Benh Dau Ga

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Benh Dau Ga as PDF for free.

More details

  • Words: 2,241
  • Pages: 7
Bệnh đậu gà Variola avium - Epithelioma sue Epitheliosis avium Fowl pox, chicken pox, Contagious Epithioma, Avian Diptheria. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng của bệnh là hình thành mụn đậu trên da, hoặc màng giả ở niêm mạc miệng. 1. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ Lịch sử Bệnh được phát hiện rất sớm từ những năm đầu của chăn nuôi gia cầm. 1873 ¸ 1904 Bollinger, Borrel đã tìm thấy thể bao hàm trong nguyên sinh của tế bào bệnh đậu. Địa dư bệnh lý Bệnh đậu gà xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại đáng kể. Ở Châu Âu bệnh hay có vào mùa thu. Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xảy ra vào mùa Đông Xuân do khí hậu lạnh và khô thuận lợi cho virus tồn tại ngoài thiên nhiên. Ngoài ra trong mùa rét gà thường thiếu thức ăn và hay bị lạnh, sức đề kháng giảm sút nên bệnh có cơ hội phát sinh. Ở Nam bộ bệnh thường xuất hiện vào mùa khô. 2. TRUYỀN NHIỄM HỌC Mầm bệnh Căn bệnh của bệnh đậu là một AND virus. Virion có vỏ bọc, ngoài ra không bền vững với ether và chloroform. Dưới kính hiển vi quang học có thể tìm thấy các tiểu thể hình cầu trong nguyên sinh chất của tế bào bệnh đậu (gọi là tiểu thể Borrel). Việc xác định các tiểu thể này có ý nghĩa chẩn đoán quan trọng. Virus đậu gà có 4 chủng chính: - Đậu gà. - Đậu gà tây. - Đậu bồ câu. - Đậu chim kim tước. Thông thường virus đậu của loài nào chỉ gây bệnh chủ yếu cho loài đó, ở loài khác nếu có gây bệnh cũng chỉ ở thể nhẹ. Virus có sức đề kháng rất lớn. Trong vẫy mụn đậu khô bị ánh sáng chiếu trực tiếp, virus tồn tại trong nhiều tháng, trong rơm độn chuồng, đồ dùng nhiễm trùng virus tồn tại trong nhiều năm.

Với sức nóng, khô sau 80 phút virus mới chết. Với sức ướt ở 100oC sau 5 phút virus mới mất hoạt lực. Các chất sát trùng như sud 1 ¸ 2%, HgCl2 0,1% diệt virus sau 5 phút, acid phenic 2% diệt virus sau 1 giờ. Loài vật mắc bệnh Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà sao, chim công rất dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra bồ câu, gà lôi, gà gô cũng có thể bị bệnh. Bệnh rất ít thấy ở loài thủy cầm. Tuy nhiên virus đậu gà tây vào mạch máu cũng có thể gây bệnh cho vịt.Gà con 1 ¸ 3 tháng tuổi rất cảm thụ bệnh. Gà con mới nở trong thời kỳ đầu thường có sức đề kháng với bệnh do thu được miễn dịch qua quá trình sống. Ở các nước ôn đới gà lớn vẫn hay mắc bệnh đậu, nhất là ở những đàn gà cải tiến nuôi kiểu công nghiệp. Cách lây lan bệnh - Lây trực tiếp Từ gà bệnh qua da có thương tích ở gà lành. Gà bệnh làm rơi vãy mụn đậu ra ngoài không khí hoặc khi ho, hắt hơi làm bắn nước dãi lẫn niêm dịch có chứa virus vào da, niêm mạc của gà lành bệnh, làm bệnh lây lan trực tiếp. - Lây lan gián tiếp Do chuồng nuôi, dụng cụ chăm sóc, thức ăn, nước uống nhiễm trùng. Chim hoang, côn trùng hút máu (muỗi, mòng, rận) đều có khả năng truyền bệnh (người ta nhận thấy rằng virus đậu có thể tồn tại nhiều tháng trong cơ thể của chúng nhưng vai trò truyền bệnh không lớn lắm vì mùa thu đông không thuận lợi cho sự sống của các côn trùng này. Cơ chế sinh bệnh Sau khi xâm nhập vào da hay niêm mạc, virus sản sinh tại chổ, rồi tùy quan hệ giữa cơ thể và căn bệnh, quá trình bệnh lý sẽ diễn ra với các hình thức khác nhau. - Trường hợp nhiễm virus đậu khác loài, virus chỉ sản sinh tại chổ và gây những phản ứng nhẹ. - Trường hợp nhiễm virus đậu trung gian (virus đã được thích nghi) sinh sản tại chổ rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết sơ phát rồi vào các cơ quan thực thể tăng cường sinh sản và gây thoái hóa các tế bào tổ chức (trường hợp nặng một số gia cầm có thể chết trong giai đoạn này). Virus từ phủ tạng trở vào máu gây nhiễm trùng thứ phát sau đó theo máu vào niêm mạc gây ra bệnh lý đặc trưng của bệnh đậu. •

Ở da

Do virus tác động tế bào thượng bì tăng sinh rất nhanh tạo thành những mụn nhỏ, dưới lớp tế bào thoái hóa mỡ sẽ tạo thành những túi nhỏ chứa một chất quánh như kem. Mặt ngoài tế bào thượng bì bị chết khô lại rồi đóng vẩy, sự xuất huyết xuất hiện và tích tụ của bạch cầu phân biệt nốt đậu đối với vùng xung

quanh nốt đậu khô dần rồi bóc đi để lại những vết xẹo màu hồng, tế bào thượng bì chunng quanh tiếp tục tăng sinh, xẹo lành kết thúc quá trình bệnh lý. •

Ở niêm mạc

Tế bào thượng bì cũng tăng sinh rồi thoái hóa, xuất hiện các bạch cầu cùng với tế bào thoái hóa tạo thành màng giả phủ trên niêm mạc do các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc làm bệnh trầm trọng thêm do tác động của chúng niêm mạc còn bị viêm hoại tử ở những nốt sâu hơn lớp màng giả dầy lên lan tràn fibrin và mủ. Do đó thể ở niêm mạc còn gọi là thể bạch cầu. 3. TRIỆU CHỨNG Thời gian nung bệnh biến đổi từ 4 ¸ 14 ngày. Bệnh phát triển dần dần và chậm chạp. Bệnh thường có ở 3 thể. Thể mụn đậu ngoài da Mụn đậu thường mọc ở vùng da đầu như mào, yếm, khóe mắt khóe miệng và một số nơi ít lông. Lúc đầu là những nốt sần nhỏ, láng, màu nâu xám hay đỏ xám, nốt sần to dần bằng hạt thóc, hạt đậu dày đặc, da sần sùi có thể làm đầu gà to sù. Nốt đậu mọc ở khóe mắt làm gà khó nhìn, gây viêm kết mạc mắt chảy nước mắt. Nốt đậu có thể bịt kín lỗ mũi làm cho con vật khó thở. Nếu mọc ở khóe mồm, con vật sẽ đau đớn khi mổ thức ăn nên làm chúng biếng ăn. Nốt đậu từ màu vàng sẫm chuyển sang vàng xám, mềm dần vở ra, chảy ra chất mủ sánh như kem. Mụn đậu khô, đóng vẩy, vẩy màu nâu sẫm, dần bị tróc đi để lại những nốt xẹo nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành.

Hình 1.36: Sự phát triển các mụn nước trên da của gà.

Hình 1.37: Sự hình thành nốt đậu trên đầu và mỏ gà. Trường hợp mụn đậu mọc ở nhiều chổ con vật bị sốt bỏ ăn trong nhiều ngày. Trường hợp mụn đậu bị nhiễm trùng quá trình viêm và hoại tử ở da sẽ trở nên trầm trọng, khi lành bệnh sẹo sẽ lớn hơn và sâu hơn. Thể niêm mạc: (thể yết hầu) Thường xảy ra ở gà con. Những triệu chứng đầu tiên là gà khó thở, ủ rũ, biếng ăn do niêm mạc miệng hầu họng đau. Con vật sốt và từ miệng chảy ra chất nước nhớt có mủ lẫn màng giả. Trên niêm mạc góc lưỡi, khóe miệng, niêm mạc hầu, họng thanh quản phủ 1 lớp màng giả màu vàng xám. Khi màng giả bóc ra sẽ để lại một lớp niêm mạc đỏ tươi. Bên cạnh các đám màng giả thường là những vùng niêm mạc mới bị bệnh, tế bào thượng bì tăng sinh sưng lên tạo thành những đám đỏ xám, dần dần những đám viêm này lan ra và dầy lên hình thành màng giả. Sau đó quá trình viêm lan ra ở mũi, mắt. - Viêm mũi: chảy nước mũi, trường hợp nặng màng giả dày bịt kín mũi, gà nghẹt thở. - Mắt: viêm màng tiếp hợp chảy nước mắt đặc có fibrin rồi dần dần biến thành chất mủ màu vàng xám che kín mắt, trường hợp nặng con ngươi phòng to, tan vở ra chảy mủ, gà bị mù. Nếu bệnh biến cùng lúc xảy ra trên tất cả các niêm mạc vùng đầu có thể làm sưng đầu gây dị hình. Thông thường thể yết hầu hay kéo dài do các vi khuẩn ký sinh trên niêm mạc gây ra quá trình viêm kế phát, màng giả lan tràn dầy và có màu xám, khi màng giả bóc ra để lại những vết loét sâu. Bệnh ở thể yết hầu thường nặng, có thể có cả triệu chứng tiêu chảy, tỷ lệ chết cao. Thể hổn hợp

Thường có ở gà con. Xảy ra cùng một lúc 2 thể: ngoài da và niêm mạc, tỷ lệ chết cao. Ngoài ra còn có thể gặp ở thể nhiễm trùng huyết, con vật không có bệnh biến ở da, chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trạng sa sút nghiêm trọng. Thông thường quá trình bệnh tiến triển trong 3 ¸ 4 tuần với số đông con vật lành bệnh, nhưng nếu vệ sinh chăm sóc kém và có sự kế phát của vi khuẩn, bệnh sẽ nặng hơn. Tỷ lệ chết từ 10 - 15%. Gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn. Gà nuôi tập trung tỉ lệ chết cao hơn gà nuôi gia đình. 4. BỆNH TÍCH Thường thấy mụn đậu ngoài da hoặc màng giả ở niêm mạc, xác gầy. Quan sát kỷ thấy phủ tạng thoái hóa nhẹ. Niêm mạc có thể tụ máu đỏ từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.

Hình 1.38 : Màng giả giống như bã đậu dính vào niêm mạc thanh quản và thực quản. 5. CHẨN ĐOÁN - Chẩn đoán lâm sàng Mụn đậu trên da và màng giả ở niêm mạc, cần phân biệt với bệnh: •



Newcastle với hiện tượng hoại tử, loét ở niêm mạc họng có khi có màng giả giống bệnh đậu, nhưng khác với bệnh đậu, trong bệnh Newcastle xuất huyết ở các niêm mạc và cơ quan phủ tạng là một hiện tượng rất điển hình. Bệnh nấm phổi: màng giả là những điểm, chấm tròn đều và khô có mặt cả ở phổi và thành các túi hơi.

• • •

Thiếu vitamin A trên niêm mạc không hình thành màng giả nhưng lại xuất hiện màu vàng sau đặc lại, vón cục từng đám và bở như bã đậu. Chẩn đoán virus học: Gây bệnh thí nghiệm cho gà:

Lấy mụn đậu hoặc màng giả bôi lên 2 cm2 da đùi đã nhổ sạch lông nếu bệnh phẩm có virus sau 5 ¸ 10 ngày lổ chân lông đày lên và hình thành các nốt đậu điển hình. •

Gây nhiễm cho phôi gà:

Dùng huyễn dịch bệnh phẩm tiêm 0,2 ml/phôi ấp 10 ¸11 ngày (vào màng nhung niệu). Sau 4 ¸ 8 ngày mổ toàn bộ trứng tiêm. Nếu có bệnh, màng thai đày lên, trong suốt, trên màng thai xuất hiện những chấm, điểm tròn to nhỏ màu vàng xám nổi cộm lên. - Kiểm tra tổ chức học Lấy chất mủ trong các lổ chân lông, phếch kính, nhuộm bằng phương pháp Morosov tìm thể Borel hình cầu trong nguyên sinh chất tế bào bệnh đậu. - Chẩn đoán huyết thanh học • • •

Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch. Phản ứng trung hòa virus. Phản ứng ELISA.

BỆNH Vệ sinh phòng bệnh - Thực hiện nghiêm nhặt qui chế vệ sinh phòng bệnh và kiểm soát sát sinh, không cho virus xâm nhập vào trại. - Gà phải mua từ những nơi không có bệnh, nhốt cách ly 3 tuần trước khi nhập đàn để theo dõi. - Khi có bệnh xảy ra giết chết những con bệnh nặng, cách ly những con bệnh nhẹ để điều trị, số gà còn lại phải chủng ngừa. Sau 10 ¸15 ngày số con mắc bệnh giảm dần và gà lành bệnh trong một thời gian ngắn. - Đặc biệt chú ý tiêm phòng đều đặn ở những nơi phát ra bệnh đậu. Vaccin phòng bệnh Hiện nay dùng vaccin nhược độc thường dùng chủng đậu gà. Vaccin này cho miễn dịch bền, ít nhất là 1 năm, và rất an toàn. Dùng vaccin bôi vào lỗ chân lông hoặc qua da cánh hoặc khía da. 7. ĐIỀU TRỊ Không có thuốc đặc trị.

Điều trị triệu chứng, dùng kháng sinh trong 4 ¸ 5 ngày để chống viêm kế phát do vi khuẩn. - Thể mụn đậu ngoài da: bóc vẩy, làm sạch các mụn đậu bôi các chất sát trùng nhẹ như glycerin iod 10%, xanh methylen 2%, sulfat đồng 2 ¸ 5%. - Thể niêm mạc: lấy tăm bông làm sạch màng giả ở miệng, họng để gà dễ thở, rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu mắt đau có thể dùng thuốc nhỏ mắt.

Related Documents

Benh Dau Ga
June 2020 3
Benh Ho Ga
April 2020 4
Benh Thuy Dau
December 2019 1
Benh Giun Dua Ga
June 2020 6
Benh Cum Ga
June 2020 5
Benh Thuong Han Ga
June 2020 5