BẪY ĐÈN Ngô Văn Dũng Bộ môn côn trùng Viện Bảo vệ thực vật
1. Cấu tạo
Nón trên: ĐK 80cm, cao 20cm Nón dưới: ĐK 60cm, cao 40cm 4 tấm kính: 5mm x 20cm x 62 cm Bóng đèn huỳnh quang 60cm 2 cọc gỗ: 2,5 m 2 giá đỡ bằng gỗ hình chữ thập 1 van khóa nước Ø 34 – 48 Dây điện
2. Địa điểm và thời gian đặt bẫy Chọn
điểm đặt bẫy đèn đại diện cho khu vực theo dõi Theo dõi từng ngày từ đầu vụ cho đến cuối vụ.
3. VAI TRÒ CỦA BẪY ĐÈN
Nhiều loài sinh vật có xu tính, tuy nhiên ở côn trùng xu tính thể hiện rõ và mạnh hơn. Xu tính của côn trùng là khả năng mà côn trùng đó có thể nhận biết và tìm đến nơi có yếu tố mà côn trùng đó ưa thích. Có nhiều yếu tố tạo nên xu tính như: Thức ăn, ánh sáng, mùi vị, màu sắc, côn trùng khác giới tính. Các loài bướm họ ngài đêm như sâu xám, sâu keo thích đến ăn chỗ có chất chua ngọt. Các loại rầy, rệp, ruồi đục lá trên cây rau thì có xu tính thích màu vàng. Các côn trùng hoạt động ban đêm thích đến nơi có ánh sáng như rầy nâu, bướm sâu đục thân, bướm sâu cuốn lá nhỏ. Xu tính của côn trùng đã được con người phát hiện từ lâu và sử dụng rất phổ biến để phát hiện dự tính dự báo và để phòng, trừ sâu hại này.
Thường một lứa rầy nâu vào đèn từ 5-6 ngày, vào ngày thứ 3 của lứa là đỉnh cao, sau đó giảm dần. Căn cứ vào đỉnh của lứa rầy, chúng ta dự báo sẽ có lứa rầy mới ngoài đồng sau 10-12 ngày (cộng thêm thời gian trứng nở). Thêm vào đó, bẫy đèn còn có tác dụng bắt diệt côn trùng, rầy nâu vào đèn lúc vừa thành thục chưa phát triển buồng trứng nên góp phần đáng kể trong việc giảm mật số và tác hại của chúng trên đồng. Tuy nhiên việc đặt bay côn trùng có giá trị cao trong việc dự tính dự báo lứa sau để chuẩn bị việc phòng trị hoặc gieo sạ né lứa rầy mới, còn mục đích tiêu diệt rầy phải thận trọng cân nhắc chọn điểm và phát động đồng loạt. Nếu có điều kiện nên đặt bẫy đèn trên một ao để rầy rơi xuống nước, hoặc đặt xa vùng lúa, nếu đặt gần ruộng lúa thì lúc rầy vào đèn rộ nên thăm ruộng mỗi sáng để tác động thêm biện pháp phun thuốc cạnh bay đèn.
4. Cách tiến hành
Cho 5 – 10 lít nước vào bẫy
Cho tiếp 10-20ml dầu madut
Bật đèn: từ chiều tối đến 22 giờ đêm Thu mẫu vào ngày hôm sau: đặt túi lưới bên dưới van nước, xả nước trên bẫy xuống, dội sạch hết những côn trùng còn trên bẫy… Đổ nước mới cho ngày tiếp theo
5. Phân loại và đếm số lượng côn trùng
Mẫu thu về để cho ráo nước, phân loại và đếm số lượng: những loài có kích thước lớn đếm trước và loại ra, kích thước bé đếm sau Đối với côn trùng có kích thước nhỏ số lượng lớn như rầy nâu… ta chia thành nhiều phần nhỏ rồi nhân với tỷ lệ tương ứng
6. Ghi chép
Giới thiệu bẫy dính vành Bẫy
có kích thước 15 x 25 cm Có 2 cách điều tra:
Phương thức điều tra
Đặt điểm điều tra theo đường chéo góc ở khu vục điều tra đối với các loại côn trùng có xu tính thích màu vàng. Mục đích: điều tra sự xâm nhập của các loài côn trùng từ nơi khác đến Điều tra mật độ các loại rầy xuất hiện trên đồng ruộng như điều tra khay