Việt Nam có cần quá nhiều Mạng xã hội? Sẽ là khác thường nếu trong kinh doanh, mua vào 1 đồng và bán ra cũng 1 đồng; nhưng với thị trường Mạng xã hội Việt Nam, đầu tư 10 đồng để thu về 1 đồng là niềm mơ ước của nhiều Site trong thời điểm hiện tại. Nếu anh là con người anh sẽ cần mối quan hệ xã hội; thanh niên ngày càng giảm thời gian tiếp xúc media truyền thống mà tăng thời lượng giải trí trên Mạng, thành công choáng ngợp của các mô hình Mạng xã hội trên thế giới; cạnh tranh trong thị trường media truyền thống gắt gao. Đây là bốn lý do chính khiến các Mạng xã hội mọc lên như nấm trong thời gian qua tại Việt Nam. Vậy nguồn thu từ đâu để chủ đầu tư đặt niềm tin vào Mang xã hội? Dưới đây là những hình thức kiếm tiền của các Mạng xã hội tại Việt Nam: • • •
Quảng cáo trực tuyến bao gồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo đa phương tiện, quảng cáo tài trợ, PR trực tuyến, quảng cáo ngữ cảnh ( đa số các Mạng xã hội đều ít nhiều áp dụng như zing.vn, clip.vn, yume.vn, cyworld.vn,…) Phí tài sản ảo: các tài sản ảo có thể là đồ đạc, xe cộ, đồ thời trang, hình nền trang trí, cuộc hẹn, nâng cấp… trong henantrua.vn, cyworld.vn, play.zing.vn, vihuni.vn, … Dịch vụ cao cấp khác: nhắn tin SMS kích hoạt tài khoản, đặt mua dịch vụ như henantrua.vn, mkool.zing.vn; tính phí giao dịch như PhunuNet.com, LopViet.com, Ringring.vn, …
Tuy nhiên hầu hết các Mạng xã hội đều đánh giá lợi nhuận là mục tiêu tương lai. Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010, nhiệm vụ của đại đa số Mạng xã hội là thu hút người dùng, chiếm lòng tin và trung thành từ họ. Quá nhiều Cá mập trong Đại dương đỏ Ngày nay ai cũng có thể triển khai dự án Mạng xã hội nếu anh có khả năng kỹ thuật và tìm ra mô hình nào đó hợp mắt ở nước ngoài. Khó có thể kết luận tổng doanh thu của thị trường trực tuyến chỉ vẻn vẹn trong 1,5% của tổng ngành quảng cáo ở Việt Nam trong khi cấu trúc thị trường quảng cáo trực tuyến khá phức tạp. Tuy nhiên cũng không có một phương pháp tính nào chính xác tại Việt Nam. Theo ước tính của các chuyên gia về Quảng cáo trực tuyến, doanh thu của thị trường Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam vào năm 2006 là 64 tỉ VND, năm 2007 khoảng 160 tỉ VND và doanh thu của Quảng cáo trực tuyến trên tổng ngành Quảng cáo tại VN ở mức khoảng 1,8% trong năm 2008. Báo cáo cho thấy đa số doanh số tập trung vào các Báo điện tử lớn, và thực tế các Mạng xã hội đang xâu xé chiếm mẩu bánh rất nhỏ chừa lại của các đại gia như VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, 24h.com.vn, … Hơn 100 Mạng xã hội có thương hiệu đầu tư không mệt mỏi để tranh giành một thị trường có dung lượng vài chục tỉ VND. Nếu chia đều miếng bánh cho các Mạng xã hội tại Việt Nam, mỗi doanh nghiệp sẽ có doanh thu trung bình chưa đến 500 triệu VND/ năm. Một khoản tiền eo hẹp để nuôi bộ máy và hệ thống vận hành Mạng xã hội trong khi cuộc chiến kéo theo chi phí cận biên tăng vọt, nhiều đơn vị mất khả năng phòng vệ trong tương lai.
Sự thành công của Facebook kéo theo hàng loạt bản sao của Facebook như tamtay.vn, Faceviet.com, Guongmat.com, ZoomBan.vn, YouSecond.com, Thegioiban.com, Anhyou.vn, truongxua.vn, Noi.vn và nhiều Mạng xã hội vô danh khác. Nhiều Mạng xã hội sao chép chính xác không khác máy photocopy là mấy, đến nút bấm cũng giống hệt nút bấm của Facebook. Trên đây chỉ là một ví dụ về sự thiếu đa dạng trong mô hình kinh doanh của nhiều Mạng xã hội. Tuy nhiên điều nguy hiểm lại nằm ở chỗ hầu hết các Mạng xã hội tại Việt Nam đều nhái lại Facebook và Myspace và nhắm vào lứa tuổi 15 – 30. Điều này càng làm tăng số lượng đối thủ cạnh tranh trong một mảnh đất chật hẹp, và người dùng ngày càng giảm cam kết với các Mạng xã hội. Điều bất bình thường là các Mạng xã hội Việt Nam rất có biệt tài sao chép nhưng quên mất trải nghiệm người dùng và văn hoá kinh doanh Việt Nam khác rất nhiều phương Tây. Điều này dẫn đến mô hình lợi nhuận của đại đa số Mạng xã hội không thực tế, các phương pháp kiếm tiền được áp dụng chỉ phát huy tốt cho thị trường không phải Việt Nam. Tuy nhiên các ông chủ thì lại rất tự tin với sản phẩm mang đậm tư duy mới này và an tâm với chiếc áo rộng chụp lên một cơ thể nhỏ bé. Trăm nghe không bằng mắt thấy, đến thời điểm hiện tại rất nhiều sản phẩm sống lay lắt sau một thời gian hoạt động hoặc dừng hẳn do không đủ tài chính để bơm. Những Mạng xã hội nằm trong tình cảnh này như Yahoo! 360 Plus, Cyvee.com, Bnok.vn, Zoomban.vn, FaceViet.com, Vietspace.com.vn,… Mỗi Mạng xã hội như một con cá mập tại thị trường Việt Nam, để sinh tồn đàn cá mập quay ra cắn xé lẫn nhau khiến đại dương ngày càng đỏ và sự sống trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển, đàn cá cần nghĩ đến những đại dương xanh, và ngày thành công vẫn được ấp ủ trong niềm tin của nhà đầu tư. Khác biệt hay chết? Hàng loạt Mạng xã hội đã chuyển trọng tâm sang chia sẻ nội dung để hút giới trẻ tham gia. Nội dung phổ biến là Nhạc, Video, Hình ảnh, Game văn phòng và tin tức. Những site đã biến dạng mô hình như tamtay.vn, cyvee.vn, yume.vn, yobanbe.vn, faceviet.vn, … zoomban.com chưa kịp thay đổi thì đã chết thảm. Khá nhiều Mạng xã hội ( hoặc gần giống Mạng xã hội) sau khi xác định phân khúc và định vị thì gắng đẩy càng nhiều càng ít video hoặc hình ảnh gợi tình hay tin tức cướp, hiếp, giết lên Site, tiêu biểu là zing.vn, tamtay.vn, clip.vn. Sự thay đổi này có phải là chiến thuật đúng đắn? Chưa có thành công nổi bật nào đến từ việc đổi thay, nhưng điều nhìn thấy là các Mạng xã hội lại đồng loạt vác bom lao vào cuộc chiến mới, cuộc chiến đầu tư Cơ sở hạ tầng, ứng dụng Web, nhân sự và marketing để quản lý, bảo vệ và phát triển nội dung. Cuộc chiến chỉ dành cho những tổ chức có nguồn tài chính hoặc có bầu sữa mẹ dồi dào. Nếu ai đó nói, Việt Nam là đất nước của các trào lưu dựa trên tâm lý bầy đàn, khởi điểm với chó Nhật, rồi Blog, rồi Chứng khoán, và giờ là Mạng xã hội, Công cụ tìm kiếm cũng không sai nhiều lắm. Một hướng đi khác của các Mạng xã hội Việt Nam là đánh vào thị trường ngách. Thay vì phát triển các sản phẩm dựa trên nền tảng Blog, giống như Facebook, Myspace, nhiều sản phẩm được hướng vào các lĩnh vực:
• • • • • • •
Microblogging: hola.vn, qblog.vn, saigonica.com (*); Mạng xã hội nghề nghiệp ( Professional social network): Caravat.com (*), Cyvee ( mới thay đổi chiến lược); Mạng xã hội đa phương tiện ( Multimedia social network): Clip.vn (gần giống Mạng xã hội), Ringring.vn (* gần giống Mạng xã hội), mkool.zing.vn(* gần giống Mạng xã hội), vimusic.vn (*), vianh.com (*); Mạng xã hội kết hợp Internet – Mobile: Vihuni.com (*); Mạng xã hội thương mại: Vimua.vn (*), Youshop.vn; Mạng xã hội hình thái khác: vithiep.vn (*), vicongdong.vn (*), vibeyeu.vn (*); Web đánh giá nội dung ( Content rating site): linkhay.vn, tagvn.com, vietkicks.com, admin.vn;
Dấu (*) thể hiện những Mạng xã hội mới ra mắt Tuy nhiên trong những sản phẩm mới, dường như chỉ có các dòng sản phẩm của FPT, Navigos, Vega là thực tế hơn cả. Thực tế hàm ý mô hình lợi nhuận, mô hình kinh doanh rõ ràng và khả thi, nhắm đúng vào nhu cầu/ sở thích sẵn sàng trả phí của người tiêu dùng, người dùng và khách hàng. Trong những mô hình kinh doanh của 3 doanh nghiệp nêu trên, phần lớn người dùng cũng là người tiêu dùng và là khách hàng, khác với mô hình cổ điển người dùng là khán giả của các hình thức truyền thông. Với tình hình hiện tại, câu hỏi đặt ra : Sẽ có thêm bao nhiêu Mạng xã hội đi theo chiến lược chiếm lĩnh thị trường ngách, Mạng xã hội nào sẽ thành công lớn và Việt Nam có cần quá nhiều Mạng xã hội? Bạn, những người dùng sẽ là những người quyết định kết quả cuối cùng. Nguyễn Ngọc Phương’s Blog