan trọng nhưng vấn đề là cuốn sách mà ta gọi là “ cục cưng ” ,“ bảo bối ” đó là sách tốt hay chỉ là những cuốn sách xấu không đáng quan tâm. Đó chính là vấn đề trọng điểm mà chúng nên quan tâm. Nếu là sách tốt thì khi đọc chúng ta sẽ có thể rút ra được cho bản thân ta những bài học trân giá và quan trọng, tìm kiếm được thêm những điều mới mẻ. Sách tốt được chia thành nhiều loại khác nhau như: Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách văn học, … cả những cuốn truyện kiều truyện hài có ý nghĩa hay cũng có thể là những cuốn tiểu thuyết về giá trị đời sống xunh quanh chúng ta dùng để giaỉ tỏa những căng thẳng sau những ngày học tập chắm chỉ, vât vả và mệt mỏi. Còn sách xấu hay thường được gọi là những văn hòa phẩm đồi trụy và phản động chỉ chứa đựng những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi, chúng khen ngợi người này rồi lại đi bôi nhọ người kia, tôn vinh dân tộc này nhưng khinh rẻ dân tộc khác. Gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này. Nhưng những cuốn sách xấu xa này lại khiến cho nhiều người hứng thú và hay lén những bậc phù huynh là cha mẹ để mua và đọc. Bây giờ, thế giới đổi mới rồi, phát triển hơn nhiều rồi, công nghệ cũng đã hiện đại hơn rất nhiều rồi. Việc tìm kiếm và đọc những cuốn sách này mà không bị ba mẹ phát hiện là điều cực kì dễ dàng. Vì vậy chúng ta phải biết lựa chọn đúng sách, đúng lứa tuổi với bản thân.

Ngày xưa, khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả những tờ giấy trắng và bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách" để ghi chép lại những điều mà họ khám phá ra được để truyền lại cho những người cùng đọc. Người Ai Cập cổ đại đã dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì lại dùng mực viết lên các thẻ tre mà chúng ta thường thấy trên những bộ phim cổ đại thuộc Trung Quốc. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của những quyển sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau. Và, họ vẫn tiếp tục ghi chép thật nhiều bằng chính đôi tay của họ. Còn ngày nay, khi nghề in ấn hình thành trong nước ta và phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người yêu sách vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Vì thế, bên cạnh việc đọc sách nhiều thì chúng ta cũng cần phải biết giữ gìn và bảo quản nó cho thật tốt. Không được làm cho nó bị rách hay bị mát bất cứ một trang sách nào. Mỗi một trang sách chính là một tương lai mới của đất nước. Chúng ta phải biết trân trọng nó vì không chỉ có mỗi mình chúng ta đọc nó, nó vẫn có thể lưu truyền lại cho con cháu đời ta đọc và truyền cho những người ở thế hệ sau. Những nhà soạn văn đã mất nhiều cong sức để viết và soạn nó, vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn nó thật tốt. Ngày nay công nghệ bốn chấm không đang ngày càng hiện đại hơn rất nhiều. Các trang và ứng dụng mạng xã hội cũng xuất ngày càng nhiều khiến cho giới trẻ ngày càng chú ý và quên mất rằng những cuốn sách kia đang cô đơn trong những thư viện hay những nhà sách. Chúng ta giành hầu hết thời gian chỉ để làm những việc vô bổ và chia sẻ những điều không cần thiết. Những người như vậy cần phải tự biết mình nếu không sau này sẽ không bao giờ có được tương lai. Sách là kiến thức, là thứ đồ vật mở ra trước mắt chúng ta những chân trời, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức mới cho chúng ta, nó là một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Có thể nói sách là một người bạn vô cùng quan trọng với thế giới và mọi người. Chúng cung cấp kiến thức bổ ích cho chúng ta và cho ta, cảm nhận được chính mình và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, nó còn giúp ta cải thiện nhân cách của bản thân. Hãy yêu sách! Nó chính là chìa khóa cho một tương lai mà bạn cần.

Đề 7: Sách là nơi lưu giữ văn minh nhân loại. Sách không chỉ cung cấp kiến thức đời sống mà còn truyền tải những tư tưởng nhân văn có giá trị tinh thần vô giá. Từng có rất nhiều ý kiến bàn về vai trò, tác dụng của sách: “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới ” ( M. Gorki ) hay “ Sách làm cho con người trở thành chủ nhân của vũ trụ ” ( P. Paplenko )… Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về vai trò, tác dụng của sách trong cuộc sống của con người

 Dàn ý : I.Mở bài • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận +Sách là một đồ vật vô tri vô giác bị con người chúng ta lãng quên dù nó chứa đựng những điều trân quý nhất trong đời sống của chúng ta. II.Thân bài

• Sách là gì? +Sách là một người bạn tri thức vô cùng vĩ đại của con người. +Giúp ta mở mang những hiểu biết và kể cả kiến thức rộng hơn và nhiều hơn những gì ta biết. +Một vật vô tri vô giác không gì đặc biệt ngoài những trang giấy trắng được in lên những dòng chữ sắc xảo cùng với những hình ảnh minh những vấn đề mà nó đang muốn hướng tới. +Có thể nêu cao những ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta chưa nghĩ hay quan tâm đến về tâm hồn lẫn tình cảm trong ta. • Rút ra ý nghĩa thực sự +Ngoài thầy cô và bạn thì sách cũng góp phần tạo ra tương lai của chính mình. +Chỉ có nó mới có thể giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và hoàn thiện những nhân cách tốt trong chính bản thân chúng ta. +Chỉ có sách mới có thể cho thấy được những điều mà ta muốn thấy, mở ra cho ta một chân trời mới. • Vì sao? +Sách là nơi viết ra những bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta, từ kênh rạch sông ngòi, từ rừng núi cho tới vũ trụ bao la, nơi chứa đựng những vì sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn kia. +Đưa ta về lại thời điểm các thời đại văn minh cổ đại của tổ tiên loài người hay những loài bò sát khủng long khổng lồ +Đưa ta tìm về nơi những biến cố của lịch sử, cho thấy những khổ sở, mồ hôi nước mắt và tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân ta đã lưu truyền và tồn tại đến ngày hôm nay. +Có thể giúp cho đầu óc và trí não của chúng ta được thư giản hết mức có thể. +Giảm bớt đi những căng thẳng trong công việc và trong đời sống hằng ngày. +Sách chính là một trong những yếu tố để tạo ra chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi sáng của chúng ta. +Có thể an ủi ta mỗi khi buồn bằng những cuốn truyện hài hay những tiểu thuyết về triết lí xung quanh ta. +Nuôi dưỡng những cảm xúc của chúng ta một cách đẹp đẽ nhất và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. +Hiểu rõ được những sự bất công, thấm thía nhiều hơn về giá trị đời sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. +Giúp ta có thêm nhiều những ý thức đẹp đẽ để sống và hành động đúng đắn trong xã hội. • Ví dụ điển hình FNhững nhà bác học tài giỏi và nhà tri thức kia cho dù có tài giỏi và thông minh đến cách mấy thì họ vẫn luôn gắn liền với những quyển sách kia. FHình ảnh những người thầy người cô cầm trên tay những cuốn sách dày hay mỏng để đọc. FHọ vẫn còn đi học như chúng ta, học những điều mới mẻ và cao hơn và cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành gắn bó với họ trên chặng đường khó khăn ấy. • Ý nghĩa đúng của kiến thức +Ta nghĩ rằng chỉ cần cố gắng học nhiều và dành hết toàn bộ thời gian mà một con người cần nghỉ ngơi dể học thì có thể biết hết được tất cả kiến thức trên thế giới.

+Kiến thức là vô hạn, mỗi ngày khi chúng ta vẫn còn đang vật lộn ghi nhớ những kiến thức đã có sẵn từ lâu thì kiến thức mới vẫn luôn tiếp tục có thêm nhiều điều mới mẻ • Sách tốt và sách xấu +Được chia thành nhiều loại khác nhau về giá trị đời sống xunh quanh chúng ta +Dùng để giaỉ tỏa những căng thẳng sau những ngày học tập chắm chỉ, vât vả và mệt mỏi. +Sách xấu hay thường được gọi là những văn hòa phẩm đồi trụy và phản động chỉ chứa đựng những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi. +Khen ngợi người này rồi lại đi bôi nhọ người kia, tôn vinh dân tộc này nhưng khinh rẻ dân tộc khác. +Gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. +Để lừa dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. +Thừa cơ đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. +Khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. +Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này. +Nhưng lại khiến cho nhiều người hứng thú và hay lén những bậc phù huynh là cha mẹ để mua và đọc. +Việc tìm kiếm và đọc những cuốn sách này mà không bị ba mẹ phát hiện là điều cực kì dễ dàng • Làm gì? +Cần phải biết giữ gìn và bảo quản nó cho thật tốt. +Mỗi một trang sách chính là một tương lai mới của đất nước. +Phải biết trân trọng nó vì không chỉ có mỗi mình chúng ta đọc nó, nó vẫn có thể lưu truyền lại cho con cháu đời ta đọc và truyền cho những người ở thế hệ sau. +Những nhà soạn văn đã mất nhiều công sức để viết và soạn nó • Liên hệ thực tế +Công nghệ bốn chấm không đang ngày càng hiện đại hơn rất nhiều. +Các trang và ứng dụng mạng xã hội cũng xuất ngày càng nhiều khiến cho giới trẻ ngày càng chú ý và quên mất rằng những cuốn sách kia đang cô đơn +Chúng ta giành hầu hết thời gian chỉ để làm những việc vô bổ và chia sẻ những điều không cần thiết. +Những người như vậy cần phải tự biết mình nếu không sau này sẽ không bao giờ có được tương lai. II.Kết bài • Khẳng định lại vấn đề một lần nữa +Đọc sách là điều quan trọng +Cần phải đọc sách • Rút ra bài học +Sách là một vật vô cùng cần thiết trong cuộc sống +Chúng ta phải phụ thuộc vào nó rất nhiều +Phải có gắng học tập thật tốt +Yêu mến sách

 Bài làm Sách là nơi lưu giữ văn minh nhân loại. Sách không chỉ cung cấp kiến thức đời sống mà còn truyền tải những tư tưởng nhân văn có giá trị tinh thần vô giá. Từng có rất nhiều ý kiến bàn về vai trò, tác dụng của sách: “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới ” ( M. Gorki ) hay “ Sách làm cho con người trở thành chủ nhân của vũ trụ ” ( P. Paplenko )…Nhưng những cuốn sách đã bị chính con người chúng ta bỏ rơi mặc dù những nội dung bên trong nó lại vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta có thể hiểu được một điều rằng sách là một người bạn tri thức vô cùng vĩ đại của con người. Nó giúp ta mở mang những hiểu biết và kể cả kiến thức rộng hơn và nhiều hơn những gì ta biết. Mặc dù chúng ta ai ai cũng biết rằng sách là một vật vô tri vô giác không cảm xúc, không trí não, không có gì đặc biệt hơn ngoài những trang giấy trắng được in lên những dòng chũ sắc xảo cùng với những hình ảnh minh họa tượng trưng cho những vấn đề mà nó đang muốn hướng tới. Đơn giản thế thôi, nhưng những dòng chữ ấy lại mang những ý nghĩa vô cùng là sâu sắc liên quan đến cuộc sống chúng ta, khiến cho chúng ta có thể nhận thức được cuộc sống và cả chình bản thân ta đang sống vì điều gì. Chúng có thể nêu cao những ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta chưa nghĩ hay quan tâm đến về tâm hồn lẫn tình cảm trong ta. Còn những dòng chữ được ghi trong những cuốn sách ấy, những dòng chữ được gọi là kiến thức kia thì lại mang theo một ý nghĩa khác. Những gì chúng ta học được từ thầy cô và bạn bè chỉ là một phần nhỏ, chúng ta phải tự mình tìm hiểu từ những cuốn sách kia và tự mình sáng tạo ra những điều mới mẻ. Ngoài ra những kiến thức trong cuốn sách đó còn chứa những bài học về nhân cách mà chúng ta cần biết để hoàn thiện bản thân. Đó mới chính là những nguồn kiến thức thực sự mà chúng ta cần học. Đặc biệt, điều mà bất cứ một ai trong chúng ta cũng biết đó là có học mới có tương lai, mới có thể thành tài, chúng ta phải học thì mới có thể biết được mọi thứ, từ đó chúng ta mới có thể xây dựng chính tương lai của chính chúng ta chứ không phải chỉ có sự cố gắng. Có cố gắng mà lại chẳng biết được điều gì thì cũng chẳng thể giúp được gì cho chúng ta cả. Vì vậy qua câu nói của M. Go-rơ-ki chúng ta có thể biết được rằng ngoài thầy cô và những người bạn thì sách cũng góp phần giúp chúng ta tự tạo ra tương lai của chính mình, chỉ có nó mới có thể giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và hoàn thiện những nhân cách tốt trong chính bản thân chúng ta. Chỉ có sách mới có thể cho thấy được những điều mà ta muốn thấy, mở ra cho ta một chân trời mới. Con người chúng ta làm gì cần phải có một lí do và lí do phải thật hợp lí thì mới có thể làm con người chúng ta chú ý .Việc giải thích về vai trò quan trọng của sách cũng giống như vậy, nói thì dể lắm, nhưng có thể thực sự khiến cho con người chú ý và chuyên tâm đến nó thì phải có một lí do có sức thuyết phục lớn. Nếu không những gì chúng ta nói về điều kì diệu của sách cũng chỉ như là gió thoảng mây trôi đối với những con người chưa bị nó thu hút. Vậy, lí do tại sao những cuốn sách lại quan trọng và cần thiết trong đời sống của chúng ta đến như vậy? Bởi vì sách là nơi viết ra những bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta, từ kênh rạch sông ngòi, từ rừng núi cho tới vũ trụ bao la, nơi chứa đựng những vì sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn kia. Sách cũng có thể đưa ta về lại thời điểm các thời đại văn minh cổ đại của tổ tiên loài người hay những loài bò sát khủng long khổng lồ đang sinh sống và tồn tại trên mảnh đất này. Đưa ta tìm về nơi những biến cố của lịch sử, cho ta thấy được những khổ sở, những giọt mồ hôi nước mắt và tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân ta đã lưu truyền và tồn tại đến ngày hôm nay. Đó chính là điều kì diệu đầu tiên mà chúng ta cần biết được để

có thể dành cho sách những thời gian quý báu của ta. Ngoài việc đó ra thì sách cũng có thể giúp cho đầu óc và trí não của chúng ta được thư giản hết mức có thể. Giảm bớt đi những căng thẳng trong công việc và trong đời sống hằng ngày. Như những gì đã nói trên thì chúng ta có thể biết được rằng sách chính là một trong những yếu tố để tạo ra chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi sáng của chúng ta. Nhưng, đó chưa phải là tất cả những gì sách có thể làm. Mặc dù chúng chỉ là những đồ vật vô tri vô giác nhưng chúng cũng có thể an ủi ta mỗi khi ta buồn bằng những cuốn truyện hài hay những tiểu thuyết về triết lí xung quanh ta, từ đó nuôi dưỡng những cảm xúc của chúng ta một cách đẹp đẽ nhất và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Qua sách ta có thể hiểu rõ được những sự bất công, thấm thía nhiều hơn về giá trị đời sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giúp ta có thêm nhiều những ý thức đẹp đẽ để sống và hành động đúng đắn trong xã hội. Chúng ta có thể thấy một vài ví dụ điển hình cho việc đọc sách là một trong những điều vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể thấy những nhà bác học tài giỏi và nhà tri thức kia cho dù có tài giỏi và thông minh đến cách mấy thì họ vẫn luôn gắn liền với những quyển sách kia. Một ví dụ khác nữa là thầy cô, bất kì một ai trong chúng ta đều có suy nghĩ là những người thầy người cô là những người có trí thức cực cao và kinh nghiệm dạy dỗ dày đặc thì mới có thể dạy dỗ chúng ta. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn sẽ hình ảnh những người thầy người cô cầm trên tay những cuốn sách dày hay mỏng để đọc, thậm chí họ vẫn còn đi học như chúng ta, học những điều mới mẻ và cao hơn và cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành gắn bó với họ trên chặng đường khó khăn ấy. Nếu không có sách thì có học cũng như không, bởi vì nếu không có sách thì cho dù có học cỡ nào thì cũng không thể hiểu được hêt nếu không có hình minh họa và những dòng chữ được in trong những cuốn sách. Chúng ta sẽ chẳng thể nào ghi nhớ được hết chúng nếu không nhờ những cuốn sách ghi chép lại. Có thể chúng ta đã hiểu lầm về định nghĩa của kiến thức. Chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cố gắng học nhiều và dành hết toàn bộ thời gian mà một con người cần nghỉ ngơi dể học thì có thể biết hết được tất cả kiến thức trên thế giới, nhưng không, không phải như chúng ta vẫn đang nghĩ đâu! Kiến thức là vô hạn, mỗi ngày khi chúng ta vẫn còn đang vật lộn ghi nhớ những kiến thức đã có sẵn từ lâu thì kiến thức mới vẫn luôn tiếp tục có thêm nhiều điều mới mẻ khác và chúng vẫn đang được chứng minh là đúng. Một cuốn sách hay chúng ta cũng có thể gọi là một người bạn vô giác, chúng đều giống nhau nhưng việc chọn sách đề đọc thì cũng quan trọng giống việc chọn bạn để chơi vậy. Gọi tên thì dễ rồi, muốn gọi sao thì đó là tùy ta, có thể gọi là bạn hay gọi nó như một cuốn sách bình thường thì đó là quyền của ta bởi vì không ai có thể bắt buộc ta không được phép gọi nó như ý ta muốn cả. Gọi sách là “ cục cưng ” hay “ bảo bối ” là cách gọi của những người dành nhiều sự yêu mến cho sách, nghe có vẻ sến sẩm nhưng ai có ai cấm được chứ, đó là sở thích vủa ta ai cấm được tôi, đó là quyền của ta, nó là tất cả sự yêu mến mà ta muốn thể hiện đối với cuốn sách của ta. Đó chính là gọi tên, vấn đề này không mấy quan trọng nhưng vấn đề là cuốn sách mà ta gọi là “ cục cưng ” ,“ bảo bối ” đó là sách tốt hay chỉ là những cuốn sách xấu không đáng quan tâm. Đó chính là vấn đề trọng điểm mà chúng nên quan tâm. Nếu là sách tốt thì khi đọc chúng ta sẽ có thể rút ra được cho bản thân ta những bài học trân giá và quan trọng, tìm kiếm được thêm những điều mới mẻ. Sách tốt được chia thành nhiều loại khác nhau như: Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách văn học, … cả những cuốn truyện kiều truyện hài có ý nghĩa hay cũng có thể là những cuốn tiểu thuyết về giá trị đời sống xunh quanh chúng ta dùng để giaỉ tỏa những căng thẳng sau những ngày học tập chắm chỉ,

vât vả và mệt mỏi. Còn sách xấu hay thường được gọi là những văn hòa phẩm đồi trụy và phản động chỉ chứa đựng những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi, chúng khen ngợi người này rồi lại đi bôi nhọ người kia, tôn vinh dân tộc này nhưng khinh rẻ dân tộc khác. Gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này. Nhưng những cuốn sách xấu xa này lại khiến cho nhiều người hứng thú và hay lén những bậc phù huynh là cha mẹ để mua và đọc. Bây giờ, thế giới đổi mới rồi, phát triển hơn nhiều rồi, công nghệ cũng đã hiện đại hơn rất nhiều rồi. Việc tìm kiếm và đọc những cuốn sách này mà không bị ba mẹ phát hiện là điều cực kì dễ dàng. Vì vậy chúng ta phải biết lựa chọn đúng sách, đúng lứa tuổi với bản thân. Ngày xưa, khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả những tờ giấy trắng và bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách" để ghi chép lại những điều mà họ khám phá ra được để truyền lại cho những người cùng đọc. Người Ai Cập cổ đại đã dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì lại dùng mực viết lên các thẻ tre mà chúng ta thường thấy trên những bộ phim cổ đại thuộc Trung Quốc. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của những quyển sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau. Và, họ vẫn tiếp tục ghi chép thật nhiều bằng chính đôi tay của họ. Còn ngày nay, khi nghề in ấn hình thành trong nước ta và phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người yêu sách vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Vì thế, bên cạnh việc đọc sách nhiều thì chúng ta cũng cần phải biết giữ gìn và bảo quản nó cho thật tốt. Không được làm cho nó bị rách hay bị mát bất cứ một trang sách nào. Mỗi một trang sách chính là một tương lai mới của đất nước. Chúng ta phải biết trân trọng nó vì không chỉ có mỗi mình chúng ta đọc nó, nó vẫn có thể lưu truyền lại cho con cháu đời ta đọc và truyền cho những người ở thế hệ sau. Những nhà soạn văn đã mất nhiều cong sức để viết và soạn nó, vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn nó thật tốt. Ngày nay công nghệ bốn chấm không đang ngày càng hiện đại hơn rất nhiều. Các trang và ứng dụng mạng xã hội cũng xuất ngày càng nhiều khiến cho giới trẻ ngày càng chú ý và quên mất rằng những cuốn sách kia đang cô đơn trong những thư viện hay những nhà sách. Chúng ta giành hầu hết thời gian chỉ để làm những việc vô bổ và chia sẻ những điều không cần thiết. Những người như vậy cần phải tự biết mình nếu không sau này sẽ không bao giờ có được tương lai. Sách là kiến thức, là thứ đồ vật mở ra trước mắt chúng ta những chân trời, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức mới cho chúng ta, nó là một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Có thể nói sách là một người bạn vô cùng quan trọng với thế giới và mọi người. Chúng cung cấp kiến thức bổ ích cho chúng ta và cho ta, cảm nhận được chính mình và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, nó còn giúp ta cải thiện nhân cách của bản thân. Hãy yêu sách! Nó chính là chìa khóa cho một tương lai mà bạn cần.

Đề 8: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì?

 Dàn ý I.Mở bài • Trích dẫn câu nói +Nhắc đến nhà văn Go-rơ-ki không thể không nhắc đến câu: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận +Sách là một đồ vật vô tri vô giác bị con người chúng ta lãng quên dù nó chứa đựng những điều trân quý nhất trong đời sống của chúng ta. II.Thân bài • Sách là gì? +Sách là một người bạn tri thức vô cùng vĩ đại của con người. +Giúp ta mở mang những hiểu biết và kể cả kiến thức rộng hơn và nhiều hơn những gì ta biết. +Một vật vô tri vô giác không gì đặc biệt ngoài những trang giấy trắng được in lên những dòng chữ sắc xảo cùng với những hình ảnh minh những vấn đề mà nó đang muốn hướng tới. +Có thể nêu cao những ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta chưa nghĩ hay quan tâm đến về tâm hồn lẫn tình cảm trong ta. • Rút ra ý nghĩa thực sự +Ngoài thầy cô và bạn thì sách cũng góp phần tạo ra tương lai của chính mình. +Chỉ có nó mới có thể giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và hoàn thiện những nhân cách tốt trong chính bản thân chúng ta. +Chỉ có sách mới có thể cho thấy được những điều mà ta muốn thấy, mở ra cho ta một chân trời mới. • Vì sao? +Sách là nơi viết ra những bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta, từ kênh rạch sông ngòi, từ rừng núi cho tới vũ trụ bao la, nơi chứa đựng những vì sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn kia. +Đưa ta về lại thời điểm các thời đại văn minh cổ đại của tổ tiên loài người hay những loài bò sát khủng long khổng lồ + Đưa ta tìm về nơi những biến cố của lịch sử, cho thấy những khổ sở, mồ hôi nước mắt và tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân ta đã lưu truyền và tồn tại đến ngày hôm nay. +Có thể giúp cho đầu óc và trí não của chúng ta được thư giản hết mức có thể. +Giảm bớt đi những căng thẳng trong công việc và trong đời sống hằng ngày. +Sách chính là một trong những yếu tố để tạo ra chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi sáng của chúng ta. +Có thể an ủi ta mỗi khi buồn bằng những cuốn truyện hài hay những tiểu thuyết về triết lí xung quanh ta. +Nuôi dưỡng những cảm xúc của chúng ta một cách đẹp đẽ nhất và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. +Hiểu rõ được những sự bất công, thấm thía nhiều hơn về giá trị đời sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

+Giúp ta có thêm nhiều những ý thức đẹp đẽ để sống và hành động đúng đắn trong xã hội. • Ví dụ điển hình +Những nhà bác học tài giỏi và nhà tri thức kia cho dù có tài giỏi và thông minh đến cách mấy thì họ vẫn luôn gắn liền với những quyển sách kia. +Hình ảnh những người thầy người cô cầm trên tay những cuốn sách dày hay mỏng để đọc. +Họ vẫn còn đi học như chúng ta, học những điều mới mẻ và cao hơn và cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành gắn bó với họ trên chặng đường khó khăn ấy. • Ý nghĩa đúng của kiến thức +Ta nghĩ rằng chỉ cần cố gắng học nhiều và dành hết toàn bộ thời gian mà một con người cần nghỉ ngơi dể học thì có thể biết hết được tất cả kiến thức trên thế giới. +Kiến thức là vô hạn, mỗi ngày khi chúng ta vẫn còn đang vật lộn ghi nhớ những kiến thức đã có sẵn từ lâu thì kiến thức mới vẫn luôn tiếp tục có thêm nhiều điều mới mẻ • Sách tốt và sách xấu +Được chia thành nhiều loại khác nhau về giá trị đời sống xunh quanh chúng ta +Dùng để giaỉ tỏa những căng thẳng sau những ngày học tập chắm chỉ, vât vả và mệt mỏi. +Sách xấu hay thường được gọi là những văn hòa phẩm đồi trụy và phản động chỉ chứa đựng những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi. +Khen ngợi người này rồi lại đi bôi nhọ người kia, tôn vinh dân tộc này nhưng khinh rẻ dân tộc khác. +Gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. +Để lừa dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. +Thừa cơ đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. +Khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. +Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này. +Nhưng lại khiến cho nhiều người hứng thú và hay lén những bậc phù huynh là cha mẹ để mua và đọc. +Việc tìm kiếm và đọc những cuốn sách này mà không bị ba mẹ phát hiện là điều cực kì dễ dàng • Làm gì? +Cần phải biết giữ gìn và bảo quản nó cho thật tốt. +Mỗi một trang sách chính là một tương lai mới của đất nước. +Phải biết trân trọng nó vì không chỉ có mỗi mình chúng ta đọc nó, nó vẫn có thể lưu truyền lại cho con cháu đời ta đọc và truyền cho những người ở thế hệ sau. +Những nhà soạn văn đã mất nhiều công sức để viết và soạn nó • Liên hệ thực tế +Công nghệ bốn chấm không đang ngày càng hiện đại hơn rất nhiều.

+Các trang và ứng dụng mạng xã hội cũng xuất ngày càng nhiều khiến cho giới trẻ ngày càng chú ý và quên mất rằng những cuốn sách kia đang cô đơn +Chúng ta giành hầu hết thời gian chỉ để làm những việc vô bổ và chia sẻ những điều không cần thiết. +Những người như vậy cần phải tự biết mình nếu không sau này sẽ không bao giờ có được tương lai. II.Kết bài • Khẳng định lại vấn đề một lần nữa +Đọc sách là điều quan trọng +Cần phải đọc sách • Rút ra bài học +Sách là một vật vô cùng cần thiết trong cuộc sống +Chúng ta phải phụ thuộc vào nó rất nhiều +Phải có gắng học tập thật tốt +Yêu mến sách

 Bài làm Khi nhắc đến nhà ăn M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Những cuốn sách đã bị chính con người chúng ta bỏ rơi mặc dù những nội dung bên trong nó lại vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta có thể hiểu được một điều rằng sách là một người bạn tri thức vô cùng vĩ đại của con người. Nó giúp ta mở mang những hiểu biết và kể cả kiến thức rộng hơn và nhiều hơn những gì ta biết. Mặc dù chúng ta ai ai cũng biết rằng sách là một vật vô tri vô giác không cảm xúc, không trí não, không có gì đặc biệt hơn ngoài những trang giấy trắng được in lên những dòng chũ sắc xảo cùng với những hình ảnh minh họa tượng trưng cho những vấn đề mà nó đang muốn hướng tới. Đơn giản thế thôi, nhưng những dòng chữ ấy lại mang những ý nghĩa vô cùng là sâu sắc liên quan đến cuộc sống chúng ta, khiến cho chúng ta có thể nhận thức được cuộc sống và cả chình bản thân ta đang sống vì điều gì. Chúng có thể nêu cao những ý nghĩa sâu sắc mà chúng ta chưa nghĩ hay quan tâm đến về tâm hồn lẫn tình cảm trong ta. Còn những dòng chữ được ghi trong những cuốn sách ấy, những dòng chữ được gọi là kiến thức kia thì lại mang theo một ý nghĩa khác. Những gì chúng ta học được từ thầy cô và bạn bè chỉ là một phần nhỏ, chúng ta phải tự mình tìm hiểu từ những cuốn sách kia và tự mình sáng tạo ra những điều mới mẻ. Ngoài ra những kiến thức trong cuốn sách đó còn chứa những bài học về nhân cách mà chúng ta cần biết để hoàn thiện bản thân. Đó mới chính là những nguồn kiến thức thực sự mà chúng ta cần học. Đặc biệt, điều mà bất cứ một ai trong chúng ta cũng biết đó là có học mới có tương lai, mới có thể thành tài, chúng ta phải học thì mới có thể biết được mọi thứ, từ đó chúng ta mới có thể xây dựng chính tương lai của chính chúng ta chứ không phải chỉ có sự cố gắng. Có cố gắng mà lại chẳng biết được điều gì thì cũng chẳng thể giúp được gì cho chúng ta cả. Vì vậy qua câu nói của M. Go-rơ-ki chúng ta có thể biết được rằng ngoài thầy cô và những người bạn thì sách cũng góp phần giúp chúng ta tự tạo ra tương lai của chính mình, chỉ có nó mới có thể

giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và hoàn thiện những nhân cách tốt trong chính bản thân chúng ta. Chỉ có sách mới có thể cho thấy được những điều mà ta muốn thấy, mở ra cho ta một chân trời mới. Con người chúng ta làm gì cần phải có một lí do và lí do phải thật hợp lí thì mới có thể làm con người chúng ta chú ý .Việc giải thích về vai trò quan trọng của sách cũng giống như vậy, nói thì dể lắm, nhưng có thể thực sự khiến cho con người chú ý và chuyên tâm đến nó thì phải có một lí do có sức thuyết phục lớn. Nếu không những gì chúng ta nói về điều kì diệu của sách cũng chỉ như là gió thoảng mây trôi đối với những con người chưa bị nó thu hút. Vậy, lí do tại sao những cuốn sách lại quan trọng và cần thiết trong đời sống của chúng ta đến như vậy? Bởi vì sách là nơi viết ra những bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta, từ kênh rạch sông ngòi, từ rừng núi cho tới vũ trụ bao la, nơi chứa đựng những vì sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn kia. Sách cũng có thể đưa ta về lại thời điểm các thời đại văn minh cổ đại của tổ tiên loài người hay những loài bò sát khủng long khổng lồ đang sinh sống và tồn tại trên mảnh đất này. Đưa ta tìm về nơi những biến cố của lịch sử, cho ta thấy được những khổ sở, những giọt mồ hôi nước mắt và tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân ta đã lưu truyền và tồn tại đến ngày hôm nay. Đó chính là điều kì diệu đầu tiên mà chúng ta cần biết được để có thể dành cho sách những thời gian quý báu của ta. Ngoài việc đó ra thì sách cũng có thể giúp cho đầu óc và trí não của chúng ta được thư giản hết mức có thể. Giảm bớt đi những căng thẳng trong công việc và trong đời sống hằng ngày. Như những gì đã nói trên thì chúng ta có thể biết được rằng sách chính là một trong những yếu tố để tạo ra chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi sáng của chúng ta. Nhưng, đó chưa phải là tất cả những gì sách có thể làm. Mặc dù chúng chỉ là những đồ vật vô tri vô giác nhưng chúng cũng có thể an ủi ta mỗi khi ta buồn bằng những cuốn truyện hài hay những tiểu thuyết về triết lí xung quanh ta, từ đó nuôi dưỡng những cảm xúc của chúng ta một cách đẹp đẽ nhất và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Qua sách ta có thể hiểu rõ được những sự bất công, thấm thía nhiều hơn về giá trị đời sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giúp ta có thêm nhiều những ý thức đẹp đẽ để sống và hành động đúng đắn trong xã hội. Chúng ta có thể thấy một vài ví dụ điển hình cho việc đọc sách là một trong những điều vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể thấy những nhà bác học tài giỏi và nhà tri thức kia cho dù có tài giỏi và thông minh đến cách mấy thì họ vẫn luôn gắn liền với những quyển sách kia. Một ví dụ khác nữa là thầy cô, bất kì một ai trong chúng ta đều có suy nghĩ là những người thầy người cô là những người có trí thức cực cao và kinh nghiệm dạy dỗ dày đặc thì mới có thể dạy dỗ chúng ta. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn sẽ hình ảnh những người thầy người cô cầm trên tay những cuốn sách dày hay mỏng để đọc, thậm chí họ vẫn còn đi học như chúng ta, học những điều mới mẻ và cao hơn và cuốn sách luôn là một người bạn đồng hành gắn bó với họ trên chặng đường khó khăn ấy. Nếu không có sách thì có học cũng như không, bởi vì nếu không có sách thì cho dù có học cỡ nào thì cũng không thể hiểu được hêt nếu không có hình minh họa và những dòng chữ được in trong những cuốn sách. Chúng ta sẽ chẳng thể nào ghi nhớ được hết chúng nếu không nhờ những cuốn sách ghi chép lại. Có thể chúng ta đã hiểu lầm về định nghĩa của kiến thức. Chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cố gắng học nhiều và dành hết toàn bộ thời gian mà một con người cần nghỉ ngơi dể học thì có thể biết hết được tất cả kiến thức trên thế giới, nhưng không, không phải như chúng ta vẫn đang nghĩ đâu! Kiến thức là vô hạn, mỗi ngày khi chúng ta vẫn còn đang vật lộn ghi nhớ

những kiến thức đã có sẵn từ lâu thì kiến thức mới vẫn luôn tiếp tục có thêm nhiều điều mới mẻ khác và chúng vẫn đang được chứng minh là đúng. Một cuốn sách hay chúng ta cũng có thể gọi là một người bạn vô giác, chúng đều giống nhau nhưng việc chọn sách đề đọc thì cũng quan trọng giống việc chọn bạn để chơi vậy. Gọi tên thì dễ rồi, muốn gọi sao thì đó là tùy ta, có thể gọi là bạn hay gọi nó như một cuốn sách bình thường thì đó là quyền của ta bởi vì không ai có thể bắt buộc ta không được phép gọi nó như ý ta muốn cả. Gọi sách là “ cục cưng ” hay “ bảo bối ” là cách gọi của những người dành nhiều sự yêu mến cho sách, nghe có vẻ sến sẩm nhưng ai có ai cấm được chứ, đó là sở thích vủa ta ai cấm được tôi, đó là quyền của ta, nó là tất cả sự yêu mến mà ta muốn thể hiện đối với cuốn sách của ta. Đó chính là gọi tên, vấn đề này không mấy quan trọng nhưng vấn đề là cuốn sách mà ta gọi là “ cục cưng ” ,“ bảo bối ” đó là sách tốt hay chỉ là những cuốn sách xấu không đáng quan tâm. Đó chính là vấn đề trọng điểm mà chúng nên quan tâm. Nếu là sách tốt thì khi đọc chúng ta sẽ có thể rút ra được cho bản thân ta những bài học trân giá và quan trọng, tìm kiếm được thêm những điều mới mẻ. Sách tốt được chia thành nhiều loại khác nhau như: Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách văn học, … cả những cuốn truyện kiều truyện hài có ý nghĩa hay cũng có thể là những cuốn tiểu thuyết về giá trị đời sống xunh quanh chúng ta dùng để giaỉ tỏa những căng thẳng sau những ngày học tập chắm chỉ, vât vả và mệt mỏi. Còn sách xấu hay thường được gọi là những văn hòa phẩm đồi trụy và phản động chỉ chứa đựng những hình ảnh không phù hợp với lứa tuổi, chúng khen ngợi người này rồi lại đi bôi nhọ người kia, tôn vinh dân tộc này nhưng khinh rẻ dân tộc khác. Gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này. Nhưng những cuốn sách xấu xa này lại khiến cho nhiều người hứng thú và hay lén những bậc phù huynh là cha mẹ để mua và đọc. Bây giờ, thế giới đổi mới rồi, phát triển hơn nhiều rồi, công nghệ cũng đã hiện đại hơn rất nhiều rồi. Việc tìm kiếm và đọc những cuốn sách này mà không bị ba mẹ phát hiện là điều cực kì dễ dàng. Vì vậy chúng ta phải biết lựa chọn đúng sách, đúng lứa tuổi với bản thân. Ngày xưa, khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả những tờ giấy trắng và bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách" để ghi chép lại những điều mà họ khám phá ra được để truyền lại cho những người cùng đọc. Người Ai Cập cổ đại đã dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì lại dùng mực viết lên các thẻ tre mà chúng ta thường thấy trên những bộ phim cổ đại thuộc Trung Quốc. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của những quyển sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau. Và, họ vẫn tiếp tục ghi chép thật nhiều bằng chính đôi tay của họ. Còn ngày nay, khi nghề in ấn hình thành trong nước ta và phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người yêu sách vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa.

Vì thế, bên cạnh việc đọc sách nhiều thì chúng ta cũng cần phải biết giữ gìn và bảo quản nó cho thật tốt. Không được làm cho nó bị rách hay bị mát bất cứ một trang sách nào. Mỗi một trang sách chính là một tương lai mới của đất nước. Chúng ta phải biết trân trọng nó vì không chỉ có mỗi mình chúng ta đọc nó, nó vẫn có thể lưu truyền lại cho con cháu đời ta đọc và truyền cho những người ở thế hệ sau. Những nhà soạn văn đã mất nhiều cong sức để viết và soạn nó, vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn nó thật tốt. Ngày nay công nghệ bốn chấm không đang ngày càng hiện đại hơn rất nhiều. Các trang và ứng dụng mạng xã hội cũng xuất ngày càng nhiều khiến cho giới trẻ ngày càng chú ý và quên mất rằng những cuốn sách kia đang cô đơn trong những thư viện hay những nhà sách. Chúng ta giành hầu hết thời gian chỉ để làm những việc vô bổ và chia sẻ những điều không cần thiết. Những người như vậy cần phải tự biết mình nếu không sau này sẽ không bao giờ có được tương lai. Sách là kiến thức, là thứ đồ vật mở ra trước mắt chúng ta những chân trời, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức mới cho chúng ta, nó là một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Có thể nói sách là một người bạn vô cùng quan trọng với thế giới và mọi người. Chúng cung cấp kiến thức bổ ích cho chúng ta và cho ta, cảm nhận được chính mình và giúp ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, nó còn giúp ta cải thiện nhân cách của bản thân. Hãy yêu sách! Nó chính là chìa khóa cho một tương lai mà bạn cần

More Documents from "Phuong Nguyen"

October 2019 87
October 2019 14
Moretalentthanlook Vnese
April 2020 17
Cyvee Hay Cv
November 2019 8
Giai Cuu Cho Yahoo 360 Plus
November 2019 12