Xác định được mục tiêu của CNXH còn đòi hỏi phải xác định và phát huy được các động lực của nó thì mới đưa sự nghiệp xây dựng CNXH tới đạt mục tiêu. Theo Hồ Chí Minh động lực của CNXH có các yếu tố vật chất và tinh thần, chúng quan hệ và tác động với nhau. Hệ thống động lực của CXH, trong đó: - Phát huy Động lực con người trên cả 2 phương diện : cộng đồng và cá nhân là quan trọng nhất bao trùm lên tất cả. Để phát huy động lực con người cần phải: - Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc- đây là sức mạnh con người trên bình diện cộng đồng, động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Sức mạnh cộng đồng là sức mạnh của tât cả các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, kể cả những nhà tư sản dân tộc, các tổ chức và đoàn thể, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào trong nước và đồng bào ở nước ngoài. - Phát huy sức mạnh con người với tư cách là cá nhân người lao động. Giữa cộng đồng và cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp. Có phát huy sức mạnh của cá nhân mới có sức mạnh cộng đồng. Để phát huy sức mạnh cuả cá nhân người lao động, theo Hồ Chí Minh: cần tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người; đồng thời phải tác động vào các động lực chính trị- tinh thần. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Đi vào CNXH, Người chú ý kích thích động lực mới- là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Người chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lao động sản xuất. Trong cách mạng, có những lĩnh vực đòi hỏi con người phải chịu sự hy sinh, thiệt thòichỉ lợi ích kinh tế ở đây không giải quyết được. Cần có động lực chính trị- tinh thần. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động- trong sở hữu, trong quá trình sản xuất và phân phối. Điều này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải thực hành dân chủ, tuyệt đối không được chuyên quyền, độc đoán. Vì quần chúng thật sự có quyền dân chủ, cán bộ, đảng viên xung phong gương mẫu thì mọi kế hoạch sản xuất sẽ được thực hiện thắng lợi. Từ nước nông nghiệp sản xuất nhỏ đi lên CNXH, Hồ Chí Minh còn nhắc nhở, để phát huy quyền làm chủ phải đặc biệt quan tâm bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ. - Thực hiện công bằng xã hội- là tạo ra động lực cho CNXH. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện công bằng xã hội không phải là cào bằng bình quân. Người căn dặn: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. - Để tạo động lực cho CNXH, còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: về chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật. Vì theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành công CNXH “cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho CNXH”. Đi vào CNXH, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý phát triển dân trí, giáo
dục và đào tạo. Người đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có chiến lược khoa học- kỹ thuật, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập văn hoá và khoa học- kỹ thuật. Mặt khác, con người có quan hệ pháp lý- đạo đức. Con người được giáo dục cao về pháp lý- đạo đức thì khả năng vươn tới cái tốt, cái đẹp, cái đúng càng cao. Do đó, lao động, cống hiến của họ cho CNXH càng tự giác, càng tích cực và hiệu quả hơn. Trong xây dựng CNXH có động lực thì cũng có phản động lực. Để phát huy cao độ động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH. Để làm tốt được đòi hỏi này, theo Hồ Chí Minh thì toàn Đảng, toàn dân, cán bộ, đảng viên phải làm tốt các việc sau: - Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, nó là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác. Còn chủ nghĩa cá nhân, CNXH chưa thể thắng lợi hoàn toàn. - Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, tham ô, lãng phí, quan liêu là “bạn đồng minh của thực dân phong kiến”. “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Nó phá hoại động lực quan trọng nhất của CNXH là con người. - Phải thường xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, vì nó làm “giảm suát uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng” đi lên CNXH. Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập... cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng CNXH mà tất cả mọi người phải luôn luôn cảnh giác và chiến thắng chúng mới tạo điều kiện hình thành và phát triển được động lực của CNXH.