Bệnh cúm gà Bệnh cúm gà là một bệnh truyền nhiễm do Orthomyxovirus hướng hô hấp, tiêu hóa hay thần kinh gây nên trên gia cầm 1. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ Bệnh được mô tả đầu tiên ở ý bởi Perroncito năm 1878 được gọi là “Peste aviaire” do gây chất nhanh nhiều loại gia cầm. 2. TRUYÊN NHIỄM HỌC Mầm bệnh Sự phân biệt các type dựa trên bản chất kháng. Tất cả virus cúm thì ngưng kết hồng cầu gà. Tính gây bệnh và tính truyền lây thì rất biến đổi. Nhạy cảm với những chất hòa tan lipid, chất tẩy formalin, propiolactone, chất oxit hóa, ether, Ion amminium NH4+ làm mất nhanh tính gây nhiễm của virus. Một virus có tính gây bệnh cao khi gây chết ít nhất 75% trong số 8 gà nhạy cảm từ 4 ÷ 8 tuần tuổi trong 8 ngày. Trường hợp này bệnh được gọi là Fowl plague. Cách sinh bệnh Qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus nhân lên trong tế bào niêm mạc. Tùy theo độc lực và ái lực của virus (hướng đường ruột, hướng hô hấp, hướng thần kinh hay đa hướng), virus theo máu và đến cơ quan gây cơ quan gây triệu chứng và bệnh tích hoặc có thể không có biểu hiện nào cả (thể thầm lặng) Loài vật mắc bệnh Tất cả các loài gia cầm đều mắc bệnh tùy theo phương thức nuôi. Chim hoang cũng mắc bệnh. Đường lây lan - Lây lan trực tiếp Tiếp xúc giữa gia cầm bệnh sang gia cầm cảm thụ - Lây lan gián tiếp • • • •
Qua những khí dung Qua phân Qua côn trùng Qua chim hoang
3. TRIỆU CHỨNG Thời gian nung bệnh biến đổi tùy theo liều và độc lực của virus, đường xâm nhập, loài vật mắc bệnh và theo môi trường nuôi dưỡng. Có 3 thể phổ biến: Cúm có tính sinh bệnh cao
Tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100% (Peste Aviaire). với những triệu chứng suy sụp hô hấp, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thũng ở đầu, mồng mào yếm tím bầm, tiêu chảy. Với những gia cầm non, con vật chết thình lình không có triệu chứng. Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa Con vật bệnh sốt cao. Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược. Tỷ lệ chết có thể 50 – 70%. Cúm có tính sinh bệnh thấp Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ 4. BỆNH TÍCH - Tím bầm và thũy thũng ở đầu, ở bàn chân, có bọng nước và lở loét ở mào gà. Xuất huyết điểm ở mỡ vùng bụng, bề mặt niêm mạc và thanh mạc. - Bệnh tích cương mạch, xuất huyết, xuất dịch và hoại tử với những mức độ khác nhau và do sự phá hủy mạch máu ở nhiều cơ quan khác nhau. - Túi khí, xoang phúc mạc, ngoại tâm mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết. Có những ổ hoại tử nhỏ ở da, mào, thận gan, lách và phổi. - Viêm nhẹ đường hô hấp (xoang mũi, khí quản, túi khí) và viêm màng kết hợp. Trên gà đẻ, buồng trứng và ống dẫn trứng thường nhỏ) 5. CHẨN ĐOÁN - Chẩn đoán lâm sàng: cần phân biệt với bệnh Newcastle, bệnh do Mycoplasma, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. - Chẩn đoán phân lập virus và chẩn đoán huyết thanh học. 6. PHÒNG BỆNH Vệ sinh phòng bệnh - Giết loại đồng loạt. - Tiêu độc sát trùng chuồng trại - Cách ly triệt để thú bệnh – thú khỏe. Trong trường hợp bệnh cúm do virus có tính gây bệnh yếu, cần thiết có hệ thống theo dõi quản lý gà bệnh, phát hiện những type phụ gây bệnh, vệ sinh sát trùng chuồng trại. Phòng bệnh bằng vaccin Chưa có vaccin phòng bệnh hữu hiệu do có nhiều tổ hợp virus cúm. Vaccin được dùng phần lớn là vaccin vô hoạt. 7. ĐIỀU TRỊ Chưa có thuốc đặc trị. Khi nhiễm bởi những chùng có độc lực yếu và kết hợp với vi trùng có thể dùng kháng sinh.