Mot Thien Chua An Minh

  • Uploaded by: VSL Regional Vicariate
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Mot Thien Chua An Minh as PDF for free.

More details

  • Words: 1,254
  • Pages: 1
Một Thiên Chúa Ẩn Mình (ĐHY Rartzinger; Chuyển ngữ : G. Nguyễn Cao Luật op)

Đã là Mùa Vọng. Suy nghĩ về tất cả những gì chúng ta phải nói trong khi đàm đạo với Thiên Chúa như ông Gióp đã làm, chúng ta nhận thấy rõ ràng sự khẩn cấp là Mùa Vọng vẫn đang đến, ngay cả với chúng ta. Thiết nghĩ rằng điều đơn giản đầu tiên là chấp nhận thực tại ấy. Mùa Vọng là một thực tại, kể cả đối với Giáo hội. Thiên Chúa đã không phân lịch sử chia thành hai nửa rõ rệt, một bên sáng và một bên tối. Người cũng không phân loại con người thành một nhóm những người đã được cứu chuộc và một số người bị bỏ quên. Chỉ có một, một lịch sử không thể phân chia. Tất cả là một toàn thể trong đó có cả sự yếu kém và khốn khổ của con người, và cả tình thương xót của Thiên Chúa, Đấng vẫn luôn ở bên cạnh và nâng đỡ lịch sử này. Thời đại này thúc đẩy chúng ta học hỏi chân lý Mùa Vọng cách mới mẻ: luôn luôn là Mùa Vọng và vẫn là Mùa Vọng. Toàn thể nhân loại là một trước mặt Thiên Chúa. Toàn thể nhân loại này chìm trong bóng tối, nhưng ở phía bên kia, toàn thể nhân loại ấy được ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi. Như thế thì luôn là Mùa Vọng và vẫn là Mùa Vọng, và điều này có nghĩa là không có giai đoạn lịch sử nào mà trong đó Thiên Chúa thuộc về quá khứ, trong đó mọi sự như đã thuộc về quá khứ và như đã hoàn thành. Trái lại, đối với chúng ta, Thiên Chúa là nguồn mạch phát xuất mọi sự đồng thời cũng là tương lai mà chúng ta đang hướng về. Hơn nữa theo nghĩa này, với mọi người chúng ta, Thiên Chúa không thể đã được tìm thấy trừ khi chúng ta tiến đến gặp gỡ Đấng Duy Nhất đang đến, Đấng đang đợi chờ chúng ta và mời gọi chúng ta làm như thế. Không có cuộc xuất hành, không có cuộc ra đi này, chúng ta không thể tìm thấy Thiên Chúa. Chúng ta phải ra khỏi nơi an toàn ấm cúng của tình trạng hiện tại để đi vào nơi bí ẩn: đó là ánh sáng của Thiên Chúa đang đến. Chúng ta sẽ hiểu rõ điều này khi nhìn lại hình ảnh ông Môsê trèo lên núi cao và đi vào trong áng mây của Thiên Chúa, Đấng ẩn mình. Khởi đầu lịch sử cứu độ thời Tân Ước, theo một cách thức khác, hình ảnh này cũng được lập lại nơi các mục đồng ở Bêlem. Họ đã được báo trước: “anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2, 12). Nói cách khác, dấu chỉ mà các mục đồng sẽ gặp thấy, không phải là dấu chỉ nào khác, nhưng đơn giản là Thiên Chúa đã trở thành trẻ thơ, và họ được mời gọi tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa qua sự ẩn mình này. “Dấu chỉ” ấy mời gọi họ khám phá Thiên Chúa trong một dạng thức qua đó Người ẩn mình. Dấu chỉ này đòi buộc họ nhìn nhận Thiên Chúa không phải theo hệ thống dễ hiểu của thế giới, Thiên Chúa chỉ được nhận thấy vào những thời điểm khi chúng ta lớn lên, vượt qua chúng. Chắc chắn rằng Thiên Chúa đã trao tặng những dấu chỉ về chính Người qua quyền năng cao cả trên vũ trụ, nhờ đó chúng ta có thể nhận ra một chút về quyền năng của Đấng Sáng tạo. Tuy nhiên, dấu chỉ thực sự Người chọn là sự ẩn mình, từ đám dân khốn cùng Ít-ra-en tới Hài Nhi tại Belem, và con người chịu treo trên thập giá đang thốt lên : “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con” (Mt 27, 46). Dấu chỉ ẩn mình này thúc đẩy chúng ta hướng đến sự việc này là thực tại chân lý và tình yêu, tức là sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa, không thể nào được tìm thấy trong thế giới số lượng nhưng chỉ được tìm thấy nếu chúng ta vượt qua thế giới ấy để bước vào trật tự mới. Triết gia Pascal đã trình bày ý tưởng này trong lý thuyết tuyệt vời về ba cấp bậc. Theo ông, cấp bậc đầu tiên là số lượng rất vĩ đại và rộng lớn, đối tượng vô tận của khoa học tự nhiên, tiếp đến là cập bậc ý tưởng, lãnh vực to lớn thứ hai của thực tại, dựa trên nền tảng là số lượng, nhưng lại như không có gì, không có không gian. Tuy nhiên, ý tưởng đơn sơ (Pascal kể đến ý tưởng toán học của Archimède), như chúng ta nói, cũng lớn hơn toàn bộ trật tự số lượng thể lý, vì mặc dù không có trọng lượng, không có sức mạnh, không có hơi thở, nhưng ý tưởng lại có thể đo được toàn thể vũ trụ. Cuối cùng là cấp bậc tình yêu. Trật tự này, khởi đầu, không có gì trong trật tự “ý tưởng”, và khoa học, Archimède là đại diện, cũng không là đối tượng của các trình bày khoa học và chính nó chẳng đóng góp gì vào những trình bày như thế. Tuy nhiên, chuyển động đơn thuần của tình yêu lại vô cùng lớn rộng. Vượt hẳn toàn bộ trật tự “ý tưởng”, bởi vì chỉ có trật tự tình yêu mới cho thấy thế nào là sáng tạo thực sự, là trao tặng cuộc sống và sức mạnh giải thoát. Thiên Chúa ẩn mình muốn hướng chúng ta đến “sự không có gì” này của chân lý và bình yên. Ay chính là thực tại đích thật, đơn giản, ôm trọn mọi sự, và chính vì thế mà Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất ẩn mình trong thế giới này. Người không thể nhận ra được trong bất cứ nơi nào, nhưng chỉ trong nơi ẩn mình. Mùa Vọng đã tới. Mọi câu trả lời của chúng ta cũng chỉ là vụn vặt. Điều đầu tiên chúng ta phải chấp nhận, bây giờ và mãi mãi đó là Mùa Vọng vẫn kéo dài. Làm như thế, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được rằng ranh giới giữa “trước Chúa Kitô” và “sau Chúa Kitô” không được phân chia theo thời gian lịch sử, theo nghĩa hướng ra bên ngoài, và cũng không vẽ được trên bất cứ bản đồ nào. Ranh giới ấy ở trong tâm hồn chính chúng ta. Một khi chúng ta sống với mục tiêu là lo cho mình, nhìn vào bản thân mình, thì chúng ta còn đang sống “trước Chúa Kitô”. Trong Mùa Vọng này, hãy cầu xin Chúa để chúng ta ngày càng giảm bớt sống “trước Chúa Kitô”, và mặc dù chưa thật sự “sau Chúa Kitô”, nhưng vẫn luôn với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, “Đấng vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Do thái 43, 8). Amen. (ĐHY Rartzinger, The Hidden God, trong cuốn “What it means to be a Christian” tr. 35-40)

Related Documents


More Documents from "Dominic Tra"