Raynaunguyenchicong

  • Uploaded by: NGUYEN CHI CONG
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Raynaunguyenchicong as PDF for free.

More details

  • Words: 1,982
  • Pages: 43
NỘI DUNG BÁO CÁO A. RẦY NÂU I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ DỊCH RẦY NÂU II. GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU III. TÁC HẠI CỦA RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

A. RẦY NÂU I.TÌNH HÌNH CHUNG VỀ DỊCH RẦY NÂU Dịch bệnh do rầy nâu đang làm cho hàng triệu nông dân điêu đứng Hiện có khoảng 73.000 ha lúa bị nhiễm bệnh, tức trên 12% tổng diện tích, phân bố từ Ninh Thuận – Cà Mau Nếu diện tích lúa bị nhiễm là 10% tổng diện tích thì nước ta sẽ giảm 1 triệu tấn gạo xuất khẩu; nếu 30% thì không còn xuất khẩu; nếu vượt 30% thì phải nhập gạo để ăn (VietNamNet, Nguyễn Hữu Huân,2006. Cục Phó Cục BVTV, Bộ NN & PTNN)

Diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh vụ Hè Thu, 2007 của phía Nam (Lương Minh Châu, Viện Lúa ĐBSCL)

A. RẦY NÂU II. GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU

1. Phân loại •Tên English: Rice planthopper •Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal. •Họ: Delphacidae •Bộ: Homoptera (Cánh đều)

A. RẦY NÂU II. GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU

2. Đặc điểm hình thái và sinh học Rầy nâu trưởng thành dài 4-5 mm, màu nâu nhạt, cánh trong suốt Rầy trưởng thành có hai loại: cánh dài và cánh ngắn. Rầy trưởng thành cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa và đẻ trứng trên các bẹ lá hoặc ở các gân lá. Trứng xếp hình nải chuối Rầy non tuổi 1 có màu trắng, các tuổi (5 tuổi) sau có màu vàng nâu.

A. RẦY NÂU II. GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU 2. Đặc điểm hình thái và sinh học (tt) Vòng đời của rầy nâu từ 25 - 28 ngày, trong điều kiện nhiệt độ 250C – 300C

Rầy trưởng thành cánh ngắn xuất hiện phổ biến trước lúc trổ bông, rầy cánh dài thường xuất hiện vào giai đoạn lúa chín và di chuyển, phát tán.

Hình ảnh rầy nâu

Vòng đời Rầy nâu

A. RẦY NÂU III. TÁC HẠI CỦA RẦY NÂU 1. Tác hại trực tiếp Rầy cám và rầy trưởng thành chích hút nhựa cây lúa gây ra hiện tượng cháy rầy khi mật số cao. Rầy nâu gia tăng mật số nhanh và cao (bột phát) gây hại nặng cho cây lúa khi: + Trồng lúa liên tục trong năm + Dùng giống nhiễm rầy + Gieo sạ mật độ dày + Bón dư thừa phân đạm, + Phun thuốc trừ sâu không đúng cách

A. RẦY NÂU III. TÁC HẠI CỦA RẦY NÂU

2. Tác hại gián tiếp •Là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh lúa cỏ cho cây lúa. •Phân rầy nâu chứa nhiều đường hấp dẫn nhiều nấm hoại sinh như bồ hóng, làm gốc lúa đen => giảm quang hợp

A. RẦY NÂU III. TÁC HẠI CỦA RẦY NÂU 3. Đặc điểm truyền bệnh Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rồi mang mầm bệnh virus này trong cơ thể để truyền sang cho cây lúa khoẻ mạnh khi chúng đến chích hút cây lúa đó Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng suất bị giảm ít hơn

A. RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU 1. Biện pháp canh tác •Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày, không để vụ lúa chét, gieo xạ tập trung, không được gieo sạ kéo dài •Vệ sinh đồng ruộng •Sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống •Không gieo sạ quá dày trên 120 kg giống/ ha

A. RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU 1. Biện pháp canh tác (tt) •Gieo sạ lúa vào thời gian có thể né rầy •Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa. •Không bón quá thừa phân đạm; tăng lượng phân lân và phân kali để nâng cao sức chống chịu đối với bệnh. •Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của Rầy nâu trên cây lúa

A. RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU 1. Biện pháp canh tác (tt)

A. RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU 2. Biện pháp trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật để dập dịch Khi phun xịt thuốc trừ rầy phải theo “4 đúng” Đúng loại thuốc: theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, không pha trộn nhiều lọai thuốc để phun Đúng liều lượng Đúng lúc: khi phát hiện rầy cám ở tuổi 1-3, hoặc rầy trưởng thành chiếm đa số trong ruộng Đúng cách: hướng vòi phun vào sát gốc lúa nơi rầy bu; không được phun trên ngọn lá lúa

A. RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU 2. Biện pháp trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật để dập dịch (tt) Tính năng tác dụng, cách sử dụng một số loại thuốc trừ rầy nâu phổ biến: biến Hoạt chất Buprofezin: nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng Hoạt chất Fenobucarb: nhóm Carbamate Hoạt chất Isoprocarb: nhóm Carbamate Hoạt chất Imidacloprid: nhóm Neonicotionoid Hoạt chất Thiamethoxam: nhóm Neonicotionoid Hoạt chất Etofenprox: nhóm Pyrethroid không este

A. RẦY NÂU IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY NÂU 3. Biện pháp sinh học phòng trừ rầy nâu - Dùng chế phẩm sinh học: ĐH Nông Lâm TP.HCM và Viện lúa ĐBSCL, với sự hỗ trợ của ĐH Paul Sabatier (Pháp) đã chiết xuất được hoạt chất rotenol (với tên thương phẩm ROT 1,5EC) từ rễ cây thuốc cá và cóc kèn, độ kết tinh của rotenol sạch tương đương với loại thuốc Rotenol của Hãng Across (Pháp)

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. GIỚI THIỆU CHUNG

oTriệu chứng vàng và lùn cây lúa là một dạng đặc trưng của một bệnh do virus hoặc mycoplasma gây ra do rầy xanh đuôi đen (Nephottetis virescens và Nephotettis nigropictus) là môi giới truyền bệnh đã được ghi nhận từ lâu, khoảng năm 1969 ở Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản. oBệnh được gọi là Tungro nếu tác nhân là do virus ở 2 dạng gọi là RTSV (Rice Tungro Spherical Virus) và dạng RTBV (Rice Tungro Bacilliform Virus)

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. GIỚI THIỆU CHUNG Nhưng nếu tác nhân là Mycoplasma thì gọi là bệnh Vàng lụi. Ở Miền Bắc Việt nam, bệnh được ghi nhận trong những năm 1964, 1966 và 1970 trên giống Mộc Tuyền với diện tích khá lớn khoảng 50.000 ha. Một số bệnh trên lúa do virus gây ra mà rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Có 2 dạng phổ biến là Lùn xoắn lá (Rice Ragged Stunt Virus) và một bệnh khác là Lùn Lúa Cỏ (Rice Grassy Stunt)

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ II. CƠ CHẾ TRUYỀN BỆNH

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ III. BỆNH VÀNG LÙN 1. Tác nhân Bệnh vàng lùn là một dạng triệu chứng do vi rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) gây ra 2. Nhận dạng •Lá lúa từ xanh nhạt → Vàng nhạt → Vàng cam → Vàng khô •Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ III. BỆNH VÀNG LÙN 2. Nhận dạng (tt) •Vết vàng trên lá:từ chóp lá vàng lần vào bẹ •Đặc điểm của lá lúa bệnh: lá có khuynh hướng xòe ngang •Bệnh làm giảm chiều cao chồi lúa bệnh và giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh; •Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ III. BỆNH VÀNG LÙN 3. Cách lan truyền bệnh Rầy nâu là môi giới truyền virus gây bệnh cho cây lúa và truyền virus cho đến khi chết Khi bị bệnh ở giai đoạn lúa non, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng Rầy nâu chích hút sau 5-10 phút là mang mầm bệnh trong cơ thể và khoảng 10 ngày sau là có thể lan truyền virus Virus gây bệnh không truyền qua trứng rầy, đất, nước, không khí

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ IV. BỆNH LÙN XOẮN LÁ 1. Tác nhân Bệnh lùn xoắn lá do vi rút có tên RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra 2. Nhận dạng Cây bị lùn, màu lá xanh đậm Rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có bướu Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại Lúa không trổ được, bị nghẹn đòng, hạt lép

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ IV. BỆNH LÙN XOẮN LÁ 3. Cách lan truyền bệnh Cách lan truyền bệnh như bệnh vàng lùn Lưu ý: có trường hợp trên một cây lúa đồng thời xuất hiện cả hai triệu chứng bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ V. BỆNH LÚA CỎ 1. Tác nhân Bệnh lúa cỏ do vi rút có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) gây ra 2. Nhận dạng Cây bị lùn, mọc nhiều chồi, bộ rễ bình thường Lá ngắn, hẹp, cứng màu xanh vàng hoặc vàng cam Lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VI. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (cũng như bệnh lúa cỏ) gây hại cây lúa cho đến nay là chưa có thuốc đặc trị; vì vậy biện pháp đầu tiên là phòng bệnh, bao gồm: Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ rầy nâu

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VI. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH (tt)

Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khỏe nhất là giai đoạn trước trổ để gia tăng sức đề kháng của cây Tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng + Giai đọan lúa còn non (0 - 40 ngày sau gieo sạ) + Giai đoạn lúa sau gieo sạ 40 ngày trở đi

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VI. PHÂN BIỆT BỆNH VÀNG LÙN VỚI CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC

Bệnh vàng lùn

Ngộ độc hữu cơ

B. BỆNH DO RẦY NÂU TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VI. PHÂN BIỆT BỆNH VÀNG LÙN VỚI CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC (TT)

•Triệu chứng đặc trưng của bệnh do ngộ độc hữu cơ là khi nhổ cây lúa lên thì thấy đất có màu rất đen và bộ rễ bị thối đen •Do rễ không hút được dưỡng chất nên bộ lá ngả sang màu vàng, từ chóp lá xuống và từ mép lá vào •Bệnh vàng lùn còn tươi có rễ màu trắng, còn lúa ngộ độc hữu cơ rễ có màu đen, mùi thối

THAM KHẢO Nguyễn Thị Chắt. 1998. Côn trùng Nông nghiệp. Chưa xuất bản. 237 trang

THAM KHẢO INTERNET 2.http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news.php?newsid=5061 0083163 3.http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news.php?newsid=5061 0082497 4.http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2007/03/670628/ 5.http://omard.mard.gov.vn/omardLive/digitalAssets/1833_Huon gDan.pdf 6.http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/sbn_14/200 7/20729/ 7.http://www.sggp.org.vn/ngoaithanh/2007/8/117376/ 8.http://www.nghenong.com/showthread.php?p=467 9.http://www.clrri.org\benhvanglun\index.htm

Related Documents

Raynaunguyenchicong
December 2019 30

More Documents from "NGUYEN CHI CONG"