Noi Dung Bai Kiem Tra.docx

  • Uploaded by: Thom Nguyen
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Noi Dung Bai Kiem Tra.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 19,236
  • Pages: 25
Câu 1: Hãy trình bày quan điểm của bạn đối với kế toán theo giá phí lịch sử (giá gốc). Liên hệ với chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam và đưa ra ý kiến của mình. Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa bảo toàn vốn tài chính và bảo toàn vốn vật chất. Cho ví dụ minh họa. Câu 3: Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam và nêu ngắn gọn về giá hợp lý. Theo anh chị những khó khan nào có thể phát sinh khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Hãy phân tích một khó khan mà anh chị cho rằng lớn nhất đối với nước ta. Bài làm Câu 1: 1. Trình bày quan điểm của bạn đối với kế toán theo giá lịch sử (giá gốc) 1.1.Kế toán theo giá gốc là gì? Kế toán giá gốc là một phương pháp định giá giá trị các nguồn lực, nghĩa vụ của doanh nghiệp sử dụng trong kế toán. Theo phương pháp này, giá của một tài sản trên Bảng cân đối kế toán dựa trên chi phí danh nghĩa hoặc nguyên bản của nó khi công ty mua. Ví dụ: Công ty ABC có một cái máy biến áp mua của công ty X theo phương pháp trả chậm năm 2000. Trị giá lô máy tại thời điểm mua là 1 tỷ vnđ. Tổng số tiền công ty ABC phải trả cho X bao gồm giá trị lô máy, tiền thuế GTGT, và lãi trả chậm là 1,21 tỷ vnđ. Giá thị trường dự kiến của lô máy hôm nay là 700 triệu thì tài sản vẫn được ghi trên Bảng cân đối kế toán với số tiền là 1 tỷ vnđ. Kế toán giá gốc là một hệ thống định giá truyền thống đã phát triển nhiều năm từ khi các kỹ thuật ghi sổ kép của Pacioli ra đời. Cho đến hiện nay đã có nhiều phương pháp định giá khác ra đời tuy nhiên Kế toán theo giá gốc vẫn giữ vai trò chủ yếu trong các thông lệ và chuẩn mực kế toán. Và chưa có một phương pháp định giá nào có thể thay thế Kế toán giá gôc một cách hoàn hảo. 1.2.Các nội dung cơ bản của kế toán giá gốc Mục tiêu của kế toán giá gốc - Kế toán giá gốc nhấn mạnh vào mối quan hệ “hợp đồng” giữa một doanh nghiệp và những người đã cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp - Chủ sở hữu đơn giản là người cung cấp vốn cho hoạt động của DN. Tài sản và thu nhập thuộc về doanh nghiệp chứ không phải thuộc về cổ đông. - Doanh thu và chi phí được xem như là sự thay đổi tài sản của doanh nghiệp chứ không phải sự tăng lên hay giảm xuống về vốn của Chủ sở hữu hay cố đông - Giá trị thuần không phải thước đo thích hợp. Cổ đông muốn biết được kết quả từ việc đã đầu tư vào doanh nghiệp và do đó việc xác định lợi nhuận chứ không phải xác định giá trị thuần là chức năng quan trọng nhất của kế toán - Lợi nhuận: Trong kế toán giá gốc người ta đánh giá Lợi nhuận là thước đo đánh giá khả năng của quản lý trong việc sử dụng các nguồn lực đã được đầu tư vào doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo quan trọng nhất vì cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán không có ý nghĩa quan trọng bằng với Báo cáo kết quả kinh doanh. Nó chỉ đóng vai trò như là sự kết nối các báo cáo thu nhập kế tiếp nhau tạo thành 1 bức tranh về luồng thu nhập. Và dòng thu nhập này phản ánh năng lực tạo tiền của doanh nghiệp nền tảng giá trị đối với doanh nghiệp. - Doanh thu và chi phí Liên hệ với chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam và đưa ra ý kiến của mìnhư Về mô hình giá gốc và thực trạng kế toán giá gốc ở Việt Nam hiện nay Một trong những vấn đề quan trọng của công tác kế toán là định giá, nhằm xác định giá trị bằng tiền của các đối tượng kế toán để phục vụ cho công việc ghi chép và lập báo cáo tài chính (BCTC). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam phải đổi mới và từng bước tiếp cận với Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu quan trọng về tính thích hợp, tính đáng tin cậy của thông tin cho các nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp (DN). Điều này được thể hiện rõ nét, qua việc sử dụng nhiều mô hình định giá khác nhau trong đo lường, ghi nhận, trình bày và báo cáo thông tin, một trong những mô hình đó là mô hình giá gốc. Mô hình giá gốc Kế toán giá gốc (historical cost accounting) dựa trên giá mua vào quá khứ để ghi nhận các giao dịch và lập BCTC. Đây là hệ thống định giá truyền thống đã phát triển nhiều năm từ khi các kỹ thuật ghi sổ kép của Pacioli ra đời. Kế toán giá gốc, ghi nhận theo giao dịch thực tế xảy ra. Do đó, cung cấp bằng chứng để đánh giá người quản lý có hoàn thành trách nhiệm một cách có hiệu quả hay không. Theo mô hình giá gốc tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau thời điểm ghi nhận ban đầu tài sản và nợ phải trả vẫn được trình bày theo giá gốc. Hệ quả của việc ghi nhận theo giá gốc là trong quá trình nắm giữ tài sản và nợ phải trả kế toán không ghi nhận sự biến động về giá thị trường, giá trị hợp lý,... của tài sản và nợ phải trả này. Mô hình giá gốc được vận dụng gắn với từng loại tài sản và nợ phải trả cụ thể có khác nhau: 1. Đối với các tài sản ngắn hạn như: Hàng tồn kho, nợ phải thu, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản thấp hơn giá gốc thì kế toán đánh giá và trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản dự phòng chênh lệch giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản dự phòng được trình bày ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán. Các khoản dự phòng có thể được coi là biến tướng của giá trị hợp lý. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản cao hơn giá gốc thì khoản chênh lệch này không được phản ánh và ghi nhận. 2. Đối với các tài sản dài hạn mà giá trị có sự suy giảm trong quá trình sử dụng thì kế toán ghi nhận giá gốc. Đồng thời, ghi nhận sự phân bổ giá gốc một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng của tài sản. Như vậy, tài sản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu: Giá gốc (nguyên giá), giá trị khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trong trường hợp tài sản của DN bị giảm giá (giá trị ghi sổ còn lại cao hơn giá trị có thể thu hồi) do thanh lý hoặc nhượng bán, kế toán phải ghi nhận khoản giảm giá tính vào chi phí kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán tài sản được trình bày theo các chỉ tiêu: Nguyên giá trừ (-)giá trị khấu hao lũy kế và khoản giảm giá g (nếu có). Ưu điểm và hạn chế của mô hình giá gốc 1. Ưu điểm: Cách tiếp cận đơn giản và đảm bảo được tính thích hợp và đáng tin cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng. 2. Hạn chế: Mô hình giá gốc thiên về cung cấp thông tin quá khứ nên không thích hợp với các quyết định kinh tế trong môi trường kinh doanh hiện tại theo nền kinh tế thị trường. Các tranh luận về mô hình giá gốc 1. Các quan điểm bảo vệ giá gốc: Tính khách quan: Giá gốc được hình thành trên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thỏa mãn về lợi ích giữa người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này hoàn toàn có thể kiểm tra được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan. Sử dụng thuyết minh: Xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợi hơn các phương pháp khác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin do đòi hỏi các chính sách, phương pháp kế toán phải được sử dụng một cách thống nhất và kiên định. Chưa có cơ sở thực nghiệm thay thế giá gốc: Hiện nay, trên thế giới giá gốc vẫn giữ vai trò chủ đạo. BCTC lập trên cơ sở giá gốc vẫn cung cấp thông tin hữu ích cho hoạt động quản lý tại DN cũng như hoạt động đầu tư trên thị trường vốn. 1. Các quan điểm phê phán giá gốc:

Thông tin theo giá hiện hành sẽ hữu ích hơn vì phản ảnh điều kiện kinh doanh hiện tại. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế lạm phát, lợi nhuận theo giá gốc sẽ cao hơn giá hiện hành dẫn đến nhà quản lý có thể chia cổ tức vượt hỏi lợi nhuận thực và ăn vào vốn. Tính theo giá gốc bị phê phán về ý nghĩa kinh tế, theo kinh tế học chi phí dùng để tính ra lợi nhuận là chi phí cơ hội là cái phải hy sinh khi lựa chọn phương án thay vì bán ra ở thời điểm sử dụng nên giá hiện hành sẽ phù hợp hơn giá gốc. 1. Các giả định cơ bản làm nền tảng cho giá gốc được coi là phi hiện thực:  

Hoạt động liên tục: Khó có thể có cở sở do nền kinh tế ngày càng bất ổn. Đơn vị tiền tệ luôn bị thách thức vì lạm phát. Nguyên tắc phù hợp bị phê phán do:

Cho phép áp dụng việc phân bổ chi phí và không có cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp phân bổ. Áp dụng nguyên tắc phù hợp làm suy giảm vai trò của bảng cân đối kế toán do có các khoản mục Chi phí chờ phân bổ và chi phí trả trước. Trong bối cảnh hiện nay, mô hình giá gốc còn phải áp dụng các phương pháp dự phòng trên quan điểm thận trọng. Thực trạng kế toán giá gốc ở Việt Nam hiện nay Hệ thống kế toán Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc giá gốc. Trong Luật Kế toán của Việt Nam (2003) có nêu: “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”. VAS 01 “Chuẩn mực chung” được coi như khuôn mẫu lý thuyết xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam – đã coi giá gốc là một trong bẩy nguyên tắc kế toán cơ bản và yêu cầu “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”. Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận ban đầu của các đối tượng tài sản như: Hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư, … cụ thể trong đoạn 04, 05 của VAS 02 - “Hàng tồn kho” thì: “Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho”. VAS 03 “TSCĐ hữu hình” thì: “TSCĐ hữu hình phải được xác định theo nguyên giá. Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà DN đã bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng”. Đối với bất động sản đầu tư (theo VAS 05 “Bất động sản đầu tư”) khi xác định giá trị ban đầu phải theo nguyên tắc giá gốc, nghĩa là bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên gía. Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp ban đầu. VAS 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, VAS 08 “ Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” thì các khoản đầu tư vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đều được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Mặc dù cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận ban đầu của các đối tượng tài sản như: hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư,.. Nhưng các phương pháp tính giá không được qui định đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ví dụ trong đoạn 28 của VAS 04 “TSCĐ vô hình” chỉ đề cập ngắn gọn về việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá lại giá trị tài sản mà không đưa ra các nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại tài sản thường rất phức tạp. Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo biểu giá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nội dung về chi phí, doanh thu và lãi, lỗ có thể thiếu độ tin cậy, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Ví dụ: Khung giá đất hiện nay quá thấp so với giá thị trường, dẫn đến sự thất thoát rất lớn nguồn tài sản đất đai của Nhà nước khi bán ra bên ngoài. Theo GS.TS Đặng Hùng Võ, các nghiên cứu cho thấy Ngân sách Nhà nước bị

lãng phí, thất thoát gần 70 tỉ USD trong khoảng thời gian từ 1994 – 2004, do tồn tại chính sách hai giá trong đất đai ở đô thị. Kế toán giá gốc cũng chịu thử thách rất lớn trong việc cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy do xuất hiện các hoạt động chuyển giá mà các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm cách áp dụng để thu được lợi nhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất khẩu từ nước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhập khẩu vào nước chủ nhà. Điều này đồng nghĩa với việc nâng giá (gốc) đầu vào, giảm giá bán ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa các thành viên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác nhau sao cho có lợi nhất. Ví dụ, điển hình đó là vụ Coca Cola tại Việt Nam. Kỹ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mở rộng, đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránh thất thu thuế, đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thực chất hao phí đã bỏ ra. Trong thời gian gần đây, kế toán theo giá gốc đã bộc lộ những hạn chế đối với việc phản ánh các khoản đầu tư tài chính. Cụ thể như: Thứ nhất, hạn chế trong việc ghi nhận ban đầu của các khoản đầu tư tài chính (ĐTTC) Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, các khoản ĐTTC phát sinh lần đầu tiên tại DN đều được ghi nhận theo giá gốc. Khi DN tiến hành mua cổ phiếu với mục đích đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn thì giá trị của chứng khoán đầu tư sẽ được ghi sổ theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+)các chi phí mua c (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí, lệ phí và phí ngân hàng, … Với việc hạch toán cả chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, phí, lệ phí và phí ngân hàng, … vào giá gốc của các khoản ĐTTC nắm giữ trong thời gian ngắn hạn, làm cho giá trị các khoản đầu tư này được phản ánh không chính xác, “đẩy” giá gốc của các khoản đầu tư chứng khoán lên rất cao so với giá trị thực tế của nó đang được giao dịch trên thị trường. Thứ hai, bất cập trong việc phản ánh và trình bày các khoản ĐTTC trên BCTC của DN. Khi kết thúc kỳ kế toán, giá trị các khoản ĐTTC của DN trình bày trên báo BCTC mà cụ thể là bảng cân đối kế toán theo giá gốc – giá trị ban đầu. Nếu các khoản chứng khoán của DN bị giảm giá hoặc giá trị các khoản ĐTTC bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư vào bị lỗ, thì DN sẽ phải trích lập dự phòng theo quy định. Còn ngược lại, nếu giá trị các khoản ĐTTC của DN tăng lên do giá cổ phiếu tăng thì khoản chênh lệch này lại không được phản ánh và ghi nhận. Như vậy, cơ sở giá gốc được xem là nền tảng của đo lường kế toán trong nhiều năm qua, kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Và mặc dù, chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách phù hợp hơn. Tài liệu tham khảo 1. “Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế” (IAS, IFRS) 2. “26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXB Thống kê. 3. Trần Xuân Nam (2010), Kế toán tài chính, NXB Thống kê. 4. web.kiemtoan.gov.vn 5. tapchiketoan.com Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của Th.s Đặng Thị Huế _ ĐH Công Nghệ Giao thông Vận tải.

Chia sẻ0 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kế toán giá trị hợp lý của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế TCCTTS. TRỊNH HỒNG HẠNH (Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng) TÓM TẮT: Giá trị hợp lý (GTHL) đang dần khẳng định những ưu thế trong định giá. Việc sử dụng GTHL được IASB, FASB ủng hộ và đang chuẩn bị những cơ sở quan trọng cho việc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán đã và đang tạo ra sức ép đáng kể về việc nghiên cứu và sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiến tới sử dụng GTHL như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần

phải có lộ trình hợp lý và những giải pháp thích hợp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể. Một trong những giải pháp quan trọng là cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý về kế toán GTHL của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Bài viết nhằm đánh giá cơ sở pháp lý của Việt Nam về kế toán GTHL so với chuẩn mực quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về kế toán GTHL trong thời gian tới. Từ khóa: Giá trị hợp lý, chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán Việt Nam. I. Thực trạng cơ sở pháp lý của Việt Nam về kế toán giá trị hợp lý Giá trị hợp lý được quy định ở một số Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư của Bộ Tài chính và gần đây nhất là trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Theo đó, khái niệm GTHL và nội dung cơ bản quy định về giá trị hợp lý như sau: 1. Khái niệm giá trị hợp lý Theo VAS 03 - TSCĐ hữu hình và VAS 04 - TSCĐ vô hình, giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Còn theo VAS 06 - Thuê tài sản và VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị hợp lý còn là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết và sẵn sàng trong sự trao đổi ngang giá (VAS 11- Hợp nhất kinh doanh). Trong Thông tư số 210/2009/TT-BTC, hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, giá trị hợp lý là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá. Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị (Luật Kế toán số 88/2015/QH13). Như vậy, sau mỗi đợt ban hành Chuẩn mực kế toán (từ 2001 đến 2005), đến Thông tư số 210 (2009) và Luật Kế toán số 88 (năm 2015), khái niệm giá trị hợp lý đã dần được hoàn thiện, song nhìn chung so với Chuẩn mực quốc tế thì các khái niệm là chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa giải thích được các thuật ngữ sử dụng, như vậy sẽ rất khó cho người sử dụng áp dụng khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá trị hợp lý. Chưa giải thích các thuật ngữ “tự nguyện”, “có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá” làm cho người sử dụng khó hiểu về vấn đề này. So với khái niệm của IFRS 13 thì khái niệm về GTHL trình bày trong VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh” và Thông tư số 210/2009/TT-BTC, Luật Kế toán số 88 là tương đối đầy đủ. Song do hiện nay Bộ Tài chính chưa ban hành, Chuẩn mực kế toán cũng như Thông tư liên quan đến giá trị hợp lý nên giá trị hợp lý chỉ được đề cập về mặt khái niệm, chưa làm rõ về cách xác định, đo lường cụ thể ở các cấp độ khác nhau như thế nào như trong IFRS 13. 2. Những quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong các Chuẩn mực kế toán Việt Nam

3. Các thông tư của Bộ Tài chính có quy định về giá trị hợp lý 3.1. Thông tư số 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính Thông tư số 210 quy định:

- Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo GTHL thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Điều kiện ghi nhận: + Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh; + Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, đơn vị xếp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính vào nhóm phản ánh theo GTHL thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - BCTC của đơn vị phải thuyết minh các thông tin về GTHL như sau: + GTHL của những tài sản và nợ phải trả tài chính để có thể so sánh GTHL và giá trị ghi sổ. + Các phương pháp xác định GTHL của từng loại tài sản hay nợ phải trả tài chính. 3.2. Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp Thông tư số 200 có một số quy định về giá trị hợp lý, cụ thể: - Đối với chứng khoán kinh doanh: Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo GTHL của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. - Đối với tài sản cố định: Thông tư số 200/2014/TT- BTC làm rõ thêm VAS 03 về xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Trường hợp mua TSCĐ được kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế thì phải xác định và ghi nhận riêng thiết bị, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Nguyên giá TSCĐ được mua là tổng các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế. - Đối với các khoản đầu tư: Trường hợp giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ Tài sản và Nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ: Phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập. Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào Doanh thu tài chính hoặc Chi phí tài chính. - Đối với doanh thu, chi phí: “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu tiền”. “Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức”. 4. Đánh giá chung Ngay từ khi bắt đầu soạn thảo bộ CMKT Việt Nam, cơ quan soạn thảo đã tham khảo bộ CMKT quốc tế, theo đó GTHL đã được nghiên cứu vận dụng có chọn lọc phù hợp với các điều kiện của nền kinh tế, chính trị và xã hội. Luật Kế toán 2015 bổ sung khái niệm giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên so với chuẩn mực quốc tế về kế toán giá trị hợp lý thì cơ sở pháp lý của Việt Nam vẫn còn những hạn chế sau:

Một là, khái niệm về GTHL ở trong các văn bản cơ sở pháp lý là không thống nhất, bên cạnh đó cũng không giải thích các thuật ngữ trong khái niệm, gây khó hiểu cho người đọc. Hai là, các quy định về kế toán GTHL trong hệ thống CMKT còn rất hạn chế và mới dừng lại ở việc sử dụng GTHL để ghi nhận ban đầu thay cho giá gốc. Ba là, chưa có chuẩn mực nào qui định về đo lường GTHL ngoại trừ đoạn 24 của VAS 04 - TSCĐ vô hình có đề cập đến phương pháp xác định GTHL của TS cố định vô hình. Trong khi IFRS 13 đã đưa ra 3 cấp độ xác định GTHL. Bốn là, Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán quy định về suy giảm giá trị của tài sản như chuẩn mực kế toán quốc tế. Năm là, về thuyết minh giá trị hợp lý, những thông tin cần công bố theo quy định của Thông tư số 210/2009/TTBTC không được toàn diện như theo quy định của IFRS. Theo IFRS 7 cần công bố nhũng thông tin về phương pháp, kỹ thuật định giá và trường hợp không công bố giá trị hợp lý… nhưng không có quy định tương đương trong TT 210. II. Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế Thứ nhất, sửa đổi nguyên tắc giá gốc trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Nguyên tắc giá gốc được quy định tại Điều 6 Khoản 1 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 cần được sửa đổi và quy định “các nguyên tắc kế toán áp dụng phải tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực chung”. Điều này làm cho Luật được “gọn nhẹ” tránh đi vào cụ thể, tỷ mỉ dẫn đến việc phải thay đổi thường xuyên, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, người dân và đối tác quốc tế. Thứ hai, nghiên cứu ban hành các CMKT mới theo lộ trình phù hợp. Việc nghiên cứu để ban hành các CMKT cần được tiến hành trên cơ sở tiếp cận, áp dụng các thông lệ, CMKT quốc tế phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam theo lộ trình phù hợp để đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin tài chính mà Việt Nam cần khẩn trương thực hiện, trong đó các CMKT mới cần ban hành như sau:

Một là, xây dựng và ban hành CMKT về “Đo lường giá trị hợp lý”. Trên bình diện quốc tế, IFRS số 13 - Giá trị hợp lý do Ủy ban CMKT quốc tế (IASB) nghiên cứu trong nhiều năm qua và đến năm 2012 mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 hoặc sớm hơn do các nước lựa chọn. CMKT về giá trị hợp lý ở Việt Nam cần quy định rõ 3 nội dung: Định nghĩa giá trị hợp lý, quy định và hướng dẫn xác định giá trị hợp lý và yêu cầu về việc thuyết minh giá trị hợp lý trong BCTC, cụ thể như sau: - Quy định thuật ngữ giá trị hợp lý là “Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”. - Quy định và hướng dẫn xác định giá trị hợp lý cho tài sản, nợ phải trả và công cụ vốn của doanh nghiệp. Khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp phải xác định rõ tài sản hay nợ phải trả cần xác định giá trị hợp lý; thị trường giao dịch tự nguyện đối với tài sản hay nợ phải trả; kỹ thuật định giá phù hợp trong việc xác định giá trị hợp lý. - Về các kỹ thuật định giá: Cần quy định 3 kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí và phương pháp thu nhập; đồng thời thiết lập một hệ thống phân cấp giá trị hợp lý gồm ba cấp đối với các yếu tố đầu vào được sử dụng cho các kỹ thuật định giá khi xác định giá trị hợp lý.

- Thuyết minh BCTC các thông tin cho phù hợp với yêu cầu của IFRS số 13, như thuyết minh các thông tin về kỹ thuật định giá và các yếu tố đầu vào được sử dụng để xây dựng các cách xác định giá trị hợp lý đối với tài sản/nợ phải trả được xác định giá trị hợp lý; Ảnh hưởng của việc xác định và ghi nhận giá trị hợp lý đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nếu xác định giá trị hợp lý sử dụng những yếu tố đầu vào không quan sát được; Mức độ phân cấp giá trị hợp lý đối với việc xác định giá trị hợp lý... - Về phạm vi áp dụng: CMKT này áp dụng trong trường hợp CMKT khác yêu cầu hoặc cho phép việc xác định giá trị hợp lý hoặc thuyết minh về việc xác định giá trị hợp lý trên BCTC. Hai là, ban hành các CMKT liên quan đến công cụ tài chính. (1) Các CMKT quốc tế về công cụ tài chính Kế toán công cụ tài chính rất phức tạp nên các quốc gia đều phải thận trọng trong việc nghiên cứu, ban hành CMKT về công cụ tài chính để đảm bảo an toàn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng, đặc biệt là chứng khoán phái sinh như một đòn bẩy kinh tế hoặc một công cụ quản trị và ngăn ngừa rủi ro của nhà đầu tư. Cho đến nay, các CMKT quốc tế về công cụ tài chính đã được ban hành gồm IAS số 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; IAS số 32 - Công cụ tài chính: Trình bày; IFRS số 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh thông tin; IFRS số 9 - Công cụ tài chính; IFRS số 13 - Giá trị hợp lý. (2) Các nội dung cần quy định trong CMKT về công cụ tài chính bao gồm: (a) Mục đích của CMKTvề công cụ tài chính là quy định và hướng dẫn nguyên tắc ghi nhận, xác định, trình bày và thuyết minh BCTC về công cụ tài chính. (b) Quy định các thuật ngữvà cho ví dụ minh họa các thuật ngữ để có cách hiểu thống nhất khi triển khai thực hiện CMKT về công cụ tài chính. Các loại công cụ tài chính được điều chỉnh bởi CMKT này bao gồm 02 loại công cụ tài chính cơ bản và công cụ tài chính phái sinh (gồm các loại hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi, chứng quyền). (c) Đối với công cụ tài chính phái sinh, phải căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh để quy định kế toán cho hai trường hợp kế toán công cụ tài chính phái sinh với mục đích thương mại và phòng ngừa rủi ro. Thứ ba, rà soát chỉnh sửa, cập nhật đối với các chuẩn mực kế toán hiện có về giá trị hợp lý cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế Một là, điều chỉnh VAS 01 - Chuẩn mực chung theo hướng đưa giá trị hợp lý là cơ sở tính giá trong kế toán song hành với cơ sở giá gốc. Hai là, bổ sung và hoàn thiện nội dung một số chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến giá trị hợp lý. Trên cơ sở điều chỉnh Luật Kế toán, VAS 01, Bộ Tài chính cần đánh giá, sửa đổi, bổ sung, cập nhật các chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý theo hướng vận dụng có chọn lọc IFRS 13 và các chuẩn mực kế toán quốc tế tương đương. Cụ thể: - Sửa đổi VAS 03 - TSCĐ hữu hình: Đối chiếu với IAS 16 “Nhà xưởng, máy móc, thiết bị”, chuẩn mực cần bổ sung quy định về việc đánh lại giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu có thể theo mô hình giá gốc hay giá trị đánh giá lại. - Sửa đổi VAS 04 - TSCĐ vô hình: Đối chiếu với IAS 38 “Tài sản vô hình”, chuẩn mực cần bổ sung quy định về việc đánh lại giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu (tương tự như đối với TSCĐ hữu hình - VAS 03).

- Sửa đổi VAS 05 - Bất động sản đầu tư: Đối chiếu với IAS 40 “Bất động sản đầu tư”, chuẩn mực cần bổ sung quy định về việc đánh lại giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu (tương tự như đối với TSCĐ hữu hình - VAS 03). - Sửa đổi VAS 11 - Hợp nhất kinh doanh: Bổ sung thêm nội dung xác định GTHL của cổ đông thiểu số, trên cơ sở đối chiếu với IFRS 03 “Hợp nhất kinh doanh”. Theo lý thuyết thực thể: Nếu công ty mẹ không mua toàn bộ mà mua từng phần công ty con, việc tính GTHL của cổ đông thiểu số sẽ được tính bằng cách ước tính GTHL khi công ty mẹ mua toàn bộ, rồi trừ đi phần công ty mẹ thực mua. Thứ tư, ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể việc đo lường theo GTHL. Vì chuẩn mực chỉ quy định ở mức độ nguyên tắc đòi hỏi người làm kế toán phải có sự xét đoán, trong khi đó người làm kế toán ở Việt Nam có xu hướng tuân thủ các hướng dẫn, cụ thể hơn là đưa ra các ước tính kế toán. Vì vậy, giải pháp đồng thời với việc ban hành CMKT về “Đo lường giá trị hợp lý” và các chuẩn mực về công cụ tài chính là ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện chuẩn mực ■ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Tài chính, 2008. 26 Chuẩn mực quốc tế Việt Nam 2001 - 2006. Hà Nội: Nxb Thống kê. 2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. 3. Luật Kế toán số 88/2015/QH13. COMPLETING LEGAL BASIC ABOUT ACCOUNTING FAIR VALUE OF VIETNAM BY INTERNATIONAL STANDARDS ● PhD. TRINH HONG HANH Faculty of Banking, Banking Academy ABSTRACTS: Fair value (FV) is gradually asserting its advantages in valuation, the use of fair value is supported by IASB, FASB and is implementing important preparation for widespread application in many countries. The process of international integration in economics and accounting has put considerable pressure on studying and using Fair Value in the Vietnamese Accounting System. However, the introduction of Fair Value as a major valuation base in accounting requires a reasonable roadmap and appropriate solutions should be synchronously and effectively implemented in each specific period. One of the important solutions is to improve the legal basis of accounting Fair Value in Vietnam according to international standards. This article aims to assess Vietnam's legal basis for accounting fair value in comparison with international standards, thereby providing solutions to improve the legal basis for accounting Fair Value in the future. Keywords: Faivalue, International Accounting Standards, Vietnam Accounting Standards.

Vận dụng nguyên tắc giá trị hợp lý trong trình bày báo cáo tài chính ở Việt Nam

ThS. Ngô Thị Quỳnh Nhung - Trường Cao đẳng Kinh tế - Tà 10:12 08/07/2018 0 Bình luận

Trong những năm gần đây, tại nhiều quốc gia, việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị trường, thay thế dần nguyên tắc giá gốc trong trình bày tài sản trên báo cáo tài chính đang trở nên phổ biến. Điều này cho thấy, xu thế định giá tài sản trên báo cáo tài chính đang hướng đến giá trị hợp lý, kết hợp nhiều loại định giá khác nhau, nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng và tạo thuận lợi cho công tác kế toán. Vì thế, kế toán theo giá trị hợp lý trong trình bày báo cáo tài chính là một lựa chọn tất yếu. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong lập và trình bày báo cáo tài chính Hành trình đến với các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế Phân tích yếu tố quyết định đến chất lượng thông tin kế toán Giá trị hợp lý và giá gốc trong kế toán: Định hướng áp dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế Nghiên cứu về kế toán khoản lãi vay được miễn giảm, xóa bỏ đối với doanh nghiệp Quan điểm và cơ sở pháp lý về giá trị hợp lý Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), giá trị hợp lý là giá trị mà một tài sản được trao đổi hay một công nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong một giao dịch bình thường. Trong khi đó, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB) định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có thể được thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình thường giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày định giá”. Theo chuẩn mực báo cáo quốc tế (BCTC) quốc tế (IFRS 13) thì giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các thành phần tham gia thị trường tại ngày đo lường. IFRS 13 cũng đã đưa ra một hệ thống thang áp dụng giá trị hợp lý, có 3 cấp độ theo mức độ sẵn có để xác định giá trị, trong đó cao nhất là có giá tham chiếu trên thị trường hoạt động và thấp nhất là hoàn toàn chỉ có thông tin nội bộ doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định của các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực BCTC quốc tế hiện hành, giá trị hợp lý được vận dụng trong đánh giá và ghi nhận các yếu tố của BCTC là khá phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng cơ sở giá trị hợp lý có sự khác nhau trong từng tình huống, từng chuẩn mực cụ thể. Có thể khái quát việc sử dụng giá trị trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành theo một số khía cạnh nổi bật sau: Một là, giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu. Giá trị hợp lý trong trường hợp này được sử dụng là giá gốc khi nhận ban đầu với các tài sản là: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị; bất động sản đầu tư; tài sản sinh học; tài sản thuê tài chính...) Hai là, giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý được xác định tại mỗi thời điểm lập BCTC (Ví dụ: Đánh giá sau khi ghi nhận ban đầu đối với tài sản tài chính, bất động sản đầu tư...; xác định giá trị đánh giá lại của nhà xưởng, máy móc thiết bị theo mô hình đánh giá lại). Ba là, ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý. Các khoản chênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được ghi là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ như tài sản tài chính, bất động sản đầu tư, tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp hoặc điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán như chênh lệch đánh giá tăng, giảm tài sản... Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng giá trị hợp lý trong đánh giá và ghi nhận tài sản, nợ phải trả được quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế đều kèm theo điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện về sự tồn tại của thị trường hoạt động của tài sản, nợ phải trả và doanh nghiệp có thể thu thập từ thị trường một cách đáng tin cậy để áp dụng các phương pháp kỹ thuật xác định giá trị hợp lý.

Vì vậy, việc sử dụng giá trị hợp lý trong đo lường, ghi nhận tài sản và nợ phải trả thường được xác định là một mô hình mà đơn vị báo cáo có thể lựa chọn. Bên cạnh đó, các chuẩn mực còn quy định các mô hình định giá và ghi nhận thay thế như mô hình ghi nhận theo giá gốc hoặc mô hình ghi nhận theo giá gốc được phân bổ. Ở Việt Nam, theo Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 thì giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị. Trong Luật Kế toán sửa đổi có quy định giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC. Như vậy, việc các chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp luật về giá trị hợp lý lần lượt được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý và bước đầu là cơ sở cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán thực tiễn hiện nay. Thực tiễn vận dụng giá trị hợp lý trong trình bày trong báo cáo tài chính ở Việt Nam Nhìn chung, chế độ kế toán Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo giá gốc. Tuy nhiên, trong phương pháp định giá các tài sản kế toán, Việt Nam cũng từng bước cập nhật theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế toán theo giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản và thời điểm lập BCTC. Cụ thể: Về việc ghi nhận giá trị tài sản: - Ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm hình thành tài sản: Giá trị các loại tài sản như tài sản cố định, hàng tồn kho… được ghi nhận theo giá thực tế, bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí thu mua phát sinh để có được tài sản ở trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng. - Đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo: Giá trị hợp lý được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị đánh giá lại của tài sản sau ghi nhận ban đầu. Phần chênh lệch được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tăng hoặc giảm chi phí) hoặc ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Cụ thể: Thứ nhất, lập dự phòng giảm giá tài sản: Cuối mỗi kỳ kế toán đối với những khoản mục tài sản bị giảm giá, kế toán tiến hành trích lập dự phòng (dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn; dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng phải thu khó đòi) và ghi nhận vào chi phí (Chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp…), đồng thời các khoản dự phòng được ghi nhận vào bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán để ghi giảm tổng giá trị tài sản của đơn vị bên cạnh giá gốc. Thứ hai, đánh giá lại tài sản: Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là tài sản cố định, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang... Trường hợp tiến hành đánh giá khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản, khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các trường hợp khác theo quy định. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được bổ sung hoặc ghi giảm nguồn vốn kinh doanh. Thứ ba, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính: Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. - Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh nếu lỗ tỷ giá hối đoái sẽ tính vào chi phí tài chính, nếu lãi tỷ giá hối đoái cho vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) (Giai đoạn trước hoạt động): Ở giai đoạn đang đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế trên TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132). Số dư Nợ, hoặc Có này sẽ được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán. Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB, bàn giao tài sản cố định đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh, số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 (TK 4132) phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối mỗi năm tài chính (Không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được kết chuyển toàn bộ một lần vào chi phí tài chính (nếu nhỏ), hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có tài sản cố định và các tài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (nếu lớn, kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động). Đối với các khoản mục chi phí, doanh thu: Kế toán Việt Nam quy định việc ghi nhận doanh thu, chi phí phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận rộng rãi, chủ yếu là nguyên tắc phù hợp và thận trọng, trọng yếu. Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo trài chính được quy định rõ trong chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác (VAS 14). Tuy nhiên, nếu Chuẩn mực kế toán quốc tế 18 quy định: Khi giá trị hợp lý của số tiền bán hàng bằng tiền mặt hay tương đương tiền mặt nhận được phải thu nhỏ hơn số tiền mặt danh nghĩa nhận được hay phải thu, thì phần chênh lệch được ghi nhận là doanh thu lãi thì VAS 14 chưa đề cập đến vấn đề này. Những yêu cầu đặt ra khi vận dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam Kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giá trị hợp lý cần được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, song việc sử dụng cần bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự hội nhập và tính đồng bộ của hệ thống kế toán, chuẩn mực của Việt Nam. Thứ hai, sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với đặc điểm của Việt Nam như Môi trường kinh doanh hiện có, thị trường hàng hóa đang từng bước hình thành phát triền, hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán và thẩm định giá đang từng bước hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, việc sử dụng giá trị hợp lý cũng cần tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng thời kỳ và cần có một lộ trình thích hợp, có thể thực hiện theo 2 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm giá trị hợp lý: Ban hành các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý tạo sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn định giá; Hoàn thiện các chuẩn mực ban hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn, tạo sự nhất quán và hoàn thiện về định giá. Đồng thời, điều chỉnh Luật Kế toán, chuẩn mực chung nhằm tạo bước quan trọng cho hành lang pháp lý của việc tiến tới ban hành chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam; Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo bằng các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho người làm kế toán, nhà quản lý tạo sự đồng thuận và phát triển giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý cho đến các đối tượng sự dụng các thông tin trên BCTC. Giai đoạn 2: Định hướng cho việc sử dụng giá trị hợp lý: Ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13 đã được ban hành và áp dụng từ ngày 01/01/2013; Bổ sung cập nhật các chuẩn mực kế toán đã ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam còn thiếu được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện áp dụng giá trị hợp lý trong định giá; Hoàn thiện thị trường hàng hóa và tạo hành lang pháp

lý cho sự phát triển các thị trường hàng hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý. Nhìn chung, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và vấn đề lạm phát là tất yếu như hiện nay, thông tin về giá trị tài sản trên BCTC nếu chỉ trình bày theo giá gốc thì sẽ không thích hợp với các đối tượng sử dụng thông tin để đưa ra quyết định kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhiều hệ thống định giá khác nhau đã hình thành và có tác động nhất định tới thực tiễn kế toán. Trên cơ sở kế thừa các phương pháp kế toán trước đó, kế toán theo giá trị hợp lý đang và sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển trong những năm tới. Tài liệu tham khảo: 1. Quốc hội, Luật Kế toán Việt Nam; 2. Bộ Tài chính, Các chuẩn mực kế toán Việt Nam; 3. Nguyễn Thế Lộc – Vũ Hữu Đức (2010), Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Lao động – Xã hội; 4. PGS., TS. Ngô Thị Thị Thu Hồng, TS. Bùi Thị Hằng, Nguyên tắc giá trị hợp lý theo Luật Kế toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số tháng 11/2016. 5. http://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/ke-toan-theo-gia-tri-hop-ly.html 6. IASB, IFRS 13 “Fair Value Measurements”, May 2011.

Giá trị hợp lý và giá gốc trong kế toán: Định hướng áp dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế

ThS. Dương Thị Thanh Hiề 04:00 30/12/2017 0 Bình luận Việc ban hành tương đối đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán (VAS), các chế độ kế toán mới và các hướng dẫn trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, còn có khoảng cách khá lớn về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật giữa hệ thống kế toán Việt Nam so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan đến khái niệm về giá, ghi nhận và trình bày giá trị các đối tượng kế toán. Cơ sở đo lường theo giá gốc và kế toán giá gốc là những nội dung xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử kế toán. Do đó, việc định hướng áp dụng giá trị hợp lý hay giá gốc cần phải được xem xét trong thực tiễn Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho thông tin kế toán được cung cấp. Sử dụng Bảng điểm cân bằng trong kế toán trách nhiệm để đánh giá thành quả tại doanh nghiệp logistics Một số giải pháp hoàn thiện việc sử dụng hóa đơn trong các hợp tác xã vận tải Điểm mới về chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Vietcombank tổ chức hội nghị kế toán năm 2017 Công cụ mới phục vụ quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp Nhận định về cơ sở giá gốc trong kế toán tại Việt Nam Nguyên tắc giá gốc, còn gọi là nguyên tắc giá thành, hay giá phí, được hình thành xuất phát từ yêu cầu của giả thiết thước đo tiền tệ. Kế toán giá gốc dựa trên giá mua vào quá khứ để ghi nhận các giao dịch và lập Báo cáo tài chính (BCTC). Kế toán giá gốc ghi nhận theo giao dịch thực tế xảy ra, đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị của một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường.

Việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận và là nền tảng cho những đo lường kế toán từ nhiều năm nay. Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc kế toán cơ bản của kế toán Việt Nam. Cơ sở đầu tiên của kế toán giá gốc bắt đầu từ Luật Kế toán của Việt Nam (2003), có nêu: “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”. Tiếp đến là Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Cụ thể VAS 01 “Chuẩn mực chung” được coi như khuôn mẫu lý thuyết xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam – đã coi giá gốc là một trong bẩy nguyên tắc kế toán cơ bản và yêu cầu “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”. Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư... quy định trong VAS 02, 03, 04, 07, 08, nhưng các phương pháp tính giá không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ưu điểm chính của cơ sở giá gốc là cách tiếp cận đơn giản, đảm bảo được tính thích hợp và đáng tin cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, hạn chế chính của mô hình giá gốc là thiên về cung cấp thông tin quá khứ nên không thích hợp với các quyết định trong môi trường kinh doanh hiện tại theo nền kinh tế thị trường, từ đó, góp phần hạn chế trong việc ghi nhận ban đầu của các khoản đầu tư tài chính (ĐTTC). Theo quy định của VAS, các khoản ĐTTC phát sinh lần đầu tiên tại doanh nghiệp (DN) đều được ghi nhận theo giá gốc. Ngoài ra, khi kết thúc kỳ kế toán, giá trị các khoản ĐTTC của DN trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) theo giá gốc – giá trị ban đầu. Nếu các khoản chứng khoán của DN bị giảm giá hoặc giá trị các khoản ĐTTC bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư vào bị lỗ, thì DN sẽ phải trích lập dự phòng theo quy định. Ngược lại, nếu giá trị các khoản ĐTTC của DN tăng lên do giá cổ phiếu tăng thì khoản chênh lệch này lại không được phản ánh và ghi nhận. Vai trò của giá trị hợp lý trong giai đoạn hiện nay Giá trị hợp lý lần đầu tiên được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đề cập trong Chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS 16) – Tài sản, nhà cửa và thiết bị rằng ”Giá trị hợp lý là tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch ngang giá”. Sau đó IASB công bố dự thảo Chuẩn mực về đo lường Giá trị hợp lý - được hiểu là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức. Tháng 5/2011 IASB phát hành Chuẩn mực quốc tế về Báo cáo tài chính 13 (IFRS 13) – Đo lường giá trị hợp lý. Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường. Khái niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn mạnh giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở giá thị trường, chứ không phải DN. Do đó, IFRS 13 về Giá trị hợp lý ra đời là bước tiến quan trọng, khẳng định ý nghĩa của giá trị hợp lý trong việc cải thiện tính nhất quán của thông tin tài chính toàn cầu. Ưu điểm của giá trị hợp lý và lợi ích sử dụng được thể hiện rất rõ trên nhiều khía cạnh như: giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường; Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó cũng được yêu cầu công bố, vì vậy khả năng lạm dụng giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể; các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn thiện. Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác thay thế, giá trị hợp lý được

coi là cơ sở định giá giúp thông tin tài chính phản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanh khoản và linh hoạt tài chính của đơn vị. Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu như: Ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác; ghi nhận ban đầu báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ… Giá trị hợp lý lần đầu tiên được định nghĩa trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, rằng giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá. Sau đó, các khoảng thời điểm năm 2005, 2006, Bộ Tài chính cũng có những quy định cụ thể về các phương pháp định giá, thẩm định giá – cũng là một tiền đề quan trọng của việc sử dụng giá trị hợp lý. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định, các phương pháp còn mờ nhạt và kế toán vẫn bỏ ngỏ. Tại Luật kế toán sửa đổi, bổ sung số 88/2015/QH13, một trong các nội dung quan trọng được bổ sung đó là quy định các nguyên tắc kế toán liên quan đến giá trị hợp lý. Đây được coi là một bước tiến mạnh mẽ nhưng khả năng áp dụng vẫn mang tính chắp vá, chưa có một định hướng rõ ràng về việc sử dụng giá trị hợp lý, chưa được đưa cụ thể vào Chuẩn mực kế toán. Trên thực tế, cho đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý. Trong khi những người bảo vệ giá gốc nhấn mạnh đến việc sử dụng giá gốc giúp đánh giá trách nhiệm giải trình, các lập luận phê phán cho rằng để đạt được mục tiêu này không nhất thiết phải phản ánh các giao dịch dựa trên quá khứ (giá gốc). Trái lại, việc phản ánh theo giá hiện hành (giá trị hợp lý) sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn và được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán. Mặc dù, xác định giá trị hợp lý không phải là điều dễ dàng trong một số trường hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường Việt Nam nhưng việc ghi nhận dựa trên giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của DN, đặc biệt đối với danh mục tài sản - phần mà giá trị hợp lý thay đổi theo thời gian, như: nhà, đất, thiết bị… Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế Giá trị hợp lý đang dần khẳng định những ưu thế của mình trong định giá. Việc sử dụng giá trị hợp lý được IASB, FASB ủng hộ áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán tạo ra sức ép đáng kể về việc nghiên cứu và sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiến tới sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có những định hướng và giải pháp phù hợp, đồng bộ, hiệu quả: Thứ nhất, phải có lộ trình hợp lý, tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, hệ thống thông tin hỗ trợ còn hạn chế, nếu áp dụng toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin được định giá theo giá trị hợp lý. Cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế của các doanh nghiệp cũng còn hạn chế, trình độ kế toán viên chưa đồng đều, nên việc áp dụng ngay giá trị hợp lý sẽ xảy ra nhiều bất cập. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là xây dựng đồng bộ mọi cơ sở cho việc áp dụng giá trị hợp lý theo lộ trình thích hợp. Thứ hai, nên duy trì mô hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau, không nên sử dụng giá trị hợp lý là một cơ sở định giá duy nhất cho mọi tài sản và nợ phải trả. Trong đó, giá trị hợp lý được khuyến khích áp dụng trong những điều kiện tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản hoặc nợ phải trả hoàn toàn giống về bản chất hoặc tương tự có thể so sánh. Đó là những trường hợp mà giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, khi xét đến tính tin cậy, tính dễ hiểu và tính có thể so sánh, cơ sở tính giá này có những hạn chế nhất định. Cụ thể, để đánh giá các tài sản mà doanh nghiệp không có ý định bán, thanh toán trong ngắn hạn thì không nên áp dụng giá trị hợp lý. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, thì việc sử dụng giá trị hợp lý cũng hạn chế.

Nếu kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận trên cơ sở biến động về giá trị hợp lý thì thông tin kết quả hoạt động sẽ có ít ý nghĩa trong đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại và xu hướng biến động trong tương lai của kết quả kinh doanh vì sự biến động giá trị hợp lý hoàn toàn do các yếu tố của thị trường. Thứ ba, điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán thực sự hòa hợp và gắn với thực tiễn, để từ đó, khi áp dụng cơ sở giá trị hợp lý sẽ không bị vướng mắc, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho các DN khi triển khai, áp dụng. Luật Kế toán 2015 mặc dù đã đưa ra vấn đề giá trị hợp lý nhưng cần ban hành hướng dẫn áp dụng, chuẩn hóa định nghĩa, giải thích và đưa ra phương pháp xác định giá trị hợp lý, cụ thể. Trước mắt, giá trị hợp nhất thiết phải được sử dụng trong ghi nhận ban đầu đối với bất động sản đầu tư, công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh, liên kết đầu tư; bởi nếu phản ánh theo giá gốc sẽ không thể hiện được những thay đổi của thị trường. Cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trình bày thông tin về giá trị hợp lý trên BCTC, từ đó, tiến tới việc xây dựng chuẩn mực kế toán đo lường giá trị hợp lý. Việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam về giá trị hợp lý theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS 13 là điều cần thực hiện trong tương lai. Cuối cùng, để giá trị hợp lý thực sự tồn tại, phải có một môi trường kinh doanh phù hợp. Định hướng này được thực hiện bằng cách đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa DNNN, góp phần tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp, đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế và nâng cao môi trường kinh doanh. Đây chính là nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán. Tài liệu tham khảo 1. Luật Kế toán Việt Nam năm 2003 và Luật Kế toán Việt Nam năm 2015; 2. Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán, ban hành từ năm 2001 đến 2005; 3. Bộ Tài chính, Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán, ban hành theo Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006; 4. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp ngày 22/12/2014; 5. IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý; 6. PGS., TS Ngô Thị Thị Thu Hồng, TS. Bùi Thị Hằng, Nguyên tắc giá trị hợp lý theo Luật Kế toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số tháng 11/2016.

Câu 3: Ths. Lê Hoàng Phúc Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long Tháng 9/2010, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố dự thảo và đến tháng 5/2011, phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) - có hiệu lực từ 01/01/2013. Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) cũng đã cập nhật chủ đề số 820 (báo cáo số 157 – đo lường giá trị hợp lý - ban hành năm 2006 trước đây của FASB) về giá trị hợp lý, hoàn thành một dự án lớn cải thiện IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và US GAAP (các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ) để mang lại sự hội tụ giữa chúng. Trong khi đó, ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc kế toán cơ bản, vai trò và việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn khá mờ nhạt. Bài viết này trình bày khái quát về giá trị hợp lý và xu hướng sử dụng giá trị hợp lý để định giá trong kế toán trên thế giới hiện nay, sơ lược về thực trạng sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam, từ đó đề xuất nguyên tắc và định hướng việc sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam.

1. Khái quát về giá trị hợp lý và xu hướng sử dụng giá trị hợp lý để định giá trong kế toán trên thế giới Giá trị hợp lý (Fair value) lần đầu tiên được IASB đề cập trong IAS 16 (Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16) - Tài sản, nhà cửa và thiết bị - như sau : “ giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổ i giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổ i ngang giá” Tháng 5 năm 2009, IASB công bố “Dự thảo chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý”, theo đó, giá trị hợp lý được hiểu là “giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”. Định nghĩa về giá trị hợp lý trong dự thảo này tương tự như định nghĩa giá trị hợp lý được đưa ra trong báo cáo số 157 “Đo lường giá trị hợp lý” của Hội đồng Kế toán tài chính Mỹ (FASB) ban hành năm 2006. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 về giá trị hợp lý và tháng 5/2011, IASB phát hành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) - có hiệu lực từ 01/01/2013 [5] Theo IFRS 13, giá trị hợp lý được IASB xác định là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường [5]. IFRS 13 cũng đưa ra 3 cấp độ xác định giá trị hợp lý, bao gồm : - Cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất trong các thị trường hoạt động (active market) mà tổ chức có thể thu thập tại ngày đo lường; - Cấp độ 2: Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường) hay gián tiếp (xuất phát từ giá thị trường), khác giá niêm yết của cấp độ 1; - Cấp độ 3: dữ liệu tham chiếu không sẳn có tại ngày đo lường, doanh nghiệp phát triển các dữ liệu tham chiếu bằng cách sử dụng các thông tin tốt nhất đã có, mà có thể bao gồm dữ liệu riêng của doanh nghiệp. Như vậy, IFRS 13 đã “ phát triển tính nhất quán và giảm thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp, lần đầu tiên, một định nghĩa chính thức về giá trị hợp lý, thống nhất phương pháp đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế “ [7] Thực ra, cho đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý (vấn đề được tranh luận nhiều nhất là tính đáng tin cậy và phương pháp xác định giá trị hợp lý). Song, những ưu điểm của giá trị hợp lý và lợi ích của sử dụng giá trị hợp lý là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau : (i) giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường ; (ii) những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó cũng được yêu cầu công bố, vì vậy khả năng lạm dụng giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể; (iii) các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn thiện. Về xu hướng sử dụng giá trị hợp lý, các hướng dẫn được quy định trong IFRS 13 và những cập nhật tại chủ đề số 820 (báo cáo số 157 trước đây của FASB) vào tháng 5/2011 đã hoàn thành một dự án lớn cải thiện IFRS và US GAAP để mang lại sự hội tụ giữa chúng. Leslie F Seidman, Chủ tịch của FASB, cho biết: “Cập nhật này đại diện cho một bước tiến tích cực hướng tới mục tiêu chia sẻ trên toàn thế giới hội tụ các chuẩn mực kế toán. Việc thống nhất ý nghĩa của giá trị hợp lý sẽ cải thiện tính nhất quán của thông tin tài chính trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng đáp ứng yêu cầu tăng cường công bố về các giả định được sử dụng trong các phương pháp đo lường giá trị hợp lý” [7]. Như vậy, những ưu điểm nổi bật của giá trị hợp lý đã được bộc lộ về lý thuyết lẫn thực tiễn. Cùng với những nỗ lực của IASB và FASB và một số quốc gia trong việc thúc đẩy việc tạo lập cơ sở và ứng dụng giá trị hợp lý, có thể khẳng định, việc sử dụng giá trị hợp lý để định giá trong kế toán đang trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay. 2. Sơ lược thực trạng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam. Vai trò của giá trị hợp lý còn khá mờ nhạt. Thực ra, ở Việt Nam, giá trị hợp lý đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay, và đầu tiên được định nghĩa trong chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác : “giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá”. Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn : ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh… Về phương pháp xác định giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của chuẩn mực kế toán số 4- Tài sản cố định vô hình- có đề cập đến phương pháp xác định giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình, và thông tư 21/2006/TT-BTC ngày

20/03/2006 của Bộ tài chính có hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định giá trị hợp lý trong kế toán. Thực ra, ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 17/TT/BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngõ. Sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chỉ ra rằng, trong một tương lai không xa, giá trị hợp lý phải là cơ sở định giá chủ yếu trong hệ thống kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, giá trị hợp lý và việc sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam tuy đã có những bước khởi đầu nhất định song vẫn mang tính chấp vá, chưa có một định hướng rõ ràng về việc sử dụng giá trị hợp lý. Điều này thể hiện qua các điểm chủ yếu sau : - Chưa xác định một cách rõ ràng và nhất quán về tính tất yếu của việc sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán; - Định nghĩa giá trị hợp lý chưa rõ ràng, chưa đầy đủ; - Các quy định về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán nằm rải rác trong các chuẩn mực, mang tính chấp vá, thiếu tính hệ thống; - Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định giá trị hợp lý trong kế toán ; - Giá trị hợp lý sử dụng chủ yếu cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường. Cũng cần lưu ý thêm rằng, bên cạnh sự chưa hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động (active market) ở Việt Nam, cũng như sự thiếu vắng các quy định và hướng dẫn về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý, thì vấn đề đang là một rào cản đáng kể ngăn cản sự phát triển và sử dụng giá trị hợp lý chính là vấn đề về nhận thức, đó là niềm tin vào tính đáng tin cậy của giá trị hợp lý. 3. Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam (i) Về nguyên tắc Sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam ; việc tiến tới sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có lộ trình hợp lý. Việc sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm : đáp ứng yêu cầu hội nhập, các tiêu chuẩn đánh giá của Việt Nam sẽ tương đồng với các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế; đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán, theo đó, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, và việc định giá cũng không thể khác được. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có, nếu áp dụng ngay toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin được định giá theo giá trị hợp lý. Do vậy, việc sử dụng giá trị hợp lý cần tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn. Theo đó, việc xác định một lộ trình hợp lý là cần thiết. Lộ trình này có thể bao gồm 2 giai đoạn chính, liên quan đến các giải pháp ngắn hạn và dài hạn. (ii) Về giải pháp - Trong ngắn hạn : Thứ nhất, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo… nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm công tác kế toán, cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Thứ hai, điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung (VAS 1) ; ban hành hướng dẫn áp dụng giá trị hợp lý, chuẩn hóa định nghĩa giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá. Trên cơ sở Luật kế toán và VAS1, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn áp dụng giá trị hợp lý, chuẩn hóa định nghĩa giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá khi có hạn chế thông tin giữa tính thích hợp và tính đáng tin cậy, cũng như nội dung và phạm vi các thông tin cần công bố trong thuyết minh BCTC. Những hướng dẫn và giải thích này sẽ là cơ sở quan trọng để từng bước tạo lập hành lang pháp lý cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán, trước khi có một chuẩn mực chính thức về đo lường giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. Thứ ba, bổ sung, cập nhật, nội dung các chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý. Trong quá trình rà soát và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán đã ban hành, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định bổ sung cần hướng đến việc tạo lập sự thống nhất, theo đó, cần quy định trong chuẩn mực các yêu cầu trình bày thông tin về giá trị hợp lý. Trước mắt, giá trị hợp lý nhất thiết phải được sử dụng sau ghi nhận ban đầu đối với : bất động sản đầu tư, công cụ tài

chính, hợp nhất kinh doanh; các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con, bởi lẻ, nếu phản ánh theo giá gốc sẽ không phản ánh được những thay đổi của thị trường, không phản ánh được lãi - lỗ chưa thực hiện vào đúng kỳ mà nó phát sinh. - Trong dài hạn Thứ nhất, Ban hành chuẩn mực Đo lường giá trị hợp lý Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực Đo lường giá trị hợp lý. Chuẩn mực này được xây dựng theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS 13. Thứ hai, Hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu. Bên cạnh việc bổ sung, cập nhật các chuẩn mực kế toán đã ban hành phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần tiếp tục ban hành các chuẩn mực còn thiếu. Nội dung của các chuẩn mực được xây dựng theo hướng cập nhật chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là phù hợp với điều kiện áp dụng giá trị hợp lý trong định giá và IFRS 13. Kết quả là, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam không chỉ phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế mà còn là hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng giá trị hợp lý làm cơ sở định giá chủ yếu, phù hợp với thông lệ và xu hướng quốc tế. Thứ ba, từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động (active market); đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây dựng ngày càng “ hoạt động” để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý./. 2. Kết luận Giá trị hợp lý đang dần khẳng định những ưu thế của mình trong định giá, việc sử dụng giá trị hợp lý được IASB, FASB ủng hộ và đang chuẩn bị những cơ sở quan trọng cho việc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán tạo ra sức ép đáng kể về việc nghiên cứu và sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiến tới sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có lộ trình hợp lý. Với những giải pháp thích hợp được thực đồng bộ, hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể, hy vọng trong một tương lai không xa, giá trị hợp lý sẽ trở thành cơ sở định giá chủ yếu trong hệ thống kế toán Việt Nam, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán , ban hành từ năm 2001 đến 2005; 2. Bộ tài chính , Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán,ban hành theo thông tư số 21/2006/TTBTC ngày 20/03/2006; 3. Lê Vũ Ngọc Thanh, Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2005. 4. Nguyễn Thế Lộc, Tính hợp lý của“ Giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Kiểm toán số 11, năm 2010; 5. Deloitte, IFRS 13 Fair value measurement, http://www.iasplus.com/standard/ifrs13.htm 6. IASB, IAS 16: Property, Plant and Equipment, http://eifrs.iasb.org/eifrs/bnstandards/en/ias16.pdf 7. IFRS, IASB and FASB issue common fair value measurement and disclosure requirements, http://www.ifrs.org/News/Press+Releases/IFRS+13+FVM+May+2011.htm Theo Tạp chí Kiểm toán số 1/2012 4. Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế

ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Đại học Kinh tế K 12:00 07/07/2018 0 Bình luận Trước sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, việc sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam đã có những bước khởi đầu nhất định song vẫn cần có một định hướng sử dụng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính kế toán cho rằng, để tiến tới sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán và áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế cần phải có lộ trình hợp lý. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong lập và trình bày báo cáo tài chính Hành trình đến với các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế Phân tích yếu tố quyết định đến chất lượng thông tin kế toán

Nghiên cứu về kế toán khoản lãi vay được miễn giảm, xóa bỏ đối với doanh nghiệp Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và thực tế triển khai tại doanh nghiệp Các quan điểm về giá trị hợp lý Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Trong các lý thuyết về kế toán, giá trị hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó trở thành một xu hướng quan trọng trong những năm gần đây. Trên thế giới, giá trị hợp lý bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm 1990. Trải qua thời gian, khái niệm giá trị hợp lý và việc đo lường giá trị hợp lý được hoàn thiện rõ ràng và cụ thể hơn. Trước khi các chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý được ban hành, định nghĩa giá trị hợp lý được đề cập trong các chuẩn mực kế toán cụ thể của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB). Cụ thể, Chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS 16) - Tài sản, nhà cửa và thiết bị khẳng định, “giá trị hợp lý là tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch ngang giá”. Trong khi đó, theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB), giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán FAS 157 (ban hành năm 2006) thì giá trị hợp lý là mức giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá. Tuy nhiên, do một số chuẩn mực kế toán được ban hành đã đưa ra các hướng dẫn chưa đầy đủ về cách xác định giá trị hợp lý, trong khi đó một số chuẩn mực khác có hướng dẫn chi tiết nhưng lại không nhất quán, chính vì vậy, Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế số 13 (IFRS 13) - Xác định giá trị hợp lý đã được ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 để khắc phục hạn chế sự không nhất quán của các chuẩn mực khác. Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các thành phần tham gia thị trường tại ngày đo lường. Khái niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn mạnh giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở giá thị trường, không phải theo DN. IFRS 13 được đánh giá là đã phát triển nhất quán và giảm thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp, một định nghĩa chính thức về giá trị hợp lý, thống nhất phương pháp đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Bảng 1: Lợi ích của việc sử dụng giá trị hợp lý STT Lợi ích 1

Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường

2

Những giả định dùng để ước tính Giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn

3

Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn thiện Nguồn: Tác giả tổng hợp Chế độ kế toán Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở phương pháp kế toán theo giá gốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng từng bước được cập nhật theo phương pháp giá trị hợp lý, kết hợp kế toán theo giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản và thời điểm lập BCTC. Theo đó, giá trị hợp lý đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay, và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác: “Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá”.

Tại Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn: Ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh… Ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Gần đây, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 200/2014/TTBTC, trong đó đề cập đến một số trường hợp cụ thể liên quan đến giá trị hợp lý (Đối với chứng khoán kinh doanh; hàng tồn kho; tài sản cố định và doanh thu, chi phí). Ngoài ra, Luật Kế toán sửa đổi 2015 cũng đã đề cập rõ hơn về giá trị hợp lý. Cụ thể, Luật Kế toán 2015 bổ sung khái niệm giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị. Sau khi ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC. Nhờ đó, khắc phục hạn chế của quy định kế toán hiện hành là quy định hạch toán theo giá gốc, bởi chưa phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập BCTC. Một số quan điểm đối lập Việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị trường thay thế dần nguyên tắc giá gốc tại nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy, xu thế định giá tài sản trên BCTC đang hướng đến giá trị hợp lý, kết hợp nhiều loại giá khác nhau nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng và tạo thuận lợi cho công tác kế toán. Vì thế, kế toán theo giá trị hợp lý là một lựa chọn tất yếu. Giá trị hợp lý phát triển mạnh trong kế toán, nhất là trong các hoạt động liên quan đến công cụ tài chính, tạo thành một trào lưu kế toán theo giá trị hợp lý hay theo thị trường. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý. Các quan điểm ủng hộ giá trị hợp lý trong kế toán đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay - giai đoạn của sự phát triển, giai đoạn của công nghệ thông tin, giai đoạn của hội nhập kinh tế. Các nhà đầu tư, các chủ thể kinh tế luôn muốn nắm bắt và cập nhật những thông tin tài chính chính xác nhất, nhanh nhất và phù hợp nhất với hiện tại, được tiếp cận trên cơ sở thị trường. Chính vì vậy, mục tiêu của thông tin kế toán tài chính đã được xác lập khá rõ, đáp ứng yêu cầu ra quyết định kinh tế của các chủ thể có lợi ích liên quan. Chẳng hạn, thông tin trên cơ sở giá trị hợp lý được chứng minh là thích hợp cho việc ra quyết định trên cơ sở dự báo về dòng tiền tương lai của DN. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng thừa nhận rằng, xác định giá trị hợp lý không phải là điều dễ dàng trong một số trường hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường Việt Nam chưa phát triển. Phía quan điểm này cũng cho rằng, việc ghi nhận dựa trên giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của DN, đặc biệt đối với danh mục tài sản - phần mà giá trị hợp lý thay đổi theo thời gian như nhà, đất, thiết bị… Trong khi đó, không ít người đề cao phương pháp giá gốc lại nghi ngờ về tính đáng tin cậy và phương pháp xác định giá trị hợp lý, đặc biệt là trong trường hợp không có dữ liệu quan sát trực tiếp về giá cả của thị trường để xác định giá trị hợp lý. Tính chủ quan và thiếu độ tin cậy về việc đo lường giá trị hợp lý có nguy cơ cao khi thực hiện các điều chỉnh trên cơ sở xét đoán và giả định của đơn vị báo cáo. Mặt khác, cơ sở pháp lý và những chi phí bỏ ra để xác định giá trị hợp lý ở những nước đang phát triển là rất khó khăn. Trong khi đó, việc sử dụng giá gốc giúp đánh giá trách nhiệm giải trình, các lập luận phê phán cho rằng để đạt được mục tiêu này không nhất thiết phải phản ánh các giao dịch dựa trên quá khứ (giá gốc). Quan điểm không ủng hộ giá trị hợp lý cũng đã đưa ra những hệ quả do áp dụng giá trị hợp lý ở các thị trường tài chính lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu là một nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt,

trong trường hợp hoạt động của thị trường không hiệu quả, có thể dẫn đến thông tin tài chính bị “bóp méo” ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định của người sử dụng thông tin… Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý ở Việt Nam Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, giá trị hợp lý rất thiết thực và nên áp dụng. Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và vấn đề lạm phát là tất yếu, thông tin về giá trị tài sản trên BCTC nếu chỉ trình bày theo giá gốc sẽ không thích hợp đối với các đối tượng sử dụng thông tin. Việc sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế không những đáp ứng yêu cầu hội nhập, các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế mà còn đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán. Nhằm áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau: Thứ nhất, trên cơ sở Luật Kế toán mới ban hành, các cơ quan liên quan cần ban hành hướng dẫn áp dụng giá trị hợp lý, chuẩn hoá các định nghĩa giá trị hợp lý, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để xác định các loại tài sản được đưa vào danh mục tài sản được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, cơ sở xác định giá trị hợp lý, phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý, những nội dung, phạm vi các thông tin cần công bố trên BCTC. Hiện nay, mặc dù Luật Kế toán 2015 đã đưa ra vấn đề giá trị hợp lý nhưng cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng, chuẩn hóa định nghĩa, giải thích và đưa ra phương pháp xác định giá trị hợp lý, cụ thể… Thứ hai, để giá trị hợp lý thực sự tồn tại, phải có một môi trường kinh doanh phù hợp. Do vậy, cần từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động; đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây dựng ngày càng đồng bộ, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý. Tiếp tục đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước, góp phần tạo “sân chơi” bình đẳng cho các DN, đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế và nâng cao môi trường kinh doanh. Đây chính là nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán. Thứ ba, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trình bày thông tin về giá trị hợp lý trên BCTC, từ đó, tiến tới việc xây dựng chuẩn mực kế toán đo lường giá trị hợp lý. Trước mắt, tiếp tục và hoàn thiện việc ban hành các chuẩn mực còn thiếu, đặc biệt là cần ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý phù hợp với điều kiện áp dụng giá trị hợp lý theo IFRS 13. Thứ tư, cần có lộ trình hợp lý, tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, hệ thống thông tin hỗ trợ còn hạn chế, nếu áp dụng toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin được định giá theo giá trị hợp lý. Cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế của các DN cũng còn hạn chế, trình độ kế toán viên chưa đồng đều, nên việc áp dụng ngay giá trị hợp lý cũng có thể dẫn đến không ít bất cập. Thứ năm, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm công tác kế toán, cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC Câu 2 Khái niệm bảo toàn vốn và xác định lợi nhuận 3.59 Dựa trên khái niệm về vốn ở đoạn 3.57, khái niệm bảo toàn vốn như sau: (a) Bảo toàn vốn tài chính: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu giá trị (bằng tiền) của tài sản thuần tại thời điểm cuối kỳ cao hơn giá trị tài sản thuần tại thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản phân phối cho chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu trong kỳ. Bảo toàn vốn tài chính có thể được xác định bằng đơn vị tiền tệ danh nghĩa hoặc đơn vị sức

mua tương đương. (b) Bảo toàn vốn vật chất: Lợi nhuận chỉ đạt được nếu năng lực sản xuất vật chất (hoặc năng lực hoạt động) của đơn vị tại thời điểm cuối kỳ cao hơn thời điểm đầu kỳ sau khi loại trừ các khoản phân phối cho chủ sở hữu hoặc nhận vốn góp từ chủ sở hữu trong kỳ. 3.60 Khái niệm về bảo toàn vốn liên quan đến cách thức đơn vị xác định vốn cầnbảo toàn, tạo sự liên kết giữa khái niệm về vốn và khái niệm lợi nhuận thông qua việc cung cấp cơ sở để xác định lợi nhuận, cần phân biệt lợi nhuận trên vốn và việc thu hồi vốn góp của đơn vị. Lợi nhuận trên vốn là phần giá trị tài sản vượt quá giá trị vốn cần bảo toànhoặc là phần chênh lệch của thu nhập cao hơn chi phí (Có thể bao gồm cả các khoản điều chỉnh bảo toàn vốn) ngược lại, lỗ là phần chênh lệch của chi phí cao hơn thu nhập. 3.61 Khái niệm bảo toàn vốn vật chất yêu cầu cơ sở xác định phải là giá hiện hành. Khái niệm bảo toàn vốn tài chính không yêu cầu cơ sở xác định cụ thể, việc lựa chọn cơ sở xác định phụ thuộc vào loại vốn tài chính màđơn vị phải bảo toàn. 3.62 Sự khác biệt chính giữa hai khái niệm bảo toàn vốn là cách thức xử lý ảnh hưởng đối với các thay đổi về giá của tài sản và nợ phải trả. Đơn vị đã bảo toàn được vốn nếu giá trị vốn vào thời điểm cuối kỳ bằng hoặc cao hơn tại thời điểm đầu kỳ. 3.63 Theo khái niệm về bảo toàn vốn tài chính nếu vốn được xác định dưới hình thức đơn vị tiền tệ danh nghĩa thì lợi nhuận là giá trị vốn danh nghĩa tăng trong kỳ. Vì vậy, sự tăng giá tài sản nắm giữ trong kỳ về bản chất được coi là thu nhập hoặc lợi nhuận nhưng chưa được ghi nhận cho đến khi bán tài sản đó trong một giao dịch trao đổi. Nếu vốn được xác định dưới hình thức đơn vị sức mua tương đương, lợi nhuận là phần tăng giá tài sản vượt quá sự tăng giá chung (do lạm phát). Phần còn lại của sự tăng giá là các khoản điều chỉnh bảo toàn vốn và là một phần của vốn chủ sở hữu. 3.64 Theo khái niệm về bảo toàn vốn vật chất, khi vốn được xác định dưới hình thức năng lực sản xuất, lợi nhuận là sự gia tăng vốn trong kỳ. Tất cả các thay đổi về giá ảnh hưởng đến tài sản và nợ phải trả được xem là những thay đổi trong cách xác định năng lực sản xuất của đơn vị. Vì vậy những thay đổi đó được coi như khoản điều chỉnh bảo toàn vốn, là một phần của vốn chủ sở hữu chứ không phải là lợi nhuận. 3.65 Việc lựa chọn các cơ sở và khái niệm về bảo toàn vốn sẽ xác định mô hình kế toán được sử dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Các mô hình kế toán khác nhau thể hiện mức độ phù hợp và độ tin cậy khác nhau, cũng như trong các lĩnh vực khác, ban lãnh đạo phải xác định sự cân bằng giữa tính phù hợp và độ tin cậy. Chuẩn mực có thể áp dụng cho nhiều mô hình kế toán và cung cấp hướng dẫn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng theo mô hình đã chọn.

Related Documents

Noi Dung
October 2019 29
Noi Dung
October 2019 38
Noi Dung
November 2019 26
Noi Dung Nhat Ky
April 2020 15
Bai Kiem Tra 10%
June 2020 5

More Documents from ""

June 2020 6
June 2020 4
Barroco.docx
November 2019 13