Bệnh giun đũa gà 1. CĂN BỆNH Bệnh do Ascaridia galli gây ra. Giun tương đối lớn màu vàng nhạt hoặc màu ngà, trên thân có vân ngang, quanh miệng có 3 môi, trên mỗi môi có răng. Con đực có kích thước 20 ¸ 70 cm, đuôi có cánh đuôi và 10 đôi gai chồi. Ngoài ra, có bàn hút trước hậu môn hình tròn. Hai gai giao hợp rất nhọn dài bằng nhau: 0,63 ¸ 1,90 mm phía trên phình to. Con cái có kích thước 60 ¸ 100mm âm hộ ở đoạn giữa của giun. Trứng hình bầu dục 0,075mm x 0,045 ¸ 0,057mm. Màng ngoài nhẵn, màu tro nhạt. 2. KÝ CHỦ Ký sinh ở ruột non gà, gà rừng và vịt ngỗng, một số chim hoang dại. 3. VÒNG ĐỜI - Không cần ký chủ trung gian. - Giun cái đẻ trứng nhiều, một ngày trung bình mỗi con cái đẻ 72.000 trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài, lúc đầu chưa có sức gây bệnh. Trứng ra ngoài gặp oxi, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, tiếp tục phát triển thành phôi thai bên trong có sức gây bệnh. Gà nuốt phải trứng, vào tới dạ dày tuyến, dạ dày cơ ấu trùng nở ra thường di hành tới đoạn trước của ruột non. Sau 1 ¸ 2 giờ ấu trùng chui vào các tuyến ở ruột tiếp tục phát triển ở đó khoảng 19 ngày rồi trở lại xoang ruột. Hoàn thành vòng đời 35 ¸ 58 ngày. 4. TRIỆU CHỨNG * Bệnh nhẹ: - Triệu chứng không rõ. - Con vật thiếu máu, gầy, phân lỏng và táo, cánh rũ, lông xù, bệnh mỗi ngày nặng thêm, sau 40 ngày thì gầy còm và chết. * Bệnh nặng: - Xác chết gầy, lông xù, mào gà trắng nhợt, ấu trùng gây tổn thương niêm mạc ruột có hiện tượng viêm, thủy thũng, sung huyết tụ máu. - Gan thường tụ máu. Tế bào thần kinh bị teo. 5. BỆNH TÍCH Xác chết gầy, lông xù, mào gà trắng nhợt. Ấu trùng gây tổn thương niêm mạc ruột có hiện tượng viêm, thủy thũng, xung huyết, tụ huyết. Những nơi có nhiều ấu trùng ký sinh thì tổ chức liên tăng sinh. Gan thường tụ máu. Tế bào thần kinh ở niêm mạc ruột và tầng cơ bị tổn thương, nhân tế bào thần kinh bị teo. 6. CHẨN ĐOÁN Có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng chính xác nhất là kiểm tra phân tìm trứng. Cần phân biệt trứng giun kim với giun đũa. Trứng giun đũa to hơn (0,07 ¸ 0,09mm x 0,047 ¸ 0,061mm), trứng giun kim nhỏ hơn (0,5 ¸ 0,07mm x 0,03 ¸ 0,04mm). 7. PHÒNG TRỪ - Định kỳ tẩy giun cho gà lớn và gà con bằng piperazin hoặc phenothiazin. - Diệt căn bệnh ở môi trường ngoài: phân gà phải quét dọn tập trung để ủ, định kỳ là vệ sinh nên chuồng, sân chơi, máng ăn. - Nuôi riêng gà lớn và gà con để gà con không ăn phải trứng giun gà lớn thải ra. 8. ĐIỀU TRỊ - Piperazin: liều 200 ¸ 300mg/kgP, trộn lẫn với thức ăn, hiệu quả tốt. - Dầu xăng: liều 2ml/kgP, tiêm thẳng vào diều gà. Kết quả đạt từ 70 ¸ 100%.