Chuong 3 Kltn-chicong 1

  • Uploaded by: NGUYEN CHI CONG
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Chuong 3 Kltn-chicong 1 as PDF for free.

More details

  • Words: 4,501
  • Pages: 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo nghiệm 10 tổ hợp lúa lai và bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 hệ ba dòng trong vụ Hè thu năm 2008 tại Lâm Hà – Lâm Đồng 3.2. Thời gian và địa điểm thí nghiệm 3.2.1. Thời gian thí nghiệm Thời gian thực hiện thí nghiệm được bắt đầu từ 25/05/2008 đến 04/10/2008 3.2.2. Địa điểm thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện tại khu đất trồng lúa của Trại giống Cây trồng Lâm Hà, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thuộc Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam. 3.2.3. Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu thí nghiệm Bảng 3.1: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm Thành phần Cát (%) Thịt (%) Sét (%) pH H2O pH KCl Mùn (%)

Giá trị 63 36 7 5,82 5,02 6,2

K+dễ tiêu (meq/100g) Ca2+ (meq/100g)

0,05 4,23

Mg2+ (meq/100g) Ntổng số (%)

2,4 0,16

P2O5 tổng số (mg/100g) Nguồn: Trại giống cây trồng Lâm Hà

0,28

Nhận xét: Khu đất thí nghiệm có sa cấu sét pha thịt, hơi chua. Giàu chất hữu cơ và đạm, nghèo P2O5, K2O, Ca2+ và Mg2+. Trong quá trình canh tác chú ý bón vôi để trung hòa độ chua và bón nhiều lân để giúp lúa bén rễ hồi xanh sớm 3.2.4. Điều kiện khí hậu thủy văn trong thời gian thí nghiệm

Số liệu khí tượng được thu thập từ tháng 05/2008 – 09/2008 (Bảng 3.2) Bảng 3.2: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm Nhiệt độ không khí (0C)

Thời

Ẩm độ

Lượng

Trung

không

mưa trung

bình

khí

bình

(%) 05/2008 30,2 (3/5 và 26/5) 18,0 (21/5) 22,1 84 06/2008 29,7 (5/6) 17,3 (1/6) 21,7 81 07/2008 29,3 (14/7 và 16/7) 18,7 (1/7) 22,1 81 08/2008 29,0 (31/8) 17,2 (31/8) 21,5 82 09/2008 28,6 (6/9) 17,8 (4/9) 21,5 84 Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng

(mm) 274,5 112,2 155,2 148,4 161,1

gian

Max

Min

Qua bảng 3.2 ta thấy: - Thời tiết không có biến động và phù hợp trong suốt thời gian làm thí nghiệm - Tháng 6 nhiệt độ trung bình 21,70C và ẩm độ không khí 81% nên thích hợp cho lúa bén rễ hồi xanh sớm, lượng mưa tuy thấp nhưng ruộng chủ động được nước nên cũng không ảnh hưởng lớn đến đời sống cây lúa - Tháng 7 lúa đẻ nhánh, phát triển thân lá rễ, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên khả năng phát triển tốt - Thời kỳ trỗ và chín vào tháng 8, 9 tuy nhiệt độ và ẩm độ không khí thuận lợi (21,50C và 82 - 84%) nhưng thời gian này thường có mưa, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của lúa 3.3. Nội dung thí nghiệm Xác định một số đặc trưng hình thái, đặc tính nông học, sinh lý, phẩm chất gạo, khả năng chống chịu sâu bệnh của 10 tổ hợp lúa lai qua đó làm cơ sở chọn tổ hợp lúa lai tốt để sản xuất hạt lúa lai cung cấp cho vùng sản xuất có điều kiện khí hậu phù hợp Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 hệ ba dòng, đúc kết quy trình sản xuất hạt lai F1 hệ ba dòng thích hợp cho vùng Tây Nguyên 3.4. Vật liệu thí nghiệm Gồm 12 tổ hợp, trong đó có 10 tổ hợp lúa lai thí nghiệm, một tổ hợp lúa lai làm đối chứng, và một giống lúa thuần làm đối chứng. Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.3

Bảng 3.3: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo STT Tên giống

Cơ quan chọn tạo

1

HR182

IRRI

2

HR590

IRRI

3

HR641

IRRI

4

IR80112H

IRRI

5

IR80127H

IRRI

6

Nam Ưu 821

SSC

7

Nam Ưu 822

SSC

8

Nam Ưu 823

SSC

9

Nam Ưu 827

SSC

10

Nam Ưu 828

SSC

11

PAC 807 (Đ/c 1)

Ấn Độ (Advanta India)

12

VND 95-20 (Đ/c 2) ∗ Ghi chú:

Viện KHKT NN Miền Nam

- Đ/c: đối chứng - IRRI: Viện nghiên cứu lúa Quốc tế - SSC: Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam - KHKT NN: Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp 3.5. Phương pháp thí nghiệm 3.5.1. Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hoàn toàn (Random Complete Block Dezign – RCBD), một yếu tố, ba lần lập lại với 12 nghiệm thức là 12 tổ hợp lúa lai -Số khối (số lần lặp lại): 3 khối - Số ô thí nghiệm: 36 ô - Diện tích ô thí nghiệm: 8,64 m2 = 4,8 m x 1,8 m - Tổng diện tích thí nghiệm: 311 m2 - Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại: 0,3 m - Khoảng cách giữa các lần nhắc lại (khối): 0,5 m - Xung quanh khu thí nghiệm có hàng lúa bảo vệ - Tổng diện tích thí nghiệm cả bảo vệ: 500 m2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hướng Đông 7

2

6

8

1

7

5

12

10

1

9

12

12

3

1

4

5

3

10

8

5

11

6

2

6

7

4

2

11

8

3

4

9

9

10

11

REP II

REP III

REP

Chiều biến thiên Ghi chú: REP I: Lần lập lại I REP II: Lần lập lại II REP III: Lần lập lại III Các nghiệm thức được đánh số như sau: 1. HR182

7. Nam Ưu 823

2. HR590

8. HR641

3. Nam Ưu 821

9. Nam Ưu 827

4. IR80112H

10. Nam Ưu 828

5. IR 80127H

11. PAC 807 (đối chứng 1)

6. Nam Ưu 822

12. VND 95-20 (đối chứng 2)

3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác −Phương pháp canh tác:

+ Chuẩn bị giống: giống được kiểm tra độ nảy mầm trước khi làm thí nghiệm, giống phải đạt tiểu chuẩn trên 85% hạt nảy mầm mới dùng cho thí nghiệm + Chuẩn bị đất: đất được cày bữa kỹ, san phẳng, vơ sạch cỏ dại + Phương pháp làm mạ: áp dụng phương pháp làm mạ nền. Đất để gieo mạ là lấy bùn ao 70% trộn với sơ dừa 30% tạo một hỗn hợp dẻo. Hạt giống từng tổ hợp cho vào túi vải, ghi nhãn cho từng tổ hợp. Sau đó ngâm 12 giờ, vớt ra rửa sạch, ủ 24 – 26 giờ sau đó đem gieo trên từng ô riêng lẻ. Tuổi mạ: 18 ngày. + Mật độ cấy: cấy một dảnh, khoảng cách cây x hàng: 15 cm x 20 cm; mật độ 33 bụi/m2 + Ngày gieo mạ: 25/05/2008 + Ngày cấy: 11/06/2008 −Chăm sóc và quản lý:

+ Bón phân: theo quy trình của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam Công thức bón: 160 N + 120 P2O5 + 60 K2O (cho một ha) + Loại phân dùng Lân Văn Điển Super Lân: 16% Urê (Đạm Phú Mỹ): 46% NPK Việt Nhật: 16 – 16 – 8 NPK 16 – 8 - 14 + Lượng phân và cách bón (cho khu thí nghiệm hơn 300 m2) Bón lót: ngay khi cấy 10 kg Super Lân Bón thúc lần 1: sau cấy 5 – 10 ngày bón 3 kg Urê Bón thúc lần 2: sau cấy 20 - 25 ngày bón 2 kg Urê + 8 kg NPK 16:16:8 Bón thúc lần 3: sau cấy 50 – 55 ngày bón 8 kg NPK 16:8:14 + Tưới nước: từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3 – 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm + Cấy dặm: sau cấy 3 – 4 ngày dặm lại + Làm cỏ, sục bùn: làm một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh

+ Phòng trừ sâu bệnh: không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mục đích thử khả năng kháng sâu bệnh của các giống + Thu hoạch khi có khoảng 85% số hạt/bông chín. Trước khi thu hoạch thu 10 khóm mỗi giống để làm mẫu và theo dõi các chỉ tiêu trong phòng 3.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thi nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo thang điểm đánh giá của IRRI (Standard Evaluation Sytem For – Rice 1996) và tiểu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10 TCN 558 – 2002 3.5.3.1. Các đặc trưng về hình thái • Thân lúa - Độ dài thân: chọn ngẫu nhiên 10 cây của 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây trừ các cây ở hàng biên. Đo từ mặt đất đến cổ bông trước thu hoạch 3 ngày, ba lần lặp lại tính trung bình, đơn vị tính cm. - Góc thân: + Cấp 1: đứng (< 300) + Cấp 3: trung gian ( gần 450) + Cấp 5: mở (gần 600) + Cấp 7: tòe (> 600) + Cấp 9: bò lan (Thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất) •

Lá lúa: đặc điểm của lá đòng

- Góc lá đòng: quan sát từ lúc trỗ đến chín được đo theo góc lá đòng với thân + Cấp 1: đứng - góc giữa lá đòng và thân 00 - 150 (thẳng) + Cấp 3: trung bình - góc giữa lá đòng và thân 150 - 300 (hơi thẳng) + Cấp 5: ngang - góc giữa lá đòng và thân 300 - 450 (hơi xòe) + Cấp 7: gập xuống - góc giữa lá đòng và thân 450 - 600 (rất xòe)

- Kích thước lá đòng: đo chiều dài, chiều rộng của 5 lá đòng trên một ô theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 cây và lấy trung bình vào giai đoạn làm đòng, đơn vị tính là cm + Chiều dài lá đòng đo từ cổ lá đến chóp lá, đo 5 lá ngẫu nhiên vào giai đoạn làm đòng, ba lần lặp lại tính trung bình + Chiều rộng lá đòng đo chỗ to nhất của lá đòng, đo 5 lá ngẫu nhiên vào giai đoạn làm đòng, ba lần lặp lại tính trung bình • Bông lúa - Chiều dài bông: đo từ cổ bông đến chóp bông của 5 bông/ô trước thu hoạch 3 ngày, sau đó tính trung bình ba lần lặp lại, đơn vị tính là cm - Dạng bông: bông được phân loại theo cách phân nhánh, góc nhánh sơ cấp và độ đóng hạt, quan sát ở giai đoạn vào chắc và cho điểm theo cấp + Cấp 1: chụm + Cấp 5: trung gian + Cấp 9: mở - Trục bông: quan sát trục bông ở gian đoạn chín sữa tới vào chắc và cho điểm theo cấp + Cấp 1: thẳng đứng + Cấp 2: uốn xuống • Hạt lúa - Hình dạng hạt lúa: quan sát hình dạng hạt lúa và miêu tả - Màu sắc vỏ trấu: quan sát màu vỏ hạt lúa và miêu tả - Chiều dài hạt lúa: đo 10 hạt không kể cả râu, đơn vị tính mm - Chiều rộng hạt: đo 10 hạt chỗ ngang rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu, đơn vị tính mm 3.5.3.2. Các chỉ tiêu nông học, sinh lý ∗ Các chỉ tiêu nông học: - Sức sống của mạ: quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy + Cấp 1: mạnh + Cấp 5: trung bình + Cấp 9: yếu

- Khả năng đẻ nhánh: điều kiện môi trường có thể gây tác động to lớn đến độ đẻ nhánh, đếm số nhánh của 10 cây ngẫu nhiên trong một nghiệm thức, tính trung bình ba lần lặp lại vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa, cho điểm theo cấp + Cấp 1: rất cao (hơn 25 dảnh/cây) + Cấp 2: tốt (20 – 25 dảnh/cây) + Cấp 5: trung bình (10 – 19 dảnh/cây) + Cấp 7: thấp (5 – 9 dảnh/cây) + Cấp 9: rất thấp (< 5 dảnh/cây) - Độ cứng cây: quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch 3 ngày + Cấp 1: cứng - cây không bị đổ + Cấp 3: cứng vừa - hầu hết cây nghiêng nhẹ + Cấp 5: trung bình - hầu hết cây bị nghiêng + Cấp 7: yếu - hầu hết cây bị đổ rạp + Cấp 9: rất yếu - tất cả cây bị đổ rạp - Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh bông dài nhất của 5 cây ngẫu nhiên theo 5 điểm chéo góc trên một nghiệm thức, tính trung bình 3 lần lặp lại, không lấy số thập phân, đơn vị tính cm. Sau đó cho điểm theo cấp + Cấp 1: bán lùn (vùng trũng, thấp hơn 110 cm; vùng cao < 90cm) + Cấp 5: trung bình (vùng trũng < 110 - 130 cm; vùng cao < 90 – 125 cm) + Cấp 9: cao (vùng trũng > 130 cm; vùng cao > 125cm) - Độ tàn lá: quan sát sự chuyển màu của lá + Cấp 1: muộn và chậm: lá giữ màu xanh tự nhiên + Cấp 5: trung bình: các lá trên biến vàng + Cấp 9: sớm và nhanh: tất cả lá biến vàng hoặc chết - Độ thoát cổ bông: quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể + Cấp 1: thoát tốt + Cấp 3: thoát trung bình + Cấp 5: vừa đúng cổ bông + Cấp 7: thoát một phần + Cấp 9: không thoát được - Độ rụng hạt: một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ phần trăm hạt rụng, số bông mẫu 5 bông

+ Cấp 1: khó rụng: < 10% số hạt rụng + Cấp 5: trung bình: 10 – 50% số hạt rụng + Cấp 9: dễ rụng : > 50% số hạt rụng - Độ thụ phấn của bông: xác định bằng cách dùng ngón tay bóp hạt và ghi lại số hạt lép vào giai đoạn chín, cho điểm theo cấp + Cấp 1: hữu thụ cao (> 90%) + Cấp 3: hữu thụ (75 – 85%) + Cấp5: hữu thụ bộ phận (50 – 74%) + Cấp 7: bất thụ cao (<50% đến rất ít) + Cấp 9: (0%) - Độ thuần đồng ruộng: tính tỷ lệ các cây khác dạng trên mỗi ô thí nghiệm và đánh giá độ thuần các giống, theo dõi từ giai đoạn trỗ bông đến chín + Cấp 1: cao - cây khác dạng < 2% + Cấp 5: trung bình - cây khác dạng 2 – 4% + Cấp 9: thấp - cây khác dạng > 4% - Thời gian sinh trưởng và phát dục + Ngày bén rễ hồi xanh + Ngày bắt đầu đẻ nhánh + Ngày đẻ nhánh tối đa + Ngày trỗ 10% + Ngày trỗ hoàn toàn (trên 85% trỗ) + Ngày chín hoàn toàn (trên 85% hạt/bông đã vàng) + Tổng thời gian sinh trưởng (ngày sau khi gieo) + Động thái tăng trưởng chiều cao: chọn ngẫu nhiên 10 cây của 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây trừ các cây ở hàng biên. Dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín ⋅ Giai đoạn sinh trưởng: đo 7 ngày một lần, đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất theo từng lần lập lại, tính trung bình 3 lần lập lại, đơn vị tính cm ⋅ Giai đoạn sinh thực: đo từ mặt đất đến chóp bông không kể râu hoặc lá đòng nếu lá cao hơn bông + Động thái đẻ nhánh: chọn ngẫu nhiên 10 cây của 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây trừ các cây ở hàng biên. Ghi nhận 7 ngày một lần bắt đầu từ lúc các

giống đều bắt đầu đẻ nhánh, dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín, tính trung bình cho 3 lần lặp lại + Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu = (số bông / số nhánh tối đa) x 100 ∗ Các chỉ tiêu sinh lý Động thái tích lũy chất khô ở giai đoạn chín: tính bằng gam/cây; lấy phần trên mặt đất sau đó đem phơi dưới ánh sáng mặt trời và sấy ở 80 0C suốt một ngày cho đến khi khô dòn, sau đó cân trọng lượng khô, đến khi trọng lượng không đổi, tính trung bình từng lần lặp lại sau đó tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị tính bằng gam. Hệ số kinh tế (HI – Havest Index) được tính theo công thức: HI = Năng suất sinh vật / Năng suất kinh tế 3.5.3.3. Tính chống chịu sâu, bệnh Tính chống chịu sâu bệnh đánh giá theo thang điểm của tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10 TCN 558 – 2002 và thang điểm chuẩn của IRRI. Số liệu được đánh giá theo cảm quan ngoài đồng Các đối tượng sâu hại đã được theo dõi gồm: - Sâu đục thân: nhiều tác nhân gây ra như Chilo suppressalis (sâu sọc); Chilo polychrysus (sâu đầu đen); Scirpophaga incertulas (sâu vàng), theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín, cho điểm theo cấp + Cấp 0: không bị hại + Cấp 1: 1 – 10% dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 3: 11 – 20% dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 5: 21 – 30% dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 7: 31- 50% dảnh hoặc bông bị hại + Cấp 9: 51 – 100% dảnh hoặc bông bị hại - Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal.; là tác nhân truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, triệu chứng: chuyển vàng từ bộ phận hay toàn bộ cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng + Cấp 0: không bị hại + Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây + Cấp 3: lá biện vàng bộ phận chưa bị cháy rầy

+ Cấp 5: những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10 – 25 % số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng + Cấp 7: hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng + Cấp 9: tất cả các cây chết - Dòi đục lá: Hydrellia philippa, dòi đục mép lá gây thiệt hại rõ ràng, đôi khi làm cây bị còi cọc, quan sát ở giai đoạn sinh trưởng từ mạ đến đẻ nhánh và cho điểm + Cấp 0: không bị hại + Cấp 1: dưới 2 lá bị hại/khóm + Cấp 3: trên 2 lá bị hại/khóm nhưng diện tích lá bị hại nhỏ hơn 1/3 + Cấp 5: 1/3 – 1/4 số lá bị hại + Cấp 7: hơn 1/2 số lá bị hại, nhưng không lá nào bị gãy + Cấp 9: hơn 1/2 số lá bị hại, có lá bị gãy - Bệnh đạo ôn ∗ Hại lá: Maganaporthe grisea (Pyricularia oryza); quan sát giai đoạn mạ đến đẻ nhánh + Cấp 0: không thấy có vết bệnh + Cấp 1: các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử + Cấp 2: vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 – 2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh + Cấp 3: dạng hình vết bệnh như ở cấp 2, nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên + Cấp 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4 % diện tích lá + Cấp 5: vết bệnh điển hình chiếm 4 – 10 % diện tích lá + Cấp 6: vết bệnh điển hình chiếm 11 – 25 % diện tích lá + Cấp 7: vết bệnh điển hình chiếm 26 – 50 % diện tích lá + Cấp 8: vết bệnh điển hình chiếm 51 – 75 % diện tích lá + Cấp 9: hơn 75 % diện tích lá bị bệnh

∗ Hại bông: Maganaporthe grisea ( Pyricularia oryza); quan sát giai đoạn vào chắc đến chín + Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuốn bông + Cấp 1: vết bệnh có trên một vài cuốn bông hoặc trên gié cấp 2 + Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữ của trục bông + Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông + Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần gần cổ bông, có hơn 30 % hạt chắc + Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30 % - Bệnh đốm nâu: Cochliobolus miyabeanus (Bipolaris oryza, Drechslera oryzae); vết bệnh lá điển hình nhỏ, hình ovan hoặc tròn, màu nâu đậm, có viền vàng nhạt bên ngoài; theo dõi ở giai đoạn mạ từ làm đòng đến chín sữa theo thang cấp đánh giá diện tích vết bệnh trên lá + Cấp 0: không có vết bệnh + Cấp 1: dưới 4% diện tích vết bệnh trên lá + Cấp 3: 4 - 10% + Cấp 5: 11 - 25% + Cấp 7: 26 - 75% + Cấp 9: > 76% - Bệnh bạc lá: tác nhân Xanthomonas oryzae pv.oryzal; vết bệnh thường xuất hiện gần đỉnh lá, từ mép lá và lan xuống theo mép lá. Vết bệnh ban đầu có màu xanh nhạt đến xanh xám, sau đó từ vàng đến xám, giống nhiễm nặng vết bệnh có thể lan rộng khắp chiều dài lá đến tận bẹ lá. Bệnh bạc lá (Kresek) trên mạ làm cho cây héo rũ và chết non. Theo dõi từ làm đòng đến vào chắc và cho điểm theo thang cấp đánh giá diện tích lá bị bệnh + Cấp 1: 1 – 5 % + Cấp 3: 6 – 12 % + Cấp 5: 13 – 25 % + Cấp 7: 26 – 50 % + Cấp 9: 51 – 100 %

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: tác nhân Xanthomonas oryzae pv. oryzicola; đánh giá theo diện tích vết bệnh vào giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ và cho điểm theo cấp + Cấp 0: không bị bệnh + Cấp 1: nhỏ hơn 1% (vết bệnh trên đỉnh lá) + Cấp 3: 1 – 5% (vết bệnh trên đỉnh lá) + Cấp 5: 6 – 25% (vết bệnh trên đỉnh hoặc một số ở mép lá) + Cấp 7: 26 – 50% (vết bệnh ở đỉnh hoặc mép lá) + Cấp 9: 51 – 100% (vết bệnh ở đỉnh và mép lá) - Bệnh vàng lùn: tính số bụi bị lùn, sau đó tính tỷ lệ bị lùn (%) Tỷ lệ lùn (%) = (số bụi lùn / tổng số bụi) x 100 3.5.3.4. Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất - Số bông/ m2: trên mỗi ô lấy ngẫu nhiên 5 cây của 5 điểm chéo góc mỗi điểm 1 cây trừ cây ở hàng biên, tính trung bình 3 lần lập lại, rồi nhân với mật độ cấy 33 bụi/m2, sau đó tính ra số bông/m2 - Số hạt chắc/ bông: trên mỗi ô lấy ngẫu nhiên 5 cây của 5 điểm chéo góc mỗi điểm 1 cây trừ cây ở hàng biên, tính trung bình 3 lần lập lại, đếm số hạt chắc, hạt lép, lấy số liệu trung bình theo phương pháp Matshushima, 1916 Tỷ lệ hạt lép (%) = số hạt lép / tổng số hạt x 100 - Trọng lượng 1.000 hạt (gam): đếm 2 lần 500 hạt chắc ở mỗi lần lặp lại, đem cân và tính trung bình 3 lần lặp lại, đo độ ẩm lúc cân quy về ẩm độ chuẩn 14% - Năng suất thực tế: gặt từng ô trừ các hàng biên, tách hạt. Tính năng suất từng ô theo phương pháp lấy mẫu như sau: làm sạch hạt và cân thóc tuơi từng ô. Lấy 1000 g mẫu thóc tươi mỗi ô phơi đến ẩm độ 14%, cân khối lượng thóc khô (g), tính tỷ lệ khô/tươi của mẫu (%). Năng suất của ô = tỷ lệ khô/tươi (%) x khối luợng thóc tươi của ô (kg/ô). Từ đây ta quy về năng suất tấn/ha (Phụ lục 4) - Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) = (Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x P1.000 hạt) x 10-3 x 10-2 Trong đó: + P1.000 hạt: trọng lượng 1.000 hạt tính bằng gam (g) + 10-3: hệ số chuyển đổi trọng lượng 1.000 hạt ra trọng lượng 1 hạt

+ 10-2: hệ số chuyển đổi từ gam/m2 ra tấn/ha 3.5.3.5. Các chỉ tiêu phẩm chất gạo - Kích thước hạt gạo (mm): độ dài hạt gạo, độ rộng hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng - Về chiều dài hạt gạo được chia làm 4 cấp (mm): + Cấp 1 – rất dài: > 7,50 + Cấp 3 – dài: > 6,61 – 7,50 + Cấp 5 – trung bình: từ 5,51 – 6,60 + Cấp 7 – ngắn: < 5.50 - Về dạng hạt gạo được tính theo tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt theo 4 cấp: + Cấp 1 – thon: >3,0 + Cấp 3 – trung bình: từ 2,1 – 3,0 + Cấp 5 – bầu: từ 1,1 – 2,0 + Cấp 9 – tròn: ≤ 1,0 - Độ bạc bụng nội nhũ (cấp): theo quy phạm + Cấp 0: không + Cấp 1: ít (dưới 10 %) + Cấp 5: trung bình (11 – 20 %) + Cấp 9: Nhiều (hơn 20 %) 3.6. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu Số liệu đã được xử lý bằng phần mềm MSTATC và các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel

Related Documents

Bai 3 Chuong 1
November 2019 11
Chuong 3
October 2019 10
Chuong 3
November 2019 19
Chuong 3
June 2020 7
Chuong 3
July 2020 9
Chuong(3)
October 2019 13

More Documents from ""