Nguon Luc Con Nguoi

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nguon Luc Con Nguoi as PDF for free.

More details

  • Words: 2,305
  • Pages: 5
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Hà Văn Ánh* Từ thực tiễn 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X rút ra một số bài học lớn, trong đó có bài học “phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới”. Đại hội khẳng định: Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Đây cũng là một trong những bài học kinh nghiệm lớn trong nhiệm kỳ Đại hội IX và là tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm tới. Đại hội X cho rằng nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển, vì có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Có tăng cường nội lực mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực, theo Đại hội X, trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của Nhà nước. Như vậy, Đảng ta đã chỉ ra muốn phát triển kinh tế – xã hội cần phải kết hợp nguồn lực trong nước và nguồn lực bên ngoài. Có kết hợp tốt nội lực với ngoại lực mới tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển. Cả nội lực và ngoại lực đều quan trọng, nhưng nội lực là nhân tố quyết định. Trong các nguồn nội lực, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn lực con người. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin bàn về chủ đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. Nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ và lao động… Trong đó, nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Thật vậy, trước hết năng lực trí tuệ của con người là vô hạn, trong khi các nguồn lực khác lại có hạn. Tài nguyên thiên nhiên có đa dạng, phong phú bao nhiêu đi chăng nữa thì sau quá trình khai thác, đến lúc cũng sẽ bị cạn kiệt. Vốn có nhiều bao nhiêu cũng bị giới hạn ở một số lượng nhất định và cũng khó đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Công nghệ có hiện đại tiên tiến mấy chăng nữa cũng sẽ bị lạc hậu theo thời gian. Thứ hai, con người là chủ thể sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật… Qua quá trình nghiên cứu, con người tìm ra nguyên lý máy đốt trong, *

TS, Trưởng khoa Kinh tế – Chính trị, Trường Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh

1

từ đó phát minh máy diezen; sau khi tìm ra nguyên lý thông tin cáp quang, chế tạo ra cáp quang; khi có ý tưởng đa chức năng, con người tạo ra máy tính đa chức năng… Con người tạo ra công nghệ, kỹ thuật để phục vụ lợi ích của con người chứ không phải tự nó tồn tại một cách tự nhiên. Vì thế, trí tuệ con người phát triển tới đâu sẽ tạo ra trình độ công nghệ kỹ thuật tương ứng. Thứ ba, các nguồn lực khác không thể tự phát huy tác dụng nếu không có sự tác động của con người. Thực tế cho ta thấy, có những nước tài nguyên thiên nhiên hạn chế nhưng vẫn có sự phát triển vượt bậc. Chẳng hạn, Singapore không được thiên nhiên, ưu đãi về tài nguyên, nhưng phát huy đúng vai trò nguồn nhân lực, cơ cấu kinh tế phù hợp, đã phát triển kinh tế rất cao và trở thành một nước có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người cao nhất trong khu vực. Nước Nhật có bước phát triển thần kỳ từ sau chiến tranh. Mặc dù không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nước Nhật vẫn phát triển và có tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ nhì thế giới (sau Mỹ). Sự phát triển thần kỳ đó bắt nguồn từ yếu tố cộng đồng và con người Nhật Bản. Những điều đó chứng tỏ vai trò con người rất quan trọng, nó quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Chiến lược xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đào tạo con người như thế nào thì có kết quả nguồn nhân lực tương ứng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong từng thời kỳ ở mức độ nào thì phải có chiến lược xây dựng con người phù hợp. Theo tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VIII, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc vì chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường

2

xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Như vậy, Đảng ta đã nhấn mạnh đến những phẩm chất cơ bản của con người mới phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là những con người có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu nước, phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, đạo đức, thẩm mỹ, có ý chí và nhiệt tình lao động… Nói cách khác, con người mới phải là con người vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức vừa có tài. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng giáo dục trên tất cả các mặt: trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục… Không chỉ dừng lại việc dạy chữ, dạy nghề mà còn phải chú ý đến việc dạy làm người. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đào tạo những người lao động lành nghề, chất lượng cao, phù hợp với sự phát triển trên nhiều lĩnh vực nhất là những lĩnh vực, có ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cần phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ngang tầm, đủ sức đảm đương những trọng trách được giao phó. Đặc biệt, cần phải nâng cao chất lượng đảng viên cả về tư tưởng chính trị lẫn trình độ năng lực và phẩm chất, đạo đức, lối sống. Để xây dựng được con người mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo, khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc hội nhập khu vực và thế giới. Đại hội X đã đề ra mục tiêu những năm tới của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam Trong những năm vừa qua, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực… thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Vì thế trong công tác cán bộ, Đại hội X đã đưa ra mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Và để nâng cao chất lượng đảng viên, Đại hội yêu cầu:

3

- Về tư tưởng chính trị, tất cả đảng viên phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thách thức. Có ý thức giữ vững và nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng. - Về trình độ năng lực, yêu cầu đảng viên phải có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sưc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. - Về phẩm chất, đạo đức, lối sống, đảng viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, đi đầu trong công tác xử lý hài hòa các lợi ích, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết. Liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật. Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác. Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo, góp phần làm cho cán bộ, đảng viên đáp ứng được những yêu cầu trên. Với chức năng giảng dạy lý luận, trong thời gian qua Nhà trường đã trang bị cho cán bộ, đảng viên Thành phố những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước; trang bị cho người học những kiến thức về quản lý Nhà nước, pháp luật, đồng thời đã đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn kế cận, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Giám đốc, thư ký văn phòng, cán bộ pháp lý… Để thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy và học tập, Trường Cán bộ đã từng bước chuẩn hóa các loại chương trình đào tạo bồi dưỡng, biên tập giáo trình phù hợp, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, Nhà trường đã tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, sử dụng những công cụ hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy học tập. Liên kết đào tạo với các trường Đại học, Học viện, Trung tâm giáo dục chính trị quận huyện… để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đảng viên trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý, đồng thời phổ cập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu mới, Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện chuẩn hóa chương trình học tập của các loại hình lớp, tạo điều kiện, môi trường ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học, nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực

4

sáng tạo của người học, nghiêm túc trong quy trình tuyển sinh, đánh giá chất lượng dạy và học để xứng đáng là trường dạy lý luận chính trị mang tên Bác.

5

Related Documents